Chuyên gia gọi người chưa tiêm vaccine là ‘nhà máy biến chủng’
Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cảnh báo người chưa tiêm vaccine Covid-19 có thể trở thành môi trường sản sinh ra các biến chủng mới của virus.
“Người chưa tiêm vaccine chính là nhà máy tạo biến chủng tiềm năng”, tiến sĩ William Schaffner, giáo sư tại Khoa Bệnh truyền nhiễm của Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt, bang Tennessee, Mỹ, cảnh báo. “Càng nhiều người chưa tiêm chủng, virus càng có nhiều cơ hội”.
Tiến sĩ Schaffner cho biết cơ thể người nhiễm chính là môi trường để virus liên tục biến đổi và có thể sản sinh ra biến chủng nguy hiểm hơn ban đầu.
Dù phần lớn những biến đổi không có tác dụng gì đối với virus và một số thậm chí có thể khiến virus bị suy yếu. Nhưng đôi khi, các đột biến sẽ tạo ra một biến thể dễ dàng lây lan hơn hoặc có khả năng lây nhiễm cho nhiều vật chủ khác nhau.
Một điểm tiêm chủng vaccine ở Newark, bang New Jersey tháng 5. Ảnh: NYTimes.
Video đang HOT
“Khi các biến đổi xảy ra ở virus, những đột biến tồn tại dai dẳng thường khiến virus dễ dàng lây lan trong cộng đồng”, Andrew Pekosz, nhà vi sinh học và miễn dịch học tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg, nói. “Mỗi khi virus biến đổi là một lần chúng có thêm các nền tảng khác nhau để tăng đột biến”.
Các đột biến sẽ khiến virus trở nên nguy hiểm hơn chủng gốc xuất hiện ở Trung Quốc. Biến thể Alpha, hay B.1.1.7, đã trở thành chủng trội ở Mỹ vào cuối mùa xuân vừa qua nhờ khả năng lây lan dễ dàng. Nhưng biến chủng Delta hiện tại thậm chí dễ dàng lây nhiễm hơn và dự kiến trở thành chủng thống trị ở nhiều nước, gồm cả Mỹ.
Các loại vaccine sẵn có vẫn có thể bảo vệ con người trước các loại biến chủng hiện tại, nhưng chuyên gia cảnh báo điều này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào nếu để virus tiếp tục có cơ hội đột biến. Đó là lý do bác sĩ và giới chức y tế công cộng thúc giục nhiều người nhanh chóng tiêm vaccine.
“Chúng ta để virus lây lan càng nhiều, virus càng có nhiều cơ hội biến đổi”, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói tháng trước.
Mỹ thay đổi chiến lược tiêm chủng đối phó biến thể Delta
Khi tốc độ tiêm chủng chậm lại và biến thể mới lây lan nhanh, Mỹ ráo riết tung ra các chương trình vận động hướng đến 55 triệu người chưa tiêm vaccine.
Biến thể Delta được phát hiện lần đầu tại Ấn Độ đang lây lan nhanh ở Mỹ, chiếm khoảng 1/5 mẫu virus được giải trình tự gene. Nhiều người nhiễm virus còn trẻ và chưa được tiêm chủng.
Tỷ lệ tiêm chủng tại nước này đã giảm xuống dưới một triệu liều một ngày và vẫn chưa có dấu hiệu thay đổi. Chính phủ thừa nhận sẽ không thể đạt mục tiêu chích ngừa cho 70% người trưởng thành vào ngày 4/7. Tại Mỹ, khoảng 170 triệu người đã tiêm ít nhất một liều vaccine, 46,4% dân số tiêm đủ hai liều.
Trước tình hình đó, chính quyền Tổng thống Joe Biden đang cử những quan chức hàng đầu tới các bang, tung ra các quảng cáo và vận động các nhà tổ chức hoạt động cộng đồng thuyết phục người dân đi tiêm vaccine.
Ông Biden đã đến thăm một điểm tiêm chủng di động ở Raleigh, bang North Carolina, ngày 24/6. Tổng thống nhấn mạnh: "Biến chủng mới, nguy hiểm tiếp tục xuất hiện. Nó là biến chủng phổ biến nhất ở Mỹ và những người không được tiêm chủng sẽ rất dễ bị tổn thương".
"Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân khỏi virus và các biến chủng là tiêm phòng đầy đủ. Vaccine hiệu quả, miễn phí, an toàn, dễ dàng và tiện lợi", ông Biden cho hay.
Khu vực chờ tại trung tâm tiêm chủng hàng loạt ở Newark, bang New Jersey, Mỹ. Ảnh: NYTimes.
Trước đó, Đệ nhất phu nhân Jill Biden cũng đưa một phụ nữ tới điểm tiêm phòng ở Kissimmee, bang Florida. Doug Emhoff, chồng của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, bay hàng nghìn km để thăm ít nhất 18 đến 19 điểm tiêm vaccine ở các bang. Chính quyền còn vận động người nổi tiếng tham gia khuyến khích mọi người tiêm phòng.
"Chúng tôi sẽ không chỉ mở các điểm tiêm chủng đại trà, mà còn mang vaccine đến tận nhà, huy động những phòng khám di động. Chúng tôi đã thành lập các điểm tiêm chủng tại nhà thờ, tiệm cắt tóc, cửa hàng tạp hóa", Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS) Xavier Becerra cho biết.
Theo Tổng Y sĩ Mỹ Vivek Murthy, thông điệp chính là: "Nếu bạn đã tiêm phòng, bạn sẽ được bảo vệ. Nếu không, mối đe dọa từ biến thể sẽ gia tăng".
Đối tượng mà chiến dịch nhắm đến là 55 triệu cư dân chưa tiêm chủng, tư tưởng đang dao động giữa việc tiêm hay không tiêm. Theo các nhà phân tích tại HHS, phần lớn nhóm này nằm trong độ tuổi 18-29, không học lên đại học và có quan điểm chính trị độc lập.
Thành công sớm trong việc tiêm chủng kéo theo nhiều thách thức mới. Số ca nhiễm và tử vong đã giảm xuống mức chưa từng thấy kể từ khi đại dịch bùng phát. Vì vậy, các nhà chức trách cho rằng ngày càng khó thuyết phục người Mỹ về tính cấp bách của việc tiêm phòng, đặc biệt là người trẻ tuổi - những người ít có nguy cơ mắc biến chứng nghiêm trọng liên quan đến Covid-19.
Bên cạnh đó, một số quan chức cho rằng việc chính quyền Biden loại bỏ hộ chiếu vaccine là một rào cản đối với chiến dịch tiêm chủng. Tiến sĩ Leana Wen, cựu ủy viên y tế Baltimore, cho biết một hệ thống liên bang để xác minh tình trạng tiêm chủng của người dân có thể là một động lực thúc đẩy tiêm ngừa Covid-19. Tuy nhiên, chính phủ không có kế hoạch thiết lập cơ sở dữ liệu về những người đã được tiêm phòng, theo ông Murthy.
Làn sóng đóng cửa các trung tâm tiêm chủng Mỹ Hàng loạt trung tâm tiêm chủng Covid-19 lớn đang lần lượt đóng cửa trên các bang của Mỹ vì không còn người đến, dù tỷ lệ tiêm vaccine chưa đạt mục tiêu. Chỉ còn 6 lọ vaccine Covid-19 trong tủ lạnh, một y tá của lực lượng không quân đang làm việc và lác đác vài bệnh nhân tại trung tâm tiêm chủng...