Chùa Trăm Gian bị phá: Sự việc đáng kinh ngạc

Theo dõi VGT trên

Đây là việc làm thật hiếm có và rất đáng kinh ngạc, cần phải phê phán mạnh mẽ”, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết nói như vậy trước thông tin chùa Trăm Gian bị hủy hoại không thương tiếc (Báu vật không người trông coi).

Trao đổi với người viết qua điện thoại, bằng giọng rất đỗi bức xúc, GS Nguyễn Minh Thuyết – nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội – cho biết trong mắt ông, di tích chùa Trăm Gian ở Chương Mỹ (Hà Nội) là một công trình cổ có kiến trúc nghệ thuật truyền thống tuyệt đẹp, tụ chứa nhiều giá trị cả về lịch sử, văn hóa, khoa học và kiến trúc.

Cần phải xử lý thật nghiêm

Hiểu giá trị của ngôi chùa thuộc hạng quý hiếm này ở VN, GS Thuyết nhấn giọng: “Nhưng nếu đúng như dư luận báo chí phản ánh thì bản thân tôi hết sức bàng hoàng, sửng sốt, xen lẫn chua xót vì chúng ta đã mất đi một di sản có giá trị cực kỳ quý hiếm. Bởi đây là tài sản không chỉ của huyện Chương Mỹ, của Hà Nội mà còn của cả quốc gia và thế giới”.

Chùa Trăm Gian bị phá: Sự việc đáng kinh ngạc - Hình 1

Đông người “góp sức” phá dỡ, làm mới di tích nhưng chính quyền xã, huyện đều trả lời “không biết”

Cũng theo ông, trước đây ở một số địa phương đã xảy ra một vài vụ việc tu bổ, tôn tạo di tích dẫn đến công trình bị biến dạng, sai lệch và mất mát nhiều giá trị vốn có. Nhưng việc tự ý, tùy tiện tháo dỡ nhiều hạng mục công trình cổ ở chùa Trăm Gian – di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia – rồi dựng mới mà chưa có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền là trường hợp hiếm có của VN. “Đây là việc làm dại dột, hết sức đáng kinh ngạc, cần phải lên án mạnh mẽ trước công luận”, GS Thuyết đề nghị.

Khi được hỏi trách nhiệm thuộc về ai hay lại rơi vào tình trạng “hòa cả làng”, là một người rất có kinh nghiệm trong việc giám sát thực hiện Luật di sản văn hóa, GS Nguyễn Minh Thuyết bày tỏ: Theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, trách nhiệm trước hết thuộc về người đưa ra chủ trương cũng như người tháo dỡ công trình cổ. Tiếp đó, trách nhiệm thuộc về chính quyền địa phương sở tại mà cụ thể ở đây là UBND xã, UBND huyện. Người dân xây dựng một ngôi nhà không phép, chính quyền địa phương phát hiện và xử lý ngay.

Còn ở đây, làm sao một công trình di tích nằm gần trụ sở UBND xã bị tháo dỡ, thi công mấy tháng liền mà lại nói chính quyền xã, huyện không biết. “Nếu đúng như dư luận báo chí phản ánh rằng việc làm này chính quyền xã, huyện không biết thì không thể chấp nhận được”!. Ông giải thích gần như ở phường, xã nào cũng có ban quản lý di tích do một phó chủ tịch làm trưởng ban. Ban quản lý này có trách nhiệm bảo vệ, ngăn chặn tình trạng xâm phạm di tích. Việc chùa Trăm Gian bị hủy hoại có một phần trách nhiệm rất lớn của ban quản lý này vì đã không hoàn thành nhiệm vụ được Luật di sản văn hóa quy định.

“Cần phải thanh tra, kiểm tra và đán.h giá mức độ vi phạm. Nếu trong chừng mực nào đó thì có thể xử lý hành chính, còn nếu vi phạm nghiêm trọng, gây hủy hoại di sản thì cần phải xử lý hình sự. Và cần phải xử lý hình sự để có biện pháp răn đe đối với nhiều tổ chức, cá nhân khác”, GS Thuyết nói.

“Kể ra còn nhiều lắm”

Cũng liên quan đến câu chuyện chùa Trăm Gian, PGS.TS Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu mỹ thuật truyền thống, chỉ biết thở dài thườn thượt và ngao ngán. Trò chuyện với chúng tôi, ông nói rằng “đau thì đau thật đấy. Nhưng trường hợp này chưa phải là duy nhất đâu. Còn nhiều lắm. Có một ngôi đình cổ nằm cách xa bờ hồ Hoàn Kiếm vài cây số cũng vừa bị người ta làm lại, xây mới hết rồi”.

Ông kể cách đây mấy năm chính quyền địa phương và người dân tu bổ, tôn tạo đình Yên Phụ (quận Tây Hồ, Hà Nội) – một ngôi đình cổ có giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật. Khi xuống kiểm tra thì thấy rất nhiều cấu kiện kiến trúc có giá trị bị người ta loại bỏ một cách không thương tiếc. Nói mãi cũng không thấy họ đưa vào tái sử dụng. Cục Di sản văn hóa đã nhiều lần có văn bản yêu cầu cần phải đưa những cấu kiện kiến trúc có giá trị vào lắp dựng nhưng cũng không được người ta thực hiện. Kết quả là gì thì ai cũng biết. “Nhiều lắm, kể ra không hết đâu. Vì thế đối với vụ việc chùa Trăm Gian, nếu không rốt ráo truy xét trách nhiệm thì có lẽ cũng rơi vào tình trạng ấy thôi”, PGS Trần Lâm Biền nói.

Việc di tích chùa Trăm Gian bị hủy hoại cũng khiến chúng tôi nhớ đến một bài viết của GS.TSKH Lưu Trần Tiêu, chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, đăng trên tạp chí Di Sản của Cục Di sản văn hóa cách đây mấy tháng. GS Tiêu dẫn ra một loạt vụ việc mà báo chí đã phản ánh như: Lắp cổng chùa vào cổng đền, Thành nhà Mạc thành “lò gạch”, Thành Sơn Tây lại “thất thủ”… và cảnh báo “nếu không có biện pháp chấn chỉnh thì sẽ còn tiếp diễn”. Cũng trong bài viết này, GS Lưu Trần Tiêu cho biết một thực trạng đáng buồn quanh các di tích có sai phạm mà báo chí đã nêu, rằng sau khi thanh tra, sau khi có văn bản yêu cầu các ban quản lý dự án tìm biện pháp khắc phục, “xem ra các vụ việc vẫn rơi vào im lặng”. Vậy thì vụ việc chùa Trăm Gian cũng lại rơi vào im lặng nữa chăng?!

Chùa Trăm Gian bị phá: Sự việc đáng kinh ngạc - Hình 2 Bậc đá cao vút dẫn vào chùa được đẽo gọt thủ công rất đẹp (ảnh trái), giờ bị đậ.p toàn bộ để thay thế bằng đá xẻ thời mới, ném di vật chỏng chơ ngay sân chùa (ảnh phải) Không khoán trắng công tác bảo vệ di tích cho các cá nhân

Theo quy định của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, các cấp chính quyền phải có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Trong chỉ thị số 73/CT-BVHTT&DL về việc tăng cường các biện pháp quản lý di tích và các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích, Bộ VH-TT&DL đã nêu rõ: Tiếp tục kiện toàn và nâng cao trách nhiệm bộ máy, trông nom trực tiếp tại di tích, không khoán trắng công tác bảo vệ di tích cho các cá nhân. Căn cứ những quy định này có thể thấy rằng chính quyền sở tại của huyện Chương Mỹ và các phòng, ban chức năng đã không làm tròn công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa trên địa bàn, cụ thể là để di tích quốc gia chùa Trăm Gian bị hủy hoại.

Tìm hiểu thêm về động thái của Cục Di sản (Bộ VH-TT&DL) trước vụ việc chùa Trăm Gian bị hủy hoại, ngày 25/8, PV đã liên lạc với ông Nguyễn Thế Hùng – cục trưởng Cục Di sản và ông Nguyễn Quốc Hùng – phó cục trưởng Cục di sản, nhưng hai ông đều dập máy khi phóng viên đặt vấn đề. Theo VNE

"Đậ.p cổ kính xưa" dựng... chùa mới

Di sản văn hóa quốc gia chùa Trăm Gian thời Lý (xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đang lâm vào thảm họa.

Đậ.p cổ kính xưa dựng... chùa mới - Hình 1

Chúng ta có thể nhìn rõ các góc độ, bức ảnh được chụp trước khi có "thảm họa trùng tu": Gác khánh thâm nghiêm, cổ kính, quyến rũ, vững chãi như thế này. Vì sao họ đậ.p ra để làm mới toàn bộ?

Người ta dỡ trắng, "giải phóng mặt bằng" cả nhà tổ, gác khánh, bỏ toàn bộ cấu kiện cũ, mua gỗ mới, đổ bêtông nền, lát đá - gạch mới toanh, dựng lên một di tích mới trong niềm... "tự hào" của không ít người.

Video đang HOT

Đậ.p cổ kính xưa dựng... chùa mới - Hình 2

"Đào tận gốc, trốc tận rễ"

Khi chúng tôi có mặt tại chùa Trăm Gian, bà chủ quán bán hàng "lấn chiếm" trọn vẹn di tích gác trống mái cong veo, rêu phong cổ kính trước cửa chùa đon đả: "Các chú lên đi, hôm nay chùa vui lắm. Dỡ toàn bộ nhà tổ và gác khánh, dân đông như hội ấy".

Đậ.p cổ kính xưa dựng... chùa mới - Hình 3

Dân thôn nườm nượp phá chùa cũ...

Đậ.p cổ kính xưa dựng... chùa mới - Hình 4

...dựng chùa mới theo đúng nghĩa đen!

Đậ.p cổ kính xưa dựng... chùa mới - Hình 5

Sơn vẽ làm hỏng các bức phù điêu La Hán, giờ họ lại dỡ lanh tanh bành gác khánh, nhà tổ. Các hiệp thợ ngồi nhấp nhổm ngay trước các "tuyệt phẩm bị tà.n sá.t", các phù điêu, cấu kiện cổ vứt chỏng chơ.

Qua lối vào chùa mà người bán hàng chiếm hết không gian đi lại, chúng tôi gặp một đoàn người đông như "dân công hỏa tuyến". Nhiều cụ áo nâu sồng, răng đen, bỏm bẻm nhai trầu cũng miệt mài chuyền tay nhau từng viên gạch, viên ngói, đoàn người xếp hàng theo những chiếc thang tre, kéo từ dưới đất lên... nóc chùa.

Khu nhà tổ rộng mênh mông giờ bị dỡ toàn bộ. Nền bị bóc lên, khoét sâu xuống, đổ bêtông vĩnh cửu. Các cấu kiện bị dỡ xuống vứt chỏng kềnh, thay mới toàn bộ. Tượng bị khênh đi nơi khác. 100% gỗ mới, ximăng, gạch ngói mới, xây lại cái nhà tổ theo đúng nghĩa đen.

Và, đau thương thay, gác khánh - di tích cổ kính tuyệt mỹ từng làm nao lòng bao người - cũng đã bị "giải phóng mặt bằng tuyệt đối" y như vậy.

Đậ.p cổ kính xưa dựng... chùa mới - Hình 6

Cụ Vinh kể: "Chỉ còn Gác Chuông này có vẻ cổ kính.

Đậ.p cổ kính xưa dựng... chùa mới - Hình 7

Bởi hơn 15 năm trước, gác chuông này được một bà người Australia tài trợ trùng tu, với điều kiện là: Bà ấy chụp lại ảnh gác trống trước khi "thi công", đợi lúc xong, nếu các hiệp thợ giữ nguyên được vẻ cổ kính thì mới... cho tiền!".

Trong mù mịt cưa đục, bụi gỗ, chúng tôi chen chân vào ngó. Than ôi, nền gạch cũ, với đá tảng xanh chân cột, viền vỉa hè của di tích cũng bị bới 100%, người ta dùng búa tạ đậ.p bỏ những phiến đá rêu phong đi, khênh ra cổng chùa xếp thành núi trắng lốp.

Và gạch, vôi vữa mới được tống vào thay thế. Chủ tịch UBND xã Tiên Phương - ông Vũ Văn Doãn - kể giọng đầy thán phục: "Người ta sang tận Lào, áp tải gỗ lim to về phục vụ đại công trường". Một lán lớn, lợp tôn xanh, to bằng dăm cái gara ôtô được dựng ngay trong khuôn viên chùa, ở đó chuyên xẻ gỗ, chế tác các hạng mục mới.

Cụ Nguyễn Đức Tuệ - 82 tuổ.i, người xã Tiên Phương - vừa tự hào khoe năm nay mình "được tuổ.i", được tín nhiệm mời leo lên thượng lương, cất nóc cho chính tòa gác khánh này, rồi trầm trồ: "Người ta xẻ một cây gỗ lim ra, vót nó thành 4 cái cột chùa khổng lồ y như chúng ta chẻ tre vót đũa ấy. To tiề.n lắm, riêng khu này chắc khoảng 3 tỉ đồng rồi nhé".

Chúng tôi trò chuyện với các hiệp thợ đang thi công, với cụ Tuệ và cụ Vinh (hai người gắn bó đặc biệt với di tích), thì được biết: Khi dỡ ra, ngoài các cột lim bị "tiêu tâm", rỗng ruột do thời gian, thì hầu hết hạng mục còn tốt. Nhà tổ, gác khánh đều đứng vững, nếu để nguyên thì còn lâu mới hỏng. Sự thật là di tích kể trên vẫn đứng vững cho đến khi "xin" được "tiề.n dự án".

Các cụ có uy tín trước cả làng cả tổng, như cụ Tuệ, vẫn khảng khái nói: Di tích, nhiều dui mè như mới, mộng mẹo còn nguyên. Nhưng vì có điều kiện, nên "nhà chùa" thay mới cho nó đẹp, nó bền. Vì nó... cổ kính quá rồi nên mới phải thay. Cái nền cũng bóc lên, thay đá mới cho nó đẹp. "Đầu tư to tiề.n lắm, làm mới cho nó bền. Sắp tới, "dự án" còn xây lại cái cổng nữa, hoành tráng lắm chú ạ".

Đậ.p cổ kính xưa dựng... chùa mới - Hình 8

Cổng xây mới, hành lang đán.h véc-ni toàn bộ, phủ sơn công nghiệp lên tranh tượng, giờ là dỡ trắng xây mới 100% nhà tổ và gác khánh.

Đậ.p cổ kính xưa dựng... chùa mới - Hình 9

Nền móng mới cho gác khánh!

Di sản "thoát chế.t" nhờ... kẻ trộm!

Tóc bạc trắng, râu dài, qua tuổ.i thất thập đã lâu, cụ Đỗ Duy Vinh ngồi lặng lẽ ở ngay trước cửa chùa, trong bóng cây thông cổ thụ vi vút gió. Khách chưa kịp hỏi, cụ đã lắc đầu buồn bã: "Mất hết cổ kính rồi. Tôi đã nói chuyện này với anh Lương - Phó Chủ tịch UBND xã Tiên Lương - rồi đấy. Cần một cuộc họp dân để cho những người hiểu biết được nói ra cái điều có lợi cho di tích quốc gia. Chùa đang tốt, thì đem dỡ đi, làm mới, phá ra toàn bộ cả nhà tổ lẫn gác khánh".

Trước đấy, cái hành lang cũng làm mới, sơn cột bóng nhẫy vécni, đã bị Nhà nước phê bình rồi. Các bức phù điêu La Hán ở hai bên hành lang cũng bị phủ sơn công nghiệp xanh, đỏ, tím, vàng như hàng mã. Báo chí đã viết quá nhiều về chuyện này. Bệ tượng cũng bị đổ bêtông, lát gạch hoa, đá hoa bóng nhẫy.

Chỉ có mấy bức phù điêu "Thập điện diêm vương" bằng gỗ, cổ và tuyệt đẹp thì bị kẻ trộm lấy mất, lưu lạc cả chục năm giời qua hàng vạn kilômét, vừa rồi các đồng chí ở Bộ Công an và Công an Hà Nội phối hợp tìm được, đem về trao trả nhà chùa... thì may thay, nhờ ơn bị "trộm cắp" mà nó không bị sơn sửa, trùng tu!

Ông Vinh nhấn mạnh: Người ta mua việc vào thân để làm gì, như các cụ nói, "xé mắm mút tay, thợ may ăn vải, thợ vẽ ăn hồ". Người ở đây, từ trai tráng 40 tuổ.i đến cụ lão 80 tuổ.i ở địa phương, quá nhiều người buồn bã, muốn kiến nghị về việc trùng tu xây mới làm "phá hết cổ kính" của di tích.

Đường dẫn lên chùa, dãy cầu thang đá cao vút, rêu phong, người thợ xưa đẽo thủ công vững như bàn thạch. Đang tốt thế, người ta cho thợ vào dùng búa cái táng vỡ tan tành, mua đá mới xẻ bằng máy trắng phau lát vào. Đá cũ ném ngổn ngang trước cửa chùa. "Sau đợt thi công này, là chùa chúng tôi không còn cái nào chưa bị đầu tư mới nữa, tôi bảo nhà chùa mua việc quá, mấy cái bệ thờ cứ đậ.p đi xây lại suốt.

Đợt này, chắc sau khi bị phê bình, họ không dám lát gạch tráng men xanh đỏ cho bệ thờ nữa đâu, chú nhẩy!", cụ Vinh vuốt râu thở dài. Còn ông Vũ Mạnh Khởi, 35 năm tuổ.i Đảng, là người am tường văn hóa, nguyên hiệu trưởng một trường cấp 3 ở địa phương thì "dâng" lên chúng tôi một "bản kiến nghị thống thiết", với thông điệp khẩn cấp bảo vệ di tích quốc gia chùa Trăm Gian trước sự tàn phá của cái gọi là trùng tu tôn tạo suốt hơn chục năm qua. Theo cụ, bản chất vấn đề là cơ quan quản lý di tích, văn hóa đã không làm đầy đủ nhiệm vụ của mình.

Lãnh đạo xã chỉ còn biết... kêu trời

Tại trụ sở UBND xã Tiên Phương, làm việc với chúng tôi, ông Chủ tịch Vũ Văn Doãn hầu như không biết bất cứ thông tin gì liên quan đến đợt "trùng tu" chùa Trăm Gian đang diễn ra. Ông Doãn chỉ biết: Chùa được sửa nhiều lần rồi, nhà chùa rất "năng động" đi xin nguồn từ "cấp trên" và "(chính quyền) địa phương không đi cùng, địa phương không làm việc đấy". Nhà chùa cũng xin thiết kế, tư vấn, có vẻ bài bản đấy, gỗ lạt họ cũng đi mua đấy. "Cái này các đồng chí muốn biết thì... hỏi nhà chùa".

Ông Tống Bá Lương, Phó Chủ tịch UBND phụ trách văn xã của địa phương, thì tỏ ra trăn trở hơn với những bất cập quá lớn của công tác trùng tu. Ông cho biết đã nhiều lần đề nghị với "nhà chùa" cung cấp cho người quản lý nhà nước ở địa phương những thông tin liên quan đến dự án trùng tu chùa Trăm Gian hiện nay.

Dự toán thế nào, kinh phí ra sao, có được cơ quan chức năng xét duyệt và đồng ý cho thi công hay không? Việc trùng tu có đảm bảo nguyên tắc tôn trọng di sản cổ kính hay không? "Nhà chùa có nói (ngoài lề) với chúng tôi là Sở VHTTDL Hà Nội là chủ đầu tư dự án kể trên (?).

Tôi đã báo cáo lãnh đạo rồi. Nói thật là cá nhân tôi cũng thấy rất bức xúc, muốn họ tôn trọng chính quyền địa phương một tí. Người ta "làm" như vậy mà không thông qua chính quyền địa phương gì cả. Tôi muốn nhờ anh, với tư cách là nhà báo, anh hỏi "bên sở" một số thông tin giúp nhé. Chúng tôi cần biết công trình này do ai đầu tư, sẽ làm ra sao, ứng xử với di tích quốc gia như thế nào. Cái gì phải ra cái đó, không thể cứ úp úp mở mở mãi được", ông Lương nhấn mạnh.

"Đúng nguyên tắc bảo tồn, tức là chỉ trùng tu cái gì thật sự hỏng thôi, không thể làm mới như bây giờ được!" - ông Lương bỏ dở câu chuyện. Rồi ông nói sang chuyện khác còn buồn hơn: "Sáng 22.8.2012, tôi cũng vừa tìm gặp, họp các bô lão biết chữ Hán và am tường văn hóa ở địa phương lại để nhờ các cụ sao chép lại các vế đối, các câu chữ hay ho trên cổng chùa lại, vì lo lắm, vì nghe nói "họ" lại sắp sửa "trùng tu" (làm mới?) nốt cái cổng đó. Chứ họ cứ làm "tắt", cái gì sai, cán bộ có lên hỏi nhà chùa, nhà chùa lại đổ tội cho... "sở".

Cụ Vinh tiếc rẻ mãi, quay ra thán phục "bà tây trùng tu chùa Trăm Gian": "Đấy, hồi trùng tu gác chuông, có một "bà tây" thấy nó đổ nát quá đã hứa tài trợ toàn bộ tiề.n trùng tu, với điều kiện là phải đảm bảo nguyên hình hài, cấu kiện của di tích, không lai căng, không làm mới để hủy hoại di sản. Bà ta nói rõ, nếu vi phạm quy định thì sẽ không cho tiề.n mà thanh toán đâu nhé. Thế là cuộc cứu di sản đã thành công, mà lại không rơi vào thảm cảnh làm mới bằng mọi giá".

"Bài toán quản lý và bảo vệ di tích nó dễ dàng thế, mà sao chúng ta không học tập, sao cứ "mua việc" để tốn kém tiề.n của Nhà nước, để tà.n sá.t di sản, cụ Vinh nhỉ?", tôi hỏi. Ông Vinh vuốt râu nhìn xa xăm: "Xé mắm mút tay mà chú, thợ may ăn vải, thợ vẽ ăn hồ...". Thế rồi, chúng tôi cùng im lặng rất lâu, chỉ có rừng thông chùa Trăm Gian cứ vi vút "lời buồn thiên thu"...

Đậ.p cổ kính xưa dựng... chùa mới - Hình 10

Đậ.p cổ kính xưa dựng... chùa mới - Hình 11

Hai trong số 4 bức "tuyệt phẩm" cổ kính Thập điện Diêm Vương bị kẻ trộm lấy đi, cả chục năm trời sau cơ quan công an mới tìm được, trả về chùa Trăm Gian. Và vì lý do đó, nên "tình cờ" di sản này đã không bị sơn son thếp vàng bằng sơn của Nhật như 18 vị La Hán kế bên.

Đậ.p cổ kính xưa dựng... chùa mới - Hình 12

Một cách ứng xử với voi đá trong khuôn viên chùa Trăm Gian.

Đậ.p cổ kính xưa dựng... chùa mới - Hình 13

Còn đây là một cách ứng xử nữa với rồng đá cổng chùa.

Đậ.p cổ kính xưa dựng... chùa mới - Hình 14

Từ hai phía tả hữu nhìn vào, gác khánh được làm mới 100%.

Đậ.p cổ kính xưa dựng... chùa mới - Hình 15

Kể cả nền nhà cũng bị đào lên, gạch đá bị đậ.p ph.á trọn vẹn.

Đậ.p cổ kính xưa dựng... chùa mới - Hình 16

Những gì còn lại của di tích quốc gia trong cơn lốc trùng tu!

Đậ.p cổ kính xưa dựng... chùa mới - Hình 17

Các bậc đá dẫn lên chùa Trăm Gian đã được làm mới cách đây vài tháng (năm 2012)

Đậ.p cổ kính xưa dựng... chùa mới - Hình 18

Dẫu rằng trước đó nó được đẽo thủ công từ thượng cổ, rất đẹp và bền vững

Theo VNN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tạm ngưng giảng dạy cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân
21:00:28 28/09/2024
Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân: "Tôi đã sai"
18:25:19 28/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024
Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích
18:08:30 29/09/2024
Vàng nhẫn "cháy hàng" khi giá lập kỷ lục, mua thêm 1 chỉ phải chờ cả tiếng
17:41:30 28/09/2024
Sạt lở ở Hà Giang: Tạm dừng tìm kiếm các nạ.n nhâ.n mất tích
07:04:15 30/09/2024

Tin đang nóng

Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai cũng mắc sai lầm giống Anh Trai Say Hi, giới thiệu thiếu 1 nghệ sĩ tại concert?
07:56:08 30/09/2024
Top phim Hoa ngữ được xem nhiều nhất tháng 9, bất ngờ với 'Phàm Nhân Ca'
05:54:13 30/09/2024
Nóng: Nữ diễn viên "The Glory" qua đời vì nhồi má.u não
09:33:40 30/09/2024
Sốc visual mỹ nhân cổ trang Việt một thời, đẹp đến mức 34 năm vẫn chưa có ai sánh bằng
05:54:56 30/09/2024
Vụ cô giáo "dỗi" vì không được ủng hộ laptop: Nhiều phụ huynh tạm dừng cho con đến lớp
07:16:37 30/09/2024
Mỹ nhân showbiz là tiểu thư nhà giàu, có bố đại gia kinh doanh: Tuổ.i 27 sở hữu căn hộ 84 tỷ đồng, BST túi Hermes, Chanel
07:02:07 30/09/2024
Gia thế của Bò Chảnh - bạn gái thiếu gia Xemesis gây tò mò
06:52:38 30/09/2024
Sao Việt 30/9: Lệ Quyên bức xúc hỏi anti-fan 'não ở đâu?'
08:05:04 30/09/2024

Tin mới nhất

Rãnh áp thấp nối với bão Krathon gây mưa giông trên Biển Đông, sóng cao tới 6m

10:50:57 30/09/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (30/9) có rãnh áp thấp có trục ở khoảng 19-22 độ vĩ Bắc nối với cơn bão Krathon lúc 7h có vị trí ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc, 122,1 độ Kinh Đông.

Cẩu xe khách và nhiều ô tô khỏi hiện trường vụ sạt lở ở Hà Giang

10:37:35 30/09/2024
Lực lượng chức năng đã huy động cần cẩu cỡ lớn để đưa xe khách và nhiều ô tô, xe máy ra khỏi hiện trường vụ sạt lở tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Tài xế xe khách ở Hà Giang kể phút bất lực khi nhìn quả đồi 'đán.h úp'

10:21:38 30/09/2024
Anh Vũ Minh Hoàng (42 tuổ.i, tài xế xe khách Thanh Bằng) cho biết, lúc xảy ra sạt lở, mọi việc diễn ra quá nhanh, cả xe hoàn toàn bất lực.

Chị gái nạ.n nhâ.n vụ sạt lở: 'Em tôi mất tích khi đang giúp dân sơ tán đồ'

10:04:09 30/09/2024
Chị Phạm Thị Hiển (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, Hà Giang) cho biết, em trai chị đã mất tích trong vụ sạt lở khi đang giúp dân sơ tán đồ đạc.

Người Việt tại Anh chia sẻ mất mát với đồng bào chịu thiệt hại do bão số 3

10:01:53 30/09/2024
Các hội đoàn khác cũng nhanh chóng trao tặng số tiề.n quyên góp với mong muốn hỗ trợ kịp thời tới những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bão Yagi.

Hà Nội: Cháy lớn tại nhà xưởng sản xuất trong đêm, xuất hiện nhiều tiếng nổ

08:00:16 30/09/2024
Lực lượng chức năng huyện Hoài Đức (Hà Nội), đang làm rõ nguyên nhân vụ cháy nhà xưởng sản xuất tại xã Di Trạch vào đêm nay.

Những đêm thức trắng sợ vỡ đê của người dân trên cồn giữa sông Mekong

07:52:39 30/09/2024
Hơn 10 ngày kể từ đợt vỡ đê mới nhất, ông Nguyễn Văn Hiếu (57 tuổ.i, ngụ cồn Phú Đa, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, Bến Tre) đã hết bàng hoàng, nhưng vẫn chưa khắc phục xong hậu quả.

6h sáng nay cầu phao Phong Châu bắt đầu hoạt động

07:17:40 30/09/2024
Theo phương án tổ chức giao thông của Sở GTVT tỉnh Phú Thọ, người, xe thô sơ, mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), ô tô con và xe bán tải được phép lưu thông qua cầu phao Phong Châu.

Điều tra trách nhiệm vụ sập sân khấu thi Miss Cosmo 2024

06:50:47 30/09/2024
Ngày 29/9, Công an quận 11 phối hợp với Sở Xây dựng TPHCM điều tra trách nhiệm các đơn vị liên quan vụ sập sân khấu cuộc thi Miss Cosmo 2024.

Người thoát chế.t sạt lở Hà Giang: "Vừa nghe hô hoán, đất đã ào ào đổ xuống"

06:48:03 30/09/2024
Khi đất đá từ trên cao sập xuống sáng 29/9 ở Việt Vinh (Bắc Quang, Hà Giang), nhiều người dân và lái xe thoát chế.t trong tích tắc.

Xuất hiện vết nứt dài trên núi Pù Mèo, khẩn cấp di dời nhiều hộ dân

06:24:30 30/09/2024
Một vết nứt lớn bỗng xuất hiện trên núi ở xã Nậm Giải, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Chính quyền phải di dời các hộ dân trong khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.

Bão Yagi mạnh nhất trong 70 năm qua tàn phá Việt Nam

17:44:30 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) đổ bộ trực tiếp nước ta, gây thiệt hại rất lớn đối với các địa phương ven biển, nhất là Quảng Ninh và Hải Phòng.

Có thể bạn quan tâm

Châu Bùi khoe eo thon, Baifern hở lưng trần gợi cảm tại Pháp

Phong cách sao

12:52:16 30/09/2024
Tham dự Tuần lễ thời trang Paris, dàn sao nổi tiếng xuất hiện trong những bộ đồ đơn giản nhưng vẫn gây ấn tượng.

Sao nam đóng Chúng ta của 8 năm sau lần đầu nói về tang sự, chỉ một câu mà gây nhói lòng

Sao việt

12:49:14 30/09/2024
B Trần thú nhận anh là mẫu người đàn ông của gia đình. Bản thân B Trần đã bỏ các cuộc vui từ lâu để dành thời gian cho gia đình.

Hôn nhân trái ngược của dàn diễn viên phim thần tượng Đài Loan (Trung Quốc)

Sao châu á

12:47:08 30/09/2024
Những cô nàng xinh đẹp, tài năng của làng giải trí xứ Đài đều đã yên bề gia thất. Nhưng không phải ai cũng tìm được bình yên.

Doãn Hải My vi vu Hàn Quốc cùng Đoàn Văn Hậu, nhan sắc thế nào mà dân tình cứ ngỡ "gái chưa chồng"

Netizen

12:43:55 30/09/2024
Vợ chồng cầu thủ Đoàn Văn Hậu - Doãn Hải My vừa khoe ảnh check in tại tháp Namsan (Hàn Quốc). Đáng chú ý nhan sắc của nàng WAG Hải My lập tức nhận mưa lời khen từ dân mạng.

Lisa lại b.ị t.ố hát nhép

Nhạc quốc tế

12:43:19 30/09/2024
Nhiều phân đoạn cũng được cho là cô hát nhép lộ liễu khi không kịp đưa mic lên miệng hoặc bỏ luôn câu hát mà chỉ tập trung vào vũ đạo, trình diễn trên sân khấu.

Shipper nhập cảnh cùng 2kg vàng

Pháp luật

12:42:29 30/09/2024
Ngày 30/9, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lào Cai cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ; tang vật thu giữ 2kg vàng.

Nepal đóng cửa trường học sau đợt mưa lớn khiến trên 100 người t.ử von.g

Thế giới

12:39:46 30/09/2024
Theo các chuyên gia, một số khu vực ở thủ đô Kathmandu ghi nhận lượng mưa lên tới 322,2 mm, khiến mực nước sông Bagmati dâng lên 2,2 m, vượt ngưỡng nguy hiểm. Đến sáng 29/9, lượng mưa ở nhiều nơi bắt đầu giảm.

Khởi đầu tuần mới tinh khôi, ấn tượng chỉ với hai tông màu trắng đen

Thời trang

12:27:56 30/09/2024
Để khởi đầu tuần mới, tháng mới theo cách thật tinh khôi và ấn tượng, bạn chỉ cần sử dụng váy áo mang tông màu trắng đen theo những cách sáng tạo dưới đây.

Ăn cá thường xuyên có thể bảo vệ chống lại chứng mất trí nhớ, bệnh Alzheimer

Sức khỏe

12:21:15 30/09/2024
Hơn nữa, việc ăn cá thường xuyên đã được chứng minh là hỗ trợ chức năng não nói chung và có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh.

Những thời điểm Yu-Gi-Oh! phá mọi luật lệ, tìm cách vô lý nhất để "main chính" thắng cuộc

Mọt game

12:01:08 30/09/2024
Yu -Gi-Oh! cho tới nay vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng bất tận cho không ít các phiên bản chuyển thể từ nó như hoạt hình, truyện tranh hay thậm chí cả các trò chơi điện tử.

Bột nếp kết hợp với loại quả quen thuộc này không chỉ giúp dưỡng da trong mùa thu mà còn giúp bổ phổi, thông khí huyết

Ẩm thực

11:53:29 30/09/2024
Hãy cùng khám phá sự kết hợp tuyệt vời này, biến những nguyên liệu tưởng chừng như đơn giản thành bảo bối chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, đồng hành cùng bạn trong suốt mùa thu này.