Chuyên gia giáo dục góp ý về thi đại học 2016

Theo dõi VGT trên

Một số chuyên gia giáo dục cho rằng, xét tuyển nguyện vọng theo ngành thay vì trường sẽ hợp lý hơn và Bộ GD&ĐT nên giao tuyển sinh cho các trường.

Giảm áp lực kỳ thi tốt nghiệp

Nhiều chuyên gia giáo dục đề xuất tách thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học. Điều này đồng nghĩa việc trở về kỳ thi cũ nhưng được thực hiện dưới tinh thần mới: Tốt nghiệp giảm nhẹ, tăng tự chủ cho các trường trong tuyển sinh đại học.

Theo PGS Văn Như Cương – Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội – việc xét tốt nghiệp nên giao cho các Sở GD&ĐT thực hiện theo cách đơn giản và nhanh chóng.

Bài thi có thể áp dụng hình thức đ.ánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội (một bài tổng hợp duy nhất bao gồm tất cả các môn) hoặc tương đương bài thi học kỳ II của lớp 12. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp là 99% hay 100% không phải vấn đề quan trọng.

Kỳ thi tuyển sinh đại học nên giao quyền tự chủ cho các trường theo mô hình riêng. Thí sinh đã tốt nghiệp phổ thông là có quyền vào bất kỳ trường đại học nào nếu được nhận.

Chuyên gia giáo dục góp ý về thi đại học 2016 - Hình 1

GS Trần Hồng Quân (bên phải) – Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ. Ảnh: Quyên Quyên.

Về vấn đề này, GS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng GD&ĐT nêu ý kiến, thi tốt nghiệp THPT nên theo hướng mang tính kiểm tra và giao cho các Sở GD&ĐT.

“Chúng ta không nên quá quan tâm đến tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao”, GS Quân nói và cho rằng, có thể tạo nhiều kỳ thi tốt nghiệp THPT trong năm để giảm áp lực về một kỳ thi duy nhất.

Về tuyển sinh vào CĐ, ĐH, Bộ GD&ĐT nên xây dựng nguyên tắc cơ chế chung để quản lý, các trường tự chủ trong tuyển sinh.

Khắc phục hạn chế của kỳ thi trước

Video đang HOT

Sau năm đầu thực hiện kỳ thi THPT quốc gia, nhiều ý kiến đóng góp khắc phục hạn chế như: Rút ngắn thời gian xét tuyển, nâng cấp phần mềm tuyển sinh, giảm số lượng xét nguyện vọng…

Về số lượng môn thi tốt nghiệp, GS Trần Hồng Quân cho rằng nên thi tất cả các môn, tránh tình trạng học lệch, tăng cường học toàn diện. Việc tồn tại môn thi tự chọn dẫn đến ngay từ đầu vào THPT, học sinh chỉ học 4 môn dự kiến thi mà lơ là môn học khác.

Nguyên Bộ trưởng GD&ĐT cũng cho rằng, thí sinh được đăng ký tới 16 nguyện vọng xét tuyển là không hợp lý, mà chỉ nên đăng ký 1-2 nguyện vọng về ngành thay vì vào trường. Bởi ngành học mới là điều quan trọng sẽ theo đuổi các em cả đời.

Về đề thi, Giám đốc Trung tâm Kiểm định Hiệp hội các trường CĐ, ĐH Việt Nam đề xuất: Bộ GD&ĐT nên thành lập và chuẩn hóa ngân hàng đề thi tạo mặt bằng chung cho các trường trong việc tuyển sinh đại học. Điều này cũng đồng nghĩa có thể tổ chức kỳ thi nhiều lần trong năm để giảm áp lực.

Theo ông Võ Thế Quân – Hiệu trưởng ĐH Đông Đô, với cách ghép hai kỳ thi vào một dẫn đến cấu trúc đề thi chưa hợp lý, đ.ánh giá không chính xác năng lực người học.

“Đề thi có 60% câu hỏi dễ, 40% câu hỏi khó, như vậy một học sinh đạt 8 điểm vào trường đại học thì chỉ có 2 điểm ở mức nâng cao. Điều này cho thấy chất lượng đầu vào đại học năm nay giảm”.

Đ.ánh giá tầm quan trọng của đề thi, GS Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh: Trắc nghiệm phản ánh chất lượng kỳ thi, còn tự luận phụ thuộc năng lực người chấm, vì vậy, cần chuẩn bị thật tốt câu hỏi cho đề trắc nghiệm.

GS Thiệp đề xuất nên chuyển tất cả các môn thi sang trắc nghiệm, riêng Toán và Văn có câu tự luận ngắn. Điều này cũng rút ngắn thời gian thi và giảm áp lực cho người học.

Về khâu tổ chức thi, ông Bùi Quang Thái – Phó trưởng phòng Tổ chức thi, Sở GD&ĐT Hà Nội kiến nghị, Bộ GD&ĐT nên thực hiện công việc tác động, thăm dò, lấy ý kiến từ các Sở để góp ý cho kỳ thi đại học diễn ra tốt hơn. Trong đó, Sở GD&ĐT sẽ tổ chức thăm dò ý kiến trực tiếp từ học sinh, tạo tâm lý sẵn sàng cho các em.

Nên mời chuyên gia tâm lý góp ý kỳ thi

Kỳ thi THPT quốc gia 2015 vừa qua tạo nhiều biến động về tâm lý cho học sinh, giáo viên. TS Lê Trường Tùng – đại điện ĐH FPT đề xuất mời chuyên gia tâm lý xã hội góp ý cho kỳ thi để giảm thiểu hiệu ứng tâm lý số đông. Bằng chứng, trong kỳ thi 2015, việc nộp – rút hồ sơ, thay đổi nguyện vọng tạo nên hiệu ứng không hay về mặt xã hội.

“Chúng ta phải đặt ra mục tiêu làm sao để các em thi xong hạn chế ở trọ, di chuyển chỉ trong bán kính 100 km”, TS Tùng nói.

Theo Zing

PGS Văn Như Cương: Ai cũng vào đại học là lạc hậu

Theo PGS Văn Như Cương, nền giáo dục hiện tại là ứng thí, phục vụ "toàn dân lên lớp, toàn dân vào đại học".

Sáng 23/10, tại Hà Nội, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Hiệp hội giáo dục vì mọi người và Hội khuyến học Việt Nam tổ chức tọa đàm "Góp ý cho chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể".

Theo PGS Văn Như Cương, chúng ta đang sống trong xã hội hiếu học lạc hậu, bởi ai cũng muốn vào đại học, trong khi số đông sinh viên ra trường không có việc làm. Nhiều trường dạy nghề, đảm bảo công việc sau tốt nghiệp nhưng ít người học.

Ông khẳng định, đây là nền giáo dục ứng thí, phục vụ "toàn dân lên lớp, toàn dân vào đại học", không đảm bảo việc cải thiện chất lượng cuộc sống. Điều này sẽ gây hậu quả về vấn đề nguồn lực lao động.

PGS Văn Như Cương: Ai cũng vào đại học là lạc hậu - Hình 1

PGS Văn Như Cương cho rằng, đổi mới giáo dục phải nêu bật bằng cấp không có giá trị. Ảnh: Quyên Quyên.

"Khi đất nước hội nhập ASEAN, chúng ta có thể thất bại vì phải nhập thợ chất lượng cao của nước ngoài, còn thợ Việt Nam chỉ đi làm thuê ở những ngành nghề đơn giản", PGS Cương nói .

Từ đó, ông cho rằng, việc đổi mới giáo dục phải nêu bật được bằng cấp không có giá trị. Học tập phải tạo ra nguồn lao động giỏi, sản xuất tốt. Học tập là công việc suốt đời, học trong SGK chưa bao giờ là đủ.

PGS Văn Như Cương bày tỏ: "Tôi thương con em chúng ta khi phải học đủ mọi thứ như công dân với giáo dục, ý thức tư duy, biện chứng, vật chất nhưng nhiều em không biết làm gì, kể cả việc nấu cơm, rửa bát, lau cửa kính. Vì tất cả đều đã có ôsin, gia sư".

Đồng tình với PGS Văn Như Cương, GS.TS Nguyễn Như Ý - nguyên Tổng biên tập NXB Giáo dục cho rằng, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phải đề cập đến mục tiêu giáo dục. Trong đó, chúng ta cần nhìn nhận thẳng vào thực tế.

"Hàn Quốc từng chỉ ra những khiếm khuyết của nền giáo dục nước họ để đổi mới. Đó là nền giáo dục ứng thí, học để thi, sẽ triệt tiêu sự sáng tạo. Họ thẳng thắn nhìn nhận nếu muốn có nhà khoa học như Isaac Newton hay họa sĩ Picasso là rất ngông nghênh", GS.TS Nguyễn Như Ý nói.

Trong khi đó, nhà giáo ưu tú Hồ Quang Diệu, đại diện trường THPT Đông Đô (Hà Nội) - người có kinh nghiệm 55 năm trong ngành giáo dục - lo ngại về chất lượng đầu vào đại học.

Ông chỉ ra kết cấu của đề thi bao gồm 60% câu hỏi dễ, 40% câu hỏi khó, trong khi nhiều trường lấy 18 điểm (3 môn), chứng tỏ trình độ vào đại học chỉ ở mức phổ thông.

Nói về kỳ thi THPT quốc gia, ông Diệu khẳng định, chất lượng vào đại học không đảm bảo, nguyện vọng của học sinh không đảm bảo dẫn đến tổng thể giáo dục "rối như canh hẹ".

Bỏ ngỏ phân luồng học sinh sau THCS

Nhận xét về Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đưa ra một số góp ý gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Trong đó, Việt Nam cần đặc biệt ưu tiên học tập kinh nghiệm của những nước có hệ thống giáo dục phổ thông tương tự theo định hướng của Nghị quyết 29.

Vấn đề phân luồng học sinh sau THCS vẫn đang bỏ ngỏ. Xu hướng chung hiện nay chương trình giáo dục phổ thông ở nhiều nước được phân luồng thành: Trung học nghề, trung học phổ thông kỹ thuật và trung học phổ thông. Trong khi đó, đề án của chúng ta chỉ đề cấp định hướng nghề nghiệp sau THCS.

Theo đ.ánh giá của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, đối với một số môn học, việc chuyển dần từ tích hợp rộng, tích hợp vừa đến phân hóa là hợp lý. Tuy nhiên, một số lưu ý là tên các môn học tích hợp nên phù hợp những quy định hiện hành của UNESCO.

Ví dụ, chúng ta không gọi Khoa học Xã hội (theo cách gọi của Liên Xô cũ) mà gọi là Khoa học Xã hội - Nhân văn (vì Lịch sử thuộc Nhân văn); Không xếp Địa lý tự nhiên vào Khoa học Xã hội...

Môn khoa học tự nhiên nên nhóm từ 4 phân môn: Khoa học Vật lý (gồm Vật lý và Hóa học), Khoa học Đời sống (gồm sinh học, sinh thái, giải phẫu, sinh lý...) và khoa học Trái đất (gồm Địa chất, Địa lý tự nhiên, Khí hậu - Khí tượng)...

Cấp THPT chỉ nên đưa vào các môn học đơn môn cho phù hợp với tính chất phân hóa.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Rần rần clip Nam Thư bị tát 50 cái vì tội giật chồng, chia sẻ của "kiều nữ làng hài" mới là điều bất ngờ
21:47:49 05/07/2024
Một Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam cưới gấp để "chạy bầu"?
20:05:20 05/07/2024
Phì cười với biểu cảm hài hước của cặp sinh đôi nhà Phương Oanh, ai cũng bình luận: Sao y bản chính bố Bình
20:01:15 05/07/2024
Lâm Tâm Như hé lộ tình trạng Trần Nghiên Hy - Trần Hiểu, vô tình làm lộ bằng chứng cặp sao đổ vỡ?
19:38:18 05/07/2024
NS Thảo Nguyên vừa qua đời: Làm bảo vệ bán bánh mì, nằm liệt giường 10 mấy tháng
21:52:37 05/07/2024
'Kiều nữ làng hài' Nam Thư: U40 vẫn lẻ bóng, từng lỡ dở với diễn viên 'L.ật m.ặt'
21:15:40 05/07/2024
6 dấu hiệu lạ của Baifern - Nine Naphat trước khi "toang": Đàng trai vương vấn, đàng gái lại dứt khoát bất ngờ
22:31:49 05/07/2024
Baifern Pimchanok có chia sẻ đầu tiên sau khi Nine Naphat tuyên bố chia tay, trạng thái tinh thần ra sao?
23:53:48 05/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nghiên cứu mới hé lộ khả năng bất ngờ của hà mã

Lạ vui

01:02:31 06/07/2024
Hà mã nổi tiếng với thân hình to lớn (có thể nặng tới 2 tấn), song vẫn có khả năng phi nước rút ấn tượng trong những trường hợp khẩn cấp. Phát hiện này vừa được công bố trong nghiên cứu đăng trên tạp chí PeerJ.

Bóc giá tủ đồ của Lisa trong MV Rockstar

Phong cách sao

01:01:35 06/07/2024
Ra MV comeback solo mang tên Rockstar, Lisa lột xác với tạo hình vô cùng cá tính. Khán giả dành cho cô nàng lời khen ngợi không chỉ bởi tài năng âm nhạc mà còn nằm ở vẻ ngoài đầy ma mị của người đẹp gốc xứ Thái.

Uống nước ấm vào sáng sớm có tác dụng gì?

Sức khỏe

00:29:57 06/07/2024
Tuy nhiên, liệu thói quen này có thực sự mang lại những lợi ích sức khỏe như nhiều người vẫn tin hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nam Thư từng bị chỉ trích vì hành động ôm ấp sát rạt một sao nam có vợ

Sao việt

23:52:11 05/07/2024
Diễn viên Nam Thư từng nhận về những bình luận tiêu cực khi có hành động thân thiết với một sao nam đã có gia đình.

Lộ bằng chứng nữ TikToker nổi tiếng có hành động "đi quá giới hạn" dù mới lên xe hoa?

Netizen

23:27:16 05/07/2024
Sau thời gian yên ắng hậu đường ai nấy đi , cặp đôi S và D bất ngờ trở thành chủ đề bàn luận của cộng đồng mạng.

Thánh nữ cosplay quay lại nghiệp cũ, fan nam vẫn đắm đuối như thuở nào

Cosplay

23:21:29 05/07/2024
Sau thời gian tập trung cho gia đình và dự án cá nhân, nữ coser nức tiếng quay lại sân chơi với những màn biến hình ấn tượng.

Không nhiều lời thoại, "Vùng Đất Câm Lặng: Ngày Một" vẫn âm thầm phá đảo phòng vé

Phim âu mỹ

23:15:58 05/07/2024
Ngay từ khi ra mắt, những lời khen ngợi dành cho VÙNG ĐẤT CÂM LẶNG: NGÀY MỘT (tựa gốc: A QUIET PLACE: DAY ONE) đã được minh chứng bằng màn trình diễn tại phòng vé.

Chuyện tình ngọt ngào của Nine Naphat - Baifern Pimchanok trước khi chia tay

Sao châu á

23:10:48 05/07/2024
Từ bạn diễn ăn ý, Nine Naphat - Baifern Pimchanok trở thành đôi tình nhân được săn đón hàng đầu Thái Lan. Chuyện tình ngọt ngào của họ từng đốn tim bao khán giả trước khi cả hai chia tay trong tiếc nuối.

Phương Oanh sau sinh có làn da sáng, khỏe mạnh nhờ một cách chăm sóc đáng tham khảo

Làm đẹp

23:05:28 05/07/2024
Phương Oanh sau sinh không chỉ giảm cân thành công, cô còn sở hữu làn da sáng, khỏe mạnh nhờ biết cách chăm sóc.

'Bản sao NSND Thu Hiền' khiến Đại Nghĩa 'xấu hổ' nhớ chuyện cũ

Tv show

23:04:57 05/07/2024
Phần trình diễn của thí sinh Phạm Dương Gia Hân trên sân khấu Biến hóa bất ngờ khiến MC Đại Nghĩa nhớ lại màn hóa thân thành NSND Thu Hiền của mình.

Khlóe Kardashian bị chỉ trích vì để con gái 6 t.uổi trang điểm quá đậm

Sao âu mỹ

23:01:20 05/07/2024
Dù bị khán giả la ó khi để con gái 6 t.uổi - True trang điểm lòe loẹt trong buổi biểu diễn khiêu vũ gần đây nhưng Khlóe Kardashian không hề quan tâm.