Chuyện về giáo sư và ngoại ngữ

Theo dõi VGT trên

Chuyện về giáo sư và ngoại ngữ - Hình 1

Thông tư số 30 do Bộ GD – ĐT ban hành đã gây hiểu nhầm về việc bỏ quy định phải thạo một ngoại ngữ đối với các ứng cử viên chức danh giáo sư, phó giáo sư. Tuy nhiên, sau đó, Bộ GD-ĐT đã giải thích: Ứng viên xét đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư phải sử dụng thành thạo một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và giao tiếp được bằng tiếng Anh.

Xung quanh chủ đề này, PV có cuộc trò chuyện cùng TS Lê Đông Phương, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giáo dục đại học và nghề nghiệp, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (Bộ GD – ĐT) về thực trạng sử dụng tiếng Anh trong giới học thuật hiện nay.

Không “thạo ngoại ngữ” là một bước lùi

Thưa ông, ông có nhận xét gì về quy định sử dụng ngoại ngữ của các ứng viên giáo sư, phó giáo sư hiện nay?

Trước đây, có quy định là phó giáo sư có thể sử dụng tiếng Anh trong nghiên cứu, nôm na là không nhất thiết phải nghe, nói thành thạo. Còn giáo sư thì phải trình bày được nội dung các vấn đề học thuật của mình bằng tiếng Anh, ai muốn làm giáo sư cần có một bản báo cáo tóm tắt bằng tiếng Anh về kết quả nghiên cứu của mình. Tôi cũng biết có nhiều người đăng ký xét giáo sư đã phải đi nhờ người khác dịch báo cáo này từ tiếng Việt qua tiếng Anh về những công việc chuyên môn đã thực hiện được, các vị ấy học thuộc lòng để lên trình bày cho trôi chảy. Gần đây, Bộ GD – ĐT cũng đã thúc đẩy việc đưa tiêu chuẩn ngoại ngữ vào các yêu cầu đối với chức danh giáo sư, phó giáo sư.

Nếu không yêu cầu giáo sư, phó giáo sư phải thành thạo ngoại ngữ thì sẽ là một bước lùi lớn. Theo tôi, cần phải tăng thêm yêu cầu đòi hỏi ứng viên phải có công trình công bố bằng tiếng nước ngoài, trên tạp chí khoa học, sách của các nhà xuất bản có uy tín của nước ngoài. Chứ như hiện nay, một số ứng viên cứ tìm mọi cách để có báo cáo tại hội nghị quốc tế nhưng khá mông lung: “Hội nghị quốc tế” nhưng phải là ở nước nào, tính chất học thuật đến đâu? Thậm chí, nhiều người còn không xuất hiện, mà chỉ gửi bài đăng (vì có hội nghị, hội thảo đăng tất những bài được gửi đến).

Ở các nước, người ta quy định việc thành thạo ngoại ngữ đối với ứng viên giáo sư, phó giáo sư như thế nào?

Tiếng Anh là một sự ngầm định của giới học thuật quốc tế. Khi đã là giảng viên hay làm nghiên cứu khoa học thì phải ở một ngưỡng trình độ nào đó, phải thể hiện được năng lực của mình khi làm việc với các đồng nghiệp ở nước ngoài. Ở Nhật Bản, đã là giáo sư thì phải có bài báo bằng tiếng nước ngoài, xuất bản ở một tạp chí có uy tín phải sử dụng được ngoại ngữ đó trong giao tiếp học thuật. Còn ở Đức hoặc là một số các nước châu Âu, người ta có một sự mặc định là bên cạnh tiếng mẹ đẻ anh còn phải làm việc được bằng tiếng Anh. Tất nhiên, ở Việt Nam thì ngoài lựa chọn bằng tiếng Anh cũng có thể dùng tiếng Đức, tiếng Pháp hay tiếng Trung… nhưng mà phải sử dụng thành thạo.

Video đang HOT

Nếu không có quy định phải thành thạo ngoại ngữ, liệu có dẫn đến “lạm phát” số lượng giáo sư, phó giáo sư?

Đúng, nó lạm phát là bởi nhiều lẽ. Nếu tôi nhớ không nhầm thì đã từng có thống kê cho biết: Có khoảng 1/2 số giáo sư, phó giáo sư không làm việc trong các cơ quan học thuật. Nghĩa là ở ta vẫn còn phổ biến căn bệnh sính bằng cấp. Nhiều người sau khi học tiến sĩ xong, thấy còn thiếu thiếu thế là cố để được công nhận là phó giáo sư, rồi giáo sư. Trong nhiều cơ quan, khi sử dụng người lao động, người ta cũng ngầm định phó giáo sư là hơn tiến sĩ, giáo sư hơn phó giáo sư. Nhưng trong quy ước của quốc tế thì giáo sư, phó giáo sư nó chỉ là chức danh của công việc. Ở nhiều nước thì người ta mặc định là khi anh đi dạy đại học, anh sẽ có một cái hàm gọi là phụ tá giáo sư, rồi phó giáo sư, giáo sư. Vì vậy, ở nước ngoài những người trẻ tốt nghiệp tiến sĩ một vài năm cũng có thể trở thành phó giáo sư, vì đấy là chức danh. Ở ta thì bị hiểu sai, và mọi người cứ nghĩ đó là thể hiện đẳng cấp khoa học: Cứ là anh được công nhận là giáo sư là phải hơn anh chỉ có bằng tiến sĩ.

Tuy vậy, về mặt số lượng, có lẽ chúng ta vẫn chưa đủ giáo sư, phó giáo sư. Nếu nói đã đủ (những người có cống hiến nhiều cho xã hội) thì chắc là chưa đủ. Nhưng mà có thừa hay không thì cũng có thể nói rất thừa vì những người mang danh là giáo sư, phó giáo sư nhưng không giảng dạy, nghiên cứu. Điều này chúng ta cũng nên đặt câu hỏi ngược trở lại: Tại sao chúng ta cứ nhất thiết phải phong giáo sư, phó giáo sư cho những người không làm công tác dạy học hay là nghiên cứu?

Nên trả lại cho trường

Vì sao giáo sư, phó giáo sư ở ta thì nhiều nhưng các công trình được thế giới biết đến thì hầu như chưa có? Phải chăng, yếu ngoại ngữ cũng là một nguyên nhân?

Ở đây có hai vấn đề là ngoại ngữ và động lực công bố. Khi yêu cầu về công bố quốc tế không được đặt ra nghiêm túc thì khó bắt được họ thực hiện. Mặt khác, yêu cầu học thuật của các nhà xuất bản, các tạp chí quốc tế có uy tín thường rất cao nên người Việt Nam ít có công bố quốc tế là vậy. Viết (bằng ngoại ngữ) đã vất vả, mà viết đúng định dạng, khuôn mẫu của họ lại càng khó nên học giả Việt Nam thường không qua nổi cửa phản biện. Ngay một chuyện tưởng như là nhỏ là trích dẫn tài liệu tham khảo đã là cả một vấn đề lớn. Mỗi nhà xuất bản, mỗi tạp chí có quy định riêng về trích dẫn tài liệu, mà các học giả Việt Nam lại ít khi trích dẫn đúng cách nên “chịu thua”, không công bố nữa. Ngoài ra, lệ phí để công bố cũng là điều các học giả Việt Nam không kham nổi khi kinh phí nghiên cứu không có mục chi cho việc đó.

Ở các nước, việc bổ nhiệm chức danh giáo sư là việc của các trường, vậy ở ta có nên để các trường làm việc đó?

Đã đến lúc phải để cho các trường thực hiện việc phong chức danh. Tuy nhiên, Nhà nước có thể kiểm soát được bằng các tiêu chuẩn và hạn ngạch đối với các trường, các ngành học. Có quốc gia đưa tổng hạn ngạch chức danh giáo sư vào luật giáo dục đại học của họ, các trường cứ thế mà thực hiện. Để tránh “lạm phát” chức danh cần có quy chế xác định chặt chẽ khi nào trường được bổ nhiệm chức danh giáo sư và chức danh đó có ý nghĩa gì với nhà trường, với ngành học đó. Và các chức danh giáo sư cần được bổ nhiệm theo cơ chế cạnh tranh công khai cho tất cả mọi người, bất kể trong hay ngoài nhà trường, miễn là đáp ứng được các yêu cầu về học thuật và hành chính. Yêu cầu của chức danh cũng phải đưa ra các yêu cầu về phát triển khoa học, tránh hiện tượng được chức danh rồi thì không làm gì nữa.

Theo ông, ở Việt Nam, các trường có đủ năng lực không, nếu được giao việc này?

Cái này tùy theo quyền hạn được giao. Nếu giao quyền quá thoáng thì e các trường không đủ sức, ngược lại, quá hạn chế thì chẳng còn gì để thực thi. Vấn đề là phải nắm bắt tình hình và có các điều chỉnh phù hợp để phát huy năng lực của các trường mà không làm hỏng ý nghĩa của chức danh. Như đã nói, vấn đề còn là ở chỗ ta hiểu chữ “giáo sư” như thế nào. Nếu theo thông lệ quốc tế thì vấn đề bổ nhiệm chức danh giáo sư không phải là vấn đề quá lớn và khi rời khỏi chức vụ (giảng dạy) đó, người ta cũng sẽ vui vẻ từ bỏ chức danh giáo sư của mình.

Xin cảm ơn ông!

Theo SVVN

Harvard điều tra 125 sinh viên trong vụ gian lận gây chấn động

ĐH Harvard đang điều tra 125 sinh viên với cáo buộc không trung thực, giáo sư đứng lớp Platt chưa có bình luận về vụ này. Đây là vụ gian lận chưa có t.iền lệ về vi mô và mức độ ở ĐH hàng đầu thế giới.

Trong tuần rồi, ĐH Harvard của Mỹ, trường danh tiếng nhất thế giới, bất ngờ đưa ra thông tin gây chấn động trong làng học thuật. Trường đang điều tra 125 sinh viên với cáo buộc "không trung thực trong học thuật, từ phối hợp trái phép cho đến đạo văn".

Ban lãnh đạo nhà trường chưa công bố tên khóa học nhằm bảo vệ danh tính của các sinh viên trong lúc điều tra. Tuy nhiên, báo Harvard Crimson đưa tin đây là lớp học quản lý công, khóa học mang tên "Trình bày trước quốc hội", có 279 sinh viên do Giáo sư Matthew B.Platt giảng dạy.

Khi kiểm tra lại điểm các bài thi cuối khóa vào tháng 5, một giáo sư phát hiện có nhiều điểm giống nhau trong các bài thi và lập tức báo cho ban quản lý nhà trường. Sau khi tiến hành xem xét lại bài thi của tất cả sinh viên tham dự khóa học nói trên, ban quản lý kết luận gần phân nửa số bài thi có dấu hiệu phối hợp.

Harvard điều tra 125 sinh viên trong vụ gian lận gây chấn động - Hình 1

ĐH Harvard của Mỹ đang điều tra việc các sinh viên phối hợp ý tưởng trong khi làm bài khóa luận

Quy định không rõ ràng?

Điểm cho khóa học nói trên hoàn toàn dựa vào các bài kiểm tra làm tại nhà. Sinh viên có nhiều ngày để hoàn tất bài làm và các nghiên cứu sinh chấm những bài kiểm tra này. Nhiều sinh viên than phiền các nghiên cứu sinh không thống nhất từ cách cho điểm đến khái niệm nguồn tham khảo. Do đó, theo sinh viên, họ phải thường chia sẻ ghi chú từ bài giảng của Giáo sư Platt, từ các đợt thảo luận trong lớp và các tài liệu mà họ tin mình được phép sử dụng.

"Tôi chỉ là người chia sẻ ghi chú, nhưng bây giờ lại mắc kẹt trong vụ này. Mọi người trong lớp đều chia sẻ ghi chú, nên khó tránh các câu trả lời trong bài kiểm tương tự nhau", một sinh viên đang đối mặt cáo buộc gian lận cho hay.

Quy định cho việc làm bài thi tại nhà nêu rõ: "Bài thi hoàn toàn mở, được tham khảo sách, ghi chú và internet... Tuy nhiên, vẫn phải tuân theo các hướng dẫn tương tự áp dụng cho các bài thi tại lớp. Đặc biệt, sinh viên không được thảo luận với người khác". Nhiều sinh viên cho hay việc trao đổi với nghiên cứu sinh về bài thi là chuyện phổ biến.

Một sinh viên kể rằng khi đến hỏi nghiên cứu sinh về bài thi cuối khóa thì thấy có một nhóm sinh viên ở đó hỏi về một câu hỏi trong bài thi có thuật ngữ lạ. Sinh viênnày cho hay nghiên cứu sinh đã định nghĩa thuật ngữ đó cho họ. Một số sinh viênthừa nhận có chia sẻ ý tưởng và tài liệu ngay trong tuần mà họ được giao làm bài thi. Tuy nhiên, tất cả sinh viên trả lời phỏng vấn báo The Boston Globe đều cho rằng các quy định cho bài thi nói trên không rõ ràng nên họ không nhận ra mình đang gian lận. Trong khi đó, một số giáo sư ĐH Harvard nhấn mạnh rằng sinh viênphải biết một bài thi cuối khóa có yêu cầu cao hơn so với các bài luận được giao trong khóa học.

Hình phạt

ĐH Harvard vẫn đang tiếp tục điều tra và giáo sư đứng lớp Platt cùng các nghiên cứu sinh chưa có bình luận về vụ này. Tuy nhiên, nếu có đầy đủ bằng chứng cho thấy những sinh viên bị nghi thật sự gian lận, họ có thể nhận nhiều hình phạt khác nhau từ cảnh cáo cho đến bị đình chỉ học một năm. Những người đã tốt nghiệp có thể bị tước văn bằng. "Đây là vụ chưa có t.iền lệ về vi mô và mức độ", The New York Times dẫn lời Trưởng phòng Đào tạo ĐH Harvard Jay Harris.

Theo Thanh Niên

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Thực hư thông tin bạn trai Khánh Vân là chồng cũ ca sĩ đình đám Vbiz
14:06:38 03/07/2024
Sở GD-ĐT vào cuộc vụ giám thị ký nhầm giấy thi, làm thí sinh mất 20 phút làm bài
15:30:02 03/07/2024
Vũ Luân tuyên bố quỳ xuống tạ lỗi nếu có bằng chứng, khi Hồng Loan tố quay lưng
17:21:45 03/07/2024
Bạn thân Vũ Linh lên tiếng chuyện Vũ Luân cạch mặt Hồng Loan, bênh vực chị Ni
14:17:14 03/07/2024
Nữ diễn viên công khai thông tin chiếm sóng MXH sau 7 năm người cũ đột ngột qua đời
15:19:15 03/07/2024
Nam Em bất ngờ khoe ảnh cưới nhưng phản ứng từ cư dân mạng mới gây chú ý
16:26:01 03/07/2024
Midu để lộ thái độ với chị em dâu trong đám cưới, hot hơn cả mẹ chồng - nàng dâu
16:33:09 03/07/2024
Phạm Như Phương ung dung vui vẻ bên bạn trai dù bị gần 100.000 người quay lưng
14:43:23 03/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nữ diễn viên đuổi chồng CEO hơn 15 t.uổi khỏi nhà, 1 nam ca sĩ đình đám phơi bày nguyên nhân đằng sau

Sao châu á

20:04:46 03/07/2024
Ngày 3/7, Wikitree đưa tin cuộc hôn nhân của nữ diễn viên So Yoo Jin và đầu bếp kiêm CEO nổi tiếng xứ Hàn Baek Jong Won trở thành tâm điểm chú ý.

Rầm rộ hình ảnh Thúy Ngân xuất hiện cùng 1 em bé trong phòng sinh

Sao việt

20:01:19 03/07/2024
Là người kín tiếng trong chuyện đời tư thế nhưng Thúy Ngân liên tục trở thành nhân vật trong những tin đồn g.ây s.ốc của Vbiz.

'Mình yêu nhau, bình yên thôi' tập 88: Hân đồng ý không ly hôn?

Phim việt

19:57:13 03/07/2024
Mình yêu nhau, bình yên thôi tập 87 có những diễn biến cho thấy cuối cùng kế hoạch cua lại vợ của Đức Anh cũng thành công.

Tôi 68 t.uổi, sau khi trải qua 2 hình thức là thuê giúp việc chăm sóc và vào viện dưỡng lão, tôi mới hiểu ra nơi nào là tốt nhất trong những năm cuối đời

Góc tâm tình

19:42:17 03/07/2024
Cuối cùng tôi cũng hiểu, nơi tốt nhất để thuộc về những năm cuối đời thực sự là ở cạnh các con.Biết tôi không phải con ruột nhưng bố vẫn giấu giếm cho vợ,

5 phim Hoa ngữ đạt điểm cao nhất nửa đầu 2024: Dữ Phượng Hành và Mặc Vũ Vân Gian bất ngờ thua đau trước một cái tên lạ hoắc

Phim châu á

19:32:44 03/07/2024
Danh sách phim Hoa ngữ có điểm cao nhất khiến khán giả bàn tán xôn xao khi ngôi vương thuộc về một cái tên vô danh lạ hoắc.

Món 'đặc sản' khiến một người bị sán ký sinh khắp cơ thể

Sức khỏe

19:31:10 03/07/2024
Đồng thời, người dân cần ăn chín uống sôi, vệ sinh tay trước khi ăn. Người lớn, trẻ nhỏ cần tẩy giun định kỳ 6 tháng đến một năm một lần.

Sư Tử cần hâm nóng tình yêu, Bảo Bình tràn đầy năng lượng ngày 4/7

Trắc nghiệm

19:18:43 03/07/2024
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 4/7 dự đoán vận trình sự nghiệp, tài lộc, tình duyên... giúp bạn chủ động ứng phó vận xui hay may mắn đến với mình

Miền Bắc có nơi mưa lớn gần 500mm, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất

Tin nổi bật

19:17:05 03/07/2024
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với vùng áp thấp nóng phía Tây, từ chiều qua (2/7) đến chiều nay (3/7), mưa lớn đã bao phủ nhiều khu vực ở miền Bắc.

Phối đồ tuyệt đẹp với quần shorts trắng

Thời trang

18:50:10 03/07/2024
Quần shorts là trang phục phóng khoáng và đậm chất street style. Tùy theo sở thích và phong cách thời trang cá nhân mà các cô gái có thể diện chúng theo kiểu năng động, quyến rũ hoặc thanh lịch, trẻ trung.

Gợi ý thực đơn bữa cơm mùa hè đủ đầy dinh dưỡng với 3 món dễ nấu

Ẩm thực

18:09:37 03/07/2024
Hãy thử tham khảo gợi ý thực đơn cơm tối tuyệt vời với 3 món dễ nấu sau đây. Không những thơm ngon, hấp dẫn mà còn cực kỳ phù hợp để xua tan cái nóng của mùa hè.

NSX Anh Trai Say Hi im lặng trước việc sử dụng bản đồ không có Hoàng Sa - Trường Sa, khán giả kịch liệt tẩy chay

Tv show

17:26:26 03/07/2024
Sau khi thông tin và hình ảnh Anh Trai Say Hi sử dụng bản đồ Việt Nam không có 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa được chia sẻ, đông đảo khán giả không khỏi bức xúc.