Chính sách đối nội và đối ngoại của Philippines dưới thời Tổng thống Duterte

Theo dõi VGT trên

Ông Rodrigo Duterte ngày 30/6 đã chính thức nhậm chức Tổng thống Philippines. Ngay sau lễ tuyên thệ, người đứng đầu chính phủ của quốc gia Đông Nam Á này đã tiến hành họp nội các mới và có bài phát biểu về chính sách đối nội cũng như đối ngoại của Manila trong thời gian tới.

Chính sách đối nội và đối ngoại của Philippines dưới thời Tổng thống Duterte - Hình 1

Ông Rodrigo Duterte trong lễ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Philippines hôm 30/6 (Ảnh: Philnews)

Xuất thân từ tỉnh lẻ và nổi tiếng với các biện pháp trấn áp và xử lý tội phạm mạnh tay cùng cá tính mạnh mẽ, Ông Rodrigo Duterte đang khiến dư luận cả trong và ngoài nước “nín thở” chờ xem những động thái của ông trong tương lai, nhất là trong vấn đề Biển Đông và các vấn đề trong nước.

Sau bài phát biểu tại Phủ Tổng thống, ông Duterte đã có chuyến thăm tới một khu ổ chuột tại thủ đô Manila và đưa ra những tuyên bố đầy mạnh mẽ về việc sẽ xử lý mạnh tay các loại tội phạm như buôn bán m.a t.úy. Ông nói: “Những kẻ đó đang g.iết h.ại con em của chúng ta. Tôi cảnh báo bạn trước, đừng rơi vào những vấn đề như thế, kể cả bạn có là cảnh sát, tôi cũng sẽ có biện pháp trừng phạt mạnh tay”.

Trấn áp tội phạm

Trong bài phát biểu tại Phủ Tổng thống, cựu Thị trưởng thành phố Davao cam kết sẽ trừng trị thẳng tay những kẻ buôn lậu m.a t.úy, phạm tội ác nghiêm trọng và tham nhũng, tìm cách thúc đẩy thỏa thuận hòa bình với phe cánh tả cùng quân nổi dậy Moro và quyết tâm xóa đói giảm nghèo. Ông khẳng định cuộc chiến chống các loại tội phạm sẽ “diễn ra liên tục và không khoan nhượng”, đồng thời kêu gọi những nhà quan sát về tình hình nhân quyền và những người chỉ trích ông ở Quốc hội tôn trọng sứ mệnh mà người dân Philippines đã trao cho ông. Người đứng đầu chính phủ Philippines cũng nhấn mạnh rằng các chiến dịch được triển khai sắp tới sẽ tuân thủ những quy định của luật pháp.

Tổng thống Duterte nhấn mạnh: “Với tư cách một luật sư và từng có thời gian làm công tố viên, tôi biết những giới hạn của quyền lực và thẩm quyền của một tổng thống. Tôi biết điều gì là hợp pháp và điều gì là phạm pháp. Trong quan điểm của tôi, pháp trị không phải là vấn đề có thể đem ra thỏa hiệp”.

Video đang HOT

Ngoài ra, Tổng thống Duterte cũng nhắc tới thỏa thuận hòa bình của chính quyền với lực lượng cánh tả và phong trào nổi dậy Moro. Ông nhấn mạnh rằng chính quyền mới “sẽ hết sức nỗ lực để thực thi đầy đủ những thỏa thuận hòa bình đã được ký kết, và tiến hành chúng song song với các cải cách về Hiến pháp và pháp luật”.

Chính sách đối nội và đối ngoại của Philippines dưới thời Tổng thống Duterte - Hình 2

Ông Duterte từng là cựu Thị trưởng thành phố Davao trong nhiều năm trước khi trở thành Tổng thống Philippines (Ảnh: AFP)

Tránh đối đầu Trung Quốc

Theo đ.ánh giá của giới quan sát, đường lối ngoại giao của Philippines dưới thời Tổng thống Duterte vẫn chưa rõ ràng. Trong bài phát biểu sau khi nhậm chức, chính trị gia 71 t.uổi này đã nói: “Về quan hệ quốc tế, tôi muốn khẳng định rằng Philippines sẽ tôn trọng các hiệp ước và nghĩa vụ quốc tế”.

Về mối quan hệ với Trung Quốc và vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, Tổng thống Duterte muốn “đối thoại” với Bắc Kinh về vấn đề này để tiến tới mối quan hệ “đôi bên cùng có lợi”. Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình ANC, người phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines, ông Ernesto Abella cho biết: “Về cơ bản, Tổng thống có quan điểm thân thiện với Trung Quốc. Tôi nghĩ đó là dấu hiệu cho thấy cách ông ấy muốn xử lý mối quan hệ song phương, không đối đầu mà cùng nhau hợp tác để tiến tới mối quan hệ đôi bên cùng có lợi. Theo tôi, ý của tổng thống là… chúng tôi không có quan điểm về việc tham gia các hoạt động quân sự và những thứ kiểu như vậy”.

Trước đó, trong cuộc họp nội các đầu tiên, Tổng thống Duterte đã ra chỉ thị yêu cầu các cơ quan nước này không “chế nhạo hay phô trương” trong trường hợp Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết có lợi cho nước này trong vụ kiện Trung Quốc về vấn đề chủ quyền tại Biển Đông. Sau đó, Tổng thống Duterte đã đưa vấn đề này ra trong bài phát biểu trên truyền hình. Ông nói: “Phán quyết có lợi của PCA cũng có thể đặt Philippines vào hoàn cảnh khó xoay sở, đặc biệt trong các mối quan hệ với Trung Quốc. Chúa biết rằng tôi thực sự không muốn tuyên chiến với bất cứ bên nào. Và nếu chúng ta có thể duy trì hòa bình thông qua đàm phán, tôi sẽ rất hài lòng với việc đó”.

Ngọc Anh

Tổng hợp

Theo Dantri

Putin tung nước cờ cao tay, khiến phương Tây rối bời

Khoét sâu mâu thuẫn nội bộ, phân hoá lực lượng của đối thủ và dùng chiến thuật lợi ích - đây là nước cờ cao tay mà Tổng thống Vladimir Putin vừa tung ra và một lần nữa ông lại khiến phương Tây "rối như tơ vò".

Putin tung nước cờ cao tay, khiến phương Tây rối bời - Hình 1

Tổng thống Nga và Thủ tướng Hy Lạp

Hồi cuối tháng 5, Tổng thống quyền lực của Nga - ông Vladimir Putin đã thực hiện một chuyến công du gây chú ý rất lớn, không kém gì sự kiện 7 cường quốc mạnh nhất thế giới tụ họp ở Nhật Bản.

Ông Putin đã đến thăm Hy Lạp. Đây là lần đầu tiên ông trở lại thăm Hy Lạp sau gần một thập kỷ. Chuyến thăm này diễn ra trong một bối cảnh hết sức đặc biệt khi Nga và phương Tây đang đối đầu nhau quyết liệt và chỉ còn một tháng nữa là đến thời điểm Liên minh Châu Âu (EU) có cuộc họp bàn để quyết định về việc liệu có tiếp tục gia hạn chính sách trừng phạt Nga hay không.

Tại sao Tổng thống Putin lại chọn đến thăm Hy Lạp - một trong những nước thành viên của EU ngay trước thềm cuộc họp quan trọng của liên minh này liên quan đến Nga? Câu hỏi này không khó để trả lời. Không phải vô cớ mà ông chủ điện Kremlin quyền lực lại thân chinh đến Hy Lạp vào thời điểm này. Cách thức chọn thời điểm đến Hy Lạp đã đủ bộc lộ rõ ý đồ của ông Putin - đó là, Nhà lãnh đạo Nga muốn tranh thủ Hy Lạp để khoét sâu thêm mâu thuẫn trong nội bộ EU, để làm suy yếu mặt trận chống Nga của phương Tây, từ đó tiến tới phá bỏ chính sách trừng phạt mà EU đang áp dụng và đang gây tổn hại cho Nga.

Vậy tại sao Hy Lạp lại sẵn sàng giang tay chào đón nồng nhiệt ông Putin bất chấp việc nước này là một thành viên trong liên minh chống Nga? Câu trả lời ở đây là vấn đề lợi ích. Có câu nói nổi tiếng rằng: "Trên thế giới này không có đồng minh vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn". Câu nói này luôn đúng trong chính sách đối ngoại của các nước và trong trường hợp của Hy Lạp cũng vậy. Hy Lạp mở rộng vòng tay chào đón Tổng thống Nga cũng vì lợi ích của chính nước này. Đang ở trong cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội kéo dài 6 năm qua, Hy Lạp cần sự giúp đỡ không chỉ ở trong nội bộ EU mà cả các nước khác bên ngoài. Và Moscow đáp ứng được cho họ điều đó.

Tổng thống Putin đã đến Hy Lạp hôm 27/5 trong sự tiếp đón không thể trọng vọng hơn của chính quyền Thủ tướng Alexis Tsipras. Trong bài phát biểu đón chào Tổng thống Putin, Thủ tướng Tsipras đã khẳng định Moscow là một trong những đối tác quan trọng nhất của Hy Lạp. Trong khi đó, cùng thời điểm này, tại hội nghị G7, Thủ tướng Đức Angela Merkel đang tuyên bố rằng, EU chưa tính đến chuyện từ bỏ chính sát trừng phạt Nga. Đức hiện đang là nước đóng vai trò dẫn dắt EU trong cuộc đối đầu với Nga. Cách hành xử đối lập của hai thành viên EU đối với Nga đã cho thấy một thực tế không thể che giấu, đó là sự mâu thuẫn trong nội bộ liên minh phương Tây về chính sách đối với một nước từng là đối tác thương mại, năng lượng hàng đầu của họ.

Tổng thống Putin đủ khôn ngoan để biết cách khoét sâu mâu thuẫn trong nội bộ EU, phân hoá lực lượng của đối thủ. Ông chủ điện Kremlin đã đến Hy Lạp và đem theo một loạt những lợi ích kinh tế cũng như viễn cảnh tươi đẹp về mối quan hệ hợp tác song phương Nga-Hy Lạp để khiến Athens hiểu rằng họ cần Moscow thay vì mù quáng theo đuổi chính sách của EU - một chính sách tự làm hại chính liên minh này cũng như từng thành viên trong liên minh.

Cũng như nhiều lần trước, Hy Lạp chẳng ngại ngần chỉ trích chính sách trừng phạt Nga của EU cũng như những động thái quân sự mà NATO đang tiến hành nhằm đối phó với Moscow.

Thủ tướng Tsipras nói rằng, "vòng luẩn quẩn của các biện pháp trừng phạt sẽ chẳng đem lại lợi ích gì". Ông này còn nhấn mạnh, an ninh của Châu Âu sẽ không thể được đảm bảo nếu không có sự tham gia của Nga và rằng Nga là đối tác không thể thiếu của Châu Âu.

Hy Lạp ngay từ đầu đã là một trong những tiếng nói mạnh mẽ nhất trong EU phản đối việc áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga. Khác với các nước thành viên khác, Hy Lạp vẫn duy trì mối quan hệ thân thiết với Moscow thậm chí kể cả vào thời điểm quan hệ giữa Nga và EU đang căng nhất khi EU chính thức áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga vào mùa hè năm 2014. Tuy nhiên, Hy Lạp không thể vượt qua được áp lực từ các nước thành viên khác trong EU để chống lại chính sách trừng phạt Nga. Hy Lạp vẫn bỏ phiếu thông qua chính sách này dù thực tâm không hề muốn. Đây là lập trường của không ít nước thành viên trong EU. Có thể kể đến một số nước đang ngày càng công khai phản đối việc theo đuổi chính sách trừng phạt Nga như Italia, Hungary... Ở các cường quốc hàng đầu Châu Âu như Pháp, Đức, số người lên tiếng đòi dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt của Nga cũng đang tăng lên một cách chóng mặt. Thậm chí, Quốc hội Pháp vừa rồi cũng bỏ phiếu ủng hộ việc từ bỏ cuộc chiến trừng phạt với Nga.

Chính quyền của Tổng thống Putin rõ ràng đang tận dụng cơ hội để khoét sâu thêm mâu thuẫn trong nội bộ EU, từ đó tìm cách phá bỏ chính sách đang làm tổn thương cả hai bên này. Không rõ cuộc bỏ phiếu vào tháng 7 tới sẽ diễn ra như thế nào nhưng ít nhất giới chuyên gia nhận định, EU sẽ không đủ sức để đi xa hơn nữa trong chính sách trừng phạt Nga và vì thế chính sách này được cho là sẽ sớm đổ vỡ.

Kiệt Linh

Theo_VnMedia

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

LB Nga giảm mạnh lượng xăng dầu xuất khẩu
12:18:26 06/07/2024
Tại sao các hãng hàng không Mỹ đang phải 'trả giá' dù lượng khách du lịch phá kỷ lục?
07:00:05 05/07/2024
Nghĩa trang ở Thái Lan chiếu phim cho người đã khuất
22:42:21 05/07/2024
Mưa lũ ảnh hưởng đến trên 1,5 triệu người ở Trung Quốc
13:36:48 05/07/2024
Cách USV của hải quân Ukraine xoay chuyển tình thế trên mặt trận Biển Đen
22:27:35 04/07/2024
Bắt giữ 6 đối tượng liên quan vụ giẫm đạp tại Ấn Độ
05:50:08 05/07/2024
Italy nâng cảnh báo do hai núi lửa cùng lúc phun trào
22:22:48 05/07/2024
Nga phản ứng về việc Azerbaijan và Armenia được mời dự hội nghị thượng đỉnh NATO
06:12:45 05/07/2024

Tin đang nóng

Nam Thư tiếp tục có động thái khó hiểu giữa scandal giật chồng
12:41:39 06/07/2024
Minh Khoa: Em chồng Midu, nhan sắc cực phẩm chuẩn tổng tài, có vợ hot girl
14:32:13 06/07/2024
NSND nổi tiếng cả nước: Hôn nhân hơn nửa thế kỷ, chồng tù tội vẫn một lòng chung thủy, U80 viên mãn
14:30:42 06/07/2024
Nam Thư tiết lộ gu bạn trai, tuyên bố thẳng "có cảm xúc thì ok, mặc kệ mọi thứ"
14:58:06 06/07/2024
Baifern chỉ công khai đúng 2 mối tình trong suốt 2 thập kỷ: 1 là Nine Naphat, người còn lại gây xôn xao hơn cả
14:17:41 06/07/2024
Midu - Minh Đạt đi tuần trăng mật ở resort đắt nhất Việt Nam, giá 240 triệu/đêm
13:45:08 06/07/2024
Midu- Minh Đạt lộ khoảnh khắc gặp mặt lần đầu, khiến netizen đứng ngồi không yên
14:54:32 06/07/2024
Victoria từng đính hôn, suýt trở thành vợ thợ điện trước khi lấy David Beckham
16:20:08 06/07/2024

Tin mới nhất

Dịch sốt Tây sông Nile bùng phát tại Israel khiến 12 người t.ử v.ong

17:14:43 06/07/2024
Bộ Y tế Israel báo cáo 61 trường hợp nhiễm virus mới, nâng tổng số trường hợp được phát hiện ở nước này kể từ đầu tháng 5 vừa qua lên 236 người.

Hành trình màu xanh

16:36:38 06/07/2024
Là khu rừng nhiệt đới lớn thứ hai thế giới, song rừng nhiệt đới Congo tại châu Phi có nguy cơ biến mất hoàn toàn trong 80 năm, do gia tăng trồng trọt, các hoạt động đốn gỗ và khai thác mỏ trái phép.

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Joe Biden đưa ra tuyên bố rõ ràng về việc tranh cử

16:32:23 06/07/2024
Trong bối cảnh nhà lãnh đạo Mỹ đang chịu áp lực từ một số thành viên đảng Dân chủ yêu cầu ông từ bỏ cuộc đua vào Nhà Trắng, ông cho biết đã nói chuyện với ít nhất 20 nghị sĩ và họ đều mong muốn ông tiếp tục tranh cử.

Xung đột Hamas - Israel: Hai bên chuẩn bị nối lại đàm phán giải phóng con tin

16:29:41 06/07/2024
Nguồn tin xác nhận đề xuất này đảm bảo rằng các bên trung gian sẽ bảo đảm lệnh ngừng b.ắn tạm thời, cung cấp viện trợ và rút quân Israel miễn là những cuộc đàm phán gián tiếp tiếp diễn để thực hiện giai đoạn hai của thỏa thuận.

Thủ tướng Slovakia xuất hiện trước công chúng sau vụ á.m s.át bất thành

16:25:44 06/07/2024
Theo Bộ Nội vụ Slovakia, kẻ tấn công có động cơ chính trị và không đồng tình với các quyết định của chính phủ, trong đó bao gồm cả vấn đề liên quan Ukraine.

Ứng cử viên theo đường lối cải cách Masoud Pezeshkian giành chiến thắng

15:51:59 06/07/2024
Ông Pezeshkian là ứng cử viên duy nhất theo đường lối cải cách tham gia tranh cử tổng thống tại Iran, trong khi 3 ứng cử viên còn lại đều theo đường lối cứng rắn.

Năm điểm then chốt trong 'sứ mạng hòa bình' của Thủ tướng Hungary Orban

15:49:57 06/07/2024
Thủ tướng Hungary bất ngờ tới Nga chỉ vài ngày sau khi tới thăm Ukraine theo cách tương tự. Chuyến thăm mang sứ mạng hòa bình của ông đã xác nhận rõ hơn về viễn cảnh của cuộc xung đột tại Ukraine.

Lốc xoáy tại Sơn Đông (Trung Quốc) khiến 5 người t.hiệt m.ạng

15:45:56 06/07/2024
Các cơn lốc xoáy không phải là hiện tượng hiếm gặp tại Trung Quốc. Hồi tháng 9 năm ngoái, 10 người đã t.hiệt m.ạng sau khi một cơn lốc xoáy hoành hành tại Tô Châu, tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc.

Tổng thống Ukraine mời Nga dự hội nghị thượng đỉnh hoà bình tiếp theo

15:33:31 06/07/2024
Nhiều nhà phân tích đ.ánh giá hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên do Ukraine tổ chức là một nỗ lực của phương Tây nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với Ukraine thay vì thực sự tìm ra dấu chấm hết cho chiến tranh.

Nga đạt lợi ích gì sau 3 tháng ròng rã quyết chiếm Chasiv Yar

14:02:32 06/07/2024
Một khi kiểm soát được toàn bộ thị trấn, quân Nga sẽ uy h.iếp được nhiều thành phố cận kề, đe dọa những tuyến hậu cần quan trọng của đối phương và giúp Nga xích lại gần hơn mục tiêu chiếm toàn bộ tỉnh Donetsk thuộc vùng Donbas.

Vụ giẫm đạp tại Ấn Độ: Người đứng đầu tổ chức sự kiện tôn giáo đầu thú

14:01:57 06/07/2024
Sự cố xảy ra khi bài giảng đạo kết thúc và đám đông tín đồ theo đạo Hindu tìm cách tiếp cận sân khấu để có thể chạm tay vào nhà truyền giáo Bhole Baba khi ông bước xuống từ sân khấu.

Tổng thống Nga Putin bình luận về màn tranh luận đầu tiên giữa ông Biden-Trump

14:00:44 06/07/2024
Tôi có đủ việc phải làm nên không thực sự theo dõi những gì đang diễn ra ở đó, đặc biệt là qua những bình luận trên các phương tiện truyền thông. Họ luôn có những ưu tiên nhất định: có người ủng hộ, có người phản đối , Tổng thống Putin ...

Có thể bạn quan tâm

Đi công tác cả tháng về mới được gần gũi vợ, ai ngờ mới vào phòng thì hàng xóm đã đ.ập cửa nói một câu khiến vợ ngã quỵ

Góc tâm tình

18:28:35 06/07/2024
Công việc của tôi phải đi công tác nhiều. Thời gian tôi ở nhà rất ít, thậm chí là cả mấy tháng mới về nhà được một lần. Biết vợ ở nhà một mình chịu nhiều thiệt thòi, tôi luôn yêu thương, quan tâm đến cô ấy.

Thực phẩm thiết yếu cho não bộ của trẻ

Sức khỏe

18:26:08 06/07/2024
Cách não bộ phát triển trong thai kỳ và trong hai năm đầu đời giống như giàn giáo: chúng thực sự xác định cách não bộ hoạt động trong suốt quãng đời còn lại của một người.

Bí ẩn nơi ở nhà tiên tri Vanga: Ai bước vào cũng bật khóc, lý do tại sao?

Netizen

18:18:48 06/07/2024
Baba Vanga (1911-1996) là nhà tiên tri lừng danh người Bulgaria, cũng là một trong những nhà tiên tri nổi tiếng nhất lịch sử thế giới. Khi tham quan nơi bà từng sinh sống, du khách ai cũng khóc!

Kinh ngạc với năng lực trí tuệ của 11 loài động vật thông minh nhất

Lạ vui

18:09:59 06/07/2024
Trong khi con người tin rằng mình là đỉnh cao của trí thông minh thì nhiều loài động vật cũng thể hiện kỹ năng giải quyết vấn đề, trí tuệ cảm xúc, thậm chí khả năng nhận thức bản thân gây kinh ngạc.

"Nữ hoàng nước mắt" Choi Ji Woo U50 mà ăn diện trẻ như gái teen, chỉ nhờ vài món đồ cơ bản

Phong cách sao

18:00:51 06/07/2024
Mới đây, Choi Ji Woo đã chia sẻ một loạt ảnh chụp trên đường phố Nhật Bản, trang phục đời thường của cô ngay lập tức gây sốt với hơn 40 nghìn lượt tương tác.

6 thói quen chi tiêu nhỏ mà người thành công thường xuyên áp dụng

Sáng tạo

17:48:00 06/07/2024
Hiện nay, nhiều bạn trẻ mù quáng chạy theo những gì mình thấy người khác đang theo đuổi, bất kể họ có thực sự cần nó hay không. Khi cảm thấy thích một món đồ nào đó, chúng ta vội vàng mua một món đồ thời trang nào đó mà không do dự

De Bruyne quyết định g.ây s.ốc chia tay Man City

Sao thể thao

17:46:32 06/07/2024
Theo nguồn đáng tin cậy, Kevin de Bruyne đã đồng ý các điều khoản sơ bộ về vụ chuyển nhượng sang CLB Al-Ittihad của Saudi Arabia hè này.

Gulf Kanawut tung hint hợp tác Quang Hùng MasterD, sắp ra bài hát mới?

Sao châu á

17:29:42 06/07/2024
Trên story trang Instagram cá nhân hơn 4 triệu người theo dõi, mới đây nam diễn viên nổi tiếng người Thái Lan là Gulf Kanawut đã chia sẻ hình ảnh của dự án mới, thu hút sự quan tâm lớn từ người hâm mộ.

Phim ngôn tình Hoa ngữ nhìn qua đã thấy tốn cả lít nước mắt, nam nữ chính là cực phẩm nhan sắc top đầu Cbiz

Phim châu á

17:21:49 06/07/2024
Bộ phim ngôn tình này có dàn diễn viên đẹp mê, hứa hẹn sẽ mang tới cho khán giả một câu chuyện tình yêu đẫm nước mắt.

Sau Duy Nhất - Tuấn Hưng, đến lượt Binz có phản ứng về Anh Trai Say Hi

Tv show

17:17:57 06/07/2024
Theo đó, khi được bé Goku hỏi chọn 1 trong 2 giữa Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai hay Anh Trai Say Hi, Binz bỗng dưng có phản ứng lạ.

Nữ chính phim Việt nhận mưa lời khen vì diễn quá hay, cảnh khóc bi thương khiến netizen "đau đến xé lòng"

Phim việt

16:58:21 06/07/2024
Mới đây, cảnh quay Thiên Ân (Thúy Ngân) đang chịu án tù phải xa con trai ba t.uổi đã khiến khán giả như xé lòng. Nhiều khán giả đã để lại lời bình luận khen ngợi diễn xuất và bày tỏ sự đồng cảm với nhân vật.