Cô giáo mắng học sinh: chuyện phương pháp hay chuyện nhân cách

Theo dõi VGT trên

Có lẽ những câu chuyện tương tự không phải là hiếm thấy trong các trường học, nhưng đến lúc này mới có một đoạn ghi âm được/bị phát tán trên mạng internet cho bàn dân thiên hạ phân tích và bình luận.

1. Tổn thương và phản ứng đổ lỗi như một phòng vệ

Cô giáo mắng học sinh: chuyện phương pháp hay chuyện nhân cách - Hình 1

Hình minh họa

Chẳng thể chối cãi được sự việc cô giáo mắng học trò với những lời lẽ thậm tệ và phi giáo dục căn cứ theo đoạn ghi âm.

Hầu hết các phản ứng là lên tiếng “bênh vực” một trong hai: bênh vực cho cô giáo hoặc nhiều hơn là bênh vực cho học trò (học trò nói chung chứ không phải riêng cá nhân cậu học trò bị mắng).

Có lẽ đó là những phòng vệ (tâm lý) tự nhiên nhất, tuy vậy theo cách này thì hoặc sẽ “giế.t chế.t” học trò hoặc sẽ “đè bẹp” các thầy cô giáo

Bình tĩnh hơn, có thể chúng ta sẽ nhìn ra được một vài điều gì đó ẩn đằng sau sự kiện, có thể đó là sự bất lực trong chiến lược và phương pháp giáo dục người trẻ, có thể đó là sự hời hợt và thiếu kỹ năng của cô giáo, có thể đó là sự xuống cấp về mặt đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên…

Nhưng có lẽ những nguyên do không đơn giản như trên bề mặt mà chúng ta có thể thấy và từ đó đổ lỗi lên, mà rộng hơn, xa hơn, đó có thể là sự khủng hoảng trong việc đào tạo ra những người giáo viên của hệ thống các trường sư phạm, đó cũng có thể là sự thiếu định hướng của một nền giáo dục không “đụng chạm” tới được tâm-trí của người học…

Về khía cạnh gia đình, chúng ta cũng có thể nghĩ đến sự buông lỏng hoặc nuông chiều con cái quá mức của các bậc cha mẹ. Chưa hết, trên bình diện xã hội, rất có thể sự thiếu vắng các mô hình gương mẫu gần gũi với học sinh hoặc sự thay đổi các giá trị chuẩn mực mà chưa có các giá trị thích hợp thay thế cũng góp phần tạo ra sự kiện đề cập ở trên.

Như vậy, thái độ hoặc phản ứng đổ lỗi cho học sinh hay cho giáo viên là không thích đáng và có thể tạo ra sự quá chú tâm đến những sự kiện nóng trước mắt mà quên đi bản chất thật sự của vấn đề.

Cô giáo ở Hải Phòng có thể bị đình chỉ giảng dạy hoặc một hình thức kỷ luật nào khác, cậu học sinh gây nên chuyện hoặc học sinh phát tán đoạn ghi âm có thể bị “nhắc nhở” theo cách này cách khác, tuy nhiên cách xử lý như vậy chưa bao giờ được xem là ổn, vì nếu không thay đổi được tận gốc vấn đề thì rồi đây sẽ còn có nhiều vụ ghi âm khác nữa được phán tán trên mạng internet

Video đang HOT

2. Kỹ năng/ phương pháp hay vấn đề nhân cách người giáo viên

Sẽ rất khó có đáp án nếu đặt câu hỏi về chuyện kỹ năng/ phương pháp hay là vấn đề nhân cách của người giáo viên trong trường hợp này.

Nhiều người có thể dễ dàng nói rằng cô giáo có vấn đề về nhân cách, một số người khác thì cho rằng đó chỉ là vấn đề kỹ năng giáo dục học sinh. Rất có thể là cả hai đều đúng và có lý.

Trong đoạn ghi âm, tôi cảm nhận có những lúc cô giáo nói rất nặng nhưng trong tâm trạng ấm ức như muốn bật khóc, như vậy dường như cô giáo chưa được trang bị đủ những kỹ năng cần thiết cho một người đảm nhận vai trò giáo dục học sinh.

Trong vài diễn tiến khác, cô giáo dùng lời lẽ chì chiết và có tính lăn.g nhụ.c học sinh theo cách mà nếu một người thật sự lành mạnh về đời sống tinh thần sẽ khó có thể thể hiện được như vậy.

Cũng thật đặc biệt khi năm học mới vừa được khai giảng với nhiều “hứa hẹn” về các chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong tất cả các trường học cả nước thì sự kiện này lại đặt ra vấn đề về… các kỹ năng sống cho các thầy cô giáo.

Nói rộng ra thì hiện nay hoàn toàn không khó khăn gì để bắt gặp những giáo viên thiếu hẳn những kỹ năng nghề nghiệp (nhất là kỹ năng giáo dục) và cả những kỹ năng sống cơ bản (kỹ năng ra quyết định, kỹ năng tư duy có phê phán, kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng quản lý sự căng thẳng tâm lý…)

Không chỉ dừng lại ở các kỹ năng nghề nghiệp và các kỹ năng sống như vừa đề cập, một vấn đề lớn hơn là việc tuyển chọn và quy trình cùng nội dung đào tạo một người giáo viên.

Ai cũng biết nghề giáo viên là một nghề đòi hỏi người “hành nghề” phải có những đặc điểm, phẩm chất tâm lý phù hợp và chuyên biệt (chẳng hạn tình yêu thương con người, thái độ tôn trọng, chấp nhận người học trò một cách vô điều kiện, kiên trì trong việc cải hóa/ chỉnh sửa hành vi của học trò…) thế nhưng dường như từ khâu tuyển sinh cho đến nội dung và quy trình đào tạo tại Việt Nam chưa thấy làm nổi bật lên những đòi hỏi này.

Một khi chúng ta “chấp nhận” cho mọi người có thể làm giáo viên miễn có thể thi đậu đầu vào và thi đậu tốt nghiệp sau 04 năm mà không quan tâm một cách có chủ đích đến việc rèn luyện phẩm chất, nhân cách của người giáo viên thì những tình huống như trên sẽ còn xảy ra nhiều nhiều nữa trong tương lai.

3. Quan hệ thầy – trò: ngang hàng hay trên dưới hay gì khác nữa?

Cô giáo mắng học sinh: chuyện phương pháp hay chuyện nhân cách - Hình 2

Đâu đó trong các diễn đàn hoặc câu chuyện liên quan đến tình hình giáo dục trong nước, nhiều người phàn nàn về sự “lộng hành” hoặc thái độ co.i thườn.g giáo viên của học sinh hiện nay.

Rất rất nhiều giáo viên ngay từ ngày đầu tiên đứng trước các học sinh là đã “giương oai giễu võ”, hoặc có thái độ xem học sinh như “cỏ rác”, như đám “ù lì”, không thể cải hóa… Thử hỏi những người giáo viên như vậy thì làm sao có được sự tôn trọng và mến phục từ học sinh?!

Đơn giản hơn, ngày nay xã hội phát triển theo hướng càng ngày càng “cân bằng” hơn trong tất cả các tương quan xã hội, và quan hệ thầy – trò không là một ngoại lệ. Tuy vậy, sự “cân bằng” không bao giờ có nghĩa là ngang hàng.

Tôi nói điều này là vì có rất nhiều giáo viên vì muốn được học sinh chấp nhận nên đã “cùng ăn, cùng chơi” với học sinh chẳng khác gì một người trong nhóm bạn bè với nhau.

Trong khi đó nhiều giáo viên thấy học trò thể hiện sự “cân bằng” bằng cách tranh luận, hoặc có thái độ chống lại sự vô lý của thầy cô giáo thì bắt đầu cảm thấy bất an hoặc như bị đ.e dọ.a…

Chính từ đó mà nhiều giáo viên có khuynh hướng trấn áp học sinh, coi học sinh là “đứa vô lễ”, dám thách thức quyền lực…

Khi còn là sinh viên của trường sư phạm, chúng tôi cũng đã từng trải nghiệm chuyện giảng viên “cãi tay đôi” với sinh viên về việc… “các em không đủ tầm cỡ để có thể cãi mà thắng được tôi!”

Nói theo ngôn ngữ của giới trẻ bây giờ là “đuối như con cá chuối!”. Khi một giáo viên, là người có uy quyền hơn, đặt mình ngang hàng để có thể cãi tay đôi với học sinh, là người ở thế yếu hơn, thì chính giáo viên đó đang tự hại mình và nghiêm trọng hơn là làm hỏng quá trình giáo dục học sinh của mình.

Do đó, điều tôi nghĩ một người giáo viên luôn nên tự nhắc nhở mình là: “Dù có chuyện gì thì mình luôn là người đang chịu trách nhiệm giáo dục học sinh”, do đó vấn đề không phải là thắng hay thua một em học sinh mà vấn đề là trong hoàn cảnh như vậy, liệu có cách nào khác hơn để có thể cải hóa một em học sinh.

Vậy thì giáo viên là người luôn ở trên học sinh nhưng hoàn toàn có thể tương tác với học sinh một cách cân bằng (không thể hiện quyền lực theo kiểu áp chế).

Tôi mong rằng câu chuyện này không phải và không nên khép lại bằng chuyện kỷ luật nặng nề cô giáo, càng không phải và không nên khép lại bằng việc “cấm không cho học sinh ghi âm” trong lớp học, mà quan trọng hơn và giá trị hơn, chuyện này nên mở ra một lối nhìn thẳng thắn để từ đó có thể gợi ra những định hướng thiết thực và khả thi cho việc phát triển nền giáo dục Việt Nam.

Chuyên viên tâm lý Ngô Minh Uy

Theo HHT Online

Đừng đổ lỗi cho tình yêu!

Đừng đổ lỗi cho tình yêu! - Hình 1

Nhiều teen dựa dẫm vào tình yêu để bao biện cho mình... (Ảnh minh họa)

"Tớ làm vậy vì tớ yêu cậu"- đó là câu nói của nhiều teen khi cãi vã với nhau hay khi họ phạm phải sai lầm. Và tình yêu bỗng trở thành cái cớ để teen dựa dẫm, bao biện cho mình.

Mù quáng vì chữ "yêu"

Những suy nghĩ mù quáng, những hành vi sai lầm... đều được các teen cho là "vì yêu nên mới như vậy". Nhưng sự thật thì họ đều là những người chẳng hiểu tí gì về tình yêu. M.Linh (trường V) thầm thích anh chàng lớp bên cạnh nhưng không dám bày tỏ. Đến trường, Linh chỉ mải miết... đứng từ xa để theo dõi anh chàng. Bắt gặp chàng thân thiết với cô gái nào, Linh lại ghen tức, khó chịu ra mặt. Cứ thế, Linh không chịu bày tỏ mà lúc nào cũng tự dằn dặt mình vì những hờn ghen vô cớ. Bạn bè khuyên nhủ thì cô nàng thở dài "Yêu là phải chịu vậy thôi chứ biết sao".

Trong khi đó, chính Linh lại chẳng hề hiểu được cảm giác yêu là như thế nào. N.Huy (trường NTH) thì lúc nào cũng hết sức chiều chuộng người trong mộng của mình dù đối phương chẳng hề rung động tí nào. Cô nàng nhờ vả gì, Huy cũng răm rắp làm theo. Có khi trời mưa rất to, chỉ một tiếng của nàng, Huy tất tả chạy từ nhà đến trường đón nàng về để... chứng tỏ tình yêu của mình. Huy thanh minh: "Yêu thì phải biết hy sinh, phải chịu đựng như vậy mới là tình yêu". Bạn bè chỉ biết lắc đầu "Yêu quá hóa khờ".

Mượn danh tình yêu

Đừng đổ lỗi cho tình yêu! - Hình 2

Hãy giữ cho tình yêu học trò thật nguyên vẹn và tươi đẹp teen nhé! (Ảnh minh họa)

Với những cặp đôi đã tay trong tay với nhau thì những việc làm gì dù đúng hay sai của họ đều được cho là hành động vì tình yêu. Điển hình là anh chàng K. (trường NT). Tính nóng nảy và rất hay... ghen nên hễ thấy bạn gái của mình nói chuyện hay tỏ ra thân mật với chàng trai nào là K lại hùng hổ bước đến gây sự với người ta. Cô bạn gái hết lời khuyên bảo, thậm chí là giận dỗi nhưng K không những không bỏ được sự nóng nảy của mình mà còn cho rằng hành vi đó là vì quá yêu mà ra. Đến khi không còn chịu đựng được chuyện K gây sự, đán.h nha.u vô cớ với bạn bè của mình thì cô bạn gái đành nói lời chia tay. Rõ ràng, K đã mượn danh tình yêu để bao biện cho những hành vi sai trái của mình.

Với cô bạn K.Thư (teen 11, trường K) thì yêu là phải "quan tâm" tuyệt đối người mình yêu. Chính vì thế, cô nàng luôn quản lí chặt chẽ thời gian của người ấy. Nếu không ở cạnh nhau thì Thư cũng... quản lí từ xa qua điện thoại, những người xung quanh. Ngột ngạt, khó chịu, đó là cảm giác tất nhiên của bạn trai Thư. Nhiều lần anh chàng góp ý, thậm chí đòi chia tay, Thư đều khóc lóc và nói rằng chỉ vì mình quá yêu.

Đừng đổ lỗi cho tình yêu!

Nhiều bạn chẳng hề biết như thế nào mới được gọi là yêu, một số bạn lại yêu một cách mù quáng... nhưng họ đều muốn mượn tình yêu để che giấu những sai lầm của mình. Xem tình yêu là một cái cớ, vô tình, nhiều teen đã đán.h mất ý nghĩa đích thực của hai chữ tình yêu. Tình yêu không phải là nguyên nhân của những sai lầm không đáng có, cũng chẳng phải là lí do để cứu vãn những cuộc tình đã chóng tan.

Chúng ta hãy giữ cho tình yêu học trò thật nguyên vẹn và tươi đẹp teen nhé!

Theo Mực tím

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
Negav phát ngôn "sốc óc" tại concert Anh Trai Say Hi: Mẹ thấy đúng khi cho con nghỉ học chưa!
23:42:30 28/09/2024
Một nam ca sĩ tiết lộ tới giỗ 100 ngày nhưng mẹ Đức Tiến đóng cửa
22:45:42 28/09/2024
Ashton Kutcher: Bạn thân 20 năm "ông trùm" phạm tội Diddy, ẩn ý về "tiệc trắng"
21:34:04 28/09/2024
Một nam ca sĩ đình đám: "Nổi tiếng rồi tôi vẫn chơi với anh Hoài Linh"
23:31:06 28/09/2024
Tạm ngưng giảng dạy cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân
21:00:28 28/09/2024
Hoa hậu Khánh Vân mặc crop top chụp ảnh cưới, Lan Phương khoe cơ bụng săn chắc
23:36:57 28/09/2024
Quyền Linh tiếc nuối, ra sức năn nỉ nhưng nữ công nhân quyết từ chối hẹn hò
22:04:22 28/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tấm cũng dở như Cám

Phim việt

06:53:29 29/09/2024
Sau hơn 1 tuần công chiếu với doanh thu vượt ngưỡng 60 tỷ, bộ phim điện ảnh Cám vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi gay gắt trên các nền tảng mạng xã hội.

Love Next Door tập 13: Jung Hae In bị ta.i nạ.n chưa sốc bằng bí mật chấn động của nam phụ

Phim châu á

06:48:01 29/09/2024
Seok Ryu nói lời yêu và thừa nhận việc mình không nên tự ti trước tình yêu. Hai người ôm nhau và hứa sẽ luôn ở bên nhau.

Công chúa tai tiếng nhất Tây Du Ký 1986 ngày càng trẻ đẹp sau 38 năm, vướng ồn ào bá.n dâ.m vẫn được cả showbiz kiêng nể

Sao châu á

06:45:10 29/09/2024
Hiện tại dù đã bước vào tuổ.i U50, nhan sắc của cô vẫn khiến nhiều người ngưỡng mộ. Trên trang cá nhân, Kim Xảo Xảo thường xuyên chia sẻ những hình ảnh cuộc sống thượng lưu, khiến công chúng không khỏi trầm trồ.

Bùi Công Nam b.ị ch.ê

Nhạc việt

06:33:13 29/09/2024
Nam ca sĩ thừa nhận mình đã phải trải qua khoảng thời gian cảm thấy lạc lõng với chính mình dù cuộc sống không hề bị xáo trộn, đến nỗi phải tự nhốt mình trong phòng như tự kỷ hay trầm cảm.

Lũ lụt và lở đất khiến 28 người thiệ.t mạn.g và mất tích ở Nepal

Thế giới

06:30:59 29/09/2024
Lở đất đã chặn một số đường cao tốc khiến hàng trăm du khách bị mắc kẹt. Tất cả các chuyến bay nội địa từ Kathmandu đã bị hủy từ tối 27/9. Cục Khí tượng Thủy văn dự báo mưa lớn sẽ kéo dài đến ngày 29/9.

NÓNG: Negav xin lỗi sau phát ngôn "Mẹ thấy đúng khi cho con nghỉ học chưa"

Sao việt

06:05:54 29/09/2024
Ngay trong đêm, rapper Negav đã lên tiếng thừa nhận lỗi lầm, xin lỗi người hâm mộ và khẳng định 1 điều quan trọng.

Chị em nào thường xuyên mất ngủ, ngủ không ngon giấc nhớ ăn món canh từ "nhân sâm dưới nước", vừa đẹp da lại dễ tiêu hóa

Ẩm thực

05:57:04 29/09/2024
Vào những ngày giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường khiến cơ thể dễ mệt mỏi, uể oải. Hãy cùng vào bếp chế biến món canh vịt củ sen thơm ngon, bổ dưỡng cho cả nhà cùng thưởng thức nhé!

Phim 'Độc đạo' trên sóng VTV giờ vàng: Hay thế mà còn chê

Hậu trường phim

05:55:02 29/09/2024
Bộ phim Độc đạo về đề tài cảnh sát hình sự đang thu hút sự quan tâm bởi dàn diễn viên xuất sắc và kịch bản cuốn hút, khó đoán.

James Rodriguez vỡ mộng

Sao thể thao

00:58:33 29/09/2024
Từ khi gia nhập đại diện thành Madrid trong những ngày cuối của kỳ chuyển nhượng hè 2024, James Rodriguez mới thi đấu 30 phút. Trong các trận gặp Osasuna và Atletico Madrid

Mỹ nhân thị phi "Đảo thiên đường": Nhan sắc ngọt ngào, học thạc sĩ ở Hàn

Tv show

23:26:35 28/09/2024
Khác với hình ảnh gây tranh cãi trong chương trình hẹn hò Đảo thiên đường , ngoài đời, Yuna Vũ mang đến hình ảnh tích cực, nhiều năng lượng.