Chủ quyền Hoàng Sa qua báo chí đầu Thế kỷ 20

Theo dõi VGT trên

Rõ ràng ngay từ đầu thế kỷ 20 khi Trung Quốc “dòm ngó”, không chỉ chính quyền mà báo chí nước ta và thế giới đã quan tâm đến Hoàng Sa Trường Sa.

Khi TQ vào thời Mãn Thanh bắt đầu “dòm ngó” Hoàng Sa năm 1909 thì báo chí quốc ngữ của nước ta còn đang phôi thai. Người Pháp đã thành lập một số tờ báo tại thuộc địa để phục vụ cho cuộc “khai hóa”, trong số đó có những tờ đã lên tiếng về “chủ quyền Hoàng Sa của An Nam” rất quyết liệt.

Sau đó một số tờ báo quốc ngữ xuất hiện, bên cạnh nội dung đời sống xã hội, chủ đề Hoàng Sa cũng đã rất được quan tâm. Dù chữ Quốc ngữ cũng như kỹ năng báo chí thời ấy còn hết sức mới mẻ, song tấm lòng yêu nước đầy trách nhiệm của những người làm báo đã giúp cung cấp những bài báo khẳng định chủ quyền đáng trân trọng.

Theo sát thời cuộc

Tác giả P.A La Picque đang cư trú tại Hong Kong năm 1909 thuật lại cuộc khảo sát quần đảo Hoàng Sa của chính quyền Quảng Đông như sau: “Vào cuối tháng 5/1909, hai pháo hạm nhỏ ở Quảng Châu chuẩn bị ra khơi, trên tàu có hai người Đức thuộc Maison Carlwitz, ngoài ra còn có các thủy thủ Trung Quốc…” Bài tường thuật “tai nghe mắt thấy” việc chuẩn bị ra Hoàng Sa cho thấy hành động “dòm ngó” của chính quyền địa phương nhà Mãn Thanh đã bị báo chí Pháp để ý.

Ngày 20/6/1909, nhật báo lớn nhất Quảng Châu, Kono Che Pao đưa tin có đoạn: “Cuối cùng ngày 6/6/1909 phái đoàn trông thấy một đảo trong quần đảo Paracel rồi thăm vài đảo. Và đến ngày 7/6/1909, lúc 4 giờ chiều hai pháo hạm thẳng đường quay lại Quảng Châu”.

Tin trên báo Advertiser ngày 29/6/1909 cho biết Trung Quốc đưa tàu chiến đến quần đảo Hoàng Sa

Chủ quyền Hoàng Sa qua báo chí đầu Thế kỷ 20 - Hình 1

Rõ ràng theo tường thuật thì cuộc “khảo sát” ban đầu của chính quyền Quảng Đông chỉ là tượng trưng, “cưỡi ngựa xem hoa”. Song đoàn khảo sát đã hết sức d.ã ma.n khi bắt hết những ngư dân An Nam cùng vợ con họ đem về Hải Nam.

Ngay sau đó tờ báo Advertiser ở Hà Nội đã đưa tin về chuyến khảo sát vào ngày 29/6/1909. Các số tiếp theo báo này liên tục đăng bài về những động thái tiếp theo của chính quyền Quảng Châu sau chuyến đi khảo sát, đồng thời xác định hành động này là “xâm lược” và đưa ra những chứng cứ chủ quyền của Việt Nam.

Do chủ trương thực dụng của nhà nước thuộc địa Pháp lúc này là không muốn căng thẳng với Trung Quốc để mở rộng ảnh hưởng và quyền lợi ở Trung Quốc, Pháp chỉ phản ứng cầm chừng. Mặt khác, Pháp cho rằng việc khảo sát của chính quyền địa phương của một quốc gia là không có giá trị pháp lý.

Cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) xảy ra ở Trung Quốc đã lật đổ triều Mãn Thanh, nhà nước Trung Hoa Dân Quốc ra đời, kế hoạch thôn tính Hoàng Sa bắt đầu quy mô hơn trước, nên báo chí ở Đông Dương bắt đầu lên tiếng và rất gay gắt.

Ngày 1/11/1933, báo La Nature số 29165 có bài côn.g kíc.h kịch liệt thái độ thờ ơ của chính quyền bảo hộ Pháp ở An Nam: “Chính phủ Pháp đã thiết lập sự đô hộ của họ đối với An Nam, mà những hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ An Nam nên Pháp có quyền sở hữu và có trách nhiệm coi sóc với lãnh thổ mới này. Phải nhận thấy rằng họ đã hoàn toàn phớt lờ trách nhiệm cho đến hôm nay”.

Từ năm 1931 đến 1933, nhà báo Cucherousset viết 7 bài viết trên báo L’Éveil Économique de L’Indochine (E.E.I ) trong các số 685, 688, 743, 744, 746, 777, 790. Trong loạt bài trên, tác giả chỉ trích thái độ của Toàn quyền Pasquier trong cách xử lý việc bảo vệ chủ quyền ấy, khi ông này viết: “Chủ quyền của xứ An Nam trên quần đảo Hoàng Sa là điều không thể chối cãi được nhưng lúc này chưa phải cơ hội để xác nhận chủ quyền ấy”. Tác giả gay gắt chất vấn ông Toàn quyền: “Tại sao nay không phải là cơ hội? Trở lực nào đã ngăn cản xứ “An Nam” nhìn nhận chủ quyền trên đảo Hoàng Sa mà họ đã chấp hữu từ trăm năm trước? Có phải chăng đợi đến lúc người Nhật khai thác đến tấn phốt phát cuối cùng? Có phải người Nhật đã trả thù lao một phần cho ai chăng?”

Những bài báo lập luận vững chắc và chỉ trích “nặng lời” khiến toàn quyền Pasquier không thể ngồi yên. Và tòa soạn báo E.E.I bị ông dự thẩm Bartet ra lệnh khám xét ban đêm, buộc nhà báo phải nộp hồ sơ liên quan đến vụ Hoàng Sa. Trong số báo 743, Cucherousset cực lực phản đối và nhất quyết không giao nộp, nếu muốn nghiên cứu thì chỉ cho đọc tại chỗ. Trong số báo 746, Cucherousset viết, nếu không có loạt bài của E.E.I thì có lẽ chính quyền Pháp làm ngơ vụ Trung Hoa chiếm hữu Hoàng Sa.

Chưa dừng lại, trong số báo 777 (ra ngày 26/2/1933), nhà báo Cucherousset tiếp tục chỉ trích toàn quyền Pasquier nhún nhường trước hành động của Tổng đốc Quảng Đông. Bài báo khẳng định đanh thép:

“Một là, chính quyền tỉnh Quảng Đông không hề bao giờ được nước Pháp thừa nhận là một chính quyền tự trị.

Hai là, chính phủ Trung Hoa ở Bắc Kinh lúc trước, ở Nam Kinh bây giờ, không hề bao giờ lên tiếng tranh giành quần đảo này và không thừa nhận chủ quyền Quảng Đông.

Video đang HOT

Ba là, từ hơn 100 năm nay rồi, nước An Nam đã chấp hữu chủ quyền trên Hoàng Sa và sự việc này có ghi rõ trong văn khố của triều đình Huế.

Hơn nữa chính quyền Quảng Châu không thể dựa vào lý do ngư phủ Trung Hoa thường xuyên ghé đảo để bắt rùa, phơi lưới để bảo Hoàng Sa thuộc Trung Hoa, bởi ngư phủ Pháp cũng thường làm như vậy tại bờ biển Terre Neuve nhưng Terre Neuve vẫn thuộc nước Anh”.

Chủ quyền Hoàng Sa qua báo chí đầu Thế kỷ 20 - Hình 2

Bài báo trên báo La Nature số 29165 ngày 1/11/1933 côn.g kíc.h chính quyền thờ ơ với Hoàng Sa.

Trong khi ấy, tại một phiên họp của Hội đồng Tư vấn Đông Dương, để trả lời vị đại diện của xứ An Nam là ông Piguax, Toàn quyền Pasquier cho biết vụ Hoàng Sa đã có tiếng vang tại Pháp và vị Tổng trưởng Bộ Thuộc địa đã quyết định đưa nội vụ ra Tòa án quốc tế La Haye.

Ngoài tờ E.E.I, còn nhiều báo của người Pháp ở Đông Dương và cả ở Pháp cũng đăng những bài về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa. Chẳng hạn tờ Revue Indochinoise Illustrée, số 38, 1929 đã dẫn nhiều tài liệu về chủ quyền của Việt Nam; việc chính quyền Quảng Đông trả lời không chịu trách nhiệm về vụ dân Hải Nam cướp trên các tầu bị đắm Le Bellona năm 1895 và Imezi Maru 1896 vì Hoàng Sa không thuộc chủ quyền Trung Quốc. Tờ Avenir du Tonkin, số 10495 (1931) khẳng định năm 1816, vua Gia Long long trọng cho dựng cờ trên đảo, vì thế cho nên dù năm 1909, Trung Hoa có muốn giành chủ quyền, chính phủ Pháp phải lên tiếng xác nhận quyền bảo vệ các đảo ấy, v.v…

Báo chí quốc ngữ nhập cuộc

Theo ghi nhận của giới học giả nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa, hai tờ báo quốc ngữ có lượng độc giả lớn là Nam Phong và Trung Bắc Tân văn đã đăng tải nhiều bài phản đối quyết liệt việc Trung Quốc có hành động vi phạm chủ quyền của nước nhà.

Năm 1933 tạp chí Nam Phong đã có nhiều bài phân tích các lý lẽ của Việt Nam và Trung Quốc đưa ra để so sánh, đối chiếu và phản bác “nhiều lập luận ngô nghê” của Trung Quốc về chủ quyền Hoàng Sa. Và nhiều chứng cứ, nhận định khách quan khoa học đưa đưa ra, giúp mổ xẻ góc nhìn. Theo những bài phân tích, chứng cứ chủ quyền của Việt Nam trước hết là nguồn sử liệu lịch sử, so sánh với sử liệu của Trung Quốc đã rất rõ ràng. Từ năm 1816 vua Gia Long đã từng quản trị chính thức Hoàng Sa, cắm cờ và tuyên bố chủ quyền. Năm 1835 triều đình đã sai người xây miếu, trồng cây, dựng bia.

Tờ Nam Phong số 6/1932 dẫn chứng nhiều tư liệu bổ ích, chứng minh chặt chẽ chủ quyền và phản bác lập luận mơ hồ của Trung Quốc như: “chính quyền Trung Quốc đã từng từ chối chủ quyền đối với Hoàng Sa. Ấy là vào năm 1898, tầu Belleon và Vuojimon của Anh bị đắm cạnh Hoàng Sa, các thuyền chài người Tàu lấy trộm những miếng đồng trên tàu này, Lãnh sự Anh đóng ở Quỳnh Nhai hải khẩu kiến nghị với Chính phủ Tàu, và được chính phủ Tàu phúc đáp: “Đảo Tây Sa không thuộc về lãnh thổ Tàu, nước Tàu không chịu trách nhiệm việc ấy”. Tờ Nam Phongkết luận: “chứng cớ chủ quyền của nước Nam đối với Hoàng Sa là xác thực hơn vì Việt Nam tuyên bố chủ quyền sớm hơn”, và “đảo Hoàng Sa quả thuộc về địa phận nước Nam, hơn một trăm năm nay, không ai dị nghị”.

Năm 1938, Nhật Bản nhảy vào Hoàng Sa. Báo Trung Bắc Tân văn lập tức lên tiếng phân tích lịch sử chủ quyền của Việt Nam với bài viết “Đảo Hoàng Sa thuộc nước Việt Nam từ trên một trăm năm nay”.

Báo đã trích dẫn từ sách Việt Nam thống nhất chícó đoạn: “Đảo Hoàng Sa ở phía đông đảo Ly. Đi từ Sa kỳ nếu thuyền gặp khi thuận buồm xuôi gió thì có thể trong 3, 4 ngày đến được. Đảo Hoàng Sa có nhiều đảo nhỏ, hòn này cách hòn kia một giờ hay một ngày thuyền. Giữa các đảo có một bãi cát vàng khá rộng gọi là “Vạn lý tràng sa”. Trên đảo có giếng nước ngọt. Xung quanh toàn là núi đá…”. Nhiều bài báo viết lại đội Hoàng Sa, Bắc Hải đã ra khai thác từ hơn trăm năm về trước.

Ngoài việc viện dẫn các sách lịch sử địa lý Việt Nam viết về Hoàng Sa và lịch sử công bố chủ quyền của Việt Nam đối với vùng lãnh thổ này, Trung Bắc Tân văn có mô tả những công trình nghiên cứu và khảo sát của người Pháp đối với quần đảo. Về việc nghiên cứu thì có ông Krempf, giám đốc Hải học viện Nha Trang đã cùng một phái đoàn ra nghiên cứu Hoàng Sa năm 1926, và thám hiểm năm 1931.

Ngày 17/7/1938, Trung Bắc Tân văn một lần nữa nhấn mạnh chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa. Sau khi đã đưa ra những chứng cớ thuyết phục, tờ báo này nhấn mạnh “Có một bàn tay cứng cáp, người ta đi được xa hơn một cái túi đầy pháp luật”, bóng gió nói đến thế lực Nhật đang lên và Việt Nam cần củng cố lực lượng để phòng thủ cho vùng đất ngoài khơi của mình.

Rõ ràng ngay từ đầu thế kỷ 20 khi Trung Quốc “dòm ngó” không chỉ chính quyền mà báo chí nước ta và thế giới đã quan tâm đến Hoàng Sa – Trường Sa. Đáng chú ý là gần như đại đa số đều khẳng định “Hoàng Sa là của Việt Nam”, trừ số ít vài tờ báo ở Trung Quốc.

Chỉ tiếc rằng do hoàn cảnh chiến tranh cũng như nhiều thay đổi trong gần trăm năm qua nên việc sưu tầm, nghiên cứu chưa được làm đầy đủ. Tư liệu về những tờ báo, bài báo viết về Hoàng Sa, chủ quyền Việt Nam không được gìn giữ, đã bị thất lạc khá nhiều.

Song những gì còn lại cũng cho chúng ta thấy thực tế khách quan là dư luận trong và ngoài nước đã phản ứng kịch liệt với hành động xâm lược của Trung Quốc với Hoàng Sa và Trường Sa.

(Còn nữa)

Duy Chiến

Theo Vietbao

Những người 'phản tỉnh' ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc, bất chấp những thông tin tuyên truyền sai lệch trên báo chí, vẫn có những tiếng nói của các học giả nhằm phản tỉnh giới nghiên cứu và người dân nước này.

Cuộc đối thoại đi tìm lẽ phải

Ngày 14/6/2012, tại Viện nghiên cứu Kinh tế Thiên Tắc của TQ, GS Thịnh Hồng, giám đốc Viện, đã cùng một số học giả khác như GS Thượng Hội Bằng, giám đốc Học viện quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Bắc Kinh; Cát Hải Đình, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Xúc tiến hữu nghị quốc tế Trung Quốc; giáo sư Hà Quang Hộ, Viện triết học Nhân dân Trung Quốc; giáo sư Trương Thiên Phàm, chủ tịch Hội đồng học thuật Viện nghiên cứu Thiên Tắc đã tổ chức một cuộc hội thảo về biển Đông và chủ quyền của các quốc gia.

Học giả Lý Lệnh Hoa được mời tham gia hội thảo để "cùng được nghe và nói sự thật". Xin được đăng tải một phần cuộc đối thoại đã đưa lên mạng Sina.com như sau.

Những người phản tỉnh ở Trung Quốc - Hình 1

Học giả Lý Lệnh Hoa

Lý Lệnh Hoa : Với tư cách là học giả đã nghiên cứu nhiều năm vấn đề vạch ranh giới biển quốc tế, hôm nay tôi rất vui mừng được cùng mọi người bàn bạc vấn đề Nam Hải (tức Biển Đông chú thích 1 lần cho tất cả các khái niệm Nam Hải dùng trong bài - TG). Tôi có mang tới đây để mọi người xem một số thành quả nghiên cứu mới nhất của giới học thuật về vấn đề Nam Hải, gồm các sách và tạp chí như Nghiên cứu vấn đề Luật biển quốc tế , Nghiên cứu luật cơ bản biển Trung Quốc, Một số trường hợp thực hiện luật quốc tế của Trung Quốc, Tập bài nghiên cứu quốc sách biển, Địa - chính trị và tranh chấp ở Nam Hải, Chuyên luận vấn đề Nam Hải, v.v...

Hiện nay nhiều học giả trong nước (Trung Quốc - TG) vẫn khẳng định Đường 9 đoạn mà Việt Nam gọi là Đường chữ U, hay Đường lưỡi bò, tức đường biên giới biển Đông theo yêu sách của Trung Quốc, được vẽ trên bản đồ bằng một đường có 9 đoạn đứt khúc. Nhưng từ xưa đến nay đường biên giới trên bộ hay trên biển của toàn thế giới chưa bao giờ có một đường nào là đường đứt đoạn, đây là"hư tuyến", tức đường nét đứt, đường chấm chấm, không liền nét.

Tháng trước, khi giảng bài cho các nghiên cứu sinh ở Viện Nghiên cứu biển và biên giới Trung Quốc thuộc Đại học Vũ Hán, tôi có nói rằng căn cứ pháp luật đích thực phải là "Công ước Liên hợp quốc về Luật biển" năm 1982 ( tiếng Anh là United Nations Convention on the Law of the Sea; 1982). Hơn nữa nước ta (Trung Quốc) là quốc gia đã ký và phê chuẩn Công ước này.

Đường 9 đoạn chiếm tới hơn 80% diện tích vùng nước Nam Hải. Đường cơ bản (cơ tuyến) của quần đảo Tây Sa, Việt Nam gọi là Hoàng Sa, cấu tạo bởi 28 điểm gốc, được các chuyên gia Cục Hải dương và một số đơn vị khác (của Trung Quốc - TG) cùng nhau vẽ nên trước năm 1995. Nó gồm có nhiều bãi đá nhỏ, với diện tích vùng nước rộng tới khoảng hơn 12.000 dặm biển vuông. Sau khi được công bố, nó đã bị các chính phủ Việt Nam và Philippinnes phản đối và phê phán. Việc xác định 28 điểm gốc này vốn đã có rất nhiều chỗ không chuẩn xác, cũng không đạt yêu cầu về chỉ tiêu kỹ thuật. Hiện nay (Trung Quốc) vẫn cứ muốn làm kiểu hoạch định mập mờ như thế ở quần đảo Nam Sa, Việt Nam gọi là Trường Sa.

Các quốc gia đương sự phải thống nhất về lý luận vạch biên giới biển và về phương pháp kỹ thuật, lấy cơ sở là các nguyên tắc quốc tế thông dụng hiện nay về cấu hình và độ dài bờ biển cũng như nguyên tắc tỷ lệ...

Giáo sư Thịnh Hồng (Chỉ lên bản đồ và hỏi): Đường màu lam có phải là đường ranh giới đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước không ?

Học giả Lý Lệnh Hoa: Đúng vậy, đường màu lam trên bản đồ là vùng đặc quyền kinh tế vẽ theo Luật Biển. Đảo Hoàng Nham ở đây. Theo mục 3, điều 121 của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, Trung Quốc chúng ta chỉ có thể có vùng biển lãnh hải 12 hải lý. Thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippinnes ở đây. Cho nên dù tàu cá hay tàu chiến của chúng ta khi đến Hoàng Nham đều tất nhiên đi vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của người ta. Đã ký kết vào Công ước Liên hợp quốc về Luật biển thì bất cứ quốc gia nào cũng phải chịu sự ràng buộc của công ước đó. Tất cả đều phải xử lý theo tinh thần của Công ước.

GS Thịnh Hồng: Căn cứ của Đường 9 đoạn mà chúng ta vạch ra là gì?

Học giả Lý Lệnh Hoa: Chẳng có căn cứ gì! Nó chỉ là tuyên bố đơn phương năm 1947 của chính phủ Dân quốc.

GS Thịnh Hồng:Quan điểm của các nước liên quan như thế nào ?

Học giả Lý Lệnh Hoa:Thời đại đang tiến lên, khi hoạch định ranh giới biển, chúng ta cần phải tiến hành theo tinh thần Công ước Liên hợp quốc về Luật biển và quy tắc quốc tế, chứ không thể nói căn cứ theo cái gọi là nhân tố lịch sử, nước giàu nước nghèo, nước lớn nước nhỏ, người đông hay người ít một cách hồ đồ được... Những yếu tố đó đều không phải là căn cứ để hoạch định biên giới.

Tôi cho rằng nếu căn cứ vào Luật biển mà làm thì nhân dân các nước ven bờ Nam Hải và nhân dân Trung Quốc đều có vùng biển 200 hải lý rộng rãi, việc phát triển nghề cá và khai thác tài nguyên đáy biển đều có đủ không gian. Sau này khi kinh tế các nước láng giềng phát triển thì chúng ta cũng được hưởng lợi. Để đứng trên góc độ toàn nhân loại mà xem xét vấn đề thì chúng ta cần có quan điểm toàn cục, cần tiến lên cùng thời đại.

Theo các học giả ài Loan như Tống Yến Huy, Du Khoan Tứ, vùng nước bên trong "đường lưỡi bò" đều không thể áp dụng quy chế nào theo thông lệ quốc tế vì nó không đủ các yếu tố để có thể chứng minh một cách hợp pháp dưới các quy định của luật pháp quốc tế.

Những người phản tỉnh ở Trung Quốc - Hình 2

Đường lưỡi bò sai trái của Trung Quốc

Phê phán lời sai trái, ủng hộ người dám nói thật

Với niềm tin "nói thật để nhân dân hiểu mà không làm sai", học giả Lý Lệnh Hoa đã nhiều lần lên tiếng. Xem truyền hình, biết tin Trung Quốc lại xâm phạm lãnh hải của láng giềng, các tướng và học giả "diều hâu" lên dọa nạt, đòi "dạy cho bài học", học giả họ Lý thấy xấu hổ. Ông thẳng thừng phê phán kịch liệt: "Đến nay trong nước vẫn còn những phát ngôn vô trách nhiệm và không lý trí như thế, rất có hại cho việc giải quyết rốt ráo vấn đề Nam Hải. Những phát ngôn kiểu đó không phải là yêu nước mà là hại nước".

Ông khuyên họ: "Mấy năm gần đây một số học giả trong ngoài ngành quân đội Trung Quốc đưa ra đủ kiểu kiến giải về vấn đề Đông Hải và Nam Hải. Những chủ trương đó có đủ loại, năm cha ba mẹ, phần lớn đều phi thực tế. Việc tuỳ tiện đưa ra các chủ trương, giống như ôm gai đi cứu hoả, chỉ làm cho công tác phân định biên giới biển của nước ta càng phức tạp và khó khăn thêm".

Và "Những Trương Triệu Trung, Đới Húc... trong khi thuyết giảng, khi giải thích về việc xác định điểm cơ bản và đường cơ bản, nguyên tắc phân định biên giới biển, hay khi nói về địa vị pháp lý của Đường 9 đoạn đều có những chỗ không thoả đáng, phát ngôn mà không chịu học hỏi nghiêm túc".

Thời điểm Trung Quốc đưa giàn khoan vào lãnh hải Việt Nam, gây sóng gió ở biển Đông, đã có một luồng dư luận phê phán tại TQ khi GS Hồ Ba thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược Bắc Kinh lên truyền hình bảo vệ hoạt động của giàn khoan.

Đáng chú ý là bài viết của tác giả Lý Tiểu Tinh lan truyền trên mạng xã hội nhanh chóng gây tiếng vang trong nhiều giới ở Trung Quốc. Lý Tiểu Tinh đã bác bỏ quan điểm của GS Hồ Ba cho rằng Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 không phủ nhận yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc. Tác giả Lý Tiểu Tinh khẳng định, Chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ chính thức đưa ra chủ trương đường 9 đoạn, cũng chưa từng có khái niệm đường 9 đoạn trong luật pháp Trung Quốc.

Tác giả khẳng định: Chúng ta cứ nói rằng, ngay từ đời Tống, Nguyên đã xác định sơ bộ về biên giới trên biển; đến đời Minh, Thanh xác định rõ ràng phạm vi hoạt động trên Biển Đông. Điều này hoàn toàn xuyên tạc lịch sử. Mọi người đều biết, Trung Quốc là quốc gia lục địa, từ thời xưa, ý thức về biển đã rất mơ hồ. Khái niệm lãnh hải phải đợi đến khi hoả pháo ra đời mới có, đầu tiên chỉ xác định là 3 hải lý, vì đây là cự ly bắ.n xa nhất của hoả pháo khi đó. Vì thế làm gì có chuyện tiề.n nhân Trung Quốc có ý thức đưa vùng biển có diện tích hơn 2 triệu km vuông làm vùng biên giới trên biển.

Tác giả đặt ra câu hỏi, tại sao trong "Tuyên bố về lãnh hải của Trung Quốc" năm 1958 lại chỉ đưa vùng biển thuộc vịnh Bột Hải và vùng eo biển Hải Nam là thuộc Trung Quốc, còn các vùng biển giữa các quần đảo trên Biển Đông là biển quốc tế?

Xét mối quan hệ với Việt Nam và các nước liên quan đến biển Đông, tác giả Lý Tiểu Tinh đặt vấn đề: "Các nước liên quan biển Đông lẽ nào lại không coi trọng lợi ích quốc gia của họ? Kinh tế biển của Việt Nam chiếm 1/3 tổng sản phẩm quốc nội (GDP), chả lẽ họ không coi trọng biển bằng Trung Quốc? Trong vấn đề này, nếu các nước chỉ coi trọng lợi ích riêng mình, không tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, không quan tâm đến lợi ích của các nước xung quanh, không tìm hiểu cảm nhận và khả năng tiếp nhận của nước khác, vấn đề sẽ khó được tháo gỡ và ngày càng phức tạp hơn, thậm chí dẫn đến xung đột".

Bài viết này của tác giả Lý Tiểu Tinh được đông đảo cư dân mạng Trung Quốc quan tâm, hoan nghênh. Nhiều ý kiến từ sững sờ đến đồng tình vì từ trước đến nay họ chưa được nghe "lời nói thật".

Học giả Lý Lệnh Hoa đán.h giá bài viết rất hay, rất thực tế, lập luận rất khoa học và rất đáng để nhân dân Trung Quốc đọc và nghiền ngẫm. Ông cho rằng : "Mình chỉ biết mình, bất kể lợi ích của người khác là tai họa khó tránh khỏi".

(Còn nữa)

Theo Vietbao

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô giáo xin ủng hộ tiề.n mua máy tính: "Tôi không dỗi phụ huynh"
15:14:14 30/09/2024
Tạm ngưng giảng dạy cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân
21:00:28 28/09/2024
Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024
Bão Krathon mạnh cấp 15, sẽ đi vào Biển Đông?
13:33:26 30/09/2024
Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích
18:08:30 29/09/2024
Yêu cầu xử lý nghiêm vụ cô giáo xin phụ huynh tiề.n mua laptop
07:51:52 29/09/2024

Tin đang nóng

Diddy chính thức nhận án tù, trả giá cho tội ác kinh hoàng, rúng động toàn cầu
14:31:02 30/09/2024
Vụ sạt lở trên quốc lộ ở Hà Giang: Tìm thấy th.i th.ể người đàn ông mất tích khi đang livestream
15:45:36 30/09/2024
Bóc giá outfit Nguyễn Phương Hằng, số tiề.n nữ CEO dát lên người làm CĐM sốc nặng
17:14:31 30/09/2024
Bà Phương Hằng rao bán kim cương 1000 tỷ, nói lý do không bao giờ livestream
15:32:12 30/09/2024
Hình ảnh cuối cùng của nữ diễn viên "The Glory" trước khi đột ngột qua đời vì nhồi má.u não
12:59:27 30/09/2024
Vân Quang Long qua đời 4 năm, bố mẹ vẫn chưa hết đau, nghẹn lòng kể cuộc sống
13:27:17 30/09/2024
'Bà sui' Sóc Trăng nhảy sôi động trong đám cưới, nhiều người nhầm là cô dâu
15:01:01 30/09/2024
Con trai Diddy lộ bản chất, từng bị kiện vì những hành vi xấu y hệt bố ruột
14:06:08 30/09/2024

Tin mới nhất

Nguy cơ sạt lở ở miền núi Quảng Trị đ.e dọ.a cuộc sống người dân

18:22:54 30/09/2024
Các địa phương tăng cường theo dõi diễn biến mưa lũ, cung cấp thường xuyên thông tin cảnh báo, dự báo và chỉ đạo, hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với nguy cơ trượt, lở đất, đá.

Tìm kiếm người đàn ông mất tích khi chèo thuyền qua sông Lấp

18:17:38 30/09/2024
Trong lúc hai vợ chồng đang chèo thuyền đến giữa sông, ông N có biểu hiện co giật nên bất ngờ bị ngã xuống sông và bị nước cuốn trôi mất tích.

Bão Krathon có khả năng đi vào Biển Đông trong 24 giờ tới

18:14:21 30/09/2024
Dự báo, trong 24 giờ tới, bão Krathon có khả năng đi vào vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Theo dự báo hiện tại, bão không có khả năng ảnh hưởng đến vùng ven biển và đất liền nước ta.

Vụ sạt lở nghiêm trọng tại Hà Giang: Gấp rút cứu người và thông tuyến giao thông

18:10:03 30/09/2024
Ông Phùng Viết Vinh, Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang cho biết: Huyện đã hỗ trợ tiề.n cho các gia đình có người thiệ.t mạn.g, mất tích và bị thương do sạt lở đất.

Giải cứu an toàn hai du khách đi lạc trên đỉnh Langbiang

17:30:42 30/09/2024
Trong quá trình tham gia tìm kiếm người bị nạn, anh Krasan Sroan thuộc Đội an ninh của Khu du lịch Langbiang bị trượt ngã chấn thương, được lực lượng cứu nạn, cứu hộ đưa đến nơi an toàn.

Rãnh áp thấp nối với bão Krathon gây mưa giông trên Biển Đông, sóng cao tới 6m

10:50:57 30/09/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (30/9) có rãnh áp thấp có trục ở khoảng 19-22 độ vĩ Bắc nối với cơn bão Krathon lúc 7h có vị trí ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc, 122,1 độ Kinh Đông.

Cẩu xe khách và nhiều ô tô khỏi hiện trường vụ sạt lở ở Hà Giang

10:37:35 30/09/2024
Lực lượng chức năng đã huy động cần cẩu cỡ lớn để đưa xe khách và nhiều ô tô, xe máy ra khỏi hiện trường vụ sạt lở tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Tài xế xe khách ở Hà Giang kể phút bất lực khi nhìn quả đồi 'đán.h úp'

10:21:38 30/09/2024
Anh Vũ Minh Hoàng (42 tuổ.i, tài xế xe khách Thanh Bằng) cho biết, lúc xảy ra sạt lở, mọi việc diễn ra quá nhanh, cả xe hoàn toàn bất lực.

Chị gái nạ.n nhâ.n vụ sạt lở: 'Em tôi mất tích khi đang giúp dân sơ tán đồ'

10:04:09 30/09/2024
Chị Phạm Thị Hiển (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, Hà Giang) cho biết, em trai chị đã mất tích trong vụ sạt lở khi đang giúp dân sơ tán đồ đạc.

Người Việt tại Anh chia sẻ mất mát với đồng bào chịu thiệt hại do bão số 3

10:01:53 30/09/2024
Các hội đoàn khác cũng nhanh chóng trao tặng số tiề.n quyên góp với mong muốn hỗ trợ kịp thời tới những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bão Yagi.

Hà Nội: Cháy lớn tại nhà xưởng sản xuất trong đêm, xuất hiện nhiều tiếng nổ

08:00:16 30/09/2024
Lực lượng chức năng huyện Hoài Đức (Hà Nội), đang làm rõ nguyên nhân vụ cháy nhà xưởng sản xuất tại xã Di Trạch vào đêm nay.

Những đêm thức trắng sợ vỡ đê của người dân trên cồn giữa sông Mekong

07:52:39 30/09/2024
Hơn 10 ngày kể từ đợt vỡ đê mới nhất, ông Nguyễn Văn Hiếu (57 tuổ.i, ngụ cồn Phú Đa, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, Bến Tre) đã hết bàng hoàng, nhưng vẫn chưa khắc phục xong hậu quả.

Có thể bạn quan tâm

Ba nhân vật không xuất phát từ các tựa game kinh dị nhưng lại gây "ám ảnh" nhất đối với người chơi

Mọt game

19:03:42 30/09/2024
Thiết kế nhân vật có thể tạo nên một trò chơi thú vị, hoặc phá vỡ chúng vì đơn giản, các nhân vật luôn là yếu tố chính làm nên thành công của bất kỳ trò chơi nào. Điều này đặc biệt đúng với các trò chơi kinh dị

BabySoul (Lovelyz): Rã nhóm lập tức đổi nghệ danh, tổ chức concert solo dằn mặt

Sao châu á

18:56:32 30/09/2024
BabySoul là nữ idol từng là thành viên của nhóm nhạc đình đám Kpop là Lovelyz. Mong phong cách trong veo, ngọt ngào, hình tượng của BabySoul cùng nhóm thời điểm chưa tan rã đã gây đốn tim biết bao fan Kpop.

Xemesis đi du lịch chọn toàn resort đắt nhất Việt Nam, từ hẹn hò đến trăng mật đều không ngoại lệ

Netizen

18:50:10 30/09/2024
Không chỉ nổi tiếng là một streamer có khả năng kinh doanh, Xemesis còn thường xuyên khiến dân tình trầm trồ trước những chuyến du lịch vô cùng sang chảnh.

Hôm nay nấu gì: Cả nhà chán cơm, vợ nấu bữa này ai cũng thèm ăn trở lại

Ẩm thực

18:11:34 30/09/2024
Cả nhà chán cơm, vợ nấu bữa này ai cũng thèm ăn trở lại. Bữa cơm có món nào cũng ngon và hấp dẫn chẳng ai có thể cưỡng lại được.

Xếp hạng may mắn của 12 con giáp ngày 1/10/2024: Tuổ.i Thìn và Dậu có vận may tốt

Trắc nghiệm

18:00:38 30/09/2024
Xếp hạng may mắn 12 con giáp hôm nay 1/10. Đâu là con giáp may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Tóm dính cặp đôi Vbiz "phim giả tình thật" hẹn hò ở nước ngoài, để lộ bằng chứng khó chối cãi

Sao việt

17:35:45 30/09/2024
Võ Cảnh không đăng ảnh ở Pháp mà chỉ cập nhật hình ảnh ở TP.HCM. Tuy nhiên bức ảnh chung với Thúy Ngân đã lật tẩy nam diễn viên

Biệt thự trên sườn núi dốc, nhìn ra sân golf ở Tam Đảo

Sáng tạo

17:30:50 30/09/2024
Ngôi nhà nằm trên một sườn núi dốc, nhìn ra một thung lũng rộng lớn với tầm nhìn ra sân golf và dãy núi Tam Đảo. Địa hình dốc mang đến tầm nhìn tuyệt đẹp nhưng đặt ra thách thức về thiết kế liên quan đến khả năng tiếp cận ở độ cao như v...

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 44: Như đi khám thai tình cờ gặp Chải

Phim việt

17:30:47 30/09/2024
Như sau đó đã đi siêu âm khám thai. Xong khi khám xong, Như đặt xe ôm công nghệ để về, không ngờ tài xế nhận cuốc xe đó lại chính là Chải.

Tác dụng của củ nghệ với một số bệnh ngoài da thường gặp

Sức khỏe

17:26:46 30/09/2024
Tuy nhiên, một số tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn như dầu cây trà, đinh hương, dầu neem và nghệ cũng đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ sống sót của loài ve này.