Cộng đồng sinh viên Việt rèn tính tự lập tại SIM

Theo dõi VGT trên

Chỉ trong khoảng thời gian ngắn học tập tại Học viện Quản lý Singapore, sinh viên Việt Nam đã tham gia thành lập câu lạc bộ, hoạt động thể thao, tổ chức nhiều sự kiện có ý nghĩa tại Singapore.

Kết nối sinh viên Việt

Học viện Quản lý Singapore (SIM) có 2500 sinh viên đến từ nhiều quốc gia, trong đó có khoảng 300 sinh viên Việt Nam. SIM luôn khuyến khích việc thành lập các câu lạc bộ đặc biệt dành cho sinh viên quốc tế nhằm hỗ trợ sinh viên trong suốt quá trình học tập ở nước ngoài, giúp họ tận dụng tối đa thời gian theo học tại học viện.

Hiện tại, Câu lạc bộ dành cho cộng đồng Việt Nam (SIM VNC) tạo điều kiện cho các du học sinh Việt Nam kết nối đồng hương, cho phép sinh viên Việt Nam chủ động tham gia vào một cộng đồng lớn hơn trong khoảng thời gian sống xa nhà.

Cộng đồng sinh viên Việt rèn tính tự lập tại SIM - Hình 1

Hoạt động của SIM VNC được điều hành giống như những tổ chức khác, với vị trí chủ chốt đều do các sinh viên Việt Nam đảm nhiệm như: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thủ quỹ… Bằng cách này, sinh viên có cơ hội va chạm với thực tế từ việc lên kế hoạch, soạn nội dung, tính toán ngân sách, triển khai hoạt động, báo cáo, giúp họ học được nhiều kinh nghiệm thực tế để có thể trở thành những nhà lãnh đạo thành công sau này.

Môi trường rèn luyện tính tự lập

Các thành viên của câu lạc bộ tại SIM và các nhà tổ chức được SIM khuyến khích trong việc thể hiện tính tự lập và tự đưa ra các quyết định.

Judy Wong, Giám đốc Quan hệ Kinh doanh và Tiếp thị của SIM cho biết: “Chúng tôi thường xuyên nhắc nhở các sinh viên của mình rằng, những gì họ làm hay nói sẽ thể hiện không chỉ con người họ, mà là cả ngôi trường họ đang theo học – SIM và trên hết là gia đình. Việc sinh viên luôn ghi nhớ chính bản thân họ không những đang đại diện cho tư cách của họ, mà còn đại diện cho nơi họ đang theo học và với tư cách là một sinh viên quốc tế, họ đang đại diện cho chính quê hương của họ nữa”.

Ngày 19/11/2011, SIM VNC hợp tác với Vietnam2020 tổ chức một hội thảo mang tên “Việt Nam và Singapore – Cơ hội và Thách thức”. Vietnam2020 là một nhóm các chuyên gia Việt Nam hiện đang làm việc tại Singapore. Các khách mời gồm có nhà sáng lập và chủ tịch của Vietnam2020 và cả đại sứ của Việt Nam tại Singapore – ông Trần Hải Hậu. Trước đây các hội thảo được tổ chức bởi các câu lạc bộ của các trường đại học khác, còn đây là năm đầu tiên SIM VNC tham gia và sự kiện thu hút hơn 100 người tham dự.

Cộng đồng sinh viên Việt rèn tính tự lập tại SIM - Hình 2

Sự kiện nổi bật tiếp theo là Music Revolution 2012 – một cuộc tranh tài về lĩnh vực ca hát, mô phỏng loạt chương trình TV rất nổi tiếng “Idol”. SIM VNC thành lập một ủy ban và làm việc cùng nhau để lên kế hoạch cho sự kiện này, sự kiện được tổ chức thường niên và thu hút được đối thủ cạnh tranh từ khác trường đại học khác. Ấn tượng của chương trình là các sinh viên tự chủ trong việc gây quỹ. Trận chung kết cuộc thi năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 14/1 tại SOTA (School of Arts) Concert Hall, Singapore.

Cộng đồng sinh viên Việt rèn tính tự lập tại SIM - Hình 3

Video đang HOT

Có rất nhiều cơ hội cho sinh viên Việt Nam tham gia vào các hoạt động của SIM. Nguyễn Ngọc Huyền là một sinh viên rất năng nổ trong suốt khoảng thời gian theo học tại Học viện SIM vừa tốt nghiệp năm 2011. Huyền vừa đảm nhiệm chức vụ Thủ Quỹ của SIM VNC vừa là tình nguyện viên của “Gentle Fund”, một phần của Dự án Hỗ trợ Bệnh nhân.

“Rất nhiều bệnh nhân người Việt Nam sang Singapore để tìm kiếm các phương pháp trị liệu đặc biệt. Dự án tập trung vào đối tượng dưới 18 tuổ.i. Với vai trò là tình nguyện viên, chúng tôi sẽ giúp đỡ họ ổn định cuộc sống tại Singapore, tìm kiếm chỗ cư trú và phiên dịch trong các cuộc hẹn với bác sĩ.” – Huyền cho biết.

Ngọc Huyền đã quyết định trở về Việt Nam sau khi tốt nghiệp và bắt đầu làm việc cho KPMG, một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới. Ngoài ra, Ngọc Huyền còn tham gia vào các hoạt động dọn dẹp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của một tổ chức có tên “350″.

Huyền là một ví dụ điển hình cho thấy thế hệ trẻ tại Việt Nam luôn có thể tạo ra sự khác biệt, với điều kiện họ được trao cơ hội và có thể áp dụng cho chính bản thân, cho dù họ đã từng theo học ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.

For further information, please contact:

Vickie Warburton/Pham Ngo Diem Ngoc

Matterhorn Communications

Tel. 84 8 3838 5517

vickie@matcomvn.com/ngoc.pham@matcomvn.com

Theo PLXH

Giảng viên 'kêu' giáo dục VN thiếu liên thông quốc tế

Tại những Hội thảo Đổi mới giáo dục, đào tạo Việt Nam gần đây, nhiều giảng viên đại học cho rằng, nền giáo dục Việt Nam đang đứng một mình, thiếu liên thông với thế giới.

"Không giống ai"

Phát biểu tại hội thảo đổi mới giáo dục diễn ra tại Đại học Nông nghiệp Hà Nội mới đây, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng - Trưởng khoa Nông học (trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) cho rằng, giáo dục đào tạo Việt Nam không giống bất cứ nước nào trên thế giới.

"Khi đưa chương trình giáo dục của Việt Nam cho các đồng nghiệp nước ngoài, họ không hiểu gì cả. Chương trình do chúng ta tự soạn, tự dạy và tự cho mình là đúng, không có tính liên thông với quốc tế" - Thầy Hùng nói.

Thầy Hùng dẫn chứng, ngay trong khoa Nông học, một sinh viên tốt nghiệp chỉ làm việc được ở Việt Nam, Lào, Campuchia hoặc cùng lắm là đi Mozambique chứ không sang được Thái Lan, Philippines. "Giáo dục Việt Nam có tính quốc tế rất kém" - Thầy Hùng kết luận.

Thầy Hùng cũng nói rõ về mặt trái của những đổi mới giáo dục thời gian gần đây. Ông cho rằng, chúng ta đào tạo rất nhiều sinh viên ra trường, nhưng sinh viên chất lượng cao lại không có và không đảm bảo. "Trong hệ thống giáo dục đào tạo của ta, theo tôi, cấp một tốt, cấp hai tốt, lên phổ thông trung học là có vấn đề và đến đại học là rất có vấn đề" - Ông Hùng nói.

Nói về đổi mới giáo dục Việt Nam, Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thúy - Trưởng Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ trường Đại học Nông Nghiệp cho rằng, đào tạo tín chỉ ở Việt Nam mới chỉ mang tính hình thức.

"Chúng ta gọi tên đào tạo tín chỉ. Chúng ta cưa nó một cách cơ học. Chúng ta không dám phá đi và xây dựng lại từ đầu, không dám cắt gọt một số môn phụ trợ và không dám tạo dựng một chương trình thực sự gọi là tín chỉ, dẫn tới chúng ta vẫn dạy những môn học cũ, khoác cho nó một cái vỏ mới, sinh viên học vừa nông, vừa vụn, và không có chiều sâu" - Cô Thúy phân tích.

Đề cập việc cắt bỏ chương trình một cách cơ học, thầy Nguyễn Bá Mùi - Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng Thủy sản (Đại học Nông Nghiệp Hà Nội) cho rằng, chương trình học hiện nay nhiều môn cơ bản, quan trọng cũng bị cắt bỏ một cách máy móc.

"Nhiều môn cơ sở cốt lõi, chuyên ngành còn có 60 tiết thì học cái gì? Chỉ giới thiệu nội dung rồi lướt qua chương trình, các em đã hết thời gian rồi. Vậy, làm sao các em có thể nắm kiến thức sâu được. Với các môn hai tín chỉ (30 tiết), 22 tiết lý thuyết một môn học thì khác gì đi máy bay xem hoa".

Giảng viên kêu giáo dục VN thiếu liên thông quốc tế - Hình 1


Chương trình học tín chỉ tại nhiều trường còn gây tranh cãi. Ảnh minh họa.

Không tin nhau

Một điểm yếu nữa của chương trình đào tạo tín chỉ, theo cô Thúy, là không có tính liên thông ngang giữa các trường. "Chúng ta kỳ vọng học tín chỉ để liên thông ngang, nhưng tại sao các trường đại học hiện nay không công nhận chứng chỉ và kết quả học tập của sinh viên trường khác? Thực ra, vì họ không tin vào chất lượng của nhau".

"Khi đưa chương trình giáo dục của Việt Nam cho các đồng nghiệp nước ngoài, họ không hiểu gì cả. Chương trình do chúng ta tự soạn, tự dạy và tự cho mình là đúng, không có tính liên thông với quốc tế" - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng.

Thầy Mùi nói thẳng, việc đán.h giá điểm chuyên cần cho sinh viên học tín chỉ không thể làm chính xác, giảng viên làm theo cảm tính. "Một lớp có đến cả trăm sinh viên, thầy làm sao nhớ hết mặt, biết hết tên để điểm danh chính xác mà cho điểm chuyên cần?"

Về nguyên nhân của những yếu kém, cô Thúy cho rằng, trên lý thuyết, xây dựng chương trình là một chu trình kín từ tìm kiếm, phát hiện, xác định nhu cầu của xã hội, của người học, từ đó mới xây dựng mục tiêu đào tạo, thiết kế chương trình đào tạo, tồ chức thực hiện, đán.h giá chương trình.

"Chúng ta rất yếu trong khâu đán.h giá, nhìn nhận mục tiêu, nhu cầu của xã hội, nhu cầu người học. Ở nước ngoài, mỗi chu trình đó phải thực hiện từ 3 - 5 năm một lần, thử hỏi ở Việt Nam chúng ta làm trong bao nhiều năm?" - Cô Thúy nêu vấn đề.

Nói về điểm yếu của chương trình đào tạo, nữ giảng viên này cho rằng, các thầy có quá ít sự sáng tạo bởi khung chương trình của Bộ GD&ĐT. "Môn cứng, chúng tôi bỏ khó lắm".

Trong khi đó, thầy Hùng bộc bạch: "Bản thân tôi làm chủ tịch hai ba chương trình, nhưng chẳng sáng tạo được gì cả bởi vì bị áp hết rồi: Cái này 30%, cái kia 50% tôi chỉ sáng tạo được 20 - 30 % thì sáng tạo cái gì?".

Ngoài những nguyên nhân trên, yếu tố thu nhập cũng quyết định đến chất lượng đào tạo. "Nếu giảng viên không đủ sống, bằng trí tuệ của họ, hoàn toàn có thể kiếm sống một cách đàng hoàng. Nhưng tệ hại là họ sẽ không chuyên tâm vào công tác giảng dạy, thậm chí gây tác hại rất xấu đến kết quả giáo dục".

Thầy Mùi thì so sánh, ở trường Đại học Nông nghiệp, lương dạy vượt giờ của đội ngũ giảng dạy (từ tiết 201 trở lên) chỉ từ 30 - 35 nghìn/ giờ. "Ở dãy nhà chúng tôi làm việc, cuối tuần họ thuê người lau nhà cũng trả công khoảng 100 nghìn trong ba giờ. Vậy chất xám của chúng tôi có rẻ quá không?".

Nên học tập mô hình của nước ngoài

Sau khi phân tích những yếu kém của nền giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng đề nghị, nên suy nghĩ thật kỹ, lựa chọn lấy một hệ thống giáo dục đào tạo có tính khả thi, tiên tiến nhất và theo đó mà đổi mới. "Đừng đổi mới theo kiểu của chúng ta, sẽ không hợp lý đâu" - Thầy Hùng nêu quan điểm.

Đồng quan điểm trên, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Hữu Tôn - Khoa Công nghệ sinh học (Đại học Nông Nghiệp Hà Nội) cho rằng, nên suy nghĩ thật kỹ, cố gắng nghiên cứu một hệ thống giáo dục nào khá toàn diện, tiên tiến, gần với nước ta để làm theo. Khi đó, sẽ trả lời cho tất cả những câu hỏi, thắc mắc về vấn đề đổi mới toàn diện, căn bản nền giáo dục.

Trước đó, tại tọa đàm đổi mới Giáo dục đào tạo tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trưởng phòng đào tạo trường này là Phó Giáo sư Hoàng Minh Sơn cũng cho rằng, hệ thống bằng cấp ở Việt Nam dịch sang Tiếng Anh rất khó, nhiều loại không thể dịch được, gây khó khăn trong việc hội nhập giáo dục với thế giới.

Từ đó, thầy Sơn đề nghị, nên đổi mới mô hình đào tạo theo mô hình Anh - Mỹ hoặc mô hình châu Âu, rồi trên cơ sở đó xây dựng hệ thống tín chỉ quốc gia. Từ đó, định nghĩa lại cấp bậc đào tạo, trình độ đào tạo như thế nào, ứng với số tín chỉ là bao nhiêu, làm cơ sở chuyển đổi liên thông trong nước, khu vực và quốc tế.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho rằng, muốn đổi mới giáo dục, trước hết phải đổi mới chương trình. Trong dự thảo luật giáo dục đại học, chương trình khung sẽ không còn, các trường phải xây dựng một chương trình của mình để làm sao sinh viên đạt được những kiến thức phù hợp khi đã tốt nghiệp đại học.

"Nếu chúng ta bắt buộc, cứng nhắc theo một khung, trường nào cũng phải theo khung ấy thì sẽ không đáp ứng được tiến bộ khoa học công nghệ, cũng như không thích nghi được với môi trường trên thế giới" - Thứ trường Ga nói.

"Ngoài việc đáp ứng nhu cầu thị trường lao động thì đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay đi theo hướng chuẩn hóa và hội nhập quốc tế. Nếu chúng ta xây dựng một chương trình khác biệt quá nhiều so với chương trình thế giới thì rõ ràng chúng ta đang cô lập. Bây giờ chúng ta đang trong quá trình hội nhập thì những cải cách trong chương trình của chúng ta cũng phải có tham khảo, nhập khẩu các mô hình nước ngoài để dần tiếp cận với chương trình của thế giới. Hiện nay, chúng ta có 35 chương trình tiên tiến sử dụng chương trình của thế giới. Đây là bước tập dượt để chúng ta chuẩn hóa tiêu chuẩn quốc tế" - Thứ trưởng Ga cho biết thêm.

Theo TPO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

HOT: Hoa hậu Đặng Thu Thảo chính thức xác nhận sinh con thứ 3, khung ảnh nhóc tỳ cực phẩm gây sốt!
21:20:34 04/10/2024
Gil Lê biết Xoài Non bị nó.i xấ.u công khai, có hành động đạt tới 10.000 điểm EQ
23:46:26 04/10/2024
Chơi gameshow, Trường Giang b.ị ch.ê quá tự tin, co.i thườn.g đàn em
21:17:04 04/10/2024
Bị cáo Trương Mỹ Lan: 'Đừng lo tôi trở mặt'
22:04:28 04/10/2024
Triệu Lệ Dĩnh lộ ảnh HD gây lú, còn bị tình cũ và em gái bắt tay hạ bệ?
21:32:34 04/10/2024
Một nữ diễn viên Việt: Lấy chồng vì ai cũng nể, vỡ mộng và đau khổ khi có nhiều tiề.n
22:57:29 04/10/2024
Vụ 'Hội khăn giấy ướt': Negav có thể bị kiện, bồi thường 30 triệu vì điều này!
22:26:36 04/10/2024
Phim thất bại ê chề vì lỗ 900 tỷ, nữ chính đẹp hàng đầu showbiz nhưng diễn như trò hề
23:00:53 04/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Loại rau là kho chứa kháng sinh tự nhiên đem xào với nấm được món thơm ngon, tươi giòn, bổ dưỡng

Ẩm thực

06:32:49 05/10/2024
Ngồng tỏi là phần thân của cây tỏi, nó có chứa kháng sinh tự nhiên giúp ngăn ngừa bệnh cúm và cải thiện khả năng miễn dịch, lại rất giàu vitamin... tốt cho cơ thể.

Vụ học sinh nhập viện sau uống nước cổng trường: Thấy gì từ kết quả kiểm nghiệm?

Tin nổi bật

06:29:31 05/10/2024
Khi lượng đường trong má.u giảm đột ngột làm hạ đường huyết, dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, mệt mỏi, run rẩy, choáng váng, thay đổi tâm trạng và đau đầu.

Liên hợp quốc lo ngại không còn nơi cho người dân miền Nam Liban sơ tán

Thế giới

06:23:10 05/10/2024
Ông Mathieu Luciano - người đứng đầu văn phòng Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) của Liên hợp quốc ở Liban cũng xác nhận tình trạng thiếu nơi trú ẩn tạm thời, buộc nhiều người phải ngủ qua đêm ở công viên, trên đường phố hoặc trên...

"Hoàng tử nước mắt" Hoa ngữ đóng phim nào kết buồn phim đó: Siêu phẩm để đời khiến fan chỉ dám xem đúng một lần

Hậu trường phim

06:00:52 05/10/2024
Nhậm Gia Luân xứng danh hoàng tử nước mắt của màn ảnh Hoa ngữ. Bộ phim để đời Châu sinh như cố của anh bi thương đến mức khiến nhiều fan chỉ dám xem đúng một lần.

'Joker: Điên có đôi': Đẹp, thơ, nhưng khó 'cảm'

Phim âu mỹ

05:59:32 05/10/2024
Joker: Folie à Deux - phần phim riêng thứ hai về kẻ tử thù của Batman - gây tranh cãi khi đổi thể loại từ chính kịch sang phim âm nhạc, cũng như cái kết tương đối khó hiểu

Chuyển khoản nhầm 180 triệu, tôi lo lắng mất ngủ cả đêm, bất ngờ hôm sau được chuyển trả lại: Yêu cầu của đối phương gây choáng

Góc tâm tình

05:36:13 05/10/2024
Tôi cũng không ngờ người đàn ông đó lại hẹn gặp mình và càng bất ngờ hơn trước lời đề nghị của anh ta. Tôi không biết chuyện của mình là một câu chuyện ngôn tình đẹp hay đang rơi vào bẫy của gã đà mỏ.

1 Anh Trai bị dân mạng tràn vào trang cá nhân vì Negav

Sao việt

23:45:23 04/10/2024
Những ngày qua, không chỉ Negav bị chỉ trích dữ dội mà một vài cái tên còn bị lôi vào cuộc. Mới đây, thêm một Anh Trai bất ngờ bận rộn vì chuỗi scandal của Negav, đó chính là Quang Hùng MasterD.

Đại hội Kpop chúc mừng 2NE1 tái hợp: YG Family tề tựu, riêng BLACKPINK "tàng hình"

Nhạc quốc tế

23:37:48 04/10/2024
Nhóm nữ huyền thoại trở lại, 2NE1 được cả Kpop ăn mừng. Tại show diễn, nhiều nhóm nhạc, đồng nghiệp thân thiết gửi video chúc mừng 2NE1 tái hợp.

Nam rapper từng bị VTV lên án lại "ngựa quen đường cũ": Ca khúc mới bị chỉ trích phả.n cả.m nhưng vẫn lọt top trending

Nhạc việt

23:32:59 04/10/2024
Ngay sau khi lên sóng, bài rap thu về hàng trăm nghìn lượt xem, lọt top #10 xu hướng âm nhạc trên YouTube và cũng kéo theo nhiều cảnh báo nóng .

Trước khi ung thư đến, tay chân thường có 4 dấu hiệu này

Sức khỏe

22:04:40 04/10/2024
Ngày nay, mặc dù y học đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc chẩn đoán và điều trị ung thư, nhưng căn bệnh này vẫn là một thách thức lớn đối với sức khỏe con người.

Bộ Công an thông tin về các vụ án lớn đang điều tra

Pháp luật

22:03:54 04/10/2024
Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, Phó Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) thông tin về tiến độ điều tra một số vụ án lớn.