Cô giáo về hưu ngày bán vé số, tối dạy lớp tình thương

Theo dõi VGT trên

Suốt gần 7 năm qua, cô giáo Nguyễn Thị Ba (sinh năm 1948) trú tại TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) đã dành trọn tình yêu với những đ.ứa t.rẻ nghèo.

Cô giáo về hưu ngày bán vé số, tối dạy lớp tình thương - Hình 1

Cô giáo Nguyễn Thị Ba tận tình chỉ dẫn kiến thức cho học sinh trong lớp học.

Cô Ba luôn xem học sinh ở đây như con cháu trong gia đình, ân cần lo lắng từ việc dạy chữ đến dạy làm người.

Mang con chữ tới trẻ nghèo

Đầu năm 2016, khi tham gia chuyến từ thiện ở tỉnh Lâm Đồng, cô Nguyễn Thị Ba được các thành viên trong đoàn chia sẻ về lớp học tình thương tại phường Phú Cường ( TP Thủ Dầu Một) vừa mới thành lập đang thiếu giáo viên. Sau chuyến đi đó cô Ba nghĩ mình còn khỏe, lại có kinh nghiệm dạy học bao năm, nên đã tình nguyện đăng ký dạy.

Những năm qua, dù hằng ngày phải đi bán vé số trên các tuyến đường nhưng cuối giờ chiều cô Ba vẫn quay về đứng lớp học tình thương để dạy chữ cho học sinh nghèo. Theo chia sẻ của cô Ba, lớp hiện có 24 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5, chủ yếu là con công nhân lao động nghèo không có điều kiện đi học hoặc do bị mất hết giấy tờ tùy thân… Học sinh có t.uổi đời từ 6 đến 17 t.uổi. Trong đó, có một số em đi bán vé số được cô Ba vận động gia đình đưa vào lớp học này.

Được biết, cô Nguyễn Thị Ba đã gắn bó với nghề giáo từ năm 1970 tại mảnh đất Bình Dương. Trước thời điểm nghỉ hưu năm 2003, cô Ba dạy ở Trường Tiểu học Tương Bình Hiệp (TP Thủ Dầu Một). Lúc về hưu, vì không lập gia đình nên cô có ý định vào viện dưỡng lão, nhưng rồi nghĩ bản thân còn sức khỏe nên về Vĩnh Long sống cùng anh trai. Đến năm 2016, cô đã quyết định lên Bình Dương thuê trọ sinh sống.

Trước khi đến với lớp học tình thương, cô có nhận dạy thêm tại nhà. Nhưng từ khi dạy tại lớp học tình thương, cô Ba chỉ tập trung dạy học từ thiện để giúp những đ.ứa t.rẻ không có điều kiện được học hành biết đến con chữ.

“Sau gần 13 năm nghỉ hưu, tôi đã trở lại bục giảng dù lớp học ở đây đơn sơ, vỏn vẹn 15m2 nhưng trong lòng cảm thấy rất vui. Do chỉ có một phòng học nên tôi phân học sinh theo các cụm ngồi từ lớp 1 đến lớp 5. Mỗi lớp sẽ có giáo án, phương pháp dạy riêng. Tùy vào từng cấp độ của mỗi học sinh, tôi trực tiếp hướng dẫn riêng từng em trong mỗi buổi học. Lớp học từ 17 giờ đến 19 giờ từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần. Trong đó thứ Hai, Tư, Sáu tôi sẽ phụ trách giảng dạy, còn thứ Ba và Năm do một sinh viên tình nguyện giảng dạy”, cô Ba cho biết.

Video đang HOT

Học sinh trong lớp học tình thương phường Phú Cường luôn xem cô Ba như người mẹ, người bà của mình. Từ chỗ chưa nhận thức về tương lai, qua sự dạy dỗ của cô Ba, các em xác định được ước mơ và quyết tâm trong học tập. Mỗi học sinh đều mong muốn sẽ trưởng thành, học nghề để có việc làm giúp đỡ gia đình và có thể giúp những hoàn cảnh khó khăn xung quanh.

Đặc biệt, do dạy ở đây đã lâu nên hầu hết tính tình, khả năng học tập của từng học sinh cô Ba đều nắm rõ để chỉ bảo, uốn nắn từng em tiến bộ.

Cô giáo về hưu ngày bán vé số, tối dạy lớp tình thương - Hình 2

Trước mỗi buổi học, cô Ba thường đến sớm chừng 30 phút để hỗ trợ, chỉ dẫn những học sinh hỏi lại bài học hôm trước.

Bỏ t.iền túi lo cho trẻ nghèo

Dù 17 giờ lớp học tình thương phường Phú Cường mới bắt đầu vào tiết, nhưng những hôm đứng lớp cô Ba đều có mặt tại Trung tâm Văn hóa Thể thao – Học tập cộng đồng phường Phú Cường trước đó hơn 30 phút. Cô Ba chia sẻ, sở dĩ cô thường đến sớm là để giúp các nhà hảo tâm chuẩn bị bữa ăn miễn phí cho học sinh trước giờ học, cũng như hỏi thăm tình hình gia đình, sẵn sàng hỗ trợ, chỉ dẫn những học sinh hỏi lại bài học hôm trước.

Trong quá trình giảng dạy, cô Ba luôn chú trọng dạy đạo đức làm người cho học sinh của mình đúng tinh thần “Tiên học lễ, hậu học văn”. Học sinh lễ phép, ăn cơm xong biết dọn dẹp bàn ghế gọn gàng, xếp hàng ngay ngắn trước khi vào lớp, học tập trật tự và đặc biệt lễ phép chào hỏi mỗi khi gặp người khác… chính là trái ngọt do tấm lòng của cô Ba uốn nắn thời gian qua.

Được biết, ngoài dạy học, từ nguồn t.iền công từ bán vé số, hàng tháng cô Ba còn hỗ trợ mỗi em học sinh trong lớp 5 kg gạo và giúp đỡ những em có hoàn cảnh khó khăn trong lớp. Cô Ba còn vận động nhà hảo tâm tặng thêm học sinh các bộ đồng phục. Điều mà cô Ba cảm thấy trăn trở nhất là trong lớp học có những trường hợp đã đến lớp học tình thương rồi nhưng vì lý do quá khó khăn phải nghỉ học để đi lao động hoặc chuyển đi địa phương khác.

Em Doãn Thị Yến Nhi (17 t.uổi) được bà nội cưu mang từ khi lên 3. Đến với lớp học tình thương từ chỗ không biết đọc, biết viết, nay Yến Nhi đã học lên lớp 5. Em rất chịu khó học tập, giúp bà nội bán xôi hằng ngày để kiếm thu nhập. Nhi tâm sự: “Con và các bạn được cô Ba dạy chữ và nhiều điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Con sẽ nỗ lực sau này sẽ có công việc ổn định để đỡ đần bà nội và có điều kiện trở lại giúp cô Ba chăm lo cho các em học sinh”.

Nói về công việc ngày đi bán vé số, tối đi dạy từ năm 2016 đến nay, cô Ba chia sẻ: “Tôi đi bán vé số, t.iền tự làm ra bằng mồ hôi công sức của mình, sau đó đem hỗ trợ cho các con có hoàn cảnh khó khăn. Nếu mình có t.iền sẵn, mình giúp các em thì cũng quý. Tôi không mắc cỡ gì chuyện đi bán vé số. Sống ở đây tôi cảm thấy rất vui vì được người dân rất quý trọng gọi bằng cái tên thân thuộc “cô Ba”".

Nói về cô Ba, anh Phạm Minh Cường, Phó Bí thư Đoàn phường Phú Cường, chia sẻ: “Khi cô Ba tình nguyện giảng dạy lớp học này, chúng tôi rất mừng vì cô có chuyên môn giỏi, tận tâm trong công việc và luôn yêu thương các em. Điều chúng tôi cảm phục ở cô Ba chính là dù cuộc sống còn khó khăn khi còn đang ở trọ, nhưng cô đã dành t.iền bán vé số, lương hưu hỗ trợ học sinh hằng tháng và giúp đỡ một số phụ huynh khó khăn. Từ nghĩa cử ấy, Đoàn phường cũng tích cực vận động nhà hảo tâm hỗ trợ sách vở, dụng cụ học tập để giúp các em được học tập đầy đủ”.

“Chỉ cần nhìn những dòng chữ học sinh trong lớp học tình thương viết lên trang vở là tôi cảm thấy vui mừng và hạnh phúc vô cùng. Mong rằng sau khi học tại lớp học này các con sẽ đi học một nghề nào đó, tìm được công việc ổn định để có một tương lai vững chắc sau này”. - Cô Nguyễn Thị Ba

Bà giáo và lớp học tình thương

Gần 7 năm qua, cô giáo Nguyễn Thị Ba (sinh năm 1948, ngụ phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) đã dành trọn tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc các học sinh ở lớp học tình thương từ chính những nguồn thu nhập ít ỏi của mình.

Bà luôn xem học sinh ở đây như con cháu trong gia đình, ân cần lo lắng từ việc dạy chữ đến dạy làm người, tặng gạo, nhu yếu phẩm, thiết thực lan tỏa tinh thần đùm bọc, sẻ chia trong cộng đồng.

Lần trở lại bục giảng đặc biệt

Chúng tôi gặp cô giáo Nguyễn Thị Ba tại Trung tâm Văn hóa Thể thao-Học tập cộng đồng phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một. Dáng người nhỏ nhắn, làn da, mái tóc đã nhuốm màu thời gian, nhưng gương mặt của bà luôn nở nụ cười và bừng sáng một nguồn năng lượng tích cực. Dù 17 giờ mới bắt đầu lớp học nhưng bà thường đến sớm để giúp các nhà hảo tâm chuẩn bị bữa ăn miễn phí cho học sinh trước giờ học, cũng như hỏi thăm tình hình gia đình, sẵn sàng hỗ trợ, chỉ dẫn những học sinh hỏi lại bài học hôm trước. Mọi người ở trung tâm đều dành cho bà tên gọi trìu mến là "cô Ba".

Vốn học ngành sư phạm, cô Ba đã gắn bó với nghề giáo từ năm 1970 đến năm 2003 ở mảnh đất Bình Dương. Trước khi nghỉ hưu, cô Ba dạy ở Trường Tiểu học Tương Bình Hiệp (TP Thủ Dầu Một). Dù về nghỉ hưu nhưng cô Ba vẫn tham gia bán vé số để kiếm thêm thu nhập. Chia sẻ cái duyên đến với lớp học tình thương tại phường Phú Cường, cô Ba tâm sự: "Trong quá trình tham gia các chuyến từ thiện, tôi có nghe nhắc về lớp học tình thương này đang thiếu giáo viên. Đặc biệt, khi đi bán vé số, tôi gặp trường hợp các cháu còn nhỏ t.uổi phải đi bán vé số do nhà nghèo nên thương lắm. Tôi nghĩ, mình còn khỏe, có nghề dạy học thì cần giúp các em, các cháu có được cái chữ để có cơ hội phát triển tốt hơn".

Tháng 4-2016, cô Ba đến lớp học tình thương xin dạy học miễn phí cho học sinh và được Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Phú Cường-đơn vị quản lý lớp học hoan nghênh tiếp nhận. Sau 13 năm nghỉ hưu, cô Ba trở lại bục giảng dù lớp học ở đây đơn sơ, vỏn vẹn 15m2 nhưng giàu tình nhân ái. Mọi người trân quý cô giáo Ba khi hằng ngày dù vẫn phải đi bán vé số trên các tuyến đường, nhưng cuối giờ chiều vẫn quay về đứng lớp để dạy chữ cho học sinh nghèo. Lớp học hiện có 25 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5, chủ yếu là con công nhân lao động nghèo không có điều kiện đi học hoặc do bị mất hết giấy tờ tùy thân... Người nhỏ nhất khoảng 8 t.uổi, lớn nhất thì đã 16 t.uổi, trong đó, có vài học sinh đi bán vé số được cô Ba vận động gia đình đưa vào lớp học này.

Bà giáo và lớp học tình thương - Hình 1

Cô giáo Nguyễn Thị Ba tận tình chỉ dẫn kiến thức cho học sinh trong lớp học. Ảnh: THUẬN UYÊN

Chia sẻ thêm về việc giảng dạy, cô Ba cho biết: "Do chỉ có một phòng học nên tôi phân học sinh theo các cụm ngồi từ lớp 1 đến lớp 5. Mỗi lớp sẽ có giáo án, phương pháp dạy riêng. Tùy vào từng cấp độ của mỗi học sinh, tôi trực tiếp hướng dẫn riêng từng em trong mỗi buổi học". Do dạy ở đây đã lâu nên hầu hết tính tình, khả năng học tập của từng học sinh, cô Ba đều nắm rõ để chỉ dẫn, uốn nắn từng em. "Lớp học từ 17 giờ đến 19 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hằng tuần. Trước đây, tôi đứng lớp cả tuần nhưng từ tháng 10-2022 đến nay, tôi chỉ dạy các ngày thứ hai, tư và sáu. Lý do là tôi mới bình phục sau khi bị tai nạn hồi tháng 9-2022 và lớp học cũng đón thêm một số tình nguyện viên đến hỗ trợ nên phần việc của tôi được giảm bớt", cô Ba bộc bạch.

Bên cạnh dạy chữ, cô Ba luôn chú trọng dạy đạo đức làm người cho học sinh của mình đúng tinh thần "Tiên học lễ, hậu học văn". Trên thực tế, nhìn các học sinh lễ phép, ăn cơm xong biết dọn dẹp bàn ghế gọn gàng, xếp hàng ngay ngắn trước khi vào lớp, học tập trật tự và đặc biệt lễ phép chào hỏi mỗi khi gặp người khác chính là trái ngọt do tấm lòng của cô Ba uốn nắn thời gian qua. Trò chuyện với chúng tôi, học sinh trong lớp đều dành tình cảm sâu sắc với cô Ba. Các em luôn xem cô Ba như người mẹ, người bà của mình. Từ chỗ chưa nhận thức về tương lai, qua sự dạy dỗ của cô Ba, các em xác định được ước mơ cho riêng mình và quyết tâm trong học tập. Mỗi học sinh đều mong muốn sẽ trưởng thành, có việc làm để giúp đỡ gia đình và có thể giúp những hoàn cảnh khó khăn xung quanh.

Trong lớp học tình thương có em Doãn Thị Yến Nhi (16 t.uổi, ngụ phường Phú Cường), được cô Ba thường xuyên quan tâm bởi Yến Nhi đang sống với bà nội lớn t.uổi, bố mẹ thì đã bỏ đi địa phương khác. Từ chỗ không biết đọc, biết viết, nay Yến Nhi đã học lên lớp 5. Em rất chịu khó học tập, giúp bà nội bán xôi hằng ngày để kiếm thu nhập. Nhi tâm sự: "Em cảm nhận được ở cô Ba sự tận tâm, lòng yêu thương bao la, chỉ dạy em và các bạn từng cái nhỏ nhất. Cô dạy em dù hoàn cảnh khó khăn nhưng phải biết nỗ lực vươn lên. Em mong sau này sẽ có công việc ổn định để đỡ đần bà nội và có điều kiện trở lại giúp cô Ba chăm lo cho các em học sinh".

Anh Phạm Minh Cường, Phó bí thư Đoàn phường Phú Cường, phụ trách quản lý lớp học cho biết: "Khi cô Ba đến với lớp học này, chúng tôi rất mừng vì cô có chuyên môn giỏi, tận tâm trong công việc và luôn dành yêu thương cho các em. Điều chúng tôi cảm phục ở cô Ba chính là dù cuộc sống còn khó khăn khi còn đang ở trọ, nhưng cô đã dành t.iền bán vé số, lương hưu hỗ trợ học sinh hằng tháng và giúp đỡ một số phụ huynh khó khăn. Từ nghĩa cử ấy, Đoàn phường cũng tích cực vận động nhà hảo tâm hỗ trợ sách vở, dụng cụ học tập để giúp các em được học tập đầy đủ".

Ngoài hỗ trợ mỗi học sinh 5kg gạo/tháng, cô Ba còn trích t.iền bán vé số để mua quà hay giúp đỡ những em có hoàn cảnh khó khăn trong lớp. Dịp lễ, tết hay động viên những cố gắng, điểm giỏi của học sinh, cô Ba đều dành tặng những phần quà từ chính lương hưu của mình. Cô Ba còn vận động nhà hảo tâm tặng thêm học sinh các bộ đồng phục. Nói về điều còn trăn trở, cô Ba cho biết, đó là vẫn còn những trường hợp đã đến lớp học tình thương rồi nhưng vì lý do quá khó khăn phải nghỉ học để đi lao động hoặc chuyển đi địa phương khác.

Thắp lửa yêu thương đến mọi người

Trước khi đến dạy ở lớp học tình thương, cô giáo Nguyễn Thị Ba đã và vẫn đang tham gia trong nhóm từ thiện Sen Vàng gồm nhiều nhà giáo đã nghỉ hưu. Cô cùng nhóm đi hỗ trợ nhiều hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn nhiều tỉnh, như: Bình Dương, Lâm Đồng, Đắk Lắk... Đến nay, lưng đã còng, nhưng đôi chân của bà giáo t.uổi ngoài bảy mươi vẫn ngày ngày đi bộ từ nhà trọ đến lớp học để lo cái chữ cho học sinh nghèo. Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, cô Ba đã mua gạo, nhu yếu phẩm tặng học sinh trong lớp học. Ngoài ra, được sự giúp đỡ của một số nhà hảo tâm khác, cô trao hỗ trợ đến những gia đình bị cách ly, khó khăn...

Vài năm qua, cô Ba còn cùng những người bạn góp t.iền nấu cơm hoặc cháo phát miễn phí cho người lao động nghèo vào dịp ngày rằm. Trong khu vực ở trọ, cô Ba luôn chia sẻ gạo, mì gói hỗ trợ các gia đình khó khăn. Hơn hai năm gần đây, cô lập một sổ tay với 12 gia đình hoàn cảnh đặc biệt (tàn tật, bệnh tai biến, lớn t.uổi neo đơn...) trên địa bàn phường Phú Cường để định kỳ hỗ trợ gạo, nhu yếu phẩm. "Tôi muốn san sẻ, giúp đỡ người khó khăn hơn ngay khi bản thân có thể chứ không phải chờ đến có của dư, của để. Tôi mong mọi người luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau thì cuộc sống sẽ luôn tốt đẹp, nghĩa tình", cô Ba tâm sự.

Hiện tại, cô Ba cũng như đội ngũ cán bộ Đoàn phường Phú Cường ấp ủ nhiều kế hoạch về kết nối hỗ trợ học nghề cho học sinh sau khi hoàn thành chương trình lớp 5. Đây là vấn đề không dễ nên cô đang cố gắng kết nối những đơn vị, doanh nghiệp uy tín để thực hiện. Anh Phạm Minh Cường cho biết: "Lớp học tình thương này hoạt động từ năm 2015 đến nay đã có gần 100 lượt học sinh. Cũng như trăn trở của cô Ba, chúng tôi sẽ phát huy vai trò của tổ chức đoàn thể trong kết nối, tạo việc làm cho các em có nhu cầu học nghề".

Nói về dự định tương lai, cô giáo Nguyễn Thị Ba tâm sự: "Tôi đang sống rất vui vì bản thân lớn t.uổi rồi nhưng còn làm được việc có ích cho cộng đồng và xã hội... Nhiều học sinh của tôi giờ đã thành đạt. Các em tìm đến tôi để được đóng hỗ trợ lớp học tình thương. Đó là điều tôi rất xúc động. Tôi vui vì việc làm của mình đã lan tỏa nghĩa cử đẹp cho thế hệ trẻ".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Quang Lê vừa hát xong, bị một nam ca sĩ chỉ tay vào mặt dọa: "Ai cho mày hát bài của tao?"
06:12:33 01/07/2024
Tóm dính vợ chồng Midu hậu đám cưới hào môn, thái độ cô dâu với chú rể gây chú ý
06:46:45 01/07/2024
Khánh Vân lộ diện hậu cầu hôn: Zoom cận nhẫn kim cương, hội bạn nàng hậu thi nhau "xin vía"
06:42:07 01/07/2024
Nam diễn viên sinh năm 2002 bị bóc scandal "tình thú"
06:39:11 01/07/2024
Trạm cứu hộ trái tim tập 49: Vũ gọi Hà là vợ, An Nhiên bị 'đuổi cùng g.iết tận'
08:13:41 01/07/2024
Một nữ nghệ sĩ Việt đi mua hàng ở Mỹ bị vu oan ăn trộm: "Trời ơi, tôi phẫn nộ dễ sợ!"
08:44:15 01/07/2024
Hát ca khúc gây tranh cãi ở 'Anh trai vượt ngàn chông gai', Tuấn Hưng nói gì?
07:35:15 01/07/2024
Tuấn Hưng lên tiếng khi bị chê cố tình đối đầu khán giả, nói thẳng câu đau lòng
08:27:16 01/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sang tháng 6 Âm lịch, 3 con giáp cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, tình - t.iền đều rực rỡ

Trắc nghiệm

11:09:20 01/07/2024
Bước sang tháng 6 Âm lịch, 3 con giáp này nhận nhiều cơ hội mới, ngày càng thành công trong sự nghiệp. gười t.uổi Hợi là những người hào phóng, tốt bụng, trun

Đêm tân hôn nhìn thấy thứ này trên vai vợ, tôi không kìm được nóng giận, giờ tôi phải làm sao đây? Chẳng lẽ yêu cầu của tôi quá đáng với vợ hay sao?

Góc tâm tình

11:07:35 01/07/2024
Tôi không ngại chuyện giữ gìn trước đêm tân hôn, vì tôi thật lòng yêu thương vợ nên tôi tôn trọng mong muốn của cô ấy.

Vẻ đẹp động Ngườm Ngao, Cao Bằng

Du lịch

11:07:00 01/07/2024
Từ thị xã Cao Bằng - tỉnh Cao Bằng, theo con đường dài hơn 60km, vượt qua đèo Mã Phục, đèo Khau Liêu để đến thị trấn Trùng Khánh, đi thêm 26 cây số nữa đến Bản Giốc

Harry Kane phá kỷ lục ra sân cho đội tuyển Anh của Peter Shilton

Sao thể thao

11:02:11 01/07/2024
T.iền đạo Harry Kane chính thức phá kỷ lục ra sân cho đội tuyển Anh ở những trận đấu chính thức của cựu thủ môn Peter Shilton.

4 sai lầm nghiêm trọng làm ban công vừa xấu vừa rước họa cho gia đình

Sáng tạo

10:59:15 01/07/2024
Ban công là không gian mở của gia đình nhưng đừng vì vài sở thích cá nhân mà biến nó thành nơi bí bách, ngột ngạt.

Nếu thấy da khô đét vì ngồi điều hòa nhiều, đây sẽ là món skincare bạn cần nhất lúc này

Làm đẹp

10:56:53 01/07/2024
Do đó, bên cạnh quy trình skincare thông thường, xịt khoáng cũng là một trong những bước vô cùng quan trọng giúp cân bằng và tăng cường độ ẩm cho làn da.

Làm rơi 42 ô tô xuống biển, tàu biển bị tòa án Hải Phòng phát lệnh bắt giữ

Pháp luật

10:36:49 01/07/2024
Mục đích bắt giữ là giải quyết khiếu nại hàng hải liên quan đến tổn thất hàng hóa trên tàu. Thời hạn bắt giữ tàu là 30 ngày. Quyết định có hiệu lực thi hành ngay, theo Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển.

Hằng Du Mục thông báo về An Giang livestream, chồng có động thái mới nhưng phải xóa nhanh sau đó

Netizen

10:35:27 01/07/2024
Câu chuyện hôn nhân củaHằng Du Mục(Nguyễn Thái Hằng, sinh năm 1995) và chồng là Tôn Bằng (sinh năm 1981) vẫn chưa có kết quả rõ ràng. Cư dân mạng đang tiếp tục quan tâm và theo dõi diễn biến của vụ việc này.

Chất liệu denim khơi gợi vẻ ngoài tự do và phóng khoáng cho người mặc

Thời trang

10:35:23 01/07/2024
Với chất liệu denim mềm mại, thoáng mát dành riêng cho mùa mới cùng những thiết kế độc đáo, chỉn chu và tinh tế đến từng đường nét.Tất cả hòa quyện tạo nên loạt thiết kế ấn tượng, thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp của quý cô.

Phát sốt ảnh cận cảnh Daehan - Minguk - Manse lột xác cao 1m75 ở t.uổi 12, nhưng visual bố tài tử sau 10 năm mới là plot twist!

Sao châu á

10:17:13 01/07/2024
Màn tái xuất của bộ 3 sao nhí Daehan - Minguk - Manse trên truyền hình là chủ đề hot trên mạng xã hội những ngày qua.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh vôi hóa cột sống

Sức khỏe

10:10:12 01/07/2024
Ngoài các nguyên nhân liên quan đến lão hóa, sinh hoạt, vận động thì dinh dưỡng kém cũng là yếu tố góp phần phát sinh và làm nặng thêm tình trạng tổn thương cột sống.