Chuyên gia: ‘Đà tăng của giá dầu vẫn chưa kết thúc’

Theo dõi VGT trên

Giá dầu quay đầu bật tăng sau đợt điều chỉnh giảm ngắn ngủi, giới quan sát cảnh báo đà tăng của giá dầu vẫn chưa kết thúc.

Giá dầu thế giới quay trở lại đà tăng sau chuỗi ngày hạ nhiệt ngắn ngủi. Theo dữ liệu từ Trading Economics, cả dầu thô Brent và dầu WTI đều được giao dịch trên ngưỡng giá quan trọng 100 USD/thùng. Cụ thể, giá dầu WTI tăng 1,17% so với 24 giờ trước đó lên 104,15 USD/thùng, còn giá dầu Brent ở mức 107,7 USD/thùng, ghi nhận mức tăng 1,04%.

Giá dầu thế giới bắt đầu xuất hiện dấu hiệu lao dốc mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần và cùng hạ xuống dưới 100 USD/thùng từ ngày 15-16/3. Tuy nhiên, giá loại năng lượng này bắt đầu trở lại đà tăng giá vào ngày 17.

Giá dầu thô dường như đã kết thúc đợt điều chỉnh giảm và giờ ổn định trên mức 100 USD/thùng, cho đến khi tình hình địa chính trị ở Ukraine và các cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân với Iran trở nên rõ ràng hơn“, chuyên gia tài chính Edward Moya (có trụ sở ở Mỹ) tại hãng tư vấn OANDA bình luận với Zing.

Chuyên gia: Đà tăng của giá dầu vẫn chưa kết thúc - Hình 1

Sau chuỗi ngày giảm ngắn ngủi, giá dầu quay đầu bật tăng lên trên ngưỡng 100 USD/thùng. Ảnh: Reuters.

Kết thúc đợt điều chỉnh

Nhu cầu dầu không giảm mạnh như các dự báo trước đó, ngay cả với những lệnh phong tỏa tại Trung Quốc. Nguồn cung dầu dường như vẫn sẽ eo hẹp trong một thời gian khá dài“, ông nói thêm.

Theo vị chuyên gia, giá dầu thô WTI sẽ tiếp tục tăng cao nếu các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine không có nhiều tiến triển. Ông Moya cũng trích dẫn lời của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng Tổng thống Nga Putin vẫn chưa cho thấy dấu hiệu sẽ dừng xung đột.

“X ung đột dường như sẽ không sớm kết thúc. Điều đó có nghĩa là giá dầu có thể chứng kiến một đợt tăng mạnh nữa“, vị chuyên gia tại Oanda cảnh báo.

Còn theo chuyên gia tài chính Craig Erlam tại UK & EMEA OANDA (có trụ sở ở Anh), giá dầu Brent và WTI một lần nữa trở lại trên ngưỡng 100 USD/thùng, sau khi Điện Kremlin bác những thông tin về tiến bộ trong các cuộc thỏa thuận ngừng b.ắn.

Cụ thể, hôm 17/3, người phát ngôn Dmitry Peskov của Điện Kremlin đã bác bỏ mọi thông tin về những tiến bộ đáng kể đạt được trong các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine. “Nếu có bất cứ bước tiến nào, chúng tôi sẽ thông báo”, ông khẳng định.

Video đang HOT

Theo ông Erlam, điều đó đã đảo ngược xu hướng giảm của giá dầu. Giá dầu quay đầu lao dốc những ngày qua do các thông tin về những tiến bộ đáng kể trong quá trình đàm phán giữa Nga và Ukraine.

Thêm vào đó, giá dầu còn chịu tác động do đ.ánh giá của Cơ quan Năng lượng Quốc tế về thị trường dầu. Theo đó, xuất khẩu dầu từ Nga đã giảm khoảng 3 triệu thùng mỗi ngày“, ông Erlam nói với Zing.

Thị trường mất cân bằng

Trước đó, giới quan sát kỳ vọng giá dầu sẽ được điều chỉnh giảm khi tiêu dùng giảm đi vì giá tăng cao. Đáng nói, Trung Quốc – quốc gia tiêu thụ dầu lớn – tiếp tục áp dụng các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt khi số ca nhiễm Covid-19 mới tăng vọt.

Điều này có thể đè nặng lên giá dầu, vốn đã tăng phi mã trong những tuần qua bởi xung đột giữa Nga và Ukraine. Nguyên nhân là các lệnh phong tỏa tác động tiêu cực đến hoạt động di chuyển, sản xuất và vận chuyển tại đất nước 1,4 tỷ dân.

Tuy nhiên, chuyên gia Erlam cho rằng sự sụt giảm nhu cầu không theo kịp lỗ hổng nguồn cung, khiến thị trường vẫn mất cân bằng và đẩy giá lên cao.

Câu hỏi đặt ra là OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa) có thống nhất nâng sản lượng để hạ nhiệt thị trường dầu hay không“, vị chuyên gia nhận định.

Chuyên gia: Đà tăng của giá dầu vẫn chưa kết thúc - Hình 2

Kế hoạch của OPEC là tăng nguồn cung dầu 400.000 thùng/ngày hàng tháng sau khi cắt giảm mạnh vào năm 2020. Ảnh: Reuters.

Hôm 16/3, Libya kêu gọi OPEC nâng sản lượng nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng năng lượng. Nói với Thủ tướng Nhật Bản một ngày sau đó, Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman cũng bày tỏ mong muốn duy trì sự cân bằng và ổn định của thị trường dầu mỏ.

Tôi không cho rằng OPEC sẽ tăng sản lượng dầu, ngay cả khi có ngày càng nhiều lời kêu gọi“, chuyên gia tài chính Jeffrey Halley (có trụ sở ở Singapore) nói với Zing.

OPEC (OPEC và các đồng minh) đã từ chối lời kêu gọi tăng cung từ Mỹ và những nước tiêu thụ dầu khác. Tổ chức này cho rằng giá dầu tăng cao vì yếu tố địa chính trị nhiều hơn là thiếu hụt nguồn cung.

Mới đây, Tổng thư ký OPEC Mohammed Barkindo thừa nhận nguồn cung dầu đang ngày càng tụt lại so với nhu cầu. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ Nga cũng là một trong các thành viên của OPEC .

Giới quan sát cũng tin rằng giá dầu không thể hạ nhiệt một cách nhanh chóng. Ông Halley không loại trừ khả năng giá dầu bật tăng lên hơn 130 USD/thùng do những biến động liên quan đến xung đột Nga – Ukraine. “Cùng với đó là các lệnh trừng phạt kinh tế mà phương Tây nhắm vào Nga, khiến nguồn cung dầu Nga bị loại bỏ khỏi thị trường”, ông lập luận.

Khủng hoảng năng lượng và 'bóng ma' lạm phát vẫn đuổi theo nền kinh tế thế giới

Căng thẳng địa chính trị ở châu Âu diễn ra vào thời điểm khó khăn đối với nền kinh tế toàn cầu, với nguồn cung năng lượng thắt chặt khiến lạm phát tăng cao hơn, làm phức tạp thêm sự phục hồi sau đại dịch.

Giờ đây, cuộc khủng hoảng Ukraine còn đẩy thế giới đứng trước một trong những cú sốc năng lượng lớn nhất từ trước đến nay.

Khủng hoảng năng lượng và bóng ma lạm phát vẫn đuổi theo nền kinh tế thế giới - Hình 1
Một cơ sở dự trữ dầu ở Houston, bang Texas, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Năng lượng trong vòng xoáy căng thẳng...

Các biện pháp trừng phạt Nga được Mỹ và các đồng minh liên tục đưa ra. Nổi bật trong chuỗi diễn biến đó, Nhà Trắng ngày 8/3 đã thông báo ra lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga. Cùng ngày, Vương quốc Anh cam kết sẽ loại bỏ dần nguồn dầu nhập khẩu từ nước này vào cuối năm nay.

Từ sau động thái trên, giá dầu thế giới đã đồng loạt tăng cao, trong khi giá xăng dầu tại Mỹ đã lên mức kỷ lục, vượt ngưỡng 4 USD/gallon (3,78 lít), mức tăng được đ.ánh giá sẽ đe dọa sự ổn định của nền kinh tế, đẩy lạm phát lên cao và ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân Mỹ.

Những phản ứng đầu tiên của thị trường năng lượng thế giới phần nào cho thấy mối lo ngại của các chuyên gia, rằng bất kỳ sự gián đoạn nào đối với những hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga đều có thể khiến giá nhiên liệu tăng cao hơn, là có cơ sở. Trên thực tế, kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở miền Đông Ukraine ngày 24/2, kéo theo đó là các biện pháp trừng phạt-đáp trả của Mỹ và phương Tây với Nga, giá dầu thế giới đã tăng hơn 30%. Bởi vậy việc Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt trực tiếp nhằm vào ngành năng lượng - vốn là "trái tim" của nền kinh tế Nga - được đ.ánh giá sẽ tạo ra nhiều rủi ro, mặc dù dầu thô và sản phẩm hóa dầu từ Nga chỉ chiếm 8% tổng lượng nhập khẩu nhiên liệu dạng lỏng vào Mỹ.

Tác động thấy rõ nhất là lệnh cấm nhập khẩu trên có thể khiến giá dầu tại Mỹ và thế giới vốn đã cao ngất ngưởng tiếp tục đà đi lên. Mỹ ban hành lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga đồng nghĩa là tự cắt đi 8% nguồn cung hàng năm, con số không quá lớn song không dễ bù đắp ngay lập tức. Theo ước tính của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ, 8% nguồn cung dầu này tương đương khoảng 700.000 thùng dầu và sản phẩm từ dầu một ngày.

Trong khi đó, Nga là nước xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu thứ hai thế giới sau Saudi Arabia, xuất khẩu khoảng 7 triệu thùng/ngày, chiếm 7% nguồn cung toàn cầu. Hiện các công ty trên thế giới lại đang có xu hướng tránh mua dầu Nga, một phần vì gặp khó khăn khi thanh toán do các ngân hàng Nga bị phương Tây trừng phạt, phần nữa vì e ngại vướng vào các biện pháp trừng phạt đã và có thể sắp áp đặt. Do đó, trang tài chính của Yahoo nhận định việc Mỹ áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga và những biện pháp trừng phạt sâu rộng hơn, nếu có trong tương lai, sẽ thắt chặt nguồn cung, gia tăng bất ổn thị trường và đẩy giá dầu đi lên.

Theo đ.ánh giá của bộ phận nghiên cứu thuộc ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ), các lệnh trừng phạt đối với Nga có thể gây ra sự sụt giảm lớn nguồn cung dầu trên thế giới, và điều này sẽ vẽ lại bản đồ năng lượng toàn cầu. Goldman Sachs nhận định rằng giá dầu Brent có thể đạt mức 175 USD/thùng trong năm nay nếu 2/3 lượng dầu xuất khẩu từ đường biển của Nga bị cắt giảm.

Công ty tư vấn Rystad Energy có trụ sở tại Oslo (Na Uy) ngày 9/3 khuyến cáo nếu các quốc gia phương Tây khác nối bước Mỹ và cấm vận dầu của Nga, giá dầu thô có thể tăng vọt lên tới 240 USD/thùng vào mùa Hè này. Một động thái như vậy sẽ tạo ra "lỗ hổng" 4,3 triệu thùng/ngày trên thị trường - con số không thể nhanh chóng thay thế bằng các nguồn cung khác.

Ngân hàng Mỹ JPMorgan thì ước tính giá dầu có thể đạt kỷ lục 185 USD/thùng vào cuối năm nay nếu gián đoạn xuất khẩu dầu của Nga kéo dài. Ngân hàng này nhấn mạnh với vai trò quan trọng của Nga trong việc cung cấp năng lượng cho toàn cầu, nền kinh tế thế giới có thể sớm phải đối mặt với một trong những cú sốc cung cấp năng lượng lớn nhất từ trước đến nay. Theo ước tính của Goldman Sachs, những hệ lụy do căng thẳng Nga-Ukraine có thể khiến khoảng 3 triệu thùng dầu/ngày xuất khẩu qua đường biển của Nga bị mất đi. Nếu tình hình đó kéo dài, nó sẽ trở thành sự gián đoạn nguồn cung theo tháng lớn thứ năm kể từ Thế chiến thứ hai.

Trong khi đó, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cảnh báo kịch bản giá dầu có thể tăng lên mức 300 USD/thùng nếu phương Tây tiếp tục áp đặt các biện pháp cấm vận nhằm vào Nga. Viễn cảnh này có nguy cơ đe dọa an ninh năng lượng toàn cầu và đẩy nền kinh tế thế giới đối mặt với một trong những "cú sốc" về nguồn cung năng lượng lớn nhất từ trước đến nay.

... và những hệ lụy với lạm phát

Khủng hoảng năng lượng và bóng ma lạm phát vẫn đuổi theo nền kinh tế thế giới - Hình 2
Xe tiếp nhiên liệu tại một trạm xăng dầu ở Mississauga, Greater Toronto, Canada, ngày 4/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Theo tính toán của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), tỷ trọng của dầu trong GDP toàn cầu vào khoảng 3%. Mặc dù không phải là yếu tố chính dẫn đến lạm phát, nhưng "vàng đen" là một trong những hàng hóa quan trọng nhất trên thế giới, bởi đây là nhiên liệu cho hoạt động vận tải và nguyên liệu của các loại hàng hoá thiết yếu khác như dược, may mặc, hoá chất... Do đó, tác động của giá dầu tăng sẽ không chỉ được người tiêu dùng cảm nhận tại các trạm xăng, mà còn ở hầu như tất cả các hàng hóa và dịch vụ mà con người sử dụng, từ đó góp phần đẩy lạm phát tăng cao.

Theo báo cáo do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố gần đây, tỷ lệ lạm phát bình quân của 38 nước thành viên OECD trong năm 2021 là 4,1%, cao gấp ba lần giai đoạn năm 2020 và là mức cao nhất trong vòng gần 20 năm trở lại đây. Riêng tháng 12/2021, con số này tăng mạnh lên 6,6%, mức cao nhất trong 30 năm. Trong đó, giá năng lượng trong năm 2021 đã tăng 15,4%, cao nhất trong vòng gần 40 năm qua.

Tính đến tháng Hai, lạm phát tại Khu vực sử dụng đồng t.iền chung euro (Eurozone) là 5,8%, cao gần gấp ba lần so với mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Cũng trong tháng Hai, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), một thước đo lạm phát, của Mỹ tăng 7,9%, mức tăng cao nhất trong 40 năm qua. Mức tăng này không nằm ngoài dự báo nhưng là chỉ dấu cho thấy giá cả tiếp tục leo thang, đặc biệt là giá xăng, thực phẩm và nhà ở. Trước đó, CPI tháng Một của Mỹ tăng 7,5%, đ.ánh dấu tháng thứ 5 liên tiếp chỉ số này trên ngưỡng 6%.

Hãng tin Reuters nhận định tình hình giá dầu hiện tại có thể kéo mức lạm phát tại Mỹ và châu Âu lên trên 7% và "ăn sâu" vào sức mua của các hộ gia đình. Theo quy luật, tại Mỹ, cứ mỗi thùng dầu tăng 10 USD thì lạm phát sẽ tăng 0,2 điểm phần trăm. Còn tại châu Âu, giá dầu tăng 10% sẽ kéo theo lạm phát tại Eurozone tăng thêm từ 0,1- 0,2 điểm phần trăm. Chỉ hơn hai tháng đầu năm nay, giá dầu thô Brent đã tăng khoảng 80%, đóng góp mức tăng lạm phát từ khoảng 0,8-1,6 điểm phần trăm tại Liên minh châu Âu (EU).

Trong khi đó, tại Nga, lạm phát giá tiêu dùng, vốn đang trên đà tăng nhiều tháng qua, đã chạm mức cao nhất sáu năm qua trong tháng Hai. Với mức 9,15% trong tháng trước, đây là lần đầu tiên kể từ tháng 1/2016 lạm phát tại Nga vượt ngưỡng 9%. Mức lạm phát 9,15% nói trên cao hơn gấp hai lần mức mục tiêu 4% của Ngân hàng trung ương Nga, và số liệu này còn chưa bao gồm tác động từ các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với nước này. Các lệnh trừng phạt gần đây có thể đẩy giá nhiều mặt hàng lên cao hơn nữa, đặc biệt khi đồng ruble đã mất khoảng 40% giá trị kể từ đầu năm nay, khiến các mặt hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng.

Giá dầu tăng không ngừng cũng gây sức ép lên tình hình lạm phát phi mã tại khu vực châu Á, khu vực nhập khẩu ròng năng lượng. Chuyên gia Frederic Neumann, đồng trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Á tại HSBC Holdings PLC, cho biết hầu hết các nước ở châu Á đều là các nhà nhập khẩu năng lượng lớn, do đó chi phí dầu thô và khí đốt tăng cao sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và tác động của lạm phát cũng rất đáng kể.

Giới chuyên gia cũng bắt đầu lo ngại khả năng chống chịu của nền kinh tế toàn cầu, nhất là khu vực châu Âu, để thoát khỏi một cuộc suy thoái và khủng hoảng năng lượng mới. Tính toán sơ bộ của ECB cho thấy những tác động từ căng thẳng Nga-Ukraine có thể kéo giảm mức tăng trưởng ở Eurozone khoảng 0,3-0,4 điểm phần trăm trong năm nay theo kịch bản chính và 1 điểm phần trăm trong trường hợp xảy ra "cú sốc nghiêm trọng". Ông Erik Nielsen, cố vấn kinh tế tại tập đoàn UniCredit, nhân định: "Tiến trình phục hồi hậu COVID-19 chắc chắn sẽ bị chậm lại, với một nguy cơ rõ ràng về thế giới đang tiến đến giai đoạn lạm phát kèm suy thoái".

Trong khi đó, chiến lược gia thị trường Hussein Sayed tại công ty Exinity chuyên về thương mại và đầu tư của Anh cho rằng: "Cùng với việc nền kinh tế Nga sẽ bị tổn thương nhiều nhất, châu Âu cũng có thể sẽ rơi vào suy thoái và tăng trưởng của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng, nhưng người tiêu dùng sẽ cảm thấy đau đớn nhất".

Ông Jeffrey Halley, chuyên gia phân tích thị trường cấp cao của công ty môi giới tài chính OANDA (Mỹ), cho rằng những lo ngại về tình hình căng thẳng ở Ukraine và những hệ lụy đi kèm sẽ tiếp tục đẩy giá năng lượng tăng mạnh trong ngắn hạn. Việc Mỹ cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga được cho có thể khiến căng thẳng địa-chính trị ngày một dâng cao trong khi thị trường năng lượng thế giới tiếp tục "nóng" lên, dẫn tới nguy cơ một cuộc khủng hoảng năng lượng. Hệ lụy là quá trình phục hồi toàn cầu có nguy cơ bị chững lại trong bối cảnh các nước mới chỉ vừa mở cửa trở lại nền kinh tế sau hơn hai năm gián đoạn vì đại dịch COVID-19.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Pháp: Ông Macron "tự b.ắn vào chân"
23:58:07 08/07/2024
Nga chặn âm mưu đ.ánh cắp oanh tạc cơ rồi tập kích sân bay Ukraine
00:20:57 09/07/2024
Rủi ro khi chạy đua với bò tót tại Tây Ban Nha
20:54:36 07/07/2024
Du lịch tâm linh thu hút nhiều bạn trẻ thế hệ Z ở Ấn Độ
06:20:49 08/07/2024
Nga gia hạn 6 tháng lệnh cấm xuất khẩu gạo và yến mạch
12:05:54 07/07/2024
Campuchia hợp tác với Nhật Bản rà phá bom mìn tại Ukraine
11:02:22 07/07/2024
Lũ lụt và lở đất tiếp diễn ở Nepal, gần 30 người t.hiệt m.ạng
20:50:53 07/07/2024
Politico: Giới chức NATO lo ngại về khả năng tái đắc cử của Tổng thống Biden
21:02:39 07/07/2024

Tin đang nóng

Mẹ Lee Byung Hun hết lời khen ngợi con dâu
22:58:02 08/07/2024
2 thiếu gia ngành nhựa đẹp trai, giàu có nức tiếng Việt Nam: Vợ cũng là mỹ nhân showbiz tài sắc vẹn toàn
23:11:55 08/07/2024
Phạm Quỳnh Anh tiết lộ một chuyện khi chồng thứ hai cầu hôn: "Bây giờ tôi mới dám kể"
23:04:35 08/07/2024
Độ Hoa Niên tập 24-25-26: Nụ hôn "bỏng mắt" trên thuyền hoa của Lý Dung và Bùi Văn Tuyên đã cập bến
22:05:12 08/07/2024
Hai người hùng thầm lặng của đội tuyển Anh trong loạt đá luân lưu với Thụy Sỹ
00:13:24 09/07/2024
Điểm danh những người tình tin đồn của ngôi sao "Queen of Tears" Kim Ji Won
22:26:21 08/07/2024
Bạn gái kém 29 t.uổi của Brad Pitt: Sở hữu body n.óng b.ỏng không thua kém gì Angelina Jolie, vừa mới ly hôn một nam diễn viên nổi tiếng
23:01:32 08/07/2024
'Anh trai say hi' vào top trending, đạt 3 triệu lượt xem trong 24 giờ
22:17:54 08/07/2024

Tin mới nhất

Mưa lớn gây ngập lụt thủ đô tài chính Mumbai của Ấn Độ

06:49:05 09/07/2024
Những trận mưa lớn đã làm ngập lụt nhiều tuyến đường và đường ray tàu hỏa ở thủ đô tài chính Mumbai của Ấn Độ trong ngày 8/7, khiến giới chức địa phương phải đóng cửa một số trường học.

Quốc gia Baltic ủng hộ Ukraine gia nhập NATO, tăng cường kiểm tra hàng hoá sang Nga

06:46:36 09/07/2024
Theo Tổng thống Estonia, nếu toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine không được tôn trọng, điều đó sẽ dẫn đến các cuộc chiến tranh mới và lớn hơn trong tương lai .

Iraq bắt giữ thành viên phụ trách chế tạo bom của IS

06:44:53 09/07/2024
Tình hình an ninh tại Iraq đã được cải thiện kể từ khi IS bị đ.ánh bại vào năm 2017. Tuy nhiên, tàn quân IS đã len lỏi vào các trung tâm đô thị, sa mạc và các khu vực hiểm trở, thường thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng an nin...

Bolivia: Xét xử 24 nghi phạm tham gia đảo chính bất thành

06:16:53 09/07/2024
Các nghi phạm bị cáo buộc phát động cuộc nổi dậy vũ trang, k.hủng b.ố, đe dọa an ninh của tổng thống và các quan chức khác, phá hủy hoặc làm hư hại tài sản công, cũng như sử dụng hàng hóa và dịch vụ công không đúng mục đích.

Indonesia triển khai đội tìm kiếm, cứu nạn trong vụ lở đất trên đảo Sulawesi

06:14:28 09/07/2024
Cơ quan Quản lý Thiên tai Quốc gia Indonesia (BNPB) cảnh báo một số khu vực thuộc tỉnh Gorontalo vẫn có thể có mưa trong ngày 8 - 9/7, đồng thời kêu gọi người dân cảnh giác về nguy cơ thảm họa tiếp tục xảy ra.

Không lâu sau khi gia nhập SCO, Belarus tập trận chung cùng Trung Quốc

06:08:22 09/07/2024
Những bức ảnh do Bộ Quốc phòng Belarus công bố cho thấy binh sĩ Trung Quốc đã đến Belarus trên máy bay vận tải chiến lược Y-20 của Không quân Trung Quốc.

T.iền lương thực tế tại Nhật Bản giảm tháng thứ 26 liên tiếp

06:02:27 09/07/2024
Tác động của việc tăng lương được thể hiện ở mức lương danh nghĩa, hay tổng thu nhập t.iền mặt trung bình hàng tháng của mỗi công nhân bao gồm cả thời gian cơ bản và làm thêm giờ, với mức tăng 1,9% lên 297.151 yen (1.850 USD).

Điều gì sẽ xảy ra nếu không có đảng nào giành đại đa số sau bầu cử quốc hội Pháp?

06:00:08 09/07/2024
Các nhà phân tích cho rằng kịch bản này không quá chắc chắn. Theo truyền thống, Pháp không quen với việc xây dựng liên minh sau bầu cử thường thấy ở các nền dân chủ nghị viện Bắc Âu như Đức hay Hà Lan.

ECOWAS cảnh báo nguy cơ tan rã

05:54:08 09/07/2024
Hiệp ước Liên minh các quốc gia Sahel (AES), ký hôm 6/7, nhấn mạnh quyết tâm quay lưng với ECOWAS của Burkina Faso, Mali và Niger. ECOWAS đang thúc giục 3 nước này trở lại chế độ dân chủ.

NATO triển khai phương án B

00:11:12 09/07/2024
NATO sẽ cử một quan chức dân sự cấp cao tới Kiev, trong số một loạt biện pháp mới nhằm tăng cường sự hỗ trợ lâu dài cho Ukraine và sẽ được công bố tại hội nghị thượng đỉnh ở Washington vào tuần tới

Thủ tướng Hungary bất ngờ tới Bắc Kinh để tiếp nối sứ mệnh hoà bình

16:17:18 08/07/2024
Hôm nay (8/7), sau chuyến thăm Ukraine và Nga, Thủ tướng Hungary Viktor Orban bất ngờ đến Bắc Kinh để hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Từ cậu bé ngủ trên sàn nhà trở thành bác sĩ tỷ phú

15:58:53 08/07/2024
Bác sĩ Loo Choon Yong, 75 t.uổi, đồng sáng lập và Chủ tịch Tập đoàn Y tế Raffles, có hơn bốn thập kỷ kinh nghiệm làm nghề y và điều hành cơ sở y tế.

Có thể bạn quan tâm

Ngắm đường cong 'gây mê' của hot girl 1 triệu fan

Người đẹp

06:53:47 09/07/2024
Amberly Yang là hot girl, beauty blogger về thời trang và làm đẹp nổi tiếng MXH. Cô nàng có tới 1 triệu lượt theo dõi trên Instagram.

Vui lên nào anh em ơi - Tập 1: Bộ ba "lục đục" trắng tay sau khi mở quán

Phim việt

06:49:16 09/07/2024
Bộ ba bạn thân Hưng, Tiến, Thắng cùng hùn vốn để mở quán, nhưng chưa đến một năm sau đã phải thanh lý với giả rẻ mạt.

Phản ứng của MC Hoàng Oanh khi bị chê kém duyên ở Anh trai vượt ngàn chông gai

Sao việt

06:45:02 09/07/2024
MC Hoàng Oanh bị cho rằng thiếu chuyên nghiệp và làm lố khi dẫn dắt tập mới nhất của Anh trai vượt ngàn chông gai.

Cách chăm sóc để làn da sáng khỏe vào mùa hè

Làm đẹp

06:41:39 09/07/2024
Khi mùa hè đến, làn da của chúng ta bắt đầu trải qua những thay đổi. Với nhiệt độ và độ ẩm quá cao cả ngày, làn da của bạn cần được bảo vệ nhiều hơn.

4 combo quần và giày kéo chân dài miên man cho cô nàng thấp bé

Thời trang

06:40:36 09/07/2024
Dưới đây là 4 combo quần và giày giúp bạn sẽ dễ dàng lừa mắt người nhìn và khiến đôi chân của mình trông dài hơn.

Mỹ nhân đắc tội nửa showbiz

Sao châu á

06:40:13 09/07/2024
Mỹ nhân này có những lời nói và hành động ngang tàng, không kiêng nể ai khiến đồng nghiệp xấu hổ không biết phải nói gì.

Mai Linh Zuto tung ảnh sexy, zoom cận body tốn trăm triệu

Netizen

06:40:13 09/07/2024
Những bộ ả.nh n.óng bỏng đã khiến cộng đồng mạng không khỏi trầm trồ và dành tặng cơn mưa lời khen ngợi cho vóc dáng chuẩn không cần chỉnh và làn da mịn màng của cô nàng.

Naraka: Bladepoint Mobile bao giờ ra mắt?

Mọt game

06:40:08 09/07/2024
Naraka: Bladepoint Mobile là bom tấn đang rất được mong chờ từ Net Ease và hứa hẹn sẽ tạo nên cơn sốt trong thị trường game di động, tương tự như cái cách mà phiên bản PC đã làm được.

Ảnh độc từ NASA: Những gì chúng ta trải qua 4,6 tỉ năm trước

Lạ vui

06:39:55 09/07/2024
Theo NASA, kính viễn vọng không gian James Webb do cơ quan này phát triển và điều hành chính vừa ghi lại được pháo hoa vũ trụ hiện ra bên trong đám mây phân tử L1527 thuộc chòm sao Kim Ngưu.

Món quà vô giá con gái tặng người cha lưng còng

Góc tâm tình

06:38:28 09/07/2024
Suốt 4 năm đại học, dù khó khăn đến đâu bố cũng không chậm t.iền học phí, t.iền sinh hoạt của tôi. Bố bảo mẹ: Khoản đó là cố định, chỉ được thừa, chứ không được thiếu .

Gợi ý 3 cách chế biến món ăn từ thịt ngan lạ miệng, ngon không thể chối từ

Ẩm thực

06:06:13 09/07/2024
Hãy cùng vào bếp và khám phá ngay những món ăn ngon từ thịt ngan, biết đâu bạn sẽ có thể trổ tài và chiêu đãi cả gia đình!