Cây vú sữa trong vườn Bác Hồ từ Hà Nội về Cà Mau

Theo dõi VGT trên

Ở tỉnh Cà Mau hiện nay có cây vú sữa được nhân giống từ chính cây vú sữa miền Nam trong khu vườn Bác Hồ ở Hà Nội. 25 năm qua, nhân dân Cà Mau đã gìn giữ cây vú sữa, thể hiện tình cảm thiêng liêng của đồng bào miền Nam với Bác.

Cây vú sữa của bà má miền Nam tặng Bác

Tiếp chúng tôi tại Phủ thờ Bác Hồ ở ấp Phủ Thờ (xã Trí Lực, huyện Thới Bình) vào những ngày cận kề kỷ niệm 125 năm ngày sinh nhật Bác, ông Huỳnh Minh Tâm (77 t.uổi, người có hơn 7 năm làm nhiệm vụ trông coi Phủ thờ Bác) kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về cây vú sữa miền Nam với Bác Hồ.

Ông Tâm nhớ lại, khoảng cuối năm 1954, tại Cà Mau diễn ra buổi tiễn đưa cuối cùng đoàn tập kết cán bộ, chiến sĩ miền Nam ra Bắc. Đó là một buổi tiễn đưa với nhiều tâm trạng, cảm xúc của người đi, kẻ ở. Lúc đó, bà Lê Thị Sảnh (còn gọi là má Tư) muốn làm một điều gì đó thật ý nghĩa để gửi đến Bác Hồ, thể hiện tấm lòng của bà nói riêng, của đồng bào miền Nam nói chung với Bác. Bà má Tư đã kêu con gái bứng một cây vú sữa con bỏ vào một gáo dừa khô. Má Tư gửi cây vú sữa cho trưởng đoàn tập kết với lời gửi gắm là trao tận tay Bác Hồ.

Vào ngày 26/2/1955, đúng ngày mùng 2 Tết Ất Mùi, trong dịp cán bộ, chiến sĩ đến chúc Tết Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch, đại diện đoàn miền Nam là ông Nguyễn Văn Kỉnh đã dâng tặng cây vú sữa của bà má Tư lên Bác Hồ. “Lúc đó, nghe kể là Bác rất xúc động khi nhận cây vú sữa. Một vật tặng của nhân dân miền Nam dù đơn giản nhưng đó là tấm lòng kính yêu nhất của đồng bào ruột thịt miền Nam đối với Bác”, ông Tâm chia sẻ.

Cây vú sữa trong vườn Bác Hồ từ Hà Nội về Cà Mau - Hình 1

Bức ảnh Bác Hồ đang tưới cây vú sữa của đồng bào miền Nam gửi tặng Bác.

Cây vú sữa của bà má Tư sau đó được Bác trồng trong khu vườn gần nhà làm việc của Bác. Hàng ngày, tự tay Bác chăm sóc, tưới nước cho cây. Sau này bức ảnh Bác Hồ đang tưới cây vú sữa miền Nam trở thành một bức ảnh lịch sử.

Cây vú sữa trong vườn Bác Hồ từ Hà Nội về Cà Mau - Hình 2

Bà Lê Thị Sảnh (má Tư)- người đã gửi tặng Bác Hồ cây vú sữa vào năm 1954.

Và cây vú sữa bên Phủ thờ Bác ở Cà Mau

Sau khi kể xong gốc tích về cây vú sữa của bà má Tư tặng Bác Hồ hồi 60 năm về trước, ông Tâm lại chỉ cho chúng tôi thấy một cây vú sữa nằm cạnh bên Phủ thờ Bác. “Đó chính là cây vú sữa được nhân giống ra từ cây vú sữa ở khu vườn Bác ngoài Hà Nội đó”, ông Tâm nói.

Ông Tâm cho biết, qua lời kể của nhiều cán bộ, trước khi mất, Bác có căn dặn một khi đất nước độc lập mà Bác chưa được vào Nam thì Bảo tàng Việt Nam phải chăm sóc, bảo quản thật tốt cây vú sữa của nhân dân miền Nam tặng Bác, sau đó cho nhân giống cây vú sữa ấy và gửi tặng lại cho nhân dân miền Nam.

Cây vú sữa trong vườn Bác Hồ từ Hà Nội về Cà Mau - Hình 3

Phủ thờ Bác Hồ tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình, Cà Mau…

Video đang HOT

Cây vú sữa trong vườn Bác Hồ từ Hà Nội về Cà Mau - Hình 4

…nơi có cây vú sữa được nhân giống từ cây vú sữa ở khu vườn Bác ngoài Hà Nội.

Theo nguyện vọng của Bác, cây vú sữa ở vườn Bác được nhân thành 4 cây vú sữa để chuyển vào Nam. Tuy nhiên, khi về tới Bạc Liêu thì chỉ còn sống 2 cây. Sau đó, một cây tặng cho gia đình bà má Tư Lê Thị Sảnh, một cây trồng ở Phủ thờ Bác. “Các cây vú sữa khi về tới Bạc Liêu được cán bộ, nhân dân Cà Mau lên Bạc Liêu đón nhận trọng thị lắm, cũng đúng vào ngày 19/5/1990, dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác”, ông Tâm cho biết.

Theo ông Tâm, lúc các cây vú sữa về tới Cà Mau thì bà má Tư đã mất, cây vú sữa sau đó được trồng nhưng cũng vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên đến giờ không còn sống nữa. Riêng cây vú sữa được trồng ở Phủ thờ Bác thì vẫn sống đến ngày hôm nay.

Dẫn chúng tôi xem cây vú sữa dù không được xum xuê nhưng cành lá vẫn xanh tươi, ông Tâm cho biết, trải qua thời gian, cây vú sữa này nhiều lần có nguy cơ bị c.hết nhưng chính quyền địa phương và nhân dân đã tìm mọi cách để cứu sống cây. “Hồi tôi về trông coi Phủ thờ Bác khoảng năm 2006 thì cây vú sữa tưởng đã c.hết vì thân cây bị sâu ăn gần hết. Sau đó, đồng chí Chủ tịch xã có nói với tôi có cách nào cứu cây không, tôi nói cũng chưa biết sao. Sau đó tôi mua thuốc sâu về tưới từ trên xuống dưới, cuối cùng diệt được sâu và cây sống đến giờ”, ông Tâm nhớ lại.

Ông Tâm cho biết, cây vú sữa này cũng không biết là tên loại gì, mỗi năm bông nở nhiều nhưng đậu trái rất ít. Loại cây vú sữa này có khác với một số loại vú sữa khác là khi trái chín thì trên cuống hơi tím nhạt, xuống một đoạn hơn nửa trái thì xanh dợt, bên trong ruột tím nhạt chứ không phải tím sậm, trong khi nhiều loại vú sữa khác màu da vàng, xanh vàng , trên cuống màu đỏ.

“Hiện, địa phương đang tính nhiều phương án để có thể nhân giống cây vú sữa này trồng ra thêm nhằm gìn giữ, gắn chặt tấm lòng củc Bác Hồ với đồng bào miền Nam nói chung, với nhân dân Cà Mau nói riêng”, ông Tâm bày tỏ.

Cây vú sữa trong vườn Bác Hồ từ Hà Nội về Cà Mau - Hình 5

Bà Nguyễn Thị Bảy (con dâu má Tư) nâng niu bức ảnh Bác Hồ tưới cây vú sữa.

Chúng tôi tìm đến nhà bà má Tư ở ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình, Cà Mau. Bà má Tư đã mất vào năm 1986. Trong nhà của má có tấm ảnh Bác Hồ đang tưới cây vú sữa được để trang trọng trên đầu tủ thờ giữa nhà. Bà Nguyễn Thị Bảy (con dâu của má Tư) đã lớn t.uổi, dù tai không còn nghe rõ, nhớ trước quên sau nhưng khi chúng tôi hỏi chuyện về má Tư, bà Bảy cầm tấm ảnh bồi hồi xúc động kể cho chúng tôi nghe nhiều câu chuyện.

Cây vú sữa trong vườn Bác Hồ từ Hà Nội về Cà Mau - Hình 6

Bia kỷ niệm “Cây vú sữa miền Nam với Bác Hồ” được xây dựng trước nhà bà má Tư Lê Thị Sảnh.

Rồi bà Bảy dẫn chúng tôi ra mộ má Tư được chôn cất trên miếng đất trước nhà cạnh bên mộ chồng của má. Kề đó là bia kỷ niệm “Cây vú sữa miền Nam với Bác Hồ” với hình ảnh Bác đang tưới cây vú sữa nổi bật được tỉnh Cà Mau cho xây dựng nhân dịp 50 năm chuyến tàu tập kết ra Bắc. Cây vú sữa đã trở thành biểu tượng tình cảm của đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ và tình cảm của Bác Hồ đối với miền Nam.

Huỳnh Hải – Tuấn Thanh

Theo Dantri

Chuyện về anh nông dân lấy nhà ở làm thư viện Bác Hồ

Về xã Thới An Hội (huyện Kế Sách, Sóc Trăng) hỏi nhà anh Nguyễn Văn Nhung, ai cũng biết chuyện gần 40 năm qua, người nông dân này dù cuộc sống khó khăn, nhà cửa tạm bợ nhưng vẫn đam mê, dốc sức sưu tầm tư liệu về Bác Hồ.

Bắt đầu từ một tấm lòng

Chúng tôi tìm đến nhà của anh Nguyễn Văn Nhung (xã An Thới Hội, huyện Kế Sách) không khỏi ngỡ ngàng trước bộ sưu tập khá đồ sộ của anh về Bác Hồ. Nhà của anh Nhung chỉ là một căn nhà nhỏ làm bằng cây lá, rộng độ vài chục mét vuông, tài sản chỉ có hai cái giường cũ kỹ nhưng căn nhà lá ấy lại là nơi lưu giữ hàng ngàn trang tài liệu, cả ngàn tấm ảnh về Bác Hồ được xếp, treo ngay ngắn, ngăn nắp.

Nói về lý do khơi dậy đam mê của mình, trầm ngâm một lát, anh Nhung kể, quê anh là một xã vùng sâu của huyện Kế Sách, nơi có truyền thống cách mạng từ lâu đời. Một lần, vào năm 11 t.uổi, anh về nhà bà ngoại chơi. Đêm đó, vào đầu tháng 9/1969, tình cờ anh thấy bà ngoại mở rương lấy một tấm ảnh của ai đó rồi nâng niu như vật quý báu. Anh hỏi: "Hình ai đó ngoại ?". Bà ngoại nhìn anh rồi nói khe khẽ trong dòng nước mắt: "Bác Hồ đó con ơi. Bác đã mất rồi". Lần đầu tiên anh nghe nói về Bác Hồ, thấy ảnh của Bác nhưng anh chưa hiểu Bác là ai mà ngoại lại khóc thương. Lúc đó, ngoại anh nói "lớn lên rồi con sẽ biết".

Lần khác, anh theo mẹ đi vào một ngôi chùa. Anh thấy một nhà sư đang thắp nhang trước tấm ảnh của một người còn trẻ. Anh hỏi thì được nhà sư cho biết: "Đó là một vị Thánh của dân ta". Anh lại càng thắc mắc nhiều hơn.

Năm 1975, quê hương được giải phóng. Lúc này, anh được gần gũi với các chú bộ đội từ miền Bắc vào. Thấy các chú bộ đội ai cũng có ảnh của Bác, lại được nghe các chú kể nhiều chuyện về Bác. Đến lúc này anh mới hiểu Bác Hồ là ai. Vậy là hình ảnh Bác Hồ kính yêu được khắc sâu vào trong tâm trí của anh với lòng ngưỡng mộ cao cả. Cũng từ đó, anh nung nấu trong tâm khảm một công việc là sưu tầm những tài liệu, tranh ảnh về Bác.

Chuyện về anh nông dân lấy nhà ở làm thư viện Bác Hồ - Hình 1

Thư viện Bác Hồ của anh Nguyễn Văn Nhung.

Hành trình sưu tầm tư liệu về Bác

Năm 1977, khi bắt tay sưu tầm tài liệu, cả thị xã Sóc Trăng lúc đó chỉ có chưa đến chục sạp báo. Nhà sách thì có 3- 4 điểm nhưng không phải dễ kiếm tài liệu về Bác Hồ. Còn như ở Kế Sách quê anh, cả huyện chỉ có một vài chỗ bán báo, xã Thới An Hội không có điểm nào. Nói như thế để thấy được hành trình đi sưu tầm tài liệu về Bác Hồ của anh Nguyễn Văn Nhung suốt gần 40 năm qua quả thật là không đơn giản.

Nói về hành trình của mình, anh Nhung cho biết, ở xứ xa xôi này, tìm sách báo rất khó. Anh phải kiên nhẫn lắm, thậm chí phải lì mới có được. Khi thì cọc cạch đạp xe ra huyện, khi thì lên tỉnh, tìm đến ngành văn hóa thông tin, thư viện, các trường học, báo đài ở tỉnh, ở huyện để xin báo cũ, rồi tìm đến trụ sở xã, Bưu điện... nơi nào có báo là anh tìm đến. "Nói thật, lúc đầu không dễ xin báo vì họ có biết mình xin làm gì, có khi họ còn cho là mình xin về cân ký cho mấy bà ve chai nên không cho. Nhưng tôi vẫn cứ làm lì, hôm nay không được, hôm sau lại đến nữa. Có khi phải "uốn ba tấc lưỡi" để giải thích cho người ta biết mục đích của mình. Khi đó họ tin nên cho ngay. Thế là tôi có báo trong tay", anh nói.

Khi mang báo xin được về nhà, anh Nhung ngồi phân loại, đọc kỹ từng tờ, tờ nào có tài liệu, hình ảnh liên quan đến Bác là gom lại, cất cẩn thận vào trong bao. "Có khi may mắn thì kiếm được kha khá, nhưng có khi mang về cả một đống báo nhưng tìm mãi chẳng có bài nào về Bác. Lúc đó buồn ghê lắm. Thỉnh thoảng, dành dụm được chút đỉnh t.iền, tôi ra thị xã Sóc Trăng tìm mua báo cũ, lục tìm tài liệu, hình ảnh về Bác", anh Nhung kể.

Anh Nhung chia sẻ: "Hễ thấy ở đâu có ảnh, có tài liệu về Bác là tôi tìm đến, xin cho bằng được mới thôi. Nhiều khi thấy mình trở thành kẻ vô duyên vì thấy ai dù không quen biết mà có tờ báo, cuốn sách viết về Bác là tôi tìm cách làm quen xin cho bằng được. Còn nhà ai có ảnh Bác, xin không được thì tôi mướn người đến vẽ lại cho mình. Vì vậy anh nhìn trên tường nhà tôi có rất nhiều tranh vẽ. Cứ mỗi dịp sinh nhật Bác, trong nhà tôi lại có thêm một số tài liệu, hình ảnh Bác. Có tài liệu, hình ảnh rồi, tôi phân loại theo từng mốc như Bác khi nhỏ, Bác khi đi tìm đường cứu nước, Bác ở nước ngoài, Bác ở Việt Bắc...", anh kể say sưa về đam mê của mình.

Theo anh Nhung, để có sự hài hòa những tư liệu mà anh sưu tầm được thì khi có tài liệu rồi, anh bổ sung thêm ảnh để thuyết minh về tài liệu. Có ảnh, anh lại cặm cụi tìm tài liệu phục vụ cho ảnh. Có khi chưa có tài liệu, anh phải lục tìm trong sách vở rồi tự tay viết bài thuyết minh cho ảnh đó. Cứ thế, dần dần anh trở thành người có kiến thức về lịch sử vào loại nhất nhì ở địa phương. Mỗi khi có cuộc thi tìm hiểu nào về lịch sử, các em học sinh của xã lại tìm đến anh mượn tài liệu hay nhờ giải thích cho. Vô tình anh trở thành "giáo viên" dạy Lịch sử bất đắc dĩ ở địa phương.

Chuyện về anh nông dân lấy nhà ở làm thư viện Bác Hồ - Hình 2

Hàng ngàn bài viết về Bác được anh Nhung sưu tầm.

Lại có chuyện rằng, một lần kỷ niệm ngày sinh của Bác, ngành văn hóa tỉnh có đưa về xã Thới An Hội một số hình ảnh triển lãm, trong đó có nhiều hình ảnh về Bác. Do triển lãm chỉ có treo ảnh cho dân xem chứ không tổ chức thuyết minh nên nhiều người dân đến xem mà không biết nội dung của các tấm ảnh. "Ngứa nghề", anh Nhung tự nguyện làm người thuyết minh cho bà con nghe nội dung của từng tấm ảnh một cách rạch ròi. Thấy thế, một cán bộ của ngành này bèn kiểm tra trình độ hiểu biết của anh bằng cách "nhìn ảnh nói nội dung". Anh Nhung đã làm một lèo hết sạch mấy tấm ảnh chụp về Bác mà không sai chỗ nào. Khâm phục trước sự hiểu biết của anh, sau này, ngành văn hóa tỉnh tặng anh cả bộ ảnh về Bác.

Cứ như thế, gần 40 năm nay, anh Nguyễn Văn Nhung đã sưu tập được hàng ngàn tài liệu, trên 2.000 tấm ảnh về Bác Hồ. Có thể nói, anh là một trong những người có nhiều tài liệu, ảnh về Bác ở khu vực ĐBSCL và có thể là ở trên cả nước. Bằng chứng là ngày 15/6/2005, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã gửi thư cho anh đề nghị cung cấp cho Trung tâm những thông tin, số liệu, hình ảnh của anh và thư viện tư liệu về Bác Hồ... để Trung tâm có điều kiện và cơ sở xác lập kỷ lục. Thế nhưng, sự kiện này không đến với anh vì có một người ở thành phố hoa phượng đỏ đã đăng ký với Trung tâm vì có tới 4.000 tấm ảnh về Bác Hồ.

Nhiều người trước đây thấy anh làm công việc sưu tầm tài liệu, hình ảnh Bác thì cho là viển vông, thậm chí có người còn cho là "không bình thường". Thế nhưng, giờ đây họ đã nhìn khác. Một anh chạy xe ôm ở đầu chợ xã nhận xét về việc làm "không giống ai" của anh Nhung: "Hồi đầu thấy anh Nhung làm vậy ai cũng cười, nhưng bây giờ thấy rất có ý nghĩa và có ích nữa. Bộ sưu tập của anh Nhung đã đem lại nhiều hiểu biết cho người dân nơi đây. Người dân lâu lâu vào nhà anh xem ảnh Bác Hồ và biết được nhiều về Bác lắm. Không chỉ ở nhà, anh Nhung còn đưa ảnh Bác ra trưng bày ở trung tâm xã cho nhiều người cùng chiêm ngưỡng".

Chuyện về anh nông dân lấy nhà ở làm thư viện Bác Hồ - Hình 3

Bên cạnh những hình ảnh từ sách báo, anh Nhung còn cho vẽ ảnh Bác.

Chung tay vì tấm lòng với Bác

Chuyện anh nguyễn Văn Nhung sưu tầm tài liệu, ảnh Bác đã là một kỳ công, nhưng bảo quản, giữ gìn kho tài liệu vô giá ấy lại càng đáng nể hơn. Vợ chồng anh Nhung có 5 đứa con nhưng học hành dang dở vì nhà quá nghèo, lại không có đất đai sinh sống. Để nuôi con, vợ chồng anh phải mở một quán cháo nhỏ ven đường. Còn căn nhà của anh nằm cạnh bờ sông Cầu Lộ. Đó là một căn nhà sàn ọp ẹp, mái dột cột xiêu. Trong nhà, tài sản có giá nhất, chiếm chỗ nhiều nhất vẫn là kho tài liệu về Bác Hồ, tất cả đều được chất thành hàng thành lối nằm trên sàn nhà, bên trên được phủ bằng tấm vải nhựa tránh bụi bặm và mưa dột. Còn ban đêm, anh cũng ít khi ngủ ngon vì lâu lâu phải thức dậy xua đuổi lũ chuột, gián luôn tìm cách "xâm nhập" vào kho tài liệu đó.

Thông tin về anh Nhung có kho tư liệu về Bác phong phú, sinh động lan truyền khắp nơi. Vào năm 2015, câu chuyện anh Hai Lúa nghèo xứ Thới An Hội xa xôi làm thư viện về Bác Hồ đã bay về thành phố mang tên Bác. Hiểu và chia sẻ với anh, chính quyền và cấp ủy Đảng đã xây tặng gia đình anh một căn nhà rộng 75m2 khá khang trang, tặng thêm tủ để anh lưu giữ những tài liệu đó. Sau đó, UBND tỉnh Sóc Trăng cũng hỗ trợ anh để tu bổ, bảo quản thư viện của mình. Không chỉ có như vậy, nhiều bác cựu chiến binh ở TPHCM, nhiều thầy cô, học sinh ở Nghệ An, Phan Thiết, Huế, Bạc Liêu, Cần Thơ... đã gửi thư làm quen, giao lưu với anh, có người còn gửi tặng anh nhiều tài liệu quý về Bác Hồ với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào việc xây dựng thư viện Bác Hồ của anh.

Anh Nhung tâm sự: "Tôi sinh ra và lớn lên ở miền Nam, chưa một lần được gặp Bác. Tôi nghe bà ngoại, mẹ, các chú bộ đội...kể nhiều câu chuyện cảm động về cuộc đời, thân thế của Bác. Tôi hiểu Bác là người đã đem lại độc lập tự do cho dân tộc, hòa bình cơm áo cho nhân dân. Vì thế, tôi luôn nhớ về Bác. Lập thư viện về Bác, tôi mong muốn lúc nào bên mình cũng có Bác. Bác đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi, cho tất cả mọi người. Vì vậy, tôi coi những tài liệu, hình ảnh là tài sản vô giá của mình. Nói thật với anh, nghèo thì nghèo thật nhưng không bao giờ tôi nghĩ đến chuyện thôi không sưu tầm tài liệu về Bác cả".

Chuyện về anh nông dân lấy nhà ở làm thư viện Bác Hồ - Hình 4

Xúc động tình cảnh anh Nhung nhường nhà để làm thư viện về Bác Hồ kính yêu.

Chúng tôi thật sự xúc động khi biết đã mấy năm nay, cả nhà anh đã cất tạm mái che bằng tre lá làm chỗ nghỉ, còn căn nhà 75m2 được dùng làm nơi trưng bày, lưu giữ, bảo quản hình ảnh, tài liệu về Bác. Vẫn không đủ, anh lại che tạm mái tôn ra phía trước khoảng sân để có chỗ trưng bày thêm tư liệu về Bác Hồ. Và không chỉ có tư liệu về Bác, anh Nhung còn có rất nhiều hình ảnh về các vị cách mạng t.iền bối, các vị anh hùng dân tộc, các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Lê Hồng Phong, Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai,...

"Một nỗi lo lớn của tôi là kho tư liệu về Bác ngày càng được bổ sung nhiều hơn, trong khi đó căn nhà 75m2 của gia đình đã xuống cấp, bị dột nhiều chỗ nên công việc bảo quản tài liệu gặp nhiều khó khăn. Tôi cũng có ý định xây thêm một không gian mới để mở rộng thư viện Bác Hồ nhưng chưa biết có thực hiện được hay không vì hoàn cảnh còn khó khăn", anh bùi ngùi chia sẻ nguyện vọng của mình.

Bài, ảnh: Cao Xuân Lương

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Khách bị ngộ độc, đi cấp cứu sau khi ăn tại nhà hàng buffet có tiếng ở Hà Nội
19:23:08 04/07/2024
Cha ôm con 1 t.uổi nhảy cầu Cửa Đại mất tích
11:15:58 05/07/2024
2 vợ chồng bị chó dại cắn rồi làm thịt chó ăn, người vợ t.ử v.ong
19:31:02 04/07/2024
Máy bay móp cánh vì đ.âm trúng cột đèn chiếu sáng sân bay Tân Sơn Nhất
20:14:33 04/07/2024
Bình Thuận: Xe lu cán một công nhân t.ử v.ong trên công trường
19:11:35 04/07/2024
Vụ hơn 100 công nhân ngộ độc: Món cá kho có hàm lượng histamin quá cao
19:27:39 04/07/2024
Mô tô nước phát nổ khi đang phục vụ du khách trên biển Cô Tô
18:27:39 05/07/2024
Tước giấy phép lái xe tài xế bật đèn siêu sáng trên ô tô bán tải ở TPHCM
21:47:45 05/07/2024

Tin đang nóng

Nam Thư bị tố đột nhập tài khoản chính thất, gây sức ép lên mẹ để xoá phốt
10:42:34 06/07/2024
Nam Thư tiếp tục có động thái khó hiểu giữa scandal giật chồng
12:41:39 06/07/2024
Thấy mẹ chồng lên thăm cháu, tôi cố dậy sớm để nấu cho bã bữa ăn, nào ngờ vừa đến bếp đã thấy cảnh 'nóng mắt' này
11:32:46 06/07/2024
Chị Giang Taiwan nàng dâu xứ Đài, chê trai Việt trên sóng nước bạn gây bức xúc
11:34:59 06/07/2024
Minh Khoa: Em chồng Midu, nhan sắc cực phẩm chuẩn tổng tài, có vợ hot girl
14:32:13 06/07/2024
Midu - Minh Đạt đi tuần trăng mật ở resort đắt nhất Việt Nam, giá 240 triệu/đêm
13:45:08 06/07/2024
NSND nổi tiếng cả nước: Hôn nhân hơn nửa thế kỷ, chồng tù tội vẫn một lòng chung thủy, U80 viên mãn
14:30:42 06/07/2024
Lâm Tâm Như hớ miệng để lộ bí mật hôn nhân của Trần Hiểu - Trần Nghiên Hy
09:47:49 06/07/2024

Tin mới nhất

Thủ tướng nói về việc tăng lương từ 1-7

14:00:52 06/07/2024
Ngày 6-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6-2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương

Xe khách tông đuôi xe đầu kéo trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, phụ xe t.ử v.ong

10:38:29 06/07/2024
Vụ tai nạn xảy ra vào khuya 5/7, trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết đoạn qua xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.

Lâm Bình hỗ trợ gia đình nạn nhân bị tai nạn đuối nước

06:33:57 06/07/2024
Ngày 5-7, lãnh đạo huyện Lâm Bình đã đến thăm hỏi, chia buồn, động viên và trao t.iền hỗ trợ cho gia đình có người thân t.ử v.ong do tai nạn đuối nước tại thôn Chẩu Quân, xã Bình An.

Gần 11 tấn cá tầm c.hết trắng bụng nghi do nhiễm độc

06:32:26 06/07/2024
Gần 11 tấn cá tầm của Hợp tác xã cá nước lạnh Hoàng Liên tại bản Chu Va 12, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường (Lai Châu) do ông Đỗ Chí Đoàn làm chủ, bỗng c.hết trắng bụng.

Vụ máy bay móp cánh khi đ.âm trụ đèn ở Tân Sơn Nhất, đơn vị quản lý bay nói gì?

07:37:17 05/07/2024
Trao đổi với PV VietNamNet chiều nay, đại diện Tổng công ty quản lý bay Việt Nam cho hay: trong sự cố máy bay Eva Air móp cánh, phía kiểm soát không lưu đã kiểm tra quy trình cấp huấn lệnh cho tàu bay đi (tại điểm chờ).

TP Hồ Chí Minh: Mưa lớn, hầm chui trước Bến xe Miền Đông mới 'thất thủ'

07:29:51 05/07/2024
Đến 20 giờ cùng ngày, hầm chui vẫn ngập nước lênh láng. Đây không phải là lần đầu hầm chui này bị ngập. Trước đó, hầm chui này đã từng 2 lần bị ngập khi có mưa lớn, lần gần đây nhất là vào chiều ngày 7/5/2024.

Kiểm tra hiện trường, điều tra nguyên nhân nước đổi màu, cá c.hết trên sông Nậm Huống

07:27:52 05/07/2024
Còn theo ông Hà Đăng Ninh, xóm Chăm Hiêng, xã Châu Thành, huyện Quỳ Hợp: Nếu quan sát kỹ bên dưới đáy sông sẽ thấy có kết tủa màu vàng đục.

Xuyên đêm dập tắt đám cháy lớn tại Công ty Cổ phần nhựa và bao bì Vĩnh Phúc

07:25:36 05/07/2024
Cả khu nhà xưởng rộng hàng nghìn m2 của Công ty Cổ phần nhựa và bao bì Vĩnh Phúc ở thành phố Phúc Yên bốc cháy, cột khói cao cả trăm mét.

Cháy nhà 5 tầng trong ngõ nhỏ ở Hà Nội

22:25:23 04/07/2024
Căn nhà 5 tầng ở thôn Cổ Điển A (xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội) bốc cháy. Ngọn lửa đỏ rực bùng lên khiến nhiều người trong khu dân cư hoảng hốt.

Đắk Nông ghi nhận ca t.ử v.ong đầu tiên do sốt xuất huyết

19:33:56 04/07/2024
Do bệnh tình diễn tiến nặng, bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông. Tuy nhiên, sau 4 ngày điều trị tại đây, bệnh nhân đã t.ử v.ong.

Bến Tre: Xây dựng bờ bao chống ngập gây sạt lở, thiệt hại cho người dân

14:59:07 04/07/2024
Chủ đầu tư dự án cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân, chủ đầu tư cùng đơn vị thi công đã tiếp xúc với các hộ bị ảnh hưởng với tinh thần cầu thị để tìm hướng giải quyết.

Các địa phương triển khai kịp thời công tác ứng phó với mưa lớn

13:37:57 04/07/2024
Để chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở, tránh thiệt hại cho nhân dân, UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ tập trung ứng phó với thiên tai.

Có thể bạn quan tâm

Vũng Rô (Phú Yên) - Điểm dừng chân lý tưởng

Du lịch

15:39:46 06/07/2024
Trên con đường thiên lý Bắc Nam, khi đến đỉnh Đèo Cả (tỉnh Phú Yên - Nam Trung Bộ), các bạn không khỏi bàng hoàng trước vẻ đẹp một vùng non xanh nước biếc, hòa quyện vào nhau thật nên thơ và kỳ vĩ.

Tổng thống Ukraine mời Nga dự hội nghị thượng đỉnh hoà bình tiếp theo

Thế giới

15:33:31 06/07/2024
Nhiều nhà phân tích đ.ánh giá hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên do Ukraine tổ chức là một nỗ lực của phương Tây nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với Ukraine thay vì thực sự tìm ra dấu chấm hết cho chiến tranh.

Thi Hoa hậu ở t.uổi 32, 'chị đẹp' MLee xinh đẹp, gợi cảm thế nào?

Sao việt

15:33:03 06/07/2024
Không chỉ sở hữu vẻ đẹp lai cuốn hút, MLee còn có chiều cao lý tưởng 1m76 cùng 3 vòng gợi cảm nhờ tập luyện thể thao từ nhỏ.

Mốt đầm dạ hội vừa tôn dáng, vừa sang trọng dành cho phái đẹp

Thời trang

15:25:48 06/07/2024
Các thiết kế với tông màu cơ bản như trắng, đen được thuê họa tiết kim tuyến nổi bật, tạo sự tương phản độc đáo đang được phái đẹp ưa chuộng.

Đại gia miền Tây chi gần 2 tỷ tự xây mộ "khủng" cho 2 vợ chồng dù đang khỏe mạnh

Netizen

15:22:38 06/07/2024
Thời điểm công bố chi phí làm mộ, chú Bảy Linh đã khiến họ hàng và người dân trong xã choáng ngợp. Họ không thể tin nổi chú sẵn sàng bỏ ra t.iền tỷ chỉ để xây dựng và trang trí 2 ngôi mộ.

Tử vi ngày mới 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật ngày 7/7: Cự Giải bất mãn với công việc, Nhân Mã bị OCD

Trắc nghiệm

15:15:07 06/07/2024
Xem tử vi của 12 cung hoàng đạo trong ngày 7/7 về tài lộc, tình yêu, công việc. Hôm nay, Nhân Mã muốn thể hiện bản thân nhiều hơn.

Negav nói gì khi dẫn đầu bình chọn, làm đội trưởng trong show âm nhạc?

Tv show

15:04:57 06/07/2024
Negav là cái tên gây chú ý ở Anh trai say hi khi dẫn đầu bình chọn cá nhân và có cơ hội làm đội trưởng trong đêm thi tiếp theo.

Tại sao Lưu Diệc Phi không bao giờ đóng phim cung đấu?

Hậu trường phim

14:22:21 06/07/2024
Với tình trạng dòng phim cung đấu (đấu tranh chốn cung đình) đã bị cấm như hiện nay, rất khó để Lưu Diệc Phi có thể đóng vai phi tần nhà Thanh.