Chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời Tập Cận Bình

Theo dõi VGT trên

Thách thức lớn nhất mà lãnh đạo mới của Trung Quốc phải đối mặt là vận dụng chính sách đối ngoại để đảm bảo sự trỗi dậy của quốc gia, trong khi duy trì ổn định và ảnh hưởng của họ trên toàn thế giới.

Kevin Rudd, người từng giữ chức thủ tướng Australia từ năm 2007 tới 2010, ngoại trưởng Australia từ năm 2010 tới 2012, và hiện là chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc cũng như chính sách đối ngoại của nước này, cho rằng sự mạnh lên nhanh chóng của cường quốc số hai thế giới nhiều khả năng sẽ bị tác động bởi những thách thức nảy sinh từ mối quan hệ của nước này với cộng đồng quốc tế.

Theo ông Rudd, Tập Cận Bình, người vừa nhậm chức tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc, dường như được sinh ra để trở thành một nhà lãnh đạo. Rudd dự đoán về chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong một bài viết cho BBC, dưới đây.

Tập Cận Bình lên nắm quyền vào thời điểm Trung Quốc đang nổi lên như một nền kinh tế hàng đầu thế giới. Lần đầu tiên kể từ cuối thế kỷ 18, Trung Quốc, một quốc gia không sử dụng tiếng Anh và không thuộc về phương Tây, sẽ thống trị nền kinh tế thế giới.

Tổng bí thư mới của Trung Quốc có một gia thế hoàn hảo, với danh tiếng của cha ông, cựu phó thủ tướng Tập Trọng Huân, người đi đầu trong phong trào cải cách kinh tế ở Trung Quốc, cùng nhiều năm liền tích lũy kinh nghiệm lãnh đạo và làm kinh tế ở các tỉnh thành lân cận Bắc Kinh. Từ 5 năm trở lại đây, cùng với việc giữ các chức vụ quan trọng trong đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình bắt đầu tích cực tìm hiểu về những vấn đề toàn cầu và quan hệ của Trung Quốc với các quốc gia toàn trên thế giới, đặc biệt là Mỹ.

Với quan điểm hiện đại hóa Trung Quốc trong khi vẫn duy trì sự ổn định chiến lược ở Đông Á, Tổng bí thư Tập Cận Bình chính là nhà lãnh đạo mà những người làm chính sách ở Mỹ rất muốn được hợp tác cùng.

Chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời Tập Cận Bình - Hình 1

Màn hình lớn truyền hình trực tiếp về Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc tại thủ đô Bắc Kinh. Ảnh:AFP

Chủ nghĩa dân tộc Đông Á

Lịch sử hàng nghìn năm của nhân loại cho thấy, quyền lực chính trị luôn luôn xuất phát từ sức mạnh kinh tế, và theo thời gian, chính trị và an ninh quốc tế đã trở thành hai vấn đề luôn được liên kết chặt chẽ với nhau.

Tuy nhiên, sự lớn mạnh của Trung Quốc vẫn sẽ bị ảnh hưởng bởi những thách thức mà nước này và phần còn lại của thế giới phải đối mặt. Các trở ngại này thực chất lại đang đóng vai trò duy trì trật tự thế giới hiện tại, dựa trên sự ổn định chiến lược toàn cầu và đà tăng trưởng kinh tế quốc tế kể từ sau Thế chiến II.

Trật tự thế giới hiện tại phần nào đã thỏa mãn những nỗ lực của chính phủ và nhân dân Trung Quốc sau 30 năm tiến hành cải cách và hiện đại hóa đất nước. Nếu được duy trì trong tương lai, trật tự này vẫn sẽ tiếp tục đáp ứng được những lợi ích của Trung Quốc, bất chấp thực tế rằng nó không được xây dựng dựa trên đóng góp của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, mà là nhờ vào thắng lợi của các quốc gia phương Tây sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin.

Trái với sức mạnh kinh tế nổi trội, tiềm lực quân sự của Trung Quốc vẫn còn khá yếu nếu so sánh với Mỹ. Theo ông Rudd, Mỹ, cường quốc số một thế giới, vẫn sẽ tiếp tục duy trì vị trí độc tôn cho tới giữa thế kỷ 21, và đó là một tầm nhìn chiến lược toàn cầu mà Trung Quốc thực sự phải tính tới.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận một sự thật rằng, tại khu vực Đông Á hay cả một vùng rộng lớn trải dài từ Ấn Độ dương sang Thái bình dương, sức ảnh hưởng của Trung Quốc đang ngày một mạnh hơn. Từ tầm nhìn chiến lược, cấu trúc lực lượng cho tới học thuyết quân sự của nước này đều hướng tới một mục đích, đó là hỗ trợ “lợi ích cốt lõi” của quốc gia, mà ở đó, Trung Quốc tuyên bố muốn hợp nhất vùng lãnh thổ Đài Loan với đại lục, cũng như khẳng định chủ quyền với các vùng biển Hoa Nam (Việt Nam gọi là Biển Đông) và Hoa Đông.

Thách thức với Trung Quốc là một loạt tranh chấp về vấn đề lãnh thổ với các nước láng giềng. Trong khi đó, Mỹ, với sự chuyển hướng chiến lược từ Trung Đông sang châu Á – Thái Bình dương, vẫn kiên trì với những ý kiến trung lập. Vấn đề tranh chấp tại Biển Đông và quần đảo Điếu Ngư/Senkaku chính là hai đại diện tiêu biểu cho những điểm nóng có thể bùng lên trong tương lai tại khu vực này.

Video đang HOT

Khác với ở phương Tây, chủ nghĩa dân tộc trong vấn đề chính trị vẫn đang tồn tại và phát triển khá mạnh ở Đông Á. Bất chấp thực tế về xu hướng hợp nhất các nền kinh tế trong khu vực, những ngọn lửa của chủ nghĩa dân tộc, nếu đặt trong một hoàn cảnh thích hợp, vẫn sẽ dễ dàng bùng lên và biến thành một đám cháy lớn. Đó chính là câu hỏi hóc búa mà các chính phủ phải đau đầu tìm lời giải đáp.

Thách thức lớn mà Trung Quốc cùng các quốc gia trong khu vực phải chung tay giải quyết, đó là xây dựng một nền an ninh tự chủ và có giới hạn. Đây được coi như một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất được đề cập tới trong Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, chương trình nghị sự về chính trị và an ninh mở rộng. Hội nghị này sẽ diễn ra sau loạt hoạt động của ASEAN tại Campuchia bắt đầu từ hôm qua.

Mở rộng thị trường quốc tế

Bên ngoài Đông bán cầu, một câu hỏi thường xuyên được đặt ra, là Trung Quốc sẽ sử dụng ảnh hưởng của mình như thế nào với phần còn lại của thế giới.

Trong giai đoạn trước mắt, mục tiêu tối cao của Trung Quốc là hoàn thành nhiệm vụ hiện đại hóa nền kinh tế, phục vụ cho lợi ích quốc gia và người dân. Tính sống còn của nhiệm vụ này sẽ chỉ đạo chiến lược đối ngoại của Trung Quốc.

Trung Quốc tất nhiên muốn sự ổn định chiến lược toàn cầu bởi các tranh chấp sẽ chỉ làm suy yếu triển vọng tăng trưởng kinh tế của nước này.

Trung Quốc cũng muốn duy trì khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu, thứ đã giúp nước này đạt được những thành tựu kinh tế như hiện nay. Theo thời gian, lãnh đạo Trung Quốc hy vọng rằng, thay vì nhu cầu quốc tế, lĩnh vực tiêu dùng nội địa sẽ giúp họ điều chỉnh sự tăng trưởng kinh tế tốt hơn.

Chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời Tập Cận Bình - Hình 2

Lính cứu hỏa Trung Quốc xếp hàng bên ngoài Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh trong lễ khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 18. Ảnh: AFP

Sự mong manh của nền kinh tế quốc tế, với hai cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ châu Âu, đã mang tới những kinh nghiệm cho Trung Quốc trong việc quản lý đất nước. Hiện nay, dòng chảy thương mại và đầu tư vẫn đóng vai trò rất quan trọng với tương lai trung hạn của nền kinh tế Trung Quốc.

Việc trở thành một cường quốc hàng đầu mang lại cho Trung Quốc những lợi ích chính trị sâu sắc. Sức mạnh kinh tế giúp nước này giữ vai trò quan trọng hơn trong việc ổn định trật tự thế giới.

Với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định vị thế lớn mạnh của họ trong vấn đề Syria, khi ba lần cùng Nga sử dụng phiếu phủ quyết để bác bỏ ý định can thiệp quân sự vào quốc gia Trung Đông này. Trung Quốc cũng kiên quyết khi ủng hộ và bảo vệ các chính quyền Damascus, Tehran và Bình Nhưỡng, dựa trên lập trường không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.

Mặt khác, Trung Quốc cũng đang thể hiện mình là một thành viên tích cực trong cộng đồng quốc tế, khi tham gia vào nhiều tổ chức toàn cầu, từ xã hội, kinh tế, tới nhân đạo và môi trường.

Trung Quốc đang có rất nhiều đóng góp cho các tổ chức gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc trên toàn thế giới. Nước này cũng đã phát triển một chính sách viện trợ toàn cầu mới, không phụ thuộc vào các nguyên tắc được điều hành bởi Ủy ban Hỗ trợ Phát triển của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ trở thành một thành viên nổi bật hơn trong lĩnh vực viện trợ ở các quốc gia đang phát triển.

Trung Quốc ở châu Phi

Chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời Tập Cận Bình - Hình 3

Hai cậu bé Liberia khoe tấm ảnh cựu tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Ảnh:Christopher Herwig

Rõ ràng là châu Phi có thể mang lại những lợi ích kinh tế và đối ngoại sâu sắc cho Trung Quốc. Theo ông Rudd, Trung Quốc hiện coi lục địa đen là nguồn cung cấp năng lượng và nguyên liệu thô quan trọng, những thứ rất cần thiết cho quá trình tăng trưởng và hiện đại hóa.

Thực tế, dòng chảy đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Trung Quốc vào lục địa đen đang tăng mạnh. Xét trên phương diện tiêu cực, điều này lại đang gây ra nhiều cuộc tranh luận gay gắt trong nội bộ các quốc gia ở châu Phi, nơi đã phát sinh căng thẳng liên quan tới sự phát triển quá nhanh chóng của các mỏ khai thác khoáng sản quy mô lớn.

Châu Phi cũng sẽ là một nhân tố quan trọng đối với vị thế của Trung Quốc trong mắt các quốc gia đang phát triển. Hiện ở châu Phi đang nổi lên cuộc tranh luận về “mô hình phát triển của Bắc Kinh”, theo đó sự phát triển và thành công về kinh tế thông qua cải cách thị trường có thể đạt được, mà không cần phụ thuộc vào tiến trình tự do hóa về chính trị theo kiểu các nền dân chủ Tây phương.

Do vậy , châu Phi đóng vai trò rất quan trọng đối với Trung Quốc. Và tại mỗi một thủ đô ở châu lục này, cũng như trên toàn châu lục, vai trò của Trung Quốc trong kinh tế và chính trị sẽ luôn được tính đến. Bắc Kinh mới đây đã tài trợ lớn cho việc xây dựng trụ sở của Liên minh châu Phi.

Cuối cùng, lời giải cho câu hỏi: trong thập niên tiếp theo, đâu sẽ là những thay đổi lớn về mặt đối ngoại của Trung Quốc? Revin Rudd cho rằng, chính sách đối ngoại của Bắc Kinh, xét trên bình diện rộng, vẫn sẽ là tiếp tục theo đuổi những mục tiêu đã đặt ra nêu trên, chứ không có những thay đổi sâu sắc về căn bản.

Theo VNE

Ông Tập Cận Bình và chặng đường phía trước

Sau kỳ Đại hội Đảng chuyển giao thế hệ lãnh đạo lịch sử 10 năm một lần tại Trung Quốc, dư luận rất quan tâm tới việc tân Tổng bí thư Tập Cận Bình sẽ làm gì cho đất nước 1,4 tỷ dân và có khả năng trở thành cường quốc hàng đầu thế giới.

Ông Tập Cận Bình và chặng đường phía trước - Hình 1

Tân Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình.

Nói một cách hình ảnh, các chính sách của Trung Quốc xưa nay giống như một con tàu chở khách khổng lồ cứ chạy theo lịch trình và lộ trình đã định, cứ lầm lũi tiến về phía trước theo nhịp độ do các nhà lãnh đạo ấn định. Tuy nhiên nói vậy không có nghĩa Trung Quốc chỉ "thay bình mới cho rượu cũ", dù rằng một sự thay đổi quyết liệt trong chính sách, cả về đối nội và đối ngoại, rất khó có khả năng xảy ra.

Lên nắm quyền trong bối cảnh hiện nay, tân Tổng bí thư BCH Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Nạn tham nhũng, sự phân hóa giàu nghèo và các vấn đề xã hội nan giải đòi hỏi nhà lãnh đạo mới phải mạnh tay cải cách, cải cách cả về kinh tế, chính trị và xã hội.

Về kinh tế, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ 16 cách đây đúng 10 năm, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã khẳng định: "20 năm đầu thế kỷ 21 là thời kỳ cơ hội chiến lược quan trọng để Trung Quốc phát triển". Đây là đ.ánh giá mang tính lịch sử và đã được cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể trong suốt thời gian qua.

Trong một phát biểu đáng chú ý trước thềm Đại hội 18, ông Tập Cận Bình khẳng định 3 ưu tiên của Trung Quốc hiện nay là: ổn định trong chính sách đối nội, tiến bộ trong phát triển kinh tế - xã hội và hài hòa trong chính sách đối ngoại.

Trong 10 năm, sự phát triển của Trung Quốc đã khiến cả thế giới có ấn tượng sâu sắc. GDP tăng trưởng bình quân trên 8%/năm, lần lượt vượt qua Pháp, Anh, Đức, Nhật để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Đặc biệt, khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) nối tiếp nhau nổ ra khủng hoảng kinh tế và lan rộng ra toàn cầu, kinh tế Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khả quan và được các chuyên gia coi là "cỗ máy ổn định kinh tế của thế giới" hay "động cơ mới cho phục hồi kinh tế toàn cầu".Nhưng bên cạnh những thành công ấy, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng nhận ra rằng nước này không thể mãi chỉ bằng lòng với việc là "công xưởng của thế giới" và phụ thuộc phần lớn vào hoạt động xuất khẩu.

Vì vậy, trong nhiệm kỳ lãnh đạo của mình, ông Tập Cận Bình sẽ phải chú trọng cải cách hình mẫu kinh tế theo hướng ít phụ thuộc hơn vào bên ngoài và coi trọng khai thác tiềm lực tiêu thụ khổng lồ của thị trường trong nước với gần 1,4 tỷ dân. Hướng nền kinh tế vào nội địa, đảm bảo tăng trưởng bền vững song hành với bảo vệ môi trường và duy trì tăng trưởng cao (7%) nhưng không quá nóng sẽ là nhiệm vụ quan trọng nhất đối với tân Chủ tịch Trung Quốc.

Về xã hội, trong 10 năm qua, mỗi bước tiến lên của Trung Quốc đều ảnh hưởng và thay đổi sâu sắc đến cục diện kinh tế, chính trị thế giới. Sự phát triển kinh tế thần tốc của Trung Quốc một mặt mang lại nhiều thuận lợi và thời cơ cho đất nước, góp phần thúc đẩy xã hội nhưng mặt khác cũng tạo ra nhiều khó khăn, thách thức. Môi trường phát triển xã hội Trung Quốc đã xuất hiện những thay đổi mới, đặc trưng mới.

Chính sách đối nội của ông Tập Cận Bình: Thúc đẩy phát triển theo phương thức khoa học, hài hòa và hợp tác.

Chính sách đối ngoại: Hòa bình để phát triển, mở cửa để phát triển và hợp tác để phát triển.

Vì vậy, trong 5-10 năm tới, quan niệm "hài hòa" của Trung Quốc sẽ chịu thách thức lâu dài cả trong và ngoài nước. Các mâu thuẫn trong quá trình chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế - xã hội sẽ ngày càng nổi cộm. Mức độ khó khăn trong thực hiện xã hội hài hòa sẽ không ngừng tăng lên.

Sự thành bại của phát triển kinh tế sẽ đưa Trung Quốc bước vào thời kỳ mâu thuẫn xã hội nổi cộm. Vấn đề dân sinh ngày càng phức tạp. Các đòi hỏi, kỳ vọng về một xã hội công bằng, dân chủ, bảo vệ môi trường sinh thái sẽ tăng lên. Khi ấy đi sâu cải cách sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc, khiến các nhà lãnh đạo không thể né tránh.Vì vậy, trong 10 năm tới, quá trình phát triển xã hội của Trung Quốc nhất định sẽ không bằng phẳng.

Theo quy hoạch trước đây của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, 10 năm tới sẽ là thời kỳ then chốt xây dựng toàn diện xã hội khá giả với những mục tiêu to lớn, nhiệm vụ nặng nề. Trong đó đến năm 2015 phải hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra trong Quy hoạch 5 năm lần thứ 12, hoàn thành Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của LHQ về hạ thấp mức nghèo khổ toàn cầu. Đến năm 2020 thực hiện xã hội khá giả toàn diện, đặt cơ sở mang tính then chốt thực hiện hiện đại hóa Trung Quốc vào giữa thế kỷ 21.

Để làm được điều đó, ban lãnh đạo mới của Trung Quốc phải nhìn nhận đúng thực tế, chủ động đối phó với thách thức và tích cực lựa chọn nắm bắt thời cơ. Bởi chỉ khi nào nắm chắc cơ hội phát triển, Trung Quốc mới có cơ hội giải quyết các vấn đề khó khăn nội tại trên con đường xây dựng xã hội khá giả toàn diện vào năm 2020.

Về chính trị, trong 10 năm qua, cải cách chính trị ở Trung Quốc đã đi vào tầng sâu khi chính phủ nước này đứng trước những đòi hỏi ngày càng cao hơn về hiệu quả hoạt động cũng như sự thúc ép phải thay đổi thể chế chính trị để đáp ứng nhu cầu tăng lên về chất lượng cuộc sống.

Những cải cách này không đơn giản chỉ là vấn đề nhân sinh hay phát triển kinh tế, mà còn bao hàm yếu tố dân chủ, minh bạch trong hoạt động của Đảng, trong tiến trình thành lập chính phủ, ra quyết sách và thực thi quyết sách. Tăng cường tiếng nói và sự tham gia của người dân vào quá trình ra quyết sách, đẩy mạnh phân quyền các cấp nhằm xây dựng chính phủ trung ương tinh gọn và chính quyền địa phương hiệu quả là những định hướng cải cách được Trung Quốc không ngừng đẩy mạnh trong nhiều năm qua.

Tuy nhiên, do đặc thù cải cách trong từng giai đoạn nên trong 10 năm qua, tiến trình cải cách mới được thực hiện theo kiểu "trận chiến ngoại vi", có nghĩa chọn dễ trước, khó sau, đơn giản trước, phức tạp sau.

Thông thường khi kinh tế phát triển đến một giai đoạn nào đó, nhu cầu về dân sinh và cải cách thể chế, chính trị cũng sẽ thay đổi theo, đặc biệt khi các vấn nạn xã hội như tiêu cực, tham nhũng đang làm suy giảm lòng tin trong dân chúng và suy yếu hoạt động của bộ máy cầm quyền.

Trong bối cảnh ấy, chính quyền của tân Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ phải đẩy mạnh cải cách theo chiều sâu theo hướng chú trọng quy phạm, kiềm chế quyền lực, củng cố pháp trị (thay vì nhân trị), thay đổi phương thức tổ chức xã hội, chuyển biến phương thức phát triển kinh tế và tăng cường dân chủ trong đảng.

Nếu làm tốt được những điều này, Trung Quốc không chỉ củng cố vững chắc sức mạnh tổng thể từ bên trong, mà còn thu hút được các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho thời kỳ then chốt cải cách mở cửa đi vào chiều sâu và xây dựng toàn diện xã hội khá giả vào năm 2020 như văn kiện của Đại hội lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa nêu.

Theo ANTD

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tại sao các hãng hàng không Mỹ đang phải 'trả giá' dù lượng khách du lịch phá kỷ lục?
07:00:05 05/07/2024
Mưa lũ ảnh hưởng đến trên 1,5 triệu người ở Trung Quốc
13:36:48 05/07/2024
Nghĩa trang ở Thái Lan chiếu phim cho người đã khuất
22:42:21 05/07/2024
Tổng thống Hàn Quốc công bố bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
06:31:58 05/07/2024
Doanh thu từ dầu khí của Nga dự kiến giảm mạnh trong năm 2024
12:01:19 05/07/2024
Tóc giả làm từ thân chuối tại châu Phi
17:58:42 04/07/2024
Cách USV của hải quân Ukraine xoay chuyển tình thế trên mặt trận Biển Đen
22:27:35 04/07/2024
Bắt giữ 6 đối tượng liên quan vụ giẫm đạp tại Ấn Độ
05:50:08 05/07/2024

Tin đang nóng

Tài tử Song Il Gook kể chuyện mất việc sau khi có Daehan - Minguk - Manse, ai dè nhận phản ứng "1 trời 1 vực" với Song Joong Ki
07:31:09 06/07/2024
"Cỗ xe tăng" Đức đổ gục và bật khóc sau trận thua Tây Ban Nha, Toni Kroos kết thúc sự nghiệp đầy nghiệt ngã
08:21:11 06/07/2024
Nam Thư bị tố đột nhập tài khoản chính thất, gây sức ép lên mẹ để xoá phốt
10:42:34 06/07/2024
"Chị đẹp" MLee ghi danh dự thi Miss Universe Vietnam 2024, chấn động cõi mạng
07:15:07 06/07/2024
Thấy mẹ chồng lên thăm cháu, tôi cố dậy sớm để nấu cho bã bữa ăn, nào ngờ vừa đến bếp đã thấy cảnh 'nóng mắt' này
11:32:46 06/07/2024
Xót xa: Ronaldo thất thần, cố nén những giọt nước mắt cay đắng trong trận đấu cuối cùng tại Euro
08:18:18 06/07/2024
Bình Tinh muốn hàn gắn Vũ Luân và Hồng Loan, nói 1 câu ai cũng thấy mát lòng
07:35:53 06/07/2024
Hành trình 5 năm Baifern - Nine: Từ friend zone hoá người yêu như phim, ai dè kết thúc bằng drama "mẹ chồng"
07:26:08 06/07/2024

Tin mới nhất

Cuba tiếp tục là Điểm đến văn hóa tuyệt nhất vùng Caribe

13:45:22 06/07/2024
Văn hóa Cuba rất đa dạng và hấp dẫn, mang nhiều ảnh hưởng Âu, Mỹ, Phi kết hợp cùng bản sắc dân tộc do những biến động xuyên suốt chiều dài lịch sử.

Tân Thủ tướng Anh điện đàm với hai nhà lãnh đạo Mỹ, Ukraine

13:43:16 06/07/2024
Theo kế hoạch, Thủ tướng Starmer sẽ tới thủ đô Washington của Mỹ vào tuần tới để dự Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Tấn công bằng dao trong ngày Quốc khánh Mỹ, 2 người t.hiệt m.ạng

13:39:20 06/07/2024
Tại hiện trường, một số nạn nhân bị thương rất nặng. Hai người đã không qua khỏi, trong khi 3 người được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện.

Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng' đầy rủi ro

12:26:02 06/07/2024
Các nguồn tin quân sự Liban xác nhận rằng các vị trí quân sự nước này đã theo dõi vụ phóng khoảng 20 tên lửa đất đối đất từ phía Liban vào Israel và hệ thống phòng không Vòm Sắt của Israel đã đ.ánh chặn một số tên lửa.

Nền kinh tế Mỹ đang giảm tốc

12:19:10 06/07/2024
Các thị trường tài chính đang dự báo về khả năng Fed cắt giảm lãi suất vào tháng Chín tới, với xác suất khoảng 72% sau báo cáo việc làm tháng 6/2024, đồng thời kỳ vọng đợt cắt giảm lãi suất thứ hai vào tháng 12/2024.

LB Nga giảm mạnh lượng xăng dầu xuất khẩu

12:18:26 06/07/2024
Lượng xăng xuất khẩu giảm sau khi giá mặt hàng này trên Sàn giao dịch hàng hóa và nguyên liệu quốc tế St. Petersburg (SPIMEX) đã tăng đáng kể trong tháng 6.

Ukraine trở thành con nợ lớn thứ hai của IMF

12:16:40 06/07/2024
Trong top 10 có thêm các nước Angola 3,9 tỷ USD; Colombia 3,7 tỷ USD; Kenya 3,4 tỷ USD; Côte D Ivoire 3 tỷ USD và Bangladesh 2,8 tỷ USD.

Phái đoàn Israel gặp các nhà hòa giải ở Qatar

12:14:59 06/07/2024
Tiến trình đàm phán ngừng b.ắn ở Gaza có thêm một số triển vọng khi phái đoàn Israel đã tới gặp các nhà trung gian hòa giải ở Qatar.

6 tháng đầu năm, hacker đ.ánh cắp 1,4 tỷ USD t.iền mã hóa

09:48:41 06/07/2024
Trong báo cáo công bố hôm 5/7, các chuyên gia của TRM Labs cho biết tin tặc đã đ.ánh cắp hơn 1,38 tỷ USD t.iền mã hóa tính đến ngày 24/6, so với 657 triệu USD một năm trước đó.

Ukraine than bị chậm viện trợ, ông Putin muốn 'chấm dứt hoàn toàn' xung đột

07:23:54 06/07/2024
Ukraine và các nước đồng minh phương Tây đã bác bỏ đề xuất trên, dù ông Putin khẳng định vẫn để ngỏ cơ hội xem xét kế hoạch này. Điện Kremlin đã khuyến khích giới lãnh đạo Ukraine dành thời gian để cân nhắc các đề xuất.

Sai lầm trong việc triển khai máy bay khiến Ukraine trả giá đắt?

07:19:04 06/07/2024
Tại Mirgorod, máy bay không được đặt trong các boongke kiên cố hay nhà chứa nằm sâu dưới lòng đất mà ở ngoài trời. Hơn nữa, chúng thậm chí còn không được che phủ bằng lưới ngụy trang.

Liên hợp quốc đ.ánh giá thiệt hại nghiêm trọng của bão Beryl

07:03:44 06/07/2024
Cũng theo người đại diện của LHQ, cơn bão đã gây tác động thảm khốc cho hoạt động du lịch vốn rất cần thiết trên các quần đảo ở khu vực Caribe.

Có thể bạn quan tâm

Song Hye Kyo mặc đẹp khó chê cũng bị "dìm" vì một đôi giày, chị em nắm bí quyết để tránh làm chân ngắn

Phong cách sao

13:52:15 06/07/2024
Luôn xuất hiện với hình ảnh hoàn hảo nhưng bộ ảnh mới này của Song Hye Kyo lại bị soi ra một điểm kém xinh, dìm hàng nhan sắc nữ thần.

Tín Nguyễn thú nhận từng có chồng, "đứt gánh" vì tiểu tam, hé lộ chuyện con cái

Netizen

13:46:53 06/07/2024
Tín Nguyễn là một trong nữ TikToker đình đám, nhận được sự yêu mến từ mọi người. Mới đây, cô nàng bất ngờ thừa nhận chuyện từng có chồng nhưng đã đứt gánh vì có người thứ ba chen chân .

Công an Đồng Nai giải cứu 2 nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia lúc rạng sáng

Pháp luật

13:45:30 06/07/2024
Công an tỉnh Đồng Nai vừa bàn giao nghi phạm Trần Xuân Trường (20 t.uổi, quê Thái Nguyên) cùng 2 nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia cho Công an Bắc Giang để điều tra, làm rõ hành vi mua bán người.

Midu - Minh Đạt đi tuần trăng mật ở resort đắt nhất Việt Nam, giá 240 triệu/đêm

Sao việt

13:45:08 06/07/2024
Vợ chồng Midu - Minh Đạt sau đám cưới hào môn, nay cả hai đã lên đường để hưởng tuần trăng mặt của mình. Người hâm mộ được dịp choáng ngợp, khi soi ra được resort mà cả hai lựa chọn nghỉ dưỡng, thuộc top xa hoa, đắt nhất Việt Nam.

Lưu Diệc Phi và Đường Yên: Bạn thân 10 năm từ màn ảnh đến đời thực

Sao châu á

13:29:58 06/07/2024
Lưu Diệc Phi và Đường Yên là những người bạn tốt luôn đồng hành cùng nhau trong công việc và cuộc sống. Tình bạn của hai người đẹp bắt đầu từ phim điện ảnh Lộ thuỷ hồng nhan năm 2014.

Madonna sau lần c.hết hụt 1 năm trước: Cuộc đời thật tươi đẹp

Sao âu mỹ

13:26:41 06/07/2024
Madonna cho biết bà đang suy ngẫm về sự hồi phục kỳ diệu của mình một năm sau khi xuất viện. Bà từng bị n.hiễm t.rùng nặng đe dọa tính mạng .

Phương Linh tiết lộ mua được nhà và xe nhờ bản hit 'Cơn gió lạ'

Nhạc việt

13:25:12 06/07/2024
Số thứ 2 của chương trình âm nhạc Giao lộ thời gian - Love In The Bay diễn ra vào tối 5/7 với màn hòa giọng giữa cơn gió lạ Phương Linh và ca - nhạc sĩ của những giai điệu chữa lành Kai Đinh.

Daesung (Big Bang) uống nước mía tại chợ Bến Thành

Nhạc quốc tế

13:21:28 06/07/2024
Vừa hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất trưa 5/7, Daesung - thành viên nhóm nhạc Big Bang - được fan bắt gặp dạo chợ Bến Thành cùng ly nước mía trên tay.

Bà xã Đại úy xinh đẹp của NSND Tự Long khoe ban công xanh mướt

Sáng tạo

13:16:05 06/07/2024
Không chỉ ghi dấu ấn với những cống hiến nghệ thuật, NSND Tự Long còn được người hâm mộ yêu mến bởi chuyện tình lãng mạn, ngọt ngào với người bạn đời kém anh 1 giáp

Những nẻo đường gần xa - Tập 30: Yên dứt khoát tình cảm với Vinh

Phim việt

13:02:42 06/07/2024
Dù Vinh khẳng định luôn dành cho cô tình cảm trên mức đồng nghiệp, nhưng Yên thẳng thắn dứt khoát trong mối quan hệ không rõ ràng này.

5 yếu tố nhận biết căn nhà xấu về phong thủy không nên bỏ qua

Trắc nghiệm

12:50:59 06/07/2024
Những căn nhà đẹp không chỉ cần cấu trúc ấn tượng mà còn phải đảm bảo các yếu tố phong thủy giúp gia chủ giàu có, đón tài lộc.