Cô gái 24 t.uổi 5 năm đi học… bằng tay

Theo dõi VGT trên

Không thể cứ nằm mãi với hai chân liệt, Liều dậy và tập di chuyển bằng cách… bò. Những ngày đầu mới tập di chuyển với đôi chân nay đã “vô cảm” quả là một cực hình đối với Liều

Xỏ hai bàn tay vào đôi dép, trên lưng là chiếc cặp sách cũ, cô gái người Dao bò lê từng bước trên con đường đồi ghập ghềnh đá sỏi. Cô gái ấy là Lý Thị Liều, xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn, Yên Bái.

Số phận uốn đời cô gái trẻ

Men theo con đường nhỏ vào đến ngôi nhà gỗ trống hoắc, đang ngồi chăm chỉ vào những mũi thêu thì Liều dừng tay và ngẩng lên nhìn khi bất ngờ có khách tới nhà. Không đứng dậy đi trên đôi chân như người bình thường nhưng Liều vẫn rót nước mời khách và tiếp chuyện rất hoạt bát.

Cô gái 24 t.uổi 5 năm đi học... bằng tay - Hình 1

5 năm qua, Liều đã đi học bằng đôi tay này.

Vừa ngồi thêu Liều vừa chậm rãi kể về cuộc đời mình: “Lên bốn t.uổi thì tôi bị ốm nặng, bố mẹ mời thầy cúng về cúng ma hết nhiều t.iền của lắm mà vẫn không đuổi được con ma đi. Dần dần hai chân tôi tê liệt và mất cảm giác hoàn toàn”.

Nhìn xuống hai chân giờ đã thừa, nhớ lại những ngày đầu khi mới bị liệt, cảm giác chua xót và nỗi đau như lại hiện về trong tâm trí cô gái tội nghiệp.

“Lúc đầu tôi còn không thể tin được là tôi đã trở thành người tàn tật, nhưng rồi thời gian trôi qua, hai chân vẫn không hề có cảm giác nên tôi cũng phải chấp nhận sự thật đó. Có lẽ ông trời đã sắp sẵn cho thế rồi!” – Liều cúi mặt.

Không thể cứ nằm mãi với hai chân như vậy, Liều dậy và tập di chuyển bằng cách… bò. Những ngày đầu mới tập di chuyển với đôi chân nay đã “vô cảm” quả là một cực hình đối với Liều. “Lúc mới tập bò, hai tay và hai đầu gối đều rớm m.áu, mẹ phải cắt mảnh vải quần áo cũ băng lại”. Rồi từ đó, Liều di chuyển bằng cách bò, có thể tự nấu cơm, giặt giũ quần áo trong lúc cả nhà đi làm.

Đến t.uổi đi học, thấy chúng bạn cắp sách tới trường, Liều cũng xin bố mẹ cho đi học nhưng vì nhà nghèo, lại không có người ở nhà trông em nên bố mẹ Liều không cho đi.

Vậy là hàng ngày Liều ở nhà trông em, nấu cơm, giặt giũ và học thêu thùa nhưng cô gái nhỏ vẫn luôn hướng về phía mái trường và mơ ước một ngày được đến trường và học chữ.

24 t.uổi bò đến trường học lớp 1

Ước mơ một ngày được đi học đã đến với Liều khi cô giáo Nga (giáo viên trường tiểu học Nậm Lành) thấy được tâm nguyện của Liều. “Cô giáo Nga bảo tôi nhất định sẽ học được chữ, chỉ cần chăm chỉ là được.” – Liều mỉm cười kể lại.

Video đang HOT

Cô gái 24 t.uổi 5 năm đi học... bằng tay - Hình 2

Lúc rảnh rỗi, Liều mang sách vở ra xem lại, cô khao khát một ngày không xa sẽ được đi học.

Nhưng khi Liều mang tâm sự này nói với gia đình thì đã bị mọi người ngăn cản. Mọi người đều cho rằng Liều là con gái lại bị tật thì không cần đi học. Nghe mọi người nói vậy, nước mắt Liều ứa ra, ước mơ được đi học của cô gái không biết chữ mà ham học một lần nữa lại bị nhấn chìm.

Nhưng cô giáo Nga đã không để cho ước mơ đó của Liều bị quên lãng. Với đồng lương ít ỏi, cô đã trích ra một ít để mua tặng Liều sách, bút, vở rồi nhận Liều vào lớp học do cô chủ nhiệm.

24 t.uổi, Liều đến trường và học lớp 1 với sự háo hức của một đ.ứa t.rẻ. Ngày nào Liều cũng dậy thật sớm và chuẩn bị thật kĩ trước khi đến lớp. Con đường từ nhà đến trường như dài hơn đối với Liều. Đôi tay và hai đầu gối vẫn hàng ngày không mệt mỏi bò đến trường qua dốc đồi dù những sỏi đá làm rướm m.áu, quần áo bê bết những bùn đất mỗi khi trời mưa.

Lớn t.uổi hơn nhiều so với các học sinh khác trong lớp nên Liều thường xuyên bị trêu trọc. Nhưng những vất vả đó không làm nản ý chí và tinh thần ham hiểu biết của cô học trò nghèo tật nguyền.

Học hết lớp 5 thì anh trai cả của Liều bảo: “Con gái học thế là đủ rồi! Phải ở nhà giúp đỡ anh chị chứ!”. Thế là Liều phải nghỉ học, ở nhà phụ giúp gia đình. Trong chiếc hòm cũ kĩ, Liều mở ra và mang cho chúng tôi xem những quyển vở được gìn giữ cẩn thận với những điểm 9 – 10 đỏ chót với một niềm tự hào. Đối với Liều, đây là những thứ rất có ý nghĩa. Dù đã không còn tiếp tục đi học nhưng mỗi lần ngồi buồn chán Liều lại mang sách vở ra để ôn bài và mơ ước đến một ngày được tiếp tục đi học.

Giờ đây Liều đã thêu thùa rất giỏi và may được quần áo cho mọi người trong nhà. Cô luôn mong muốn tự làm việc để nuôi sống gia đình và phụ giúp gia đình. Hy vọng với ý chí và nghị lực của bản thân Liều sẽ mãi là người tàn nhưng không phế!

Theo Vietnamnet

Chuyện hiếu học kỳ diệu nhất năm 2009

Ngồi bên cây đàn bầu tự chế, chậm rãi tấu lên khúc nhạc "Về quê" da diết, ông Bằng nói đời mình "rứa mà vẫn còn may hơn nhiều gia đình khác"...

Thằng Định con ông, dù chỉ cao 1,12 m, nặng chưa đầy 40kg, chân tay khuềnh khoàng, ốm đau suốt nhưng vẫn học tốt. Tự hào lắm chứ khi Định hiện đang là sinh viên năm thứ nhất Học viện Y- Dược học cổ truyền Việt Nam.

Trách sao trời chẳng ở yên

Năm nay 55 t.uổi, ông Ngô Văn Bằng (Vĩnh Thành, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) đã hơn 20 năm lăn lộn trong ngành Giao thông. Những năm tháng chiến đấu ở chiến trường C, nước bạn Lào, tham gia mở đường ở Phông-Sa-Lì, Xiêng-Khoảng, Sầm Nưa đã lấy đi t.uổi trẻ và sức khỏe của chàng trai xứ Thanh.

Năm 1978, khi đi học tại trường Trung cấp đường sắt Vĩnh Phú, trong một lần ốm sốt liệt giường, ông được các bác sĩ cho biết sức khỏe của ông chỉ ở loại 4 (yếu).

Sau nhiều thăng trầm cuộc đời, năm1989 ông về làm thuyền trưởng kiêm Bí thư chi bộ vận tải, Cty Vật tư Nga Sơn, Thanh Hóa. Được hơn một năm thì vợ ông, bà Nguyễn Thị Hải sinh cậu con trai thứ hai - Ngô Văn Định.

Niềm vui chẳng được tày gang thì nỗi buồn đã ập tới. Chân tay cậu con trai thứ hai của ông cứ co lại chứ không thẳng như mọi đ.ứa t.rẻ khác. Đã thế lại khuyềnh khoàng, ngắn cũn. Cái đầu thì lại quá to. Thương con, trách sao "trời sao chẳng ở yên", bà Hải cứ khóc nấc lên ai oán. Sức khỏe bà cứ thế yếu đi trông thấy.

Cái tổ ấm bé nhỏ ấy chỉ còn biết trông chờ vào ông. Một thời gian sau, ông xin nghỉ hưu, nhận 890.000đ lương để có thời gian chăm sóc vợ con.

Ôm con vào lòng

Ngồi trên chiếc giường ọp ẹp trong căn phòng trọ gần 12m2 ẩm thấp, ông Bằng buồn bã: "Con mình như vậy, mình chẳng đổ lỗi cho ai cả. Mình chỉ nghĩ làm sao để nuôi con khôn lớn, yêu thương nó để cho cháu khỏi tủi thân thôi".

Khi Định lên 4 t.uổi, đầu to, chân tay không cử động, cứ nằm yên một chỗ, khiến lòng ông như lửa đốt. Đưa con đi khắp nơi hỏi han, ông chỉ nhận được những cái lắc đầu chia sẻ.

Niềm vui như vỡ òa khi Định bước sang t.uổi thứ 5. Em đã có thể đứng dậy, tập dần những bước đi đầu tiên. Run rẩy và chậm chạp. Ông nhìn con bước đi mà ứa nước mắt: "Cả chân tay của cháu đều bên thấp bên cao, bên ngắn bên dài. Bước đi tập tễnh, yếu ớt lắm".

Định đòi bố cho em đi học. "Chỉ có con đường nắm bắt tri thức thì mới có thể thay đổi được số phận, làm cho xã hội tốt đẹp lên thôi" - Định nói như một triết gia.

Và thế là, ngày ngày người cha ấy dù nắng hay mưa cứ đều đặn cõng cậu con trai nhỏ tới trường. Thương cha mẹ vất vả nuôi mình khôn lớn, Định lại càng chăm chỉ học hành. Trong 12 năm học, em đều đạt danh hiệu học sinh khá giỏi.

"Định nó thích các môn tự nhiên mà cũng học giỏi văn lắm. Mấy năm học cấp 2, cháu đều được chọn vào đội tuyển bồi dưỡng của trường để đi thi huyện. Có điều Định nhỏ quá, lại viết chậm nên thầy cô nhiều khi "ngại" nên động viên cháu dành cho bạn khác" - ông Bằng kể.

Kể về những tháng ngày đồng hành với con, ông Bằng bảo kỷ niệm thì nhiều lắm: nào là chuyện bạn bè thấy Định như thế thì trêu trọc, thầy cô cũng có người không cảm thông, đối xử phân biệt...

"Nhưng đáng nhớ nhất là đợt vừa rồi tôi đưa cháu đi thi" - Ông Bằng nhớ lại: "Định nó có cái tật là rất dễ ốm nếu thời tiết thay đổi. Biết thời tiết miền Bắc, nhất là Hà Nội hay thay đổi, tôi phải đưa cháu ra đây trước cả chục ngày để làm quen. Vậy và vẫn không tránh được. Đợt 1 thi ĐH Nông nghiệp và đợt 2 thi vào Học viện Y-Dược học cổ truyền, cháu đều bị ốm, sốt nặng lắm. Tôi phải lấy màn cuốn vào người cháu rồi cõng đi thi. Nhiều người nhìn thương, bảo lên xe họ đèo giúp nữa. Nhưng mình sợ cháu người nhỏ, tay ngắn mà đầu to, ngồi dễ ngã nên đành thôi".

Lại nữa, vào phòng thi bàn thi vừa cao, vừa xa ghế ngồi nên Định phải đứng làm bài.

Ông Bằng kể thêm: "Định nó có cái khổ là đêm nằm phải có bố. Tối cháu ngủ hay bị hoảng hốt, giật mình. Tôi cứ phải ôm cháu vào lòng vỗ về. Rồi tắm cũng thế, cháu nó sợ nước. Để cháu tự tắm là y như rằng hôm sau ốm sốt. Nhà lúc nào cũng phải có tủ thuốc chống nôn, chống sốt, t.huốc a.n t.hần cho cháu".

Thôi, để cái buồn nó đấy...

Chuyện hiếu học kỳ diệu nhất năm 2009 - Hình 1

Ông Bằng phải "lăn lộn" để giúp con thực hiện ước mơ

Cái tin cậu học trò tí hon đỗ cả ĐH Nông nghiệp Hà Nội và Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam về với làng quê nhỏ bé Vĩnh Thành trong niềm ngỡ ngàng của không ít người.

Tuy nhiên, khi quyết định theo học ở Học viện Y-Dược học cổ truyền, Định mới biết ngành điều dưỡng không phù hợp với thân hình của mình. Vì thế, Định xin chuyển xuống khoa Y sĩ, y-dược học cổ truyền, hệ trung cấp của trường.

Định vẫn thường tranh thủ ra ngoài các tiệm thuốc Tây ở gần trường xin bao bì các loại thuốc thông dụng, để tìm hiểu công thức và tác dụng của từng loại. Tất cả đều được em ghi chép lại một cách tỉ mỉ.

Cũng từ ngày đưa Định ra Hà Nội học, ông Bằng được nhà trường bố trí cho công việc làm vệ sinh trong trường: sáng từ 3 giờ đến 7 giờ, tối từ 6 giờ đến 9 giờ, mỗi tháng được 1,3 triệu.

Trước đây, hai bố con được vợ chồng thầy Lê Đình Yên, giáo viên trong trường cho ở miễn phí tại căn phòng nhỏ vốn cho thuê của gia đình phía sau trường. Nay, nhà cô bán cho người khác. Vì vậy, mỗi tháng bố con Định mất hơn 500.000đ t.iền điện nước, thuê phòng.

Anh trai của Định là Ngô Văn Bình, sinh năm 1986 may mắn hơn người em vì thể trạng hoàn toàn bình thường. Thương em tật nguyền lại chịu khó học tập, Bình quyết định thôi học ở ĐH Bách Khoa Hà Nội để làm nghề sửa chữa ô tô, cùng bố mẹ lo cho em ăn học.

"Muốn tằn tiện ăn uống một chút nhưng Định ốm quá phải có chế độ riêng. Mà chú tính, ăn uống sinh hoạt ở đất Thủ đô đắt đỏ, chút đồng lương của mình sao đủ nuôi Định".

Nhiều đêm nằm vắt tay lên trán, nước mắt ông cứ lăn dài. Ông Bằng không ngăn nổi quyết định của người con cả: "Hắn nói để bao giờ lo cho thằng Định học xong, con học tiếp cũng chưa muộn mà".

Ra Hà Nội hơn năm rồi mà ông không dám cho con đi đâu xa, cũng chẳng dám cho ai đèo Định đi đâu. "Đường xá, đi lại ở đây vừa chật vừa đông. Cháu nó chân tay ngắn quá, đi nhanh mà gặp ổ gà là dễ ngã lắm. Sắp tới Định đi thực tập xa, mình cũng đang phải tìm cách đưa cháu đi rồi bố trí công việc cho hợp lý nữa".

"Thôi, để cái buồn nó đấy. Mình gẩy bài Em là hoa Pơ-lăng cho bạn nghe nhé!". Tiếng đàn bầu réo rắt trong đêm, ở cái xóm nhỏ ấy nghe sao buồn thế!

Theo VNN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tin đang nóng

    Hé lộ cuộc gặp gỡ định mệnh của Midu - Minh Đạt vào 3 năm trước, Lan Ngọc và dàn sao Vbiz chứng kiến
    06:27:15 06/07/2024
    Tài tử Song Il Gook kể chuyện mất việc sau khi có Daehan - Minguk - Manse, ai dè nhận phản ứng "1 trời 1 vực" với Song Joong Ki
    07:31:09 06/07/2024
    "Cỗ xe tăng" Đức đổ gục và bật khóc sau trận thua Tây Ban Nha, Toni Kroos kết thúc sự nghiệp đầy nghiệt ngã
    08:21:11 06/07/2024
    Nam Thư bị tố đột nhập tài khoản chính thất, gây sức ép lên mẹ để xoá phốt
    10:42:34 06/07/2024
    "Chị đẹp" MLee ghi danh dự thi Miss Universe Vietnam 2024, chấn động cõi mạng
    07:15:07 06/07/2024
    Xót xa: Ronaldo thất thần, cố nén những giọt nước mắt cay đắng trong trận đấu cuối cùng tại Euro
    08:18:18 06/07/2024
    Bình Tinh muốn hàn gắn Vũ Luân và Hồng Loan, nói 1 câu ai cũng thấy mát lòng
    07:35:53 06/07/2024
    Hành trình 5 năm Baifern - Nine: Từ friend zone hoá người yêu như phim, ai dè kết thúc bằng drama "mẹ chồng"
    07:26:08 06/07/2024

    Tin mới nhất

    Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

    13:01:46 21/12/2022
    Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

    Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

    12:01:38 21/12/2022
    Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

    Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

    11:01:38 21/12/2022
    Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

    Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

    10:45:40 21/12/2022
    Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

    Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

    10:36:43 21/12/2022
    Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

    Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

    10:01:37 21/12/2022
    Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

    Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

    08:06:29 21/12/2022
    Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

    Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

    07:59:41 21/12/2022
    UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

    Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

    07:59:05 21/12/2022
    Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

    Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

    07:58:36 21/12/2022
    Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

    Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

    07:57:38 21/12/2022
    Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

    Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

    07:56:12 21/12/2022
    Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

    Có thể bạn quan tâm

    Những nẻo đường gần xa - Tập 30: Yên dứt khoát tình cảm với Vinh

    Phim việt

    13:02:42 06/07/2024
    Dù Vinh khẳng định luôn dành cho cô tình cảm trên mức đồng nghiệp, nhưng Yên thẳng thắn dứt khoát trong mối quan hệ không rõ ràng này.

    5 yếu tố nhận biết căn nhà xấu về phong thủy không nên bỏ qua

    Trắc nghiệm

    12:50:59 06/07/2024
    Những căn nhà đẹp không chỉ cần cấu trúc ấn tượng mà còn phải đảm bảo các yếu tố phong thủy giúp gia chủ giàu có, đón tài lộc.

    Nam Thư tiếp tục có động thái khó hiểu giữa scandal giật chồng

    Sao việt

    12:41:39 06/07/2024
    Trên Fanpage Nam Thư vẫn đăng lại những đoạn clip trong các chương trình, bộ phim mà cô từng tham gia. Động thái giữa ồn ào của Nam Thư nhận về nhiều lượt phẫn nộ của cư dân mạng

    Trần Nghiên Hy tỏ thái độ khác thường trong sinh nhật Trần Hiểu, mùi "toang" hệt kịch bản Huỳnh Hiểu Minh - Angelababy

    Sao châu á

    12:38:02 06/07/2024
    Thời gian gần đây, Trần Hiểu và Trần Nghiên Hy vướng tin ly hôn. Do đó, mọi động thái của họ đều được người hâm mộ và truyền thông theo dõi sát sao.

    "Siêu trộm" Hà Tĩnh cạy cốp xe lấy thẻ ATM, đoán trúng mật khẩu rút sạch t.iền

    Netizen

    12:32:29 06/07/2024
    Sáng 5/7, Công an huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Thành Vinh (30 t.uổi, trú xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh) và Phạm Thị Giang (25 t.uổi, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) về tội Trộm cắp tài sản.

    Thành tích âm nhạc của Jennie, Lisa sau khi BlackPink tách lẻ

    Nhạc quốc tế

    12:26:58 06/07/2024
    Các thành viên BlackPink có hướng đi riêng để phát triển sự nghiệp cá nhân trong các hoạt động solo, khẳng định vị trí của họ trong ngành âm nhạc.

    Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng' đầy rủi ro

    Thế giới

    12:26:02 06/07/2024
    Các nguồn tin quân sự Liban xác nhận rằng các vị trí quân sự nước này đã theo dõi vụ phóng khoảng 20 tên lửa đất đối đất từ phía Liban vào Israel và hệ thống phòng không Vòm Sắt của Israel đã đ.ánh chặn một số tên lửa.

    Dấu hiệu cảnh báo bệnh đục thủy tinh thể

    Sức khỏe

    11:59:47 06/07/2024
    Đục thủy tinh thể là tình trạng mà phần thủy tinh thể bị mờ đục dần theo thời gian. Mặc dù là bệnh phổ biến nhưng hầu hết các trường hợp không được phát hiện cho đến khi đã tiến triển và dần mất thị giác.

    Gửi que thử thai 2 vạch cho người yêu, ngỡ anh sang nhà hỏi cưới, ai ngờ anh lại chở tôi đến thẳng bệnh viện, còn nói đúng 1 chữ

    Góc tâm tình

    11:54:02 06/07/2024
    Thời đi học, tôi vốn là một cô sinh viên năng động, lanh lợi và có ngoại hình sáng nên không khó để khiến tôi gây được ấn tượng với hội đồng phỏng vấn và được nhận việc ngay lập tức.

    Cách làm món nộm sứa xoài xanh đơn giản

    Ẩm thực

    11:53:32 06/07/2024
    Nộm sứa xoài xanh là một món vô cùng hấp dẫn và dễ làm, sứa có vị ngọt thanh, giòn giòn kết hợp vị chua của xoài mang đến cảm giác rất ngon miệng khi thưởng thức.

    Ca sĩ Gia Hùng: Đi vào lòng người bằng khúc Bolero êm ái

    Nhạc việt

    11:52:35 06/07/2024
    Yêu, gắn bó với dòng nhạc Bolero hơn 20 năm qua, mới đây, ca sĩ Gia Hùng đã xuất sắc giành giải Á quân dòng nhạc Bolero Cuộc thi Giọng ca vàng Dân ca trữ tình và Bolero năm 2024.