Chị em siết chặt thêm hầu bao khi giá cả lại nhảy cóc

Theo dõi VGT trên

Vài tuần nay, giá nhiều loại thực phẩm như thịt, cá tiếp tục tăng mạnh khiến nhiều bà nội trợ xó.t x.a. Ngay cả những người “tiêu hoang” trước đây cũng bắt đầu phải thắt chặt chi tiêu, như mua hàng tại chợ đầu mối, giảm ăn thịt cá, tăng đậu rau, mang cơm hộp…

Thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng được 12-14 triệu, lại phải trả tiề.n thuê nhà 2 triệu đồng và nuôi cô con gái 3 tuổ.i nên chị Dịu (Doãn Kế Thiện, Hà Nội) phải tính toán chi ly mới “sống qua thời bão giá”.

Chị Dịu cho biết, kể từ sau Tết, khi giá cả các loại thực phẩm bắt đầu tăng, thay vì ngày ngày đi chợ cóc gần nhà, chị chịu khó dậy sớm đến chợ đầu mối Mai Dịch (Từ Liêm) mua đồ cho rẻ. “Một bó mồng tơi to đùng ở đây chỉ bán 2.500 -3.000 đồng, trong khi chợ gần nhà mớ bé bằng một nửa mà giá đắt hơn. Một kg rau su su tại đây cũng chỉ 10.000 đồng nhưng nếu mua ở hàng bán lẻ thì phải gấp đôi”, chị Dịu kể. Chị cho biết, thịt, cá mua ở chợ đầu mối cũng rẻ hơn được 10-20 nghìn đồng một kg.

“Tất nhiên đi chợ này mình phải vất vả hơn vì chợ họp rất sớm, chỉ hơn 5 giờ sáng đã sắp tàn. Nhưng không sao, vì mình tính toán để một tuần chỉ cần đi chợ một lần vào sáng thứ bảy hoặc chủ nhật”, chị Dịu cho biết.

Để tránh các khoản phát sinh không đáng, chị thường lên thực đơn sẵn cho tuần, rồi ghi ra giấy những thứ cần mua. “Tiề.n chợ mỗi ngày của nhà mình là 60 nghìn nên khi đi chợ cho cả tuần mình chỉ mang đúng 420 nghìn. Các loại thịt, cá mua về được sơ chế rồi cất vào ngăn đá, rau, củ nhặt sạch, cho vào tủ, đầu tuần thì ăn rau có lá còn cuối tuần ăn củ quả… nên không sợ hỏng”, chị Dịu chia sẻ kinh nghiệm. Chị cho biết, mỗi tháng đi chợ kiểu này chị dư được hơn một triệu so với bình thường.

Tuy nhiên, mấy ngày gần đây, ngay cả ở chợ đầu mối, giá các loại thịt, nhất là thịt lợn tăng mạnh, nên mỗi tuần chị phải tăng thêm 100 nghìn đồng mới đủ mua đồ ăn. “Lâu lắm rồi mình cũng không dám mua thịt bò hay thịt gà ta vì giá cao quá, chỉ chọn những loại “bình dân” như tôm đồng cỡ nhỏ, cá diếc, cá thầu dầu…”, chị nói.

Video đang HOT

Chị em siết chặt thêm hầu bao khi giá cả lại nhảy cóc - Hình 1

Nhiều bà nội trợ đành tạm biệt các món cá to, ngon để chọn những loại nhỏ, rẻ hơn cho phù hợp túi tiề.n. Ảnh: Minh Thùy.

Thu nhập khá cao, tính lại thoáng, nên từ trước tới nay chị Dung (Nghĩa Đô, Hà Nội) thường không bao giờ hỏi giá hay mặc cả khi đi chợ, mà thích gì nhặt nấy rồi trả tiề.n luôn. Thế nhưng, mấy tuần lại đây, khi mua thực phẩm, thấy số tiề.n bỏ ra nhiều hơn mà mua được lượng và “chất” không bằng trước, chị thấy xó.t x.a và lên kế hoạch thắt chặt chi tiêu. “Giờ mua gì cũng phải khảo giá trước, tránh xa các món “ghiền” mà trước đây tuần nào cũng ăn là cua bể, cá hồi vì quá… hao ví”, chị Dung kể.

Cũng khoảng tháng nay, sáng sáng, cả hai vợ chồng chị đều xách cơm hộp tới cơ quan ăn trưa. “Ở cơ quan mình mọi người đều làm vậy nên mình thì không sao. Còn ông xã ban đầu cũng hơi ngại nhưng sau phần vì không chịu nổi “nhiệt” ăn quán (suất ít nhất cũng 30 nghìn), lại có nhiều nam đồng nghiệp cùng mang cơm nên giờ thành thói quen rồi”, chị Dung kể.

Không chỉ thế, để hạn chế “bệnh” mua sắm của mình, chị Dung còn đặt chỉ tiêu mỗi tháng chỉ chi một triệu đồng cho khoản shopping. “Tính ra tiề.n mua bán linh tinh tốn gấp mấy lần chi tiêu ăn uống. Hồi trước mình hứng là mua, có khi một tháng mấy đôi giày, vài cái váy của mẹ, của con, rồi đồ cho chồng… Giờ thì phải hạn chế, chỉ mua trong đúng khoản quy định, dù có thích món đồ nào lắm cũng đành nhịn”, chị nói.

Bên cạnh hạn chế chi tiêu, nhu cầu mua sắm, nhiều người còn nghĩ cách tận dụng hết các đồ cũ trong nhà cho đỡ tốn tiề.n mua mới.

“Nhà mình, áo may ô cũ của bố, váy liền cũ của mẹ cắt ra may quần cho con. Chậu cũ bị nứt cho con chơi đồ hàng, làm ô tô giả rồi mang đi trồng rau. Thùng sơn dùng hết để khô, bóc sạch sơn rồi làm cái đựng đồ khô. Thùng giấy, túi nilong cất lại đựng rác dần. Quần áo cũ còn tốt thì thanh lý, hỏng rồi thì đem cắt hết cúc cất đi rồi làm giẻ lau”, một thành viên webtretho chia sẻ trong diễn đàn bàn về các mẹo tiết kiệm thời bão giá.

Cũng trong mục này, một thành viên khác cho biết, để hạn chế tiề.n xăng, vợ chồng chị cất chiếc xe tay ga của vợ đi, chỉ dùng chiếc Dream của chồng và đi làm cùng nhau vì tiện đường. Cuối tuần, đại gia đình cũng hạn chế bày vẽ ăn uống linh đình mà chỉ chọn các món theo tiêu chí “Ngon – bổ – rẻ”. Vừa tuần trước, để được dùng điện với giá thấp, anh chị đã xin bố mẹ cho tách hộ khẩu.

Theo lời thành viên này, nhà chị cũng không bao giờ đem đổ thức ăn thừa đi. “Cơm ăn không hết cất vào tủ lạnh rồi rang với trứng, rau. Tôm, thịt thừa băm nhỏ, thêm ít cà rốt, trứng, bột năng là có súp ăn hoặc nấu với mì…”, chị kể.

Bên cạnh cắt giảm chi tiêu, trước tình hình trượt giá hiện nay, nhiều gia đình có thu nhập khá còn cố gắng tìm cách sinh lời cho số tiề.n dư.

Chị Thanh (khu đô thị Mỹ Đình, Sông Đà, Hà Nội) cho biết, dù cả hai vợ chồng chị đều có mức lương khá cao, nhưng hiện tại cũng không dám tiêu hoang hay đầu tư may rủi mà cố gắng tích lũy để phòng bị cho tương lai.

“Khi có lương trả qua tài khoản, mình rút hết về, để riêng các khoản cần tiêu cho tháng tiếp theo vào các phong bì (tiề.n học của con, tiề.n ăn cho cả nhà, tiề.n sữa và quần áo…), rồi mua hai chỉ vàng, còn lại cho vào quỹ chung phòng khi có việc cần gấp. Nếu có thêm các khoản “mềm” của hai vợ chồng sẽ dành mua USD. Hai khoản vàng và đôla để riêng, không đụng tới. Ngoài ra, hằng ngày, khi đi chợ về có tiề.n lẻ thì nhét vào lợn sứ, lâu lâu đậ.p ra cũng được khoản kha khá”, chị Thanh kể.

Theo VNExpress

Sinh viên "toát mồ hôi" vì điện nước đầu hè

Hết quay cuồng vì bão giá, giờ đây sinh viên lại đang phải đối mặt với một cơn "bão" mới, đó là tình trạng thiếu điện thiếu nước đầu mùa hè.

"Trăm dâu đổ đầu tằm"

Hà Nội mới bước vào đợt nóng đầu tiên của hè nhưng nóng không khác gì chảo lửa miền Trung. Cuộc sống của người dân hoàn toàn bị đảo lộn, nhưng có lẽ khổ nhất là sinh viên, hết quay cuồng trong cơn bão giá, giờ lại phải đối diện với cảnh mất điện, thiếu nước. Bão giá, điện nước đang "vắt kiệt" sức lực sinh viên.

Điện nước mới đầu mùa nóng mà "đỏn.g đản.h" vô cùng. Điện thì cắt xì xoẹt, nhất là từ 8h sáng đến 12h trưa, hoặc buổi tối. Tháng 5 lại là tháng cao điểm cho học sinh, sinh viên ôn thi đại học. Thế nên, mất điện thì máy tính không dùng được, cơm không thể nấu... Chủ nhà trọ còn có máy phát điện, bình tích điện. Còn sinh viên thì chỉ có quạt giấy và ngồi trong phòng trọ quạt phành phạch cả ngày để học bài, ôn thi.

Sinh viên toát mồ hôi vì điện nước đầu hè - Hình 1

Bão giá, điện nước đang "vắt kiệt" sức lực sinh viên, ảnh minh họa, nguồn:vietbao

Điện nước không ổn định kéo theo bao nhiêu sự lình xình khác mà sinh viên là người phải gánh chịu.Bài ca "điện chập chờn, nước nhỏ giọt" là bài ca muôn thuở khiến sinh viên lao đao.

Xóm trọ của Hoa ( Dịch Vọng, Cầu Giấy) có tổng cộng 8 phòng, dùng chung một bể nước bé tí. Nước dùng cho sinh hoạt hàng ngày như tắm giặt, nấu ăn thì vừa đủ. Bước vào mùa nóng, cả xóm lâm vào cảnh thiếu nước trầm trọng.

Đi nắng về, người nhớp nháp mồ hôi mà không tắm thì không chịu được. Thế nhưng, cả ngày nhà chủ bơm được mỗi một lần vào buổi sáng thì không đủ nước để dùng. Đã thế, bà chủ còn đang đán.h tiếng sẽ tăng tiề.n điện, tiề.n nước nữa khiến cho cả xóm méo mặt.

Hoa cười như mếu kể lại cách đây một tháng, bà chủ nói với cả xóm trọ: " Bão giá rồi các cháu ơi, nhưng lương cũng tăng rồi, thu tiề.n trọ như cũ thì bà đi chợ chẳng mua được gì". Thế là quyết định tăng tiề.n phòng lên 100 nghìn/ phòng.

"Lương người đi làm tăng chứ sinh viên bọn mình lấy đâu ra lương mà tăng". Mỗi tháng bố mẹ cho 1 triệu rưỡi. Đó là số tiề.n quá lớn đối với gia đình ở quê. Tiề.n phòng với tiề.n điện nước đã hết một nửa, còn lại là tiề.n ăn, cầm tiề.n đi chợ mà không biết mua gì. Cô bạn thở dài. Đúng là trăm dâu đổ đầu tằm, trăm khoản đổ lên đầu sinh viên. Không biết còn lao đao trong cơn "bĩ cực" này đến khi nào nữa.

Tự ý tăng tiề.n điện nước là tình trạng chung của các khu trọ. Trong đợt bão giá, hầu hết các phòng trọ đều tăng từ 100 nghìn đến 200 nghìn, tiề.n điện tăng từ 500 đồng đến 1 nghìn/ số, nước thu thêm 10 nghìn đến 20 nghìn/ người. Giờ đây lại đang rục rịch tăng nữa. Đối với các khu vực có nhiều trường đại học tập, lượng sinh viên trọ học đông như Cầu Giấy, Phùng Khoang, Láng thì giá điện, nước ở các khu trọ nhích hơn các khu khác.

"Nếu mà tăng tiề.n điện nước nhưng đảm bảo cho bọn mình yên tâm học hành thì mình cũng chấp nhận, nhưng không phải thế". Dũng ( Chùa Láng, Đống Đa) bức xúc nói.

Chủ nhà trọ của Dũng mới thông báo tăng tiề.n điện lên 5 nghìn/ số và nước lên 80 nghìn/ người. Nhưng xóm trọ của Dũng chỉ được dùng nước giếng khoan mà không được dùng nước máy.

Nếu có kêu ca với nhà chủ thì chỉ nhận được một câu xổ toẹt :" Ở được thì ở, không ở được thì chuyển". Bức xúc lắm nhưng vẫn phải cam chịu ở lại vì thời gian này đang ôn thi, với lại tìm phòng bây giờ rất khó.

Ngoại trú đã vậy, sinh viên nội trú cũng không khá khẩm hơn là mấy. Hãy nhẩm tính mà xem, một phòng có từ 8 người đến 10 người, kí túc xá có hơn 1000 người với ngần ấy máy tính, quạt điện. Giờ cao điểm mà số máy tính, quạt điện kia hoạt động hết công suất thì việc cháy nổ do sử dụng điện quá tải là chuyện thường xuyên xảy ra.

Kí túc xá HV Báo chí Tuyên truyền có lần thiếu nước trầm trọng. Mất điện, thiếu nước, kéo theo đó là cả một " hệ lụy" quanh chuyện nước nôi, đảo lộn mọi sinh hoạt của sinh viên nội trú.

Hà - sinh viên nội trú cho biết: "Ngủ dậy, đến nước đán.h răng, rửa mặt cũng không có. Lại í ới gọi nhau đi xuống bể nước tập trung". Đến nỗi bể nước cũng quá tải, hàng ngày nước bể tràn trề nhưng mấy hôm nay luôn trong tình trạng cạn nhìn thấy đáy. Thế là phải hứng từng xô nước tắm, rồi lại mang chai lọ đi tích nước về đán.h răng, rửa mặt.

Lo tắm giặt hết cả buổi tối, bê được chậu quần áo từ tầng 1 lên tầng 5 thì mệt lử người, mồ hôi lại vã ra như tắm, vào đến phòng là nóng như nung, không còn tinh thần mà học hành nữa.

Một số kí túc xá khác số lượng sinh viên đông hơn, như kí túc các trường công an 10 người/ phòng, kí túc xá ĐH Lao động - Xã hội 12 người đến 20 người/ phòng thì không biết còn khổ sở thế nào với cản.h nón.g đầu hè này.

10 nghìn đồng/ 1 lần bơm nước

Trời nóng cũng làm cho người nóng tính hơn. Thanh - sinh viên nội trú chia sẻ: "Đi học, đi làm cả ngày về mệt mà không có nước tắm thì không chịu nổi".

Thanh kể có hôm về muộn, nước chỉ chảy có nửa bể, mọi người trong phòng phải chia nhau nước để tắm. Có khi mỗi người chỉ hơn nửa chậu nước. Ở tập thể và với điều kiện điện nước thiếu thốn, nếu không nêu cao tinh thần tiết kiệm nước với ý thức nhường nhịn của mỗi người thì cãi nhau hay hậm hực với nhau vì chuyện điện nước là bình thường.

Có phòng thiếu nước nhưng có thành viên lại hay tắm, mỗi lần đi đâu về là tắm giặt thoải mái không tiết kiệm nước khiến mọi người trong phòng rất bức xúc. Mất nước đến nước đán.h răng cũng không có, phải đi xin nước ở các phòng khác, có khi lấy cả nước uống để đán.h răng, rửa mặt, phiền hà vô cùng.

"Nhiều khi phải hứng chịu những ánh mắt không bằng lòng của các bạn phòng khác khi mình đến xin nước, vì họ cũng sống trong cảnh nước nôi không nhiều nhặn gì cho cam". Hà - (KTX HV Báo chí - Tuyên truyền) cho biết.

Khi đó, các bạn lại phải xuống bể nước tập trung và xếp hàng dài đợt được tắm giặt. Thậm chí, có bạn đi tắm về còn bị nổi mẩn ngứa khắp người. Hỏi ra mới biết do nước ở bể tập trung là nước giếng khoan, vài tháng mới thau bể một lần, nước múc lên đầy cặn thì tắm bị ngứa là chuyện bình thường.

"Mình nghe nói Sở điện lực Hà Nội đang có kế hoạch cắt điện để sửa chữa tới ngày 15/5 mới xong. Nếu tình trạng điện nước như thế thì không biết chống đỡ sao với những ngày nắng nóng tiếp theo đây" - Hà lo lắng.

Cả xóm trọ của Hoa kêu ca vì không đủ nước để dùng. Tiề.n nhà, tiề.n nước, tiề.n tiện đã tăng "kịch trần" rồi. Thế là chủ lại nghĩ ra một khoản tiề.n vô lý nữa: tiề.n bơm nước. Nếu muốn bơm nước thêm vào buổi chiều thì mỗi người phải đóng thêm 10 nghìn/ tháng. "Cứ như là bó.p c.ổ sinh viên vậy" - Hoa bức xúc.

Cãi nhau với chủ chán, cuối cùng thì Dũng cũng quyết định chuyển phòng trọ mặc dù đang giai đoạn thi cử " nước sôi lửa bỏng" và nhà trọ thì khan hiếm.

"Phòng có một cái laptop, một cái quạt với nồi cơm điện, đèn thắp sáng thì dùng loại tiết kiệm điện, thế mà không hiểu sao, cuối tháng chốt số điện phòng mình lên đến 100 số liền". Hôm chủ nhà đi vắng, Dũng tắt hết thiết bị điện rồi chạy xuống xem công -tơ phòng mình. Lạ thay, công- tơ vẫn... chạy đều đều.

Mang thắc mắc nói với chủ nhà thì ông chủ... cáu lên rồi bảo Dũng: " Đã gian giảo lại còn già mồm". Đến nước này thì không thể chịu nổi, hai bên cãi nhau một trận , ngay ngày hôm sau Dũng tìm khu trọ mới để chuyển.

Tình trạng mất nước dù mới đầu mùa nóng là chuyện thường ngày ở huyện. Và khi không biết kêu ai, sinh viên chỉ còn biết lên diễn đàn...kêu với nhau. Ở khắp các trang mạng của sinh viên như truongxua.vn, facebook, đâu đâu cũng là những lời than thở của sinh viên về tình trạng điện nước đầu mùa nóng.

"Sinh viên kinh tế đã từng làm clip về bão giá, có lẽ cộng đồng lại sắp được đón nhận thêm clip với bài ca về điện nước cũng nên" - Dũng cười méo mó

Theo VietNamNet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô giáo xin ủng hộ tiề.n mua máy tính: "Tôi không dỗi phụ huynh"
15:14:14 30/09/2024
Tạm ngưng giảng dạy cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân
21:00:28 28/09/2024
Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024
Bão Krathon mạnh cấp 15, sẽ đi vào Biển Đông?
13:33:26 30/09/2024
Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích
18:08:30 29/09/2024
Yêu cầu xử lý nghiêm vụ cô giáo xin phụ huynh tiề.n mua laptop
07:51:52 29/09/2024

Tin đang nóng

Diddy chính thức nhận án tù, trả giá cho tội ác kinh hoàng, rúng động toàn cầu
14:31:02 30/09/2024
Vụ sạt lở trên quốc lộ ở Hà Giang: Tìm thấy th.i th.ể người đàn ông mất tích khi đang livestream
15:45:36 30/09/2024
Bóc giá outfit Nguyễn Phương Hằng, số tiề.n nữ CEO dát lên người làm CĐM sốc nặng
17:14:31 30/09/2024
Bà Phương Hằng rao bán kim cương 1000 tỷ, nói lý do không bao giờ livestream
15:32:12 30/09/2024
Hình ảnh cuối cùng của nữ diễn viên "The Glory" trước khi đột ngột qua đời vì nhồi má.u não
12:59:27 30/09/2024
Vân Quang Long qua đời 4 năm, bố mẹ vẫn chưa hết đau, nghẹn lòng kể cuộc sống
13:27:17 30/09/2024
'Bà sui' Sóc Trăng nhảy sôi động trong đám cưới, nhiều người nhầm là cô dâu
15:01:01 30/09/2024
Con trai Diddy lộ bản chất, từng bị kiện vì những hành vi xấu y hệt bố ruột
14:06:08 30/09/2024

Tin mới nhất

Nguy cơ sạt lở ở miền núi Quảng Trị đ.e dọ.a cuộc sống người dân

18:22:54 30/09/2024
Các địa phương tăng cường theo dõi diễn biến mưa lũ, cung cấp thường xuyên thông tin cảnh báo, dự báo và chỉ đạo, hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với nguy cơ trượt, lở đất, đá.

Tìm kiếm người đàn ông mất tích khi chèo thuyền qua sông Lấp

18:17:38 30/09/2024
Trong lúc hai vợ chồng đang chèo thuyền đến giữa sông, ông N có biểu hiện co giật nên bất ngờ bị ngã xuống sông và bị nước cuốn trôi mất tích.

Bão Krathon có khả năng đi vào Biển Đông trong 24 giờ tới

18:14:21 30/09/2024
Dự báo, trong 24 giờ tới, bão Krathon có khả năng đi vào vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Theo dự báo hiện tại, bão không có khả năng ảnh hưởng đến vùng ven biển và đất liền nước ta.

Vụ sạt lở nghiêm trọng tại Hà Giang: Gấp rút cứu người và thông tuyến giao thông

18:10:03 30/09/2024
Ông Phùng Viết Vinh, Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang cho biết: Huyện đã hỗ trợ tiề.n cho các gia đình có người thiệ.t mạn.g, mất tích và bị thương do sạt lở đất.

Giải cứu an toàn hai du khách đi lạc trên đỉnh Langbiang

17:30:42 30/09/2024
Trong quá trình tham gia tìm kiếm người bị nạn, anh Krasan Sroan thuộc Đội an ninh của Khu du lịch Langbiang bị trượt ngã chấn thương, được lực lượng cứu nạn, cứu hộ đưa đến nơi an toàn.

Rãnh áp thấp nối với bão Krathon gây mưa giông trên Biển Đông, sóng cao tới 6m

10:50:57 30/09/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (30/9) có rãnh áp thấp có trục ở khoảng 19-22 độ vĩ Bắc nối với cơn bão Krathon lúc 7h có vị trí ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc, 122,1 độ Kinh Đông.

Cẩu xe khách và nhiều ô tô khỏi hiện trường vụ sạt lở ở Hà Giang

10:37:35 30/09/2024
Lực lượng chức năng đã huy động cần cẩu cỡ lớn để đưa xe khách và nhiều ô tô, xe máy ra khỏi hiện trường vụ sạt lở tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Tài xế xe khách ở Hà Giang kể phút bất lực khi nhìn quả đồi 'đán.h úp'

10:21:38 30/09/2024
Anh Vũ Minh Hoàng (42 tuổ.i, tài xế xe khách Thanh Bằng) cho biết, lúc xảy ra sạt lở, mọi việc diễn ra quá nhanh, cả xe hoàn toàn bất lực.

Chị gái nạ.n nhâ.n vụ sạt lở: 'Em tôi mất tích khi đang giúp dân sơ tán đồ'

10:04:09 30/09/2024
Chị Phạm Thị Hiển (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, Hà Giang) cho biết, em trai chị đã mất tích trong vụ sạt lở khi đang giúp dân sơ tán đồ đạc.

Người Việt tại Anh chia sẻ mất mát với đồng bào chịu thiệt hại do bão số 3

10:01:53 30/09/2024
Các hội đoàn khác cũng nhanh chóng trao tặng số tiề.n quyên góp với mong muốn hỗ trợ kịp thời tới những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bão Yagi.

Hà Nội: Cháy lớn tại nhà xưởng sản xuất trong đêm, xuất hiện nhiều tiếng nổ

08:00:16 30/09/2024
Lực lượng chức năng huyện Hoài Đức (Hà Nội), đang làm rõ nguyên nhân vụ cháy nhà xưởng sản xuất tại xã Di Trạch vào đêm nay.

Những đêm thức trắng sợ vỡ đê của người dân trên cồn giữa sông Mekong

07:52:39 30/09/2024
Hơn 10 ngày kể từ đợt vỡ đê mới nhất, ông Nguyễn Văn Hiếu (57 tuổ.i, ngụ cồn Phú Đa, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, Bến Tre) đã hết bàng hoàng, nhưng vẫn chưa khắc phục xong hậu quả.

Có thể bạn quan tâm

Ba tựa game zombie thực sự chất lượng, tên gọi lạ tai nhưng khiến người chơi "cuốn" không rời

Mọt game

18:44:18 30/09/2024
Đã có nhiều phiên bản khác nhau về ngày tận thế zombie trong các trò chơi điện tử nhưng về cơ bản, các xác sống luôn liên quan tới tình trạng lây nhiễm bệnh dịch, virus và lấy bối cảnh thời kỳ hậu tận thế.

Cô giáo xin ủng hộ laptop: "Chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích tôi thôi"

Netizen

18:41:04 30/09/2024
Những ngày qua, câu chuyện cô T.P.H. (giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TP.HCM) xin phụ huynh hỗ trợ tiề.n mua laptop được dư luận quan tâm, bàn tán sôi nổi.

Hôm nay nấu gì: Cả nhà chán cơm, vợ nấu bữa này ai cũng thèm ăn trở lại

Ẩm thực

18:11:34 30/09/2024
Cả nhà chán cơm, vợ nấu bữa này ai cũng thèm ăn trở lại. Bữa cơm có món nào cũng ngon và hấp dẫn chẳng ai có thể cưỡng lại được.

Xếp hạng may mắn của 12 con giáp ngày 1/10/2024: Tuổ.i Thìn và Dậu có vận may tốt

Trắc nghiệm

18:00:38 30/09/2024
Xếp hạng may mắn 12 con giáp hôm nay 1/10. Đâu là con giáp may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Tóm dính cặp đôi Vbiz "phim giả tình thật" hẹn hò ở nước ngoài, để lộ bằng chứng khó chối cãi

Sao việt

17:35:45 30/09/2024
Võ Cảnh không đăng ảnh ở Pháp mà chỉ cập nhật hình ảnh ở TP.HCM. Tuy nhiên bức ảnh chung với Thúy Ngân đã lật tẩy nam diễn viên

Biệt thự trên sườn núi dốc, nhìn ra sân golf ở Tam Đảo

Sáng tạo

17:30:50 30/09/2024
Ngôi nhà nằm trên một sườn núi dốc, nhìn ra một thung lũng rộng lớn với tầm nhìn ra sân golf và dãy núi Tam Đảo. Địa hình dốc mang đến tầm nhìn tuyệt đẹp nhưng đặt ra thách thức về thiết kế liên quan đến khả năng tiếp cận ở độ cao như v...

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 44: Như đi khám thai tình cờ gặp Chải

Phim việt

17:30:47 30/09/2024
Như sau đó đã đi siêu âm khám thai. Xong khi khám xong, Như đặt xe ôm công nghệ để về, không ngờ tài xế nhận cuốc xe đó lại chính là Chải.

Tác dụng của củ nghệ với một số bệnh ngoài da thường gặp

Sức khỏe

17:26:46 30/09/2024
Tuy nhiên, một số tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn như dầu cây trà, đinh hương, dầu neem và nghệ cũng đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ sống sót của loài ve này.

Diệp Kha bị khui học săn đại gia, lừa tình Huỳnh Hiểu Minh, Angelababy giật dây?

Sao châu á

17:20:42 30/09/2024
Kể từ khi vướng tin hẹn hò với Huỳnh Hiểu Minh, Diệp Kha trở thành tâm điểm của sự chú ý. Lại thêm gần đây, cả hai vừa tiết lộ mối quan hệ nên netizen lại được dịp đào mộ quá khứ của nàng hot girl.

Selena Gomez chia tay bạn trai sau 1 năm bên nhau?

Sao âu mỹ

16:44:25 30/09/2024
Bạn thân Selena Gomez vừa gây xôn xao cõi mạng với bài đăng được cho là úp mở việc nữ ca sĩ 9X đã chia tay nhà sản xuất âm nhạc hàng đầu Benny Blanco.