Cổ phần hóa MobiFone câu chuyện dài chưa rõ hồi kết

Theo dõi VGT trên

Quyết định cổ phần hóa MobiFone đã có từ năm 2005 nhưng đến nay sau gần 8 năm công ty này vẫn chưa thể cổ phần hóa và việc tách MobiFone khỏi VNPT mới chỉ vừa được Chính phủ quyết định. Điều gì đã khiến tiến trình cổ phần hóa MobiFone kéo dài như vậy?

Cổ phần hóa MobiFone - câu chuyện dài chưa rõ hồi kết - Hình 1

Chưa rõ khi nào MobiFone sẽ cổ phần hóa xong

Năm nào cũng “quyết tâm cổ phần hóa MobiFone”

Sau quyết định số 528/QĐ-TTg ngày 14/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách các công ty cổ phần hóa, hoạt động cổ phần hóa MobiFone đã kéo dài suốt 8 năm qua với nhiều lần bị trì hoãn, thậm chí đã trải qua hầu hết các bước cần thiết về thủ tục, duy chỉ có việc “ấn nút” khởi động cho kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) và lựa chọn đối tác chiến lược là chưa thực hiện.

Cuối năm 2005, báo VnExpress đăng tin cho biết, MobiFone sẽ cổ phần hóa đầu 2006. Theo bài viết, người phát ngôn Tổng công ty Bưu chính Viễn thông VN (VNPT) Bùi Quốc Việt khẳng định, dù gặp rất nhiều khó khăn trong việc định giá tài sản, song VNPT sẽ cố hoàn tất mọi thủ tục để cổ phần hóa MobiFone theo đúng tiến độ đầu năm 2006. Ông Việt cho rằng, khó khăn lớn nhất với MobiFone là việc định giá tài sản. Hơn nữa, kinh doanh di động là loại hình dịch vụ được coi là khá nhạy cảm nên việc cổ phần hóa sẽ khó khăn hơn so với các doanh nghiệp khác. Tại thời điểm đó (tháng 11/2005), theo ông Việt, đề án cụ thể đã được VNPT trình lên Chính phủ, công tác chuẩn bị cũng đã tiến hành xong, do vậy, khả năng cổ phiếu của MobiFone sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán đầu năm 2006 là rất lớn.

Nghe ông Việt nói vậy, tưởng rằng MobiFone được cổ phần hóa đến nơi, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đều háo hức chờ đợi bởi thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2006 rất sôi động. Thế nhưng trong suốt năm 2006, Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin Truyền thông) mới xúc tiến… tổ chức vài hội thảo để bàn về cổ phần hoá tại các doanh nghiệp cung cấp mạng di động. Không rõ VNPT và Bộ BCVT đã học được kinh nghiệm gì từ các hội thảo, nhưng ý kiến của ông Trần Đức Lai, Thứ trưởng Bộ BCVT khẳng định “trong năm 2007 phải hoàn tất quá trình cổ phần hoá MobiFone”, lại tiếp tục nhen thêm hy vọng cho các nhà đầu tư.

Trong 2 năm 2007-2008, rất nhiều ý kiến tỏ ra sốt ruột về tiến trình cổ phần hóa của MobiFone, song, trong khi báo chí và các nhà đầu tư tha hồ đồn đoán xem việc cổ phần hoá đang được triển khai đến đâu, thông tin từ VNPT và Bộ BCVT rất nhỏ giọt. Đến cuối năm 2007, báo Tuổ.i Trẻ có tin cho biết, mạng di động MobiFone có thể được bán tối đa 20% cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài. Cũng theo thông tin này, cuối tháng 12/2007 sẽ mở thầu chọn đối tác tư vấn cổ phần hóa MobiFone và đến đầu quí II/2008 MobiFone sẽ chính thức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Trong khi đó, theo bài viết trên báo VnEconomy, Mobifone đã “gút” danh sách sáu đơn vị nước ngoài tham gia đấu thầu tư vấn cổ phần hóa và IPO cho MobiFone gồm: Credit Suisse, Deutsche Bank, Goldman Sachs, Morgan Stanley, Rothschild và UBS.

Trong lúc việc cổ phần hóa MobiFone còn đang rối bời, thị trường chứng khoán Việt Nam sụt giảm nặng nề sau một thời gian phát triển “bong bóng”, tin trên VnEconomy đầu tháng 2/2008 lại cho biết, VNPT đề xuất cổ phần hóa toàn bộ phần viễn thông của tập đoàn, bởi theo các Phó tổng giám đốc của VNPT, cơ chế công ty cổ phần sẽ giải được nhiều vấn đề khó của VNPT, nhất là nghịch lý về cơ chế tiề.n lương của VNPT đang làm hài lòng người có năng lực yếu, nhưng lại không giữ được người giỏi, vì vậy chỉ còn cách cổ phần hóa mới giải quyết được bài toán trên.

Mãi hơn một năm sau khi có danh sách 6 nhà tư vấn nói trên, đầu năm 2009, MobiFone mới công bố thông tin nhà mạng này được Tập đoàn Credit Suisse định giá sơ bộ trên 2 tỷ USD. Lúc này, báo chí đăng tin cho biết Credit Suisse đang triển khai các kế hoạch cần thiết để chuẩn bị cho kế hoạch cổ phần hóa MobiFone trong năm 2009. Ông Lê Ngọc Minh, Giám đốc MobiFone, khẳng định rằng “không có chuyện” trì hoãn kế hoạch do sự sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán.

Ấy thế mà, suốt năm 2009, nhà đầu tư mòn mỏi chờ đợi cũng không thấy MobiFone tiến thêm bước nào trong tiến trình cổ phần hóa. Đầu năm 2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn của hãng tin Reuters cho biết, MobiFone, Petrolimex và BIDV có kế hoạch cổ phần hóa trong năm nay (2010), nhiều người tưởng rằng Thủ tướng đã nói thế thì “chắc chắn” MobiFone sẽ sớm hoàn thành cổ phần hóa, song rốt cuộc vẫn không có chuyển biến gì. Lại tiếp một năm nữa, tháng 2/2011, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp khẳng định trên báo VnEconomy, MobiFone bắt buộc phải cổ phần hóa trong năm 2011 “để cơ cấu lại doanh nghiệp và góp phần tái cấu trúc lại nền kinh tế”.

Đến tháng 4/2011, lại có tin từ ông Phan Hoàng Đức, Phó tổng giám đốc VNPT tiết lộ, “Nhà nước vừa có quyết định thành lập ban chỉ đạo cổ phần hóa MobiFone”. Ông Đức cho biết, tiến trình cổ phần hóa MobiFone vẫn đang được triển khai, nhưng do MobiFone là một doanh nghiệp có giá trị rất lớn nên nhà Nước phải thận trọng trong quá trình chỉ đạo cổ phần hóa. Theo lời ông Đức, Thủ tướng cũng đã có chỉ đạo tìm kiếm đối tác chiến lược tham gia quá trình cổ phần hóa MobiFone.

Cũng trong tháng 4/2011, Chính phủ ban hành Nghị định 25/2011/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông, quy định các cá nhân, tổ chức đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông. Quy định này gây nhiều tranh cãi trên các mặt báo về số phận của VNPT cũng như hai mạng viễn thông mà tập đoàn này sở hữu, bởi như vậy VNPT sẽ không được sở hữu quá 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của 1 trong 2 mạng di động là VinaPhone và MobiFone. Quy định này sẽ buộc VNPT phải chọn thoái vốn tại một trong hai mạng di động.

Bẵng đi gần một năm nữa, đến đầu 2012, báo chí lại một phen xôn xao khi trong đề án tái cấu trúc gửi Thủ tướng, VNPT “đề nghị không cổ phần hóa MobiFone mà sẽ cổ phần hóa toàn bộ VNPT sau năm 2015″. Tập đoàn này chủ trương hợp nhất MobiFone và VinaPhone thành Tổng công ty Thông tin di động VNPT (gọi tắt là VNPT – Mobile), đồng thời, VNPT sẽ hình thành bộ máy quản lý, điều hành của tổng công ty nhằm thống nhất quản lý, dùng chung cơ sở hạ tầng, duy trì kinh doanh cả hai thương hiệu MobiFone và VinaPhone. Đề xuất này đã gây nhiều tranh cãi và phản đối từ các chuyên gia kinh tế và viễn thông, với hầu hết ý kiến cho rằng hợp nhất VinaPhone – MobiFone sẽ làm mất tính cạnh tranh của thị trường viễn thông.

Video đang HOT

Phương án hợp nhất MobiFone – VinaPhone không được đồng tình, VNPT lại tiếp tục loay hoay chỉnh sửa đề án tái cơ cấu. Theo phương án mới nhất được Bộ TT-TT trình lên Thủ tướng, MobiFone sẽ tách ra khỏi Tập đoàn VNPT và thành lâp Tông Công ty Thông tin di đông. Tổng Công ty này cung câp đa dịch vụ, trong đó có dịch vụ thông tin di đông và MobiFone là môt thành viên. Cũng theo phương án này, khoảng 60 doanh nghiệp (trong đó có nhiều đơn vị làm ăn thua lỗ với khoản nợ khoảng 1600 tỉ đồng) của VNPT sẽ chuyển sở hữu sang MobiFone, VNPT sẽ giữ lại một số doanh nghiệp kinh doanh tương đối hiệu quả.

Trái với mong muốn của VNPT muốn “đẩy” khoản nợ 1600 tỉ như một điều kiện để cho MobiFone được “ra riêng”, Chính phủ đã ra một quyết định khá bất ngờ với giới báo chí là chấp thuận cho MobiFone tách ra khỏi VNPT mà không phải kèm bất cứ doanh nghiệp nào của tập đoàn và sẽ phải tiến hành nhanh việc cổ phần hóa.

Có vẻ như đây là một kết thúc có hậu cho MobiFone bởi nhiều chuyên gia cho rằng, khi không phải gánh nợ cho VNPT thì việc xác định giá trị doanh nghiệp cũng như tiến hành các thủ tục cổ phần hóa MobiFone sẽ nhanh chóng hơn. Mặc dù vậy, chưa ai biết chắc khi nào MobiFone sẽ cổ phần hóa xong. Có thông tin cho rằng sẽ mất khoảng 2-3 năm.

VNPT cố tình trì hoãn và gây khó?

Theo bài viết Oái oăm chuyện thoái vốn của VNPT đăng trên báo Lao Động năm 2011, nhiều chuyên gia về kinh tế có chung nhận định: “ VNPT không muốn bán cho người khác “nồi cơm chính” của mình là nguyên nhân khiến cổ phần hóa MobiFone liên tục chậm trễ“.

Cổ phần hóa MobiFone - câu chuyện dài chưa rõ hồi kết - Hình 2

Nhiều năm nay, doanh thu VNPT có phần góp không nhỏ từ MobiFone

Năm 2009, VNPT từng bị Thanh tra Chính phủ thanh kiểm tra công tác cổ phần hóa, phát hiện hàng loạt sai phạm, từ việc chỉ đạo cổ phần hóa cho đến quản lý đất đai sau cổ phần hóa, đầu tư sau cổ phần hóa, trong đó có vấn đề chậm nộp vốn và cổ tức cho Nhà nước với tổng số tiề.n lên đến 89 tỉ đồng. Thanh tra Chính phủ cũng đã kiến nghị kiểm điểm các cá nhân sai phạm, tuy nhiên vụ việc sau đó không được báo chí đề cập nữa.

Điểm lại quá trình suốt 8 năm qua, VNPT đã nhiều lần thể hiện trên mặt báo “quyết tâm” cổ phần hóa MobiFone, nhưng đồng thời tập đoàn này cũng có nhiều động thái trì hoãn. Năm lần bảy lượt VNPT trình lên Bộ TT-TT và Thủ tướng Chính phủ các đề án tái cơ cấu và cổ phần hóa khác nhau với các phương án gây tranh cãi, thể hiện ý chí muốn níu kéo, giữ lại nguồn thu nhập từ MobiFone. Các đề án này tất nhiên đều không được phê duyệt – nhất là khi có quá nhiều ý kiến phản đối từ các chuyên gia và từ cơ quan chủ quản – và thế là VNPT có lý do chính đáng để tiếp tục “nghiên cứu” xây dựng phương án mới, mỗi lần như vậy đều mất vài tháng cho đến… cả năm trời.

Tại buổi tọa đàm mới đây về tái cơ cấu thị trường viễn thông, TS. Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông, tiề.n thân của Bộ Thông tin và truyền thông cho rằng: “VNPT không muốn tách MobiFone vì tách ra là thiệt thòi cho VNPT. MobiFone là công sức của VNPT, là “anh cả” trong nhà, vạn bất đắc dĩ mới phải tách ra”.

Ông Trực cũng cho rằng trên thực tế, nếu chia tách thì VNPT sẽ khó khăn. Nhưng đây cũng là lỗi của VNPT. Nếu VNPT cổ phần hóa từ 2006 theo chủ trương của Thủ tướng thì giờ tập đoàn này vẫn có thể giữ được 80% cổ phần của MobiFone chứ không phải chia đôi và cạnh tranh với nhau. Hơn nữa, nếu MobiFone sớm được cổ phần hóa thì VNPT sẽ rảnh tay tập trung đẩy mạnh phát triển cho VinaPhone, hẳn điều này sẽ có lợi cho VNPT và cả xã hội.

Cũng phải nói một cách khách quan rằng, do MobiFone không kịp cổ phần hóa trong năm 2006 như dự định ban đầu, và sau đó thị trường chứng khoán sụt giảm, hàng loạt doanh nghiệp lớn như Bảo Việt, Đạm Phú Mỹ… phát hành cổ phiếu lần đầu không thành công nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyết tâm chuyển đổi sở hữu của các nhà quản lý VNPT. Bên cạnh tâm lý sợ mất các đặc quyền đặc lợi cũng như các quyền lực đối với một đơn vị đang tạo ra doanh thu chủ yếu của mình, VNPT chắc hẳn cũng đã “chờ đợi” sự hồi phục của thị trường chứng khoán, ít nhất là trong vài năm đầu kể từ khi thị trường lao dốc. Nhưng thị trường chứng khoán đã xuống đáy quá lâu – một phần cũng do thiếu những “hàng hóa” có chất lượng như MobiFone và các doanh nghiệp nhà nước tương tự – khiến có lúc tưởng như việc cổ phần hóa MobiFone không biết nên tiến hay nên lùi, còn các nhà đầu tư thì nản lòng thấy rõ.

MobiFone “ra riêng”, thị trường viễn thông sẽ ra sao?

Mặc dù Chính phủ đã chính thức quyết định tách MobiFone khỏi VNPT và doanh nghiệp này sẽ không phải gánh theo những đơn vị thua lỗ của VNPT, nhưng MobiFone sẽ trực thuộc Bộ TT&TT và Bộ TT&TT sẽ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với MobiFone theo Nghị định 99 của Chính phủ. Như vậy, dù MobiFone được cổ phần hóa, đây vẫn là một doanh nghiệp nhà nước và Nhà nước sẽ nắm giữ cổ phần chi phối. Nghị định 99 áp dụng với các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (Công ty TNHH Một thành viên), trên 50% vốn điều lệ (Công ty TNHH hai thành viên trở lên) hoặc không quá 50% vốn điều lệ (Công ty TNHH hai thành viên trở lên và vốn góp của Nhà nước không quá 50% vốn điều lệ). Chưa rõ tỉ lệ phần vốn nhà nước tại MobiFone sau cổ phần hóa là bao nhiêu, nhưng đây là điều mà giới đầu tư trong và ngoài nước đang đặc biệt quan tâm.

Ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), doanh nghiệp nước ngoài có thể chiếm đến 49% cổ phần trong các doanh nghiệp hạ tầng, mà viễn thông cũng là hạ tầng. Tuy nhiên, cũng theo ông Hải, việc lĩnh vực viễn thông được cổ phần hóa bao nhiêu phần trăm còn phụ thuộc vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang đàm phán.

Mới đây, Chính phủ yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước căn cứ vào tiêu chí phân loại và vai trò với sự phát triển cả ngành để xác định tỷ lệ duy trì nắm giữ vốn nhà nước nhưng không được quá 65%. Đơn cử như khối các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước (trong đó có Vietcombank, BIDV) không được bán hơn 35% cổ phần. Trên thực tế, tại Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), vốn Nhà nước đang chiếm tỷ lệ 77,11%, còn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – ông lớn quốc doanh mới nhất vừa niêm yết trên sàn chứng khoán, có tới 95,76% vốn Nhà nước.

Như vậy, mặc dù Chính phủ đã thể hiện quyết tâm trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp viễn thông khi “cởi trói” cho MobiFone, nhưng chắc rằng tỉ lệ phần vốn do tư nhân nắm giữ sẽ không quá “thoáng” như các doanh nghiệp khác.

Được biết, việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước lớn sẽ tùy thuộc điều kiện sau năm 2015, với các cam kết hội nhập. Chẳng hạn, năm nay, Việt Nam gia nhập Hiệp định Hợp tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), còn cuối sang năm sẽ hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), do đó nếu tiến trình cổ phần hóa tại MobiFone lần này được hoàn thành sau năm 2015 thì nhiều khả năng tỉ lệ cổ phần được bán ra bên ngoài sẽ được mở rộng hơn.

Cổ phần hóa MobiFone - câu chuyện dài chưa rõ hồi kết - Hình 3

Tỉ lệ cổ phần hóa MobiFone sẽ quyết định tính cạnh tranh của thị trường

Trong khi điều này còn chưa ngã ngũ, nhiều chuyên gia cho rằng nếu tách MobiFone để hình thành thêm một doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thêm tính cạnh tranh của thị trường. Hơn nữa, MobiFone sẽ chỉ thực sự chủ động trong kinh doanh và hấp dẫn với các nhà đầu tư nếu được cổ phần hóa mạnh mẽ, và chỉ khi Nhà nước bớt chi phối hoạt động của doanh nghiệp thì doanh nghiệp mới có thể thỏa sức phát triển, cạnh tranh.

Sau khi tách MobiFone, VNPT vẫn còn mạng VinaPhone và đây vẫn là một doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Viettel thì là doanh nghiệp Nhà nước 100% vì là mạng viễn thông do quân đội quản lý. Ba doanh nghiệp Nhà nước cạnh tranh với nhau chưa chắc đã mang lại một thị trường phát triển lành mạnh. Theo ý kiến của ông Mai Liêm Trực trên báo ICTNews, nếu bức tranh thị trường viễn thông trong tương lai có 4 doanh nghiệp lớn, ví dụ Viettel là doanh nghiệp liên quan đến an ninh quốc phòng thì nên để 100% Nhà nước, các doanh nghiệp còn lại thì cổ phần hóa và những doanh nghiệp nào quan trọng thì Nhà nước chiếm 51% cổ phần.

Làm thế nào để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường viễn thông và duy trì sự phát triển bền vững rõ ràng vẫn là bài toán khó cho cơ quan quản lý. VNPT là một thương hiệu lớn đã nhiều năm nay và Nhà nước sẽ không để thương hiệu này trượt dốc sau khi tách MobiFone. Bài viết mới đây trên ICTNews cho biết, “sau khi cổ phần hóa MobiFone sẽ lấy nguồn lực đó để quay lại đầu tư cho VNPT”. Có vẻ như, ông anh cả VNPT vẫn còn khiến cha mẹ lo lắng. Sự “bảo bọc” này của Nhà nước không rõ sẽ có lợi hay có hại cho sự phát triển của VNPT?

Như vậy, mặc dù chủ trương chia tách và cổ phần hóa MobiFone đã rõ, nhưng câu chuyện cổ phần hóa MobiFone vẫn còn ở thì tương lai khi mà doanh nghiệp này sẽ phải làm lại hầu như tất cả các phần việc của tiến trình cổ phần hóa. Sẽ là 2 hay 3 năm nữa? Câu trả lời chỉ chắc chắn khi MobiFone chính thức thực hiện bán cổ phiếu lần đầu (IPO).

Theo vnreview

Định giá Mobifone: Ít nhất 3 tỷ USD?

Mobifone đang đóng góp khoảng 30% doanh thu và 80% lợi nhuận của VNPT, nên khi tách khỏi Tập đoàn, Mobifone sẽ gánh rất nhiều doanh nghiệp yếu kém với khoản lỗ khoảng 1.500 tỷ đồng.

Định giá Mobifone: Ít nhất 3 tỷ USD? - Hình 1

- Vào thời điểm năm 2009, Tập đoàn Credit Suisse, đơn vị tư vấn cổ phần hóa cho Mobifone định giá sơ bộ giá trị của mạng di động này vào khoảng 2 tỷ USD. Suy thoái kinh tế cùng với đà giảm sút của thị trường chứng khoán hiện tại có thể tác động đến kết quả định giá này.

- Với những điều kiện bình thường và chưa tính đến những lợi thế cạnh tranh thì Mobifone cũng có thể định giá ít nhất là 3 tỷ USD. Thời điểm này, Mobifone cho hay ngoài kế hoạch cổ phần hóa, họ đã chốt danh sách 6 nhà đầu tư chiến lược.

Thị trường viễn thông Việt Nam có khoảng 95% thị phần thuộc các doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100%, các doanh nghiệp nhỏ còn lại chia nhau thị phần 5% ít ỏi khiến nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản hoặc phải sáp nhập.

Chẳng hạn, Hanoi Telecom tuyên bố có khoảng 10 triệu thuê bao; SPT gần như không có bất cứ hoạt động gì. Còn Gtel sau gần 2 năm mua lại 49% cổ phần của Tập đoàn VimpelCom tại Beeline với giá 45 triệu USD và gần 1 năm chia sẻ hạ tầng viễn thông với VinaPhone, hiện có số thuê bao chỉ đạt khoảng 4 triệu.

Từ thực trạng trên, ông Nguyễn Trung Chính, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn CMC cho rằng, thị trường viễn thông Việt Nam vẫn còn tình trạng độc quyền, xét về tỷ trọng doanh số toàn thị trường. "Tại sao các doanh nghiệp viễn thông mới, như Gtel và đối tác Beeline, HTMobile với đối tác Hutchison cứ vào Việt Nam là thua?", ông Chính đặt vấn đề.

Rõ ràng, sự phát triển của thị trường viễn thông Việt Nam chưa chuyên nghiệp và chưa cạnh tranh thực sự lành mạnh. Vì thế, để khắc phục, Quy hoạch Phát triển viễn thông Quốc gia đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt đưa ra mục tiêu phải phát triển thị trường viễn thông cạnh tranh, với những dịch vụ quan trọng như di động, cố định, internet phải có ít nhất 3 doanh nghiệp có thị phần tương đồng, phải xây dựng được các tập đoàn viễn thông mạnh để đầu tư ở nước ngoài.

Theo ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông, hiện Bộ Truyền thông và Thông tin đang tái cơ cấu toàn bộ thị trường viễn thông, trong đó xác định tái cơ cấu VNPT là một trong những nội dung quan trọng.

Theo đề án tái cơ cấu thị trường viễn thông đã đực trình Chính phủ, Công ty Thông tin Di động VMS (Mobifone) sẽ tách khỏi VNPT và thành lập Tổng công ty Thông tin di động.

Theo ông Trần Mạnh Hùng, Tổng giám đốc VNPT, Mobifone được chọn để tách khỏi VNPT vì đang sở hữu một thương hiệu khá mạnh, hoạt động độc lập hơn so với VinaPhone, nên khi tách ra vẫn đảm bảo VNPT có tài chính lành mạnh, vừa đảm bảo Mobifone tiếp tục phát triển.

Mobifone phải cổ phần hóa để tìm các nhà đầu tư chiến lược có công nghệ tốt, gây áp lực cạnh tranh cho 2 doanh nghiệp còn lại, buộc các doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam phải cung cấp dịch vụ cạnh tranh hơn.

Tuy nhiên, Mobifone đang đóng góp khoảng 30% doanh thu và 80% lợi nhuận của VNPT, nên khi tách khỏi Tập đoàn, Mobifone sẽ chịu trách nhiệm gánh rất nhiều doanh nghiệp yếu kém với khoản lỗ khoảng 1.500 tỷ đồng. Vì thế, nhiều người lo ngại Mobifone sẽ không hoạt động hiệu quả, nên việc tách Mobifone lại trở thành gánh nặng của thị trường.

Về vấn đề này, ông Lê Ngọc Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Mobifone khẳng định: "Tách ra sẽ là cơ hội cho Mobifone bởi với những gì đang làm được, chúng tôi có thể cạnh tranh trên thị trường". Ông Minh cho biết, sau khi được phê duyệt tách khỏi VNPT, doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh cổ phần hóa, tạo thay đổi về công nghệ, quản trị tốt hơn và tầm nhìn xa là tạo ra thị trường cạnh tranh.

Theo ông Phạm Hồng Hải, giai đoạn 2014 - 2015 hoặc đầu năm 2016 sẽ hoàn tất quá trình cổ phần hóa Mobifone. Trước đó, trong giai đoạn 2005-2006, thông tin Mobifone sẽ được cổ phần hóa đã khiến nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đặt nhiều hy vọng.

Vào thời điểm năm 2009, Tập đoàn Credit Suisse, đơn vị tư vấn cổ phần hóa cho Mobifone định giá sơ bộ giá trị của mạng di động này vào khoảng 2 tỷ USD. Suy thoái kinh tế cùng với đà giảm sút của thị trường chứng khoán hiện tại (cả trong nước và thế giới) có thể tác động đến kết quả định giá này.

V ới những điều kiện bình thường và chưa tính đến những lợi thế cạnh tranh thì Mobifone cũng có thể định giá ít nhất là 3 tỷ USD. Thời điểm này, Mobifone cho hay ngoài kế hoạch cổ phần hóa, họ đã chốt danh sách 6 nhà đầu tư chiến lược. Trong đó, hãng viễn thông France Telecom (Pháp) khẳng định mong muốn mua cổ phần của mạng di động Mobifone khi doanh nghiệp này cổ phần hóa.

Theo Doanh nhân Sài Gòn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chuyển khoản nhầm 180 triệu, tôi lo lắng mất ngủ cả đêm, bất ngờ hôm sau được chuyển trả lại: Yêu cầu của đối phương gây choáng
05:36:13 05/10/2024
Phan Đạt bị đồn ăn bám Phương Lan, chia tay um sùm sau 1 năm kết hôn
07:07:34 05/10/2024
Lisa nói lý do yêu bạn trai tỷ phú, không phải vì tiề.n mà là kỹ năng, fan đỏ mặt
08:03:04 05/10/2024
Yêu đương 7 năm không chịu cưới nhưng khi chị tôi chuẩn bị lấy chồng anh rể hụt lại đến phá đám
05:15:28 05/10/2024
Hoà Minzy lên tiếng về thông tin Văn Toàn cầu hôn
07:09:54 05/10/2024
Nhìn chiếc Maybach của anh rể đỗ trước cửa nhà mà tôi lo lắng cho chị gái mình
05:31:32 05/10/2024
Con trai đưa mẹ đẻ về sống cùng nhà vợ, sau nửa năm đã phải tá hỏa đòi chuyển đi nhưng bố vợ lại đưa ra lời đề nghị hấp dẫn
05:27:37 05/10/2024
Sao Việt 5/10: Lệ Quyên an ủi tình trẻ, Trấn Thành diện đồng phục học sinh
08:19:57 05/10/2024

Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

15:45:56 16/01/2024
Đã đến lúc bỏ lại các công cụ chỉnh sửa cũ và chấp nhận giải pháp thay đổi cuộc chơi. Gặp gỡ Trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut - giải pháp sẽ nâng cao, nâng cao và cách mạng hóa thế giới sáng tạo nội dung trực quan của bạn

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

22:01:27 21/12/2022
Chắc hẳn là ai trong chúng ta cũng luôn muốn các bài đăng trên Facebook có được nhiều lượt thích và chia sẻ. Tuy nhiên, làm thế nào để tối ưu bài đăng thì không phải ai cũng biết

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

21:03:46 21/12/2022
Louisiana và Tây Virginia là hai bang mới nhất cấm công chức sử dụng TikTok trên thiết bị công do lo ngại Trung Quốc có thể theo dõi người Mỹ và kiểm duyệt nội dung

Microsoft cấm khai thác tiề.n điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

20:03:41 21/12/2022
Microsoft đã cập nhật thỏa thuận cấm khai thác tiề.n điện tử trên các dịch vụ trực tuyến của mình. Việc khai thác tiề.n điện tử trên dịch vụ của Microsoft cần có sự cho phép bằng văn bản của công ty, nhưng cũng chỉ nhằm mục đích thử nghiệ...

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

20:01:24 21/12/2022
Meta (công ty mẹ của Facebook) cho biết họ đã ngăn chặn không dưới 200 hoạt động bí mật, trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp kể từ năm 2017 tại khoảng 70 quốc gia

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

19:01:39 21/12/2022
Ủy ban Châu Âu - cơ quan điều hành của EU cho biết, đã phát hiện Meta vi phạm các quy tắc chống độc quyền của EU bằng cách bóp méo sự cạnh tranh trên thị trường quảng cáo trực tuyến. Meta có thể phải đối mặt với khoản tiề.n phạt lên tới ...

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

15:01:33 21/12/2022
Người dùng Twitter, các nhà đầu tư Tesla và chuyên gia phân tích trong ngành đều cho rằng Elon Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

14:01:42 21/12/2022
Muốn nhập được các mẫu bán chạy như iPhone 14 Pro/Pro Max, các chuỗi đại lý bán lẻ ủy quyền của Apple bắt buộc phải nhập thêm hàng loạt phụ kiện đi kèm

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

09:38:18 21/12/2022
Sáng 20/12, tại Ngọ Môn, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ Khai trương Hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

09:35:12 21/12/2022
Gã khổng lồ smartphone Trung Quốc Xiaomi đang lên kế hoạch sa thải 15% trong số hơn 30.000 nhân sự trong bối cảnh công ty gặp khó khăn

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023

09:34:00 21/12/2022
Đối với Trung Quốc, việc mất vị trí độc quyền sản xuất MacBook tượng trưng cho vị thế công xưởng thế giới của Trung Quốc đang bị suy yếu

Nếu đã từ bỏ Twitter, đây là những nền tảng mới thay thế

09:33:06 21/12/2022
Nếu đã từ bỏ Twtter để đọc tin tức, hãy tìm đến những nền tảng mới dưới đây. Twitter luôn được biết đến là nền tảng cung cấp tin tức tuyệt vời cho người dùng. Nhưng với các xáo trộn gần đây, mạng xã hội này đang khiến nhiều người nghĩ đ...

Có thể bạn quan tâm

Nhân vật mới của Wuthering Waves quá lỗi, hack cả triệu HP khi đứng sân khiến game thủ hoảng hồn

Mọt game

09:47:53 05/10/2024
Vừa mới ra mắt ở phiên bản 1.3 (29/09), thế nhưng The Shorekeeper đã trở thành nhân vật giá trị bậc nhất Wuthering Waves ở thời điểm hiện tại.

Trấn Thành lao đao vì Negav, Trường Giang gây tranh cãi liên quan HIEUTHUHAI?

Sao việt

09:12:57 05/10/2024
Trên mạng xã hội, thông tin Trấn Thành có thể lao đao vì ồn ào của Negav đang thu hút sự chú ý của nhiều người. Ở diễn biến khác, Trường Giang cũng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều về thái độ trịch thượng, ra vẻ.

Sao Hàn 5/10: Lisa b.ị t.ố vô tâm, 2NE1 'bùng nổ' khi tái hợp

Sao châu á

09:03:32 05/10/2024
Lisa b.ị t.ố vô tâm với các thành viên BlackPink, 2NE1 mang đến màn trình diễn bùng nổ trong concert tái hợp sau 10 năm.

Kiểm tra, ngăn chặn kinh doanh xyanua trôi nổi

Pháp luật

09:00:49 05/10/2024
Đáng nói, công ty này không có giấy phép hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất tại địa chỉ trên; không cung cấp hóa đơn, chứng từ về nguồn gốc xuất xứ đối với mặt hàng Potassium Gold Cyanide.

Team Quang Linh bị giành kiot, đối thủ chơi xấu, Lindo lo cho số phận nhà hàng

Netizen

09:00:39 05/10/2024
Kiếp nạn chưa dừng lại với team Quang Linh Vlogs, không chỉ bị đồn thông tin sai sự thật về anh Quang Dũng, anh Quý bị đuổi việc vì lục đục nội bộ. Thì tiếp đây, Lindo - anh chàng châu Phi mở nhà hàng lại có nguy cơ đối thủ chơi xấu.

Phim Việt giờ vàng b.ị ch.ê thậm tệ vì quảng cáo nước mắm, netizen mỉ.a ma.i "diễn nhạt quá mua về uống hả?"

Phim việt

08:58:57 05/10/2024
Không như giai đoạn đầu gây sốt mọi nền tảng còn nhận về cơn mưa lời khen, bộ phim Đi Giữa Trời Rực Rỡ thời điểm hiện tại đang vấp phải hàng loạt những phản hồi tiêu cực từ khán giả.

Bóc trần giọng hát thật của tân binh đẹp nhất Kpop

Nhạc quốc tế

08:53:26 05/10/2024
Mới đây, MEOVV tham gia chương trình Wendy s Young Street của thành viên nhóm Red Velvet - Wendy. Trên sóng radio, 5 thành viên của MEOVV có dịp chứng minh thực lực.

Lên đồ đầy trẻ trung và tràn đầy sức sống cho những cô nàng tri thức

Thời trang

08:38:12 05/10/2024
Bằng cách kết hợp những món đồ thời trang một cách tinh tế, bạn sẽ không chỉ cảm thấy thoải mái mà còn trông thật trẻ trung, năng động và chuyên nghiệp trong mắt mọi người.

Sắc thu Sapa dưới ống kính của nhiếp ảnh gia nước ngoài

Du lịch

08:32:31 05/10/2024
Vào mùa thu, Sapa khoác lên mình những sắc màu rực rỡ, cảnh quan mê hồn, nơi này trở thành điểm đến không thể bỏ qua cho những ai tìm kiếm sự quyến rũ và thanh bình của thiên nhiên.

Nana, Song Hye Kyo diện trang phục lệch vai trở lại đường đua thời trang

Phong cách sao

08:23:51 05/10/2024
Nét chấm phá ở chi tiết cổ áo lệch hẳn sang một bên. Lợi thế ở khung xương quai xanh quyến rũ, người đẹp được cho là vô cùng tinh tế khi để hờ một bên vai nhẹ nhàng.

5 loại mặt nạ chống lão hóa tốt nhất cho da

Làm đẹp

08:10:54 05/10/2024
Việc sử dụng các thành phần tự nhiên tạo mặt nạ chống lão hóa giúp phục hồi sự tươi trẻ cho làn da.