Cậu học trò có tài “ngửi chữ”

Theo dõi VGT trên

Tiếng đồn về một cậu học trò “ngửi chữ”, 9 năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi thậm chí còn đạt nhiều giải trong các kỳ thi HSG của trường, của huyện, tỉnh đã khiến tôi không khỏi tò mò. Tìm gặp em, mới hay, đây là một trường hợp khiếm thị do dị dạng giác mạc.

Sự nỗ lực, kiên trì vượt qua khó khăn để đạt thành tích tốt trong học tập của em thật sự đã làm cho tôi khâm phục…

Em tên là Phạm Phú Thịnh, học sinh lớp 9/2, Trường THCS Nguyễn Hiền, huyện Phú Ninh, Quảng Nam. Nhà Thịnh nằm đối diện với cánh đồng lúa và ngọn núi Chò Gó, thuộc thôn Đức Thạnh, xã Tam Vinh, Phú Ninh. Chiều 25/4, tôi đến nhà Thịnh và bắt gặp hình ảnh em ngồi trên bậc thềm hiên, đang áp sát mặt vào một cuốn vở. Thoạt đầu, tôi có chút băn khoăn về lời đồn đại là cậu bé này có tài “ngửi chữ” để học. Song, khi trò chuyện với Thịnh thì tôi vỡ vạc ra nhiều điều…

Cậu học trò có tài ngửi chữ - Hình 1

Phạm Phú Thịnh đang đọc và giải bài toán bằng máy tính.

Năm nay Thịnh đã bước sang t.uổi 15, thân thể của em phát triển cao, to như bao đ.ứa t.rẻ bình thường khác. Duy chỉ có đôi mắt trên gương mặt sáng sủa, thông minh lại bị dị dạng. Em cố sức mở to mắt để tôi xem, nhưng đôi mắt cũng chỉ he hé như người đang mơ ngủ. Mỗi tròng đen của mắt chỉ nhỉnh hơn hạt cát. Vì vậy, em chỉ nhìn thấy mọi vật lờ mờ trong chừng non nửa thước. Muốn phân biệt màu sắc, những vật dụng phải đặt cách mắt em chừng gang tay còn để đọc được chữ viết, em áp sát trang sách, trang vở vào mặt mà rà qua, rà lại… Cũng từ đó mà nhiều người lầm tưởng Thịnh “ngửi chữ”.

Có điều thành tích học tập của Thịnh quả đáng nể phục. Trong 8 năm học, từ lớp 1 đến lớp 8, năm nào em cũng “bợ” p.hần t.hưởng học sinh giỏi về nhà. Học kỳ I, năm học lớp 9 niên khóa 2009-2010, em đã đạt điểm trung bình các môn học khá cao trong đó: Hóa: 9,3 Văn: 8,0 Anh văn: 8,0 Lý: 9,6, Sử: 9,8…

Chị Lưu Thị Huệ (41 t.uổi), mẹ Thịnh, ứa nước mắt, kể rằng: Lúc mới sinh ra, thấy đôi mắt của Thịnh khác thường. Vợ chồng chị đưa con ra Đà Nẵng, tìm bác sĩ chuyên khoa mắt để khám và chạy chữa, nhưng ai cũng lắc đầu. Các bác sĩ khám và bảo, Thịnh bị dị dạng giác mạc, đục thủy tinh thể bẩm sinh…

Thương con bị tật nguyền nên khi Thịnh lên 5, lên 6, vợ chồng chị giữ con trong nhà, không dám cho ra đường, vì sợ xe cộ đụng hay trâu, bò dẫm phải. Song, Thịnh không chịu ở nhà mà la khóc, nằng nặc đòi ba, mẹ mua cho sách, vở, cặp, bút để đi học mẫu giáo. Buộc lòng, vợ chồng chị phải cho Thịnh tới trường. Họ nghĩ, dù sao tới trường, vui chơi với các bạn Thịnh cũng đỡ buồn rầu. Nào hay, năm học mẫu giáo ấy là năm cuối cùng để vào lớp 1, Thịnh nhận được p.hần t.hưởng học sinh xuất sắc.

Vợ chồng chị Huệ và các thầy cô giáo ở huyện Phú Ninh, cùng bà con trong xã Tam Vinh, ai cũng bất ngờ, vì năm học nào Thịnh cũng đạt thành tích học sinh giỏi. Thậm chí, thi học sinh giỏi của khối lớp trong trường, trong huyện và tỉnh, Thịnh cũng đạt nhiều giải cao, như: giải nhì môn Anh văn, giải khuyến khích các môn: Toán, Văn, Hóa…

Chị Huệ giải thích, năm học lớp 5, đi thi tỉnh về các môn: Toán và Văn, các thầy cô giáo chấm thi bảo Thịnh làm bài rất tốt, song chữ viết gần như dính vào với nhau nên mới đạt giải khuyến khích. Nếu hồi đó mà khắc phục được chữ viết thì đã đạt giải nhất, nhì…

Tôi hỏi Thịnh, mắt không nhìn thấy thì làm sao có thể đọc chữ thầy, cô viết trên bảng mà ghi vào vở? Thịnh lặng thinh hồi lâu, mới nói rằng, nhờ các bạn ngồi cạnh đọc giùm. Thì ra, Thịnh có trí nhớ khá tốt, các bạn ngồi cạnh chép bài, chỉ cần đọc qua là Thịnh nhớ và ghi vào vở mình đầy đủ bài học như mọi người trong lớp. Khi lên bảng giải bài, Thịnh cũng áp sát mặt vào bảng đen mà viết…

Video đang HOT

Nhưng, năm học lớp 9 này Thịnh không có tên trong danh sách đội tuyển học sinh giỏi của nhà trường đi thi tỉnh. Mặc dù Thịnh học rất giỏi, song với một học trò khiếm thị nên không ít thầy, cô e ngại chuyện cho em “mang chuông đi đ.ánh xứ người”. Bạn bè cùng lớp với Thịnh thẳng thắn phát biểu rằng, đây là thiệt thòi lớn cho lớp 9/2 của các em. Còn Thịnh thì lặng lẽ…

Khi tôi ra về, em nắm chặt lấy tay tôi tâm sự rằng, em mong ước được mọi người giúp đỡ kinh phí để phẫu thuật, chữa trị bệnh mắt. Có được đôi mắt sáng như người bình thường là cơ hội để em học tập thành tài, giúp ích cho gia đình và góp phần xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Theo Long Vân

Công An Nhân Dân

Ba n.ữ s.inh khiếm thị viết nên chuyện cổ tích

Ba n.ữ s.inh khiếm thị học ở trường THPT dành cho học sinh sáng mắt đã "bỏ lại" đằng sau nhiều học sinh bình thường để đạt danh hiệu học sinh giỏi xuất sắc với số điểm tổng kết luôn đạt từ 8,5 trở lên ở các môn.

Đó là ba cô học trò Cao Thị Yến, Phạm Thị Huế và Dương Thị Xuân đang học tại Trường THPT Trần Nhân Tông, Hà Nội.

Đến lớp 11A8, Trường Trần Nhân Tông đúng khi các em bắt đầu học môn Vật lý. Phạm Thị Huế ngồi ngay bàn đầu tiên, dãy đầu tiên sát cửa ra vào của lớp. Cô n.ữ s.inh tuổi 20, quê ở Trung Kênh, Lương Tài, Bắc Ninh này đã sắp sẵn trên bàn đồ dùng học tập không giống ai ở trong lớp - một chiếc bút hay đúng hơn là một chiếc dùi nhỏ và quyển vở khổ to hơn cỡ A4 với trang giấy dày bằng 3 tờ giấy của vở học sinh gộp lại cùng một khung nhựa dùng để viết chữ nổi.

Nghe tiếng bước chân quen thuộc của cô giáo, Huế đứng dậy cùng tất cả các học sinh khác ở trong lớp chào cô. Bài giảng về "Thấu kính" bắt đầu. Đây là một bài học khó, phải minh chứng bằng hình vẽ và từ hình vẽ đó, học sinh hình dung ra đường đi của ánh sáng khi chiếu qua thấu kính... Tóm lại, phải nhìn hình vẽ, học sinh mới học được. Vậy mà, rất lạ, cô n.ữ s.inh duy nhất bị khiếm thị của lớp, dù không thể nhìn thấy gì vẫn tiếp thu bài giảng rất tốt. Chỉ qua sự mô tả của cô giáo thế mà Huế có thể tưởng tượng chính xác đến từng chi tiết như thể hình vẽ của cô ở trên bảng kia, em đang thấy rõ mồn một.

Ba n.ữ s.inh khiếm thị viết nên chuyện cổ tích - Hình 1

Huế chép bài bằng chữ nổi nhanh... như máy.

Cô giáo dạy môn Vật lý của em tỏ ra rất hài lòng: "Huế học rất thông minh. Mặc dù không nhìn thấy gì, nhưng chỉ qua sự mô tả của người khác về hình học không gian, em tưởng tượng cực kỳ chính xác để từ đó, Huế học bài, làm bài đạt kết quả tốt đến mức nằm ngoài sự tưởng tượng của tôi". Nhưng lạ hơn cả, trong cả tiết học vừa tưởng tượng, vừa phát biểu, vừa tiếp thu kiến thức như vậy, Huế lại vừa chép bài nhanh như... một cái máy bằng khung nhựa dùng để viết chữ nổi.

Cái khó của loại chữ này là người viết bắt buộc phải nhớ quy ước chẳng hạn chữ A hay dấu phẩy sẽ là lỗ đầu tiên bên tay phải... Và khi viết đến những chữ cái hay ký hiệu đó, người viết sẽ chọc thủng giấy qua lỗ ấy. Một cái khó nữa của người dùng chữ nổi là thính giác phải cực kỳ nhạy. Vì thế tôi để ý thấy trong giờ học em rất căng thẳng, tập trung cao độ, nghe như nuốt lấy từng lời giảng của cô giáo. Có thế, Huế mới đảm bảo được cùng lúc hai việc: vừa chép bài vừa nghe giảng.

Trong khi lớp 11A8 của Huế đang học môn Vật lý thì ngay ở lớp bên cạnh, Cao Thị Yến và Dương Thị Xuân học môn tiếng Anh. Yến và Xuân cũng được sắp xếp ngồi bàn đầu tiên như Huế để thuận lợi trong học tập. Nếu không nhìn thấy mà chỉ nghe hai học sinh này đọc tiếng Anh, không ai nghĩ rằng các em bị khiếm thị. Còn nếu chứng kiến các em viết tiếng Anh bằng chữ nổi, ai cũng nghĩ rằng, Yến và Xuân là hai học sinh khiếm thị... người Anh, đặc biệt là Yến. Yến viết tiếng Anh bằng chữ nổi rất nhanh, tay em cứ nhoay nhoáy với chiếc dùi, khung chữ nổi, và trang giấy. Thế mà Yến không "phạm" lỗi nào.

Nhưng làm thế nào để Yến nhận biết trong các từ tiếng Anh ấy lại gồm những chữ cái như vậy? "Hoặc là nhờ bạn em đọc hộ, chẳng hạn từ này viết gồm những chữ gì sau đó nhập tâm và thuộc. Hoặc là sử dụng phần mềm học tiếng Anh dành cho người khiếm thị...", Yến trả lời. Em nói tiếp: "...Phần mềm này hướng dẫn học sinh học từ mới như cách "thủ công" là bạn đọc cho em vậy".

Nói về máy tính, cũng cần nói thêm, Yến sử dụng thành thạo chẳng khác gì... viết chữ nổi. Vì đây cũng là một phương tiện học tập của em mỗi khi Yến muốn "tốc ký" những môn có ít ký hiệu riêng như các môn học xã hội. Nhìn Yến đ.ánh máy tính, những ngón tay thon dài của em như... lướt trên bàn phím và căn các phím chữ rất chuẩn. Cô giáo đứng trên bục giảng cứ giảng về ngữ pháp, đọc bài khóa, ngữ nghĩa của từ mới... ở dưới lớp, Yến cứ "múa" trên bàn phím để lưu lại lời giảng của cô mà không phạm bất kỳ lỗi chính tả nào. Thật khó mà tin được điểm tổng kết môn Anh văn của Yến bao giờ cũng đạt 9,0 trở lên.

Trước khi cùng về học với nhau ở Trường THPT Trần Nhân Tông, cả ba em đã học cùng nhau ở trường dành cho trẻ khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu nhưng Huế, Yến, Xuân, mỗi người có một hoàn cảnh éo le khác nhau. Trong số ba n.ữ s.inh khiếm thị này, có lẽ Yến là người có gia cảnh khó khăn nhất.

Là con gái thứ 4 trong một gia đình có tới 6 người con ở TP Phủ Lý, Hà Nam, Yến là người duy nhất trong gia đình bị khiếm thị. Em bị di chứng từ người cha, từng là bộ đội, bị nhiễm chất độc da cam. Cũng vì di chứng, sau này bố Yến còn mắc bệnh tâm thần. Nhưng Yến không bị khiếm thị từ lúc mới sinh, mà mãi đến lúc 3 t.uổi, sau một cơn sốt li bì, đôi mắt của em mới hoàn toàn bị mất đi ánh sáng. Phần vì gia đình đông con, phần vì trụ cột chính trong gia đình là bố Yến đã bệnh tật như vậy, nên nhà Yến nghèo lắm. Trong gia đình em, đáng giá nhất chỉ là chiếc vô tuyến cũ kỹ cùng chiếc xe đạp đã tróc hết sơn đến mức không còn nhận ra nó màu gì. Cả gia đình gồm 8 miệng ăn mà chỉ trông vào mấy thửa ruộng và thúng hoa quả mà mẹ Yến bán ngoài chợ. Mẹ Yến, một người đàn bà nhỏ bé, khắc khổ, lam lũ lại trở thành trụ cột chính của gia đình. Trong nhà, từ việc lớn đến việc bé, một vai bà gánh vác.

Cái ngày, sau khi đã học hết ở lớp chữ nổi của tỉnh Nam Định, biết Hà Nội có Trường Nguyễn Đình Chiểu dành cho học sinh khiếm thị, Yến nằng nặc đòi mẹ cho đi học ở đây. Nhìn nhà khắp lượt, lắc đầu chép miệng bà nói: "Con xem trong nhà có gì đáng giá đâu để có thể bán đi để cho con đi học ở tận thủ đô. Thôi, biết chữ nổi là đủ rồi con ạ. Ở nhà với mẹ rồi đi làm một nghề gì đó phù hợp với người khiếm thị là được".

Vừa nghe vậy, Yến òa khóc và nói với mẹ: "Mẹ đừng bắt con ở nhà. Nếu bắt con ở nhà khác nào mẹ bảo con c.hết đi còn hơn. Để mẹ đỡ vất vả, con sẽ ăn bớt từ hai xuống còn một bát cơm. Con sẽ ăn cơm với món mắm do tay mẹ làm mà không cần ăn với thức ăn để số t.iền tiết kiệm từ ấy, mẹ dành cho con đi học". Cuối cùng, thương con, mẹ Yến vẫn quyết định cho em ra Trường Nguyễn Đình Chiểu học tập. Nhưng rất may, học ở đây, học sinh được miễn hầu hết các khoản đóng góp lớn.

Khác với Yến, đôi mắt của Huế mãi mãi trở nên u tối không phải do ảnh hưởng từ người thân mà đơn giản căn bệnh thoái hóa sắc tố võng mạc. Phát bệnh từ lúc bé, mắt em cứ ngày một mờ dần đi, cho đến năm 12 t.uổi, thì cuộc sống với Huế chỉ còn là bóng tối. Huế tâm sự: "Hồi đó, vì kinh tế gia đình khó khăn nên bố mẹ em không có điều kiện để đưa em đi chữa chạy. Chỉ đến khi gần như không nhìn thấy gì nữa, bố mẹ mới mang em đến bác sĩ để khám bệnh thì đã muộn". Cùng cảnh bần hàn như nhà Yến, kinh tế gia đình Huế chỉ trông vào mấy sào ruộng.

Năm Huế xin đi học được ở trường Nguyễn Đình Chiểu, vì biết trường này miễn nhiều khoản phí nên bố mẹ Huế mới dám cho em đi học. Nếu không, sau khi học chữ nổi ở lớp t.iền hòa nhập dành cho trẻ khiếm thị ở tỉnh Bắc Ninh xong, Huế phải ở nhà rồi.

Dẫu ở trong đời sống kinh tế khó khăn như vậy, nhưng cả Huế, Yến và Xuân đều là những học sinh ham học. Ngay cả khi phải lựa chọn hoặc là không đi học nữa, ở nhà sống cùng bố mẹ, cuộc sống đỡ vất vả hơn. Hoặc là xa gia đình để đi học nhưng lại sống một cuộc sống vô cùng khó khăn thì các em vẫn lựa chọn đi học. Chả thế, có một chuyện gắn với Huế mà sau này nhiều người biết chuyện vẫn cho là Huế "khùng", Huế "dở hơi" khi em quyết định chấp nhận sớm chịu cảnh mù lòa, đổi lại để được đi học.

Đó là khi đi khám bệnh tại một bệnh viện ở Hà Nội, bác sĩ đã đưa ra lựa chọn để bố mẹ Huế quyết định, nếu tiếp tục để Huế đi học (khi ấy Huế học lớp 7), chỉ đến khoảng 14-15 t.uổi, sẽ mù hoàn toàn. Còn nếu dừng việc học của Huế ở đây, có thể em sẽ sáng mắt đến năm 19-20 t.uổi thậm chí hơn nữa. Trong khi bố mẹ Huế còn đắn đo chưa biết thế nào thì Huế đã trả lời ngay: "Không trước thì sau, đằng nào con cũng không nhìn thấy gì nữa nên bố mẹ để con tiếp tục đi học. Chứ bắt con ngồi nhà... chờ mù thì con không chịu đâu". Trong khi có rất nhiều học sinh sống trong cảnh nhung lụa lại lười nhác học hành, không chịu phấn đấu vươn lên thì quyết định của Huế quả là gây "sốc" với nhiều người.

Ba n.ữ s.inh khiếm thị viết nên chuyện cổ tích - Hình 2

Huế, Yến, Xuân là những tấm gương cho về học hành.

Say sưa với việc học hành, Huế đã gặt hái được nhiều thành công. Suốt trên chặng đường học tập của Huế từ khi ở Trường Nguyễn Đình Chiểu, rồi đến Trường Trần Nhân Tông, cả thảy có 20 học kỳ, chỉ có một học kỳ em đạt danh hiệu học sinh tiên tiến (hồi ở Trường Nguyễn Đình Chiểu). Còn lại em đều đạt danh hiệu xuất sắc. Yến và Xuân cũng vậy. Mặc dù, việc đạt danh hiệu học sinh giỏi ở một trường của học sinh sáng mắt như Trường Trần Nhân Tông, khó hơn nhiều so với Trường Nguyễn Đình Chiểu. Bởi ngoài lý do chương trình cao hơn dẫn đến khó hơn thì nguyên nhân quan trọng hơn cả vì đây không phải là trường dành cho học sinh khiếm thị, nên không thể có các phương tiện hỗ trợ cũng như không thể có "chế độ" riêng trong giảng dạy cho các em...

Thì ngay từ lúc quyết định thi vào Trường Trần Nhân Tông, các em đã hình dung ra và tự tin rằng sẽ vượt qua được áp lực này. Các em thuyết phục Ban giám hiệu Trường Trần Nhân Tông để được tuyển sinh vào đây. Thầy hiệu trưởng Trần Thanh Sơn sau gần hai năm học đã trôi qua vẫn nhớ như in đề nghị của các em khi đó: "Thầy cứ cho chúng em thi tuyển như một học sinh bình thường mà không cần một sự ưu tiên nào. Chỉ mong các thầy tạo điều kiện cho chúng em bằng cách cử một giám thị ngồi đọc đề bài để chúng em chép lại bằng chữ nổi. Sau đó, cũng cho phép chúng em làm bài bằng chữ nổi rồi nộp cho Ban tuyển sinh".

Cho đến tận bây giờ, thầy Trần Thanh Sơn vẫn còn xúc động khi nhớ lại những lời hứa của các em: "Nếu trúng tuyển, chúng em sẽ đi học bình thường. Chúng em sẽ không làm ảnh hưởng đến việc giảng dạy của thầy cô. Với các bạn sáng mắt, các thầy giảng thế nào, với chúng em cũng vẫn thế".

Quả vậy bây giờ, Yến, Huế, Xuân vẫn đang học "tay bo" với học sinh sáng mắt. Nhưng để có thể học được như vậy, các em phải nghĩ ra phương pháp học tập rất đặc biệt cũng như phải nỗ lực rất nhiều như đã nói. Huế bảo, phương pháp học chung của ba chị em (theo cách gọi của Huế) là phải xem trước bài học ở nhà để khi lên lớp nghe cô giáo giảng có thể hiểu bài nhanh, làm tốt. Và để có thể xem được bài trước ở nhà, các em phải nhờ người sáng mắt đọc để chép lại toàn bộ sách giáo khoa sang chữ nổi. Tôi nhìn chồng sách giáo khoa dày cả gang tay của các em mà ái ngại. Đó là còn chưa kể riêng đối với một số môn học như toán, lý, sinh... có hình học hoặc có nhiều ký hiệu riêng, các em phải nhờ bạn mô tả kỹ lưỡng, thậm chí ghi âm lại sự mô tả đó rồi dựa trên cơ sở ấy tưởng tượng chi tiết, chính xác để làm bài.

Cũng với cách làm tương tự, trong tiết kiểm tra hoặc thi học kỳ, giáo viên phải đọc đề bài cho các em chép lại bằng chữ nổi. Sau đó, dựa trên đề bài chép bằng chữ nổi ấy các em làm bài. Làm bài xong, các em lại phải đợi đến cuối giờ khi các bạn đã nộp bài hết mới nhờ một bạn trong số đó chép lại bài kiểm tra giúp. Huế tâm sự: "Nếu các bạn sáng mắt cố gắng 1 thì chúng em phải cố gắng 10 trong học tập. Nói chung chúng em không còn nhiều thời gian cho riêng mình mà cả ngày chỉ có học và học".

Nói thì vậy chứ nhà nghèo, cả ba em đều chả có ai phục vụ. Cơm nuôi mình còn khó, lấy đâu ra t.iền thuê người nấu ăn, giặt giũ. Tất tật những sinh hoạt cá nhân, nấu ăn, các em đều phải tự làm cả. Trông ngôi nhà trọ chật chội ở Lò Đúc, khi tôi đến, trong bếp, Yến đang rót nước sôi vào phích. Yến bảo chỉ cần nghe tiếng nước rót vào phích là em biết nước đầy đến đâu. Còn Xuân đang lụi cụi sắp xếp một mâm cơm mà món chính là một đĩa rau muống luộc to cùng một bát con thịt sốt cà chua. Vừa cười, Xuân vừa nói: "Chúng em ăn rau là chính còn thịt chỉ là để dễ "đưa cơm" thôi ạ".

Ba n.ữ s.inh khiếm thị viết nên chuyện cổ tích - Hình 3

Vừa đi học, các em vừa tự chăm lo cuộc sống của mình.

Cuộc sống của Yến, Huế và Xuân thực sự là một cuộc sống rất đạm bạc, tằn tiện. Nhưng cả ba em lại vui vẻ với cuộc sống ấy. Vì nhờ nó các em được đi học, được hòa đồng với thế giới mà bấy lâu các em mơ ước.

Trong hoàn cảnh nhiều học sinh sống sung sướng, điều kiện học tập được trang bị đến... tận "răng" nhưng thiếu ý thức học tập, ăn chơi quá trớn... như hiện nay thì những học sinh khiếm thị như Yến, Xuân, Huế là những hình ảnh đối lập vô cùng đẹp đẽ. Các em xứng đáng là những tấm gương sáng cho nhiều học sinh khác noi theo về tinh thần hiếu học, nghị lực vượt lên khó khăn và vượt lên chính số phận éo le của mình.

Theo An Ninh Thế Giới

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Khối tài sản chung hàng trăm tỷ của Midu và thiếu gia Minh Đạt
17:58:12 03/07/2024
Loạt khoảnh khắc tương tác giữa Midu và nhà chồng: Tình cảm chị em dâu gây chú ý hơn cả mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu
21:15:02 03/07/2024
Nguyệt Ánh rao bán nhà cửa, đất đai chục tỷ đồng, tài sản phủ phê, fan ngơ ngác
21:33:27 03/07/2024
Midu vừa lấy chồng đã nhận tin vui: Kênh Tiktok "Chưa biết" từng đăng bài bội nhọ cô và nhiều người nổi tiếng bị "sập"
20:17:32 03/07/2024
5 phim Hoa ngữ đạt điểm cao nhất nửa đầu 2024: Dữ Phượng Hành và Mặc Vũ Vân Gian bất ngờ thua đau trước một cái tên lạ hoắc
19:32:44 03/07/2024
Anh trai "hát 1 bài ăn cả đời" đình đám nhất hiện nay: Ngã từ lầu 3 xuống đất, cưới học trò kém 12 t.uổi
21:09:52 03/07/2024
Phản ứng chồng hơn 17 t.uổi của Hoa hậu Khánh Vân khi bị khui danh tính
21:54:10 03/07/2024
Tôi 68 t.uổi, sau khi trải qua 2 hình thức là thuê giúp việc chăm sóc và vào viện dưỡng lão, tôi mới hiểu ra nơi nào là tốt nhất trong những năm cuối đời
19:42:17 03/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Paul Pogba lên tiếng về việc giải nghệ

Sao thể thao

23:57:34 03/07/2024
T.iền vệ Paul Pogba làm rõ lập trường về việc giải nghệ khi anh xuất hiện tại Euro 2024 theo dõi tuyển Pháp thi đấu.

MC Mai Ngọc VTV nhiều tâm sự, diễn viên Hồng Đăng vui vẻ bên vợ con

Sao việt

23:32:56 03/07/2024
MC Mai Ngọc đăng tải dòng trạng thái với nhiều tâm sự, diễn viên Hồng Đăng dành thời gian vui vẻ bên vợ con dịp hè.

Lời thú tội của đôi vợ chồng h.ành h.ạ n.ữ s.inh 22 t.uổi ở TP Hồ Chí Minh

Pháp luật

23:15:18 03/07/2024
Liên quan vụ đôi vợ chồng h.ành h.ạ n.ữ s.inh (SN 2002, trú tại Phú Yên), ngày 3/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) đã điều tra, làm rõ hành vi gây án của các đối tượng.

Rosé - Cha Eun Woo vướng tin hẹn hò, nhưng đây mới là "chân ái" của mỹ nhân BLACKPINK

Sao châu á

23:12:14 03/07/2024
Từ cách đây 4 năm, cũng chính Koreaboo là nơi soi ra loạt bằng chứng hẹn hò của Rosé và Suzy. Nghi vấn hẹn hò của Rosé - Suzy là hệ tư tưởng và là 1 trong những bí ẩn lớn nhất Kpop.

7 cách mix đồ với chân váy bút chì vừa hack dáng vừa sành điệu nàng nên thử

Thời trang

23:00:27 03/07/2024
Nên làm mới set đồ bằng chân váy bút chì màu sáng hoặc các màu pastel thời thượng. Chỉ một chút thay đổi về màu sắc cũng có thể tăng khả năng hack dáng và chuẩn mốt.

Tháng 7 may mắn: 4 con giáp được quý nhân phù trợ, tài lộc vô lo

Trắc nghiệm

22:54:44 03/07/2024
Tháng 7 này, 4 con giáp may mắn sẽ được quý nhân phù trợ, tài lộc tăng tiến không ngừng. Cuộc sống sung túc, cơm no áo ấm đang chờ đón họ.

Tour diễn âm nhạc "Từ đây... Từ nay...": Làn gió mới nửa cuối năm 2024

Nhạc việt

22:50:37 03/07/2024
Ngoài phần âm nhạc, những địa điểm mà chương trình lựa chọn cũng phải đáp ứng được những tiêu chí như sự sang trọng và gần gũi để nghệ sĩ kết nối với khán giả. Dự kiến, số lượng khán giả tối đa tham gia mỗi đêm nhạc sẽ không quá 500 khá...

Dàn mỹ nhân đóng 'Anh hùng xạ điêu' bản 2024

Phim châu á

22:48:52 03/07/2024
Ở phiên bản mới của Anh hùng xạ điêu , Bao Thượng Ân được khen xinh xắn, dễ thương, tạo hình đẹp nhưng diễn xuất chưa thuyết phục khi vào vai Hoàng Dung.

Vì sao vai diễn của Hồng Diễm, Lương Thu Trang tiếp tục bị 'réo tên'?

Hậu trường phim

22:39:07 03/07/2024
Phim Trạm cứu hộ trái tim sắp kết thúc nhưng những diễn biến ở tập gần cuối khiến vai diễn của Hồng Diễm, Lương Thu Trang tiếp tục bị khán giả réo tên .

Rihanna k.hoe t.hân hình 'bà mẹ hai con' quyến rũ

Sao âu mỹ

22:25:06 03/07/2024
Rihanna vừa chia sẻ những bức ảnh quyến rũ trong bộ sưu tập n.ội y mới nhất của mình. Nữ ca sĩ 36 t.uổi sở hữu t.hân h.ình b.ốc l.ửa dù đã trải qua hai lần sinh nở.

Giải mã hình dạng quầng vật chất tối của Dải Ngân hà

Lạ vui

22:01:37 03/07/2024
Trong kết quả nghiên cứu đăng trên Tạp chí Nature Astronomy mới đây, các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng quầng vật chất tối hiện tại của Dải Ngân hà có hình dáng hơi dẹt.