Chín tài năng trẻ đạt giải Quả cầu vàng năm 2017

Theo dõi VGT trên

Tám tiến sĩ và một sinh viên có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực khoa học công nghệ đã được chọn để trao giải Quả cầu vàng.

Chín tài năng trẻ đạt giải Quả cầu vàng năm 2017 - Hình 1

PGS trẻ nhất Việt Nam Trần Xuân Bách (giữa) là một trong chín người nhận g.iải t.hưởng khoa học công nghệ thanh niên Quả cầu vàng 2017. Ảnh: Dương Tâm

Ngày 27/12, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lễ trao g.iải t.hưởng khoa học công nghệ thanh niên Quả cầu vàng và p.hần t.hưởng n.ữ s.inh viên tiêu biểu trong lĩnh vực kỹ thuật năm 2017.

Vượt qua 58 hồ sơ, chín tài năng trẻ có thành tích xuất sắc ở năm lĩnh vực được trao giải, bao gồm công nghệ thông tin và truyền thông; công nghệ y – dược; công nghệ sinh học; công nghệ môi trườngcông nghệ vật liệu mới.

Tám trong số những người đạt giải là tiến sĩ; người còn lại là Phạm Văn Hạnh (sinh năm 1997), sinh viên Đại học Công nghệ, Đại học quốc gia Hà Nội – đây cũng là cá nhân trẻ t.uổi nhất tham gia xét giải.

Mỗi cá nhân đạt giải được nhận cúp Quả cầu vàng, giấy chứng nhận, huy hiệu “T.uổi trẻ sáng tạo” của Ban chấp hành Trung ương Đoàn kèm t.iền thưởng 20 triệu đồng.

Cùng với g.iải t.hưởng Quả cầu vàng năm 2017, Trung ương Đoàn tổ chức xét và trao giải cho 20 n.ữ s.inh tiêu biểu trong lĩnh vực kỹ thuật. P.hần t.hưởng được triển khai ở bốn ngành học mà sinh viên nữ còn hạn chế và cần được khuyến khích, bao gồm công nghệ thông tin, điện, điện tử và cơ khí.

Là một trong chín chủ nhân Quả cầu vàng, TS Vũ Bích Ngọc – nghiên cứu viên Phòng thí nghiệm nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc (Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM), , trong 10 năm nghiên cứu khoa học, chị đã nhận được nhiều kết quả hơn mong đợi nhờ sự hỗ trợ từ Bộ Khoa học và Công nghệ. “Tôi hy vọng các cấp lãnh đạo tiếp tục tạo điều kiện để những người trẻ như tôi có thể đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp khoa học công nghệ của đất nước”, chị Ngọc nói.

Video đang HOT

Chín tài năng trẻ đạt giải Quả cầu vàng năm 2017 - Hình 2

Thứ trưởng Trần Văn Tùng khẳng định vai trò của thanh niên trong việc phát triển khoa học công nghệ. Ảnh: Dương Tâm

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng nói Bộ luôn xác định rõ vai trò quan trọng của thanh niên trong lĩnh vực nêu trên. Theo ông, các nhà khoa học “giờ đây không cần phải bận tậm nhiều trong việc làm các chứng từ, các cơ chế quyết toán tài chính, không phải mất nhiều thời gian cho thủ tục hành chính mà có thể toàn tâm toàn ý nghiên cứu”.

G.iải t.hưởng khoa học công nghệ thanh niên Quả cầu vàng được trao thường niên, bắt đầu từ năm 2003.

Chín cá nhân đạt giải Quả cầu vàng năm 2017 bao gồm:

- Lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông: TS Hà Minh Hoàng (Giảng viên Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội) và Phạm Văn Hạnh (Sinh viên Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội).

- Lĩnh vực công nghệ môi trường: TS Nguyễn Thị Ánh Dương (Nghiên cứu viên tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) và TS Nguyễn Thị Thủy (Giảng viên Đại học Công nghiệp thực phẩm TP HCM).

- Lĩnh vực công nghệ y – dược: PGS.TS Trần Xuân Bách (Giảng viên cao cấp Đại học Y Hà Nội) và TS Hoàng Văn Tổng (Giảng viên Học viện Quân y).

- Lĩnh vực công nghệ sinh học: TS Võ Thanh Sang (Đại học Nguyễn Tất Thành) và TS Vũ Bích Ngọc (Nghiên cứu viên tại Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học quốc gia TP HCM).

- Lĩnh vực công nghệ vật liệu mới: TS Phạm Thị Năm (Nghiên cứu viên Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam).

Theo VNE

Hàng nghìn tỷ đồng và “giấc mơ” tiến sĩ

Từ năm 2000 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) được giao chủ trì thực hiện nhiều đề án có kinh phí từ hàng trăm tỷ đồng đến hơn 10 nghìn tỷ đồng để đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có trình độ tiến sĩ.

Tuy nhiên, có những đề án nguồn kinh phí rất lớn, nhưng quá trình thực hiện đã không đạt mục tiêu đề ra; chất lượng đào tạo tiến sĩ còn nhiều bất cập. Mới đây, Bộ GD và ĐT xây dựng dự thảo đề án nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên đại học và cao đẳng (ĐH, CĐ) sư phạm, giai đoạn từ năm 2018 đến 2025 và tầm nhìn 2030, đặt mục tiêu đào tạo 9.000 tiến sĩ với nguồn kinh phí 12 nghìn tỷ đồng khiến dư luận băn khoăn.

Hàng nghìn tỷ đồng và giấc mơ tiến sĩ - Hình 1

Giờ thực hành của nghiên cứu sinh tại một trường đại học (ảnh có tính minh họa). Ảnh: THANH GIANG

Bài 1 : Mục tiêu lớn, kinh phí nhiều, kết quả thấp

Đề án Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2010 - 2020 theo Quyết định 911/QĐ-TTg ngày 17-6-2010 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 911) có tổng kinh phí lớn nhất 14 nghìn tỷ đồng với mục tiêu đào tạo 23 nghìn tiến sĩ. Tuy nhiên, đề án triển khai đến hết năm 2016 đã bộc l.ộ h.àng loạt hạn chế, không đạt mục tiêu đề ra, Bộ GD và ĐT đã dừng tuyển sinh từ năm nay.

Mười năm và mục tiêu 23 nghìn tiến sĩ

Theo tìm hiểu của chúng tôi, các chương trình, đề án có thực hiện nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ được triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau như: Đào tạo học bổng dạng hiệp định; lồng ghép đào tạo tiến sĩ trong đề án đào tạo nhân lực nói chung; đề án đào tạo riêng về tiến sĩ...; điển hình như các học bổng dạng hiệp định đào tạo ở nước ngoài tại LB Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hung-ga-ri... Đề án Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước, theo Quyết định số 322/2000/QĐ-TTg (Đề án 322). Năm 2005, đề án nêu trên được đổi tên thành Đề án Đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước theo Quyết định 356/2005/QĐ-TTg (Đề án 356).

Đáng chú ý, năm 2010, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án 911 chỉ dành riêng đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường ĐH, CĐ, giao Bộ GD và ĐT chủ trì. Đề án có mục tiêu là trong giai đoạn 2010-2020 đào tạo khoảng 10 nghìn tiến sĩ ở nước ngoài tại các trường ĐH có uy tín trên thế giới (từ năm 2010 đến 2013, mỗi năm tuyển chọn từ 800 đến 1.200 và từ năm 2014 trở đi, bình quân mỗi năm tuyển chọn từ 1.300 đến 1.500 nghiên cứu sinh); đào tạo khoảng 3.000 tiến sĩ theo hình thức phối hợp, liên kết đào tạo giữa các trường ĐH trong nước và trường ĐH nước ngoài; đào tạo khoảng 10 nghìn tiến sĩ ở trong nước (từ năm 2010 đến 2015, mỗi năm tuyển chọn 1.200 đến 1.500 và từ năm 2016 bình quân mỗi năm tuyển chọn 1.500 nghiên cứu sinh)... Đối tượng tuyển chọn của đề án là giảng viên các trường ĐH, CĐ; nghiên cứu viên của các viện nghiên cứu khoa học; sinh viên mới tốt nghiệp ĐH hoặc thạc sĩ đạt từ loại khá trở lên; những người có năng lực và trình độ chuyên môn giỏi đang làm việc tại các đơn vị ngoài nhà trường, có nguyện vọng và cam kết trở thành giảng viên ĐH, CĐ sau khi được đào tạo (không quá 45 t.uổi). Trong đó, ưu tiên đào tạo trình độ tiến sĩ đối với giảng viên các trường ĐH, nhất là các trường trọng điểm, xuất sắc... Tổng kinh phí thực hiện Đề án 911 dự kiến là 14 nghìn tỷ đồng; trong đó, đào tạo toàn phần ở nước ngoài chiếm khoảng 64%, đào tạo phối hợp chiếm khoảng 14%; đào tạo trong nước chiếm khoảng 20%, đào tạo ngoại ngữ và các kỹ năng khác ở trong nước chiếm khoảng 2%. Nguồn kinh phí thực hiện đề án gồm: Ngân sách nhà nước (94%); từ các dự án nước ngoài và nguồn xã hội hóa (5%); các nguồn kinh phí khác như học phí, đóng góp của các nhà trường (1%).

Đề án 911 ra đời với kỳ vọng tăng cường công tác đào tạo tiến sĩ cả về quy mô và chất lượng, nhằm nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiên cứu, giảng dạy và quản lý ĐH tiên tiến của đội ngũ giảng viên; nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo tiến sĩ trong nước, tranh thủ và phát huy hợp tác quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của nước ta.

Kết quả thấp so với mục tiêu

Mặc dù Nhà nước tạo nhiều điều kiện, cấp tổng kinh phí lớn cho đào tạo tiến sĩ nhưng thực tế quá trình triển khai có nhiều hạn chế, kết quả còn xa so với kỳ vọng. Đến năm 2012, Bộ GD và ĐT mới có quyết định về tuyển sinh và ban hành thông tư đào tạo tiến sĩ theo Đề án 911. Bộ GD và ĐT cũng xác định, từ năm 2012 đến 2016 tổng chỉ tiêu đào tạo của đề án là 12.800 tiến sĩ (gồm 5.700 chỉ tiêu đào tạo trong nước, 5.800 chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài và 1.300 chỉ tiêu đào tạo phối hợp). Tuy nhiên, kết quả đạt được tính đến hết năm 2016 khá thấp. Cụ thể, giai đoạn 2012-2016, mới tuyển được 2.062 nghiên cứu sinh (NCS) đào tạo trong nước, đạt 36% chỉ tiêu. Trong đó, có 703 NCS đến thời hạn kết thúc thời gian nghiên cứu nhưng mới chỉ có 165 NCS hoàn thành khóa học, bảo vệ thành công luận án đúng thời hạn (đạt tỷ lệ hơn 23%); còn lại, có tới 538 NCS (gần 77%) bảo vệ luận án chậm hoặc chưa bảo vệ luận án. Trong số NCS được tuyển có 143 người bỏ học hoặc chuyển sang nghiên cứu đại trà.

Đối với công tác đào tạo phối hợp, chỉ có một NCS đang học tập nghiên cứu tại Pháp, trong số 1.300 chỉ tiêu của giai đoạn 2012-2016. Trong khi đó, từ năm 2012 đến hết năm 2016, có 2.926 người trúng tuyển đào tạo ở nước ngoài nhưng chỉ có 1.961 người (đạt gần 34% chỉ tiêu) được làm thủ tục đi học. Điều đáng nói, số tuyển sinh đào tạo ở nước ngoài nêu trên không phải hoàn toàn do Đề án 911 thực hiện, mà có 655 người thuộc danh sách do Đề án 356 tuyển vượt chỉ tiêu theo quy định chuyển sang. Vì vậy, kết quả tuyển sinh đào tạo ở nước ngoài của Đề án 911 thực chất chỉ có 1.306 NCS (gần 23% so với chỉ tiêu). Trong đó, có 549 NCS hoàn thành khóa học, bảo vệ thành công luận án (tốt nghiệp đúng thời hạn là 387 người, còn lại tốt nghiệp chậm từ một đến hai năm); 186 NCS hết thời hạn nghiên cứu nhưng chưa tốt nghiệp. Ngoài ra, có 45 NCS ở nước ngoài bỏ học.

Vấn đề sử dụng kinh phí triển khai Đề án 911 cũng có nhiều hạn chế. Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước ban hành tháng 11 vừa qua cho thấy, tổng kinh phí đề nghị quyết toán của Đề án 911 giai đoạn 2012-2016 là hơn 1.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, quá trình triển khai, kinh phí phân bổ qua các năm chưa phù hợp với nhiệm vụ chi, phải hủy dự toán hoặc phải chuyển năm sau để chi, làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí. Bộ GD và ĐT chưa ban hành văn bản riêng, cụ thể về công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí đề án. Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị về xử lý tài chính đối với Bộ GD và ĐT, thu hồi nộp ngân sách Nhà nước gồm: Học phí của NCS tại Cục Hợp tác quốc tế (từ năm 2012 đến 30-7-2017) hơn 50 tỷ đồng; các khoản chi sai chế độ, không đúng quy định hơn 424 triệu đồng; thu hồi kinh phí do NCS bỏ học hơn 207 triệu đồng. Ngoài ra, Bộ GD và ĐT phải hủy dự toán nguồn kinh phí đề án hơn 2,8 tỷ đồng và giảm kinh phí quyết toán năm 2016 hơn 48 triệu đồng. Đối với các bộ, ngành kiểm tra đối chiếu tổng số xử lý tài chính là hơn 6,3 tỷ đồng.

Theo Kiểm toán Nhà nước, nguyên nhân khiến Đề án 911 không đạt mục tiêu đề ra được xác định là do các cơ chế, chính sách bất cập chậm được tháo gỡ, mức kinh phí hỗ trợ của đề án thấp, các nội dung chi và điều kiện để hỗ trợ kinh phí nhiều vướng mắc, trong khi yêu cầu trách nhiệm ràng buộc của NCS cao. Định mức hỗ trợ cho NCS thấp và có thêm quy định lưu học sinh phải nộp học phí khóa học 52 triệu đồng là điều bất cập. Một số chuyên gia giáo dục cho rằng, chương trình đào tạo tiến sĩ của Đề án 911 chưa có sự khác biệt so với các chương trình đào tạo đại trà (về giáo trình và thời gian thực tập tại nước ngoài, hình thức đào tạo, bằng tốt nghiệp). Đề án xây dựng không sát thực tế dẫn đến không thực hiện được mục tiêu. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Nhã, nguyên Trưởng ban Đào tạo (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, quá trình triển khai Đề án 911 có sự cứng nhắc, thiếu linh hoạt, đặt ra tiêu chuẩn chưa phù hợp; những người thực hiện không tâm huyết, trách nhiệm với việc tìm kiếm lựa chọn người giỏi để tuyển sinh cho nên không đạt kết quả. "Cùng là đào tạo tiến sĩ nhưng có sự khập khiễng bởi tiêu chí xét tuyển của các đề án quá cao, trong khi đào tạo đại trà còn nhiều hạn chế, thậm chí có cả "tiến sĩ giấy", dẫn đến các đề án chưa thật sự thu hút nhiều người theo học" - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Nhã nhìn nhận.

Theo Nhandan.com.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đạo diễn Lê Hoàng xuất hiện lạ lẫm trên sóng truyền hình hậu can thiệp thẩm mỹ
08:25:35 08/07/2024
Cô gái xinh có tên độc lạ, đi thi đại học gặp chuyện 'dở khóc dở cười'
07:03:06 08/07/2024
Jennifer Phạm hé lộ chuyện bất ngờ của ông xã, bật mí về đôi mắt đượm buồn
10:32:53 08/07/2024
Lấy chồng rồi nhưng vẫn được mời đi show hẹn hò, Diệu Nhi nói 1 câu khiến Hari Won cũng tán thành!
06:48:28 08/07/2024
Nam Thư lại bị đào khoảnh khắc thân mật với sao nam Vbiz
08:23:09 08/07/2024
Mỹ nhân bị ghét nhất showbiz 42 t.uổi xuống sắc đáng tiếc, sai lầm lớn nhất sự nghiệp là yêu người đáng t.uổi bố
06:53:10 08/07/2024
Sao nữ làm tiểu tam: Kẻ mất hết, người chịu nhục 10 năm để làm dâu hào môn
06:29:42 08/07/2024
NSND Thanh Nam: U70 sống sung túc, tiết lộ hôn nhân bên vợ kín tiếng
06:41:40 08/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

T.hua b.ạc, bắt người để cưỡng đoạt t.iền

Pháp luật

11:30:46 08/07/2024
Sát phạt trên chiếu bạc, nhóm thua t.iền nghi ngờ bị chơi gian lận nên đã bắt giữ người trái pháp luật để cưỡng đoạt tài sản.

Người đàn ông phát hiện 'vật thể lạ' cư trú khắp cơ thể

Sức khỏe

11:27:41 08/07/2024
Người đàn ông vào viện khám vì thấy đau bụng lan sang thắt lưng kèm tiểu buốt. Kết quả, toàn thân bệnh nhân đều xuất hiện ấu trùng sán.

EURO 2024: Yamal và Guler thiết lập thành tích có 1-0-2 trong lịch sử EURO

Sao thể thao

11:23:24 08/07/2024
Lamine Yamal và Arda Guler thiết lập thành tích kiến tạo có một không hai trong lịch sử EURO ở giải đấu tại Đức Hè 2024.

Loạt túi hiệu nghìn đô của "mối tình đầu quốc dân" Suzy

Phong cách sao

11:21:06 08/07/2024
Sở hữu khối tài sản đáng mơ ước sau nhiều năm làm việc chăm chỉ trong làng giải trí Hàn Quốc, nữ diễn viên kiêm ca sĩ nổi tiếng Bae Suzy không ngần ngại chi t.iền cho những chiếc túi xách đắt t.iền đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng.

Mỹ nhân Việt tận dụng cơm nguội, bã carot để làm đẹp, kết quả thế nào?

Làm đẹp

11:20:46 08/07/2024
Dù là hoa hậu hay ngọc nữ thì người đẹp Vbiz cũng áp dụng các phương pháp dưỡng da cực đơn giản, đôi khi rất độc-lạ khiến nhiều người cũng phải trầm trồ.

Cách bố trí ổ cắm điện trong nhà, ai cũng nên biết

Sáng tạo

11:20:09 08/07/2024
Bước đầu tiên là xác định vị trí đặt các thiết bị điện tử trong nhà như tivi, tủ lạnh, máy giặt, máy tính,... Việc này sẽ giúp bạn xác định được số lượng ổ cắm cần thiết và vị trí lắp đặt phù hợp.

Những điểm tham quan hấp dẫn tại thủ đô Yerevan của Armenia

Du lịch

11:15:22 08/07/2024
Với hơn 2.800 năm lịch sử, Yerevan mang trong mình nhiều câu chuyện và di sản văn hóa quý giá. Du khách đến đây sẽ được khám phá những công trình kiến trúc cổ kính, bảo tàng đầy ấn tượng và những quảng trường sôi động.

Tối nay chưa biết ăn gì, chỉ cần nấu bát canh này vừa ngon vừa bổ

Ẩm thực

11:13:18 08/07/2024
Canh cá thác lác nấu măng có vị ngọt thanh xen lẫn chua dịu, phần chả cá dai giòn cực hấp dẫn. Dù thời tiết nóng bức, mệt mỏi đến mấy, cả nhà vẫn sẽ hào hứng với bữa cơm tối nhờ món canh này.

S.T Sơn Thạch: "Có hơi mạo hiểm với cú nhào lộn, nhưng đáng!"

Nhạc việt

10:58:22 08/07/2024
Trong tập phát sóng mới nhất của chương trình Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai , S.T Sơn Thạch đã mang đến cho khán giả một màn trình diễn đầy bất ngờ và ấn tượng trong nhóm Anh Tài Bí Ẩn.