Cảnh giác với yếu tố Trung Quốc ở biên giới Tây Nam

Theo dõi VGT trên

Những hành động này không thể không có sự “chống lưng” của Trung Quốc, nằm trong một trong kịch bản do Trung Quốc dàn dựng để gây áp lực tối đa với Việt Nam.

Ngày 30/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã lên tiếng yêu cầu Campuchia có biện pháp xử lý thỏa đáng vụ việc ngày 28/6 khoảng 250 người Campuchia, trong đó có một số nghị sĩ đảng Cứu quốc Campuchia ( CNRP) đối lập tiến sâu vào khu vực cột mốc 203 do Việt Nam quản lý thuộc địa phận tỉnh Long An.

Những người này đã tấ.n côn.g người dân Việt Nam khiến 7 người bị thương. Ông Bình yêu cầu phía Campuchia không để tái diễn những hành động phá hoại hòa bình ổn định ở biên giới như trên để đảm bảo công tác phân giới cắm mốc được triển khai thuận lợi.

Việt Nam có quyền ngăn chặn các hoạt động xâm nhập biên giới bất hợp pháp

Theo đài VOA Hoa Kỳ ngày 1/7, Trưởng ban Biên giới Chính phủ Campuchia Var Kim Hong nói rằng cơ quan ông sẽ có cuộc họp với cơ quan chức năng đồng cấp Việt Nam từ ngày 6/7 đến ngày 9/7 tới.

Cảnh giác với yếu tố Trung Quốc ở biên giới Tây Nam - Hình 1

Ông Var Kim Hong, Trưởng ban Biên giới Chính phủ Campuchia. Ảnh: KI Media.

Ông Var Kim Hong được VOA dẫn lời nói rằng: “Chúng tôi đang yêu cầu họ ngừng các hoạt động này bởi vì chúng tôi chưa phân giới xong hoàn toàn ở bất kỳ khu vực nào, tỉnh nào. Chúng ta không nên thực hiện bất kỳ sự thay đổi nào, chúng ta phải giữ nguyên hiện trạng phù hợp với tuyên bố chung ngày 17/1/1995.

Ông Var Kim Hong cho biết, cuộc họp tuần tới không phải được tổ chức chỉ vì vụ va chạm ngoài biên giới hôm 28/6, nhưng nó sẽ được 2 bên trao đổi. Trưởng ban Biên giới Chính phủ Campuchia khẳng định, cả hai bên đều có quyền qua lại khu vực chồng lấn chưa phân giới.

“Vì vậy họ (Việt Nam) có quyền ngăn cản chúng ta (vượt mốc 203)”, ông Var Kim Hong được VOA dẫn lời cho biết. Trưởng ban Biên giới Campuchia kêu gọi người dân nước này tránh những sự có vô dụng và các cuộc va chạm vô ích.

Xung quanh luận điệu kích động bài Việt, chống phá quan hệ hữu nghị Việt Nam – Campuchia của CNRP kêu gọi đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền đưa cái gọi là “tranh chấp biên giới Việt Nam – Campuchia” ra Tòa án Công lý Quốc tế, ông Var Kim Hong khẳng định: Các giải pháp cho vấn đề biên giới đang được hai bên đàm phán giải quyết.

“Đầu tiên chúng ta phải đán.h giá. Chúng ta không thể cứ ra tòa mà không biết chúng ta sẽ kiện gì và kiện như thế nào”. Ông cũng bác bỏ tuyên bố của CNRP về cái gọi là bản đồ “chứng minh Việt Nam lấn đất”. Trưởng ban Biên giới Chính phủ Campuchia bình luận: “Đó là một giấc mơ. (CNRP) Hãy để chỉnh phủ làm việc và đàm phán”.

Ông cũng bác bỏ kêu gọi của CNRP vô hiệu hóa các hiệp ước, hiệp định về biên giới đã chính thức ký kết với Việt Nam từ những năm 1985 và 2005. Ông Var Kim Hong khẳng định Campuchia đã đàm phán thành công với Việt Nam trong những hiệp định này và nó phát huy tác dụng trong việc củng cố đường biên giới chung giữa hai nước.

Phe đối lập Campuchia vẫn điên cuồng chống phá Việt Nam, lấp ló đằng sau là bóng dáng Trung Quốc

Ngày 29/6, hai nhà báo Campuchia Meas Sokhea và Shaun Turton nhắc lại trên tờ The Phnom Penh Post rằng, hơn 5 năm trước ông Sam Rainsy Chủ tịch đảng CNRP hiện nay dã bị nhà nước Campuchia phạt tù 2 năm và sau đó phải sống lưu vong vì tội đào và dịch cột mốc biên giới giữa Campuchia với Việt Nam.

Cảnh giác với yếu tố Trung Quốc ở biên giới Tây Nam - Hình 2

Sam Rainsy, Chủ tịch đảng đối lập CNRP theo đuổi chủ trương bài Việt, chống phá quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam – Campuchia và chống phá biên giới giữa 2 nước làm thủ đoạn tìm kiếm sự ủng hộ trong nước.

Nửa thập kỷ sau Sam Rainsy về nước hợp tác với Kem Sokha thành lập đảng CNRP mưu đồ theo đuổi con đường chính trị nhưng không phải bằng sách lược gì tốt đẹp, mà vẫn ngựa quen đường cũ, tiếp tục mị dân lừ.a gạ.t bằng chiêu bài chống phá kịch liệt Việt Nam, bợ đỡ Trung Quốc – PV.

Năm ngoái Sam Rainsy đã công khai đường lối chính trị bài Việt và bám gót Trung Hoa khi khẳng định trên đài BBC tiếng Việt rằng: “Trung Quốc là tương lai” với mộng tưởng “Bắc Kinh sẽ giúp đỡ bảo vệ cái gọi là chủ quyền”.

Sam Rainsy lập luận rằng ông ta học theo cố Quốc vương Norodom Sihanouk vì ông ấy là người xây dựng quan hệ rất tốt với Trung Quốc từ những năm 1950. Sam Rainsy tuyên bố: Coi Trung Quốc là nước thứ 3 để làm “đối trọng với ảnh hưởng” của 2 nước láng giềng, Thái Lan và Việt Nam?!

Theo The Cambodia Daily, ngày 4/3 năm nay cấp phó của ông Sam Rainsy, Kem Sokha với vai trò Phó Chủ tịch Quốc hội Campuchia đã gặp bà Bố Kiến Quốc, Đại sứ Trung Quốc tại Phnom Penh và tuyên bố, CNRP muốn hợp tác rộng lớn hơn với Trung Nam Hải.

The Cambodia Daily lưu ý, CNRP đã tìm cách lấy lòng Bắc Kinh trong cuộc bầu cử năm 2013 bằng tuyên bố ủng hộ yêu sách (vô lý, phi pháp) của họ ở Biển Đông.

Ngày 2/7 The Cambodia Daily dẫn lời Sam Rainsy tuyên bố: “Tình hình ở Campuchia đã thay đổi. Mọi thứ không còn giống như một vài năm trước đây.” Sam Rainsy nói ông ta tin rằng những nỗ lực của Việt Nam tìm kiếm ủng hộ của Mỹ trong vấn đề Biển Đông với Trung Quốc đã tạo cho Campuchia cái gọi là “cơ hội duy nhất chống Việt Nam xâm lấn biên giới”?!

Video đang HOT

“Khi tôi nói chuyện với các quan chức Mỹ tại Washington DC, họ muốn Campuchia kết hợp với ASEAN chống Trung Quốc. Người Mỹ cho rằng họ cần sự gắn kết trong ASEAN, và do đó Mỹ có mối quan tâm rằng không nên có sự căng thẳng giữa Campuchia với Việt Nam.

Trong khi họ đang phải đối đầu với Trung Quốc, sẽ không phải lúc để Việt Nam tạo ra những căng thẳng với Campuchia hay gửi thông điệp sẽ có biện pháp cứng rắn với Campuchia, nước láng giềng yếu hơn”, Sam Rainsy công khai bộc lộ tư tưởng bám gót Trung Quốc, chống phá biên giới Việt Nam – Campuchia.

Những tuyên bố lạc loài ra mặt ủng hộ lập trường vô lý, phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông

The Phnom Penh Post ngày 5/3 vừa qua cho biết, chính phủ Campuchia đã được quan sát thấy có thái độ đứng về phía Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, đặc biệt là năm 2012 khi Campuchia đảm nhiệm Chủ tịch luân phiên ASEAN. Đổi lại Bắc Kinh đã “hào phóng khen thưởng” hàng tỉ USD đầu tư và cho vay!

Năm 2013 sau cuộc bầu cử Quốc hội Campuchia, Tân Hoa Xã đã nhắc “vỗ mặt” Hun Sen rằng, nếu không “cải cách sâu sắc và nghiêm túc”, CPP khó giành chiến thắng trong bầu cử quốc gia năm 2018.

Từ đó trở đi, những tiếng nói phụ họa, bao che ngụy biện cho tham vọng bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh trên Biển Đông xuất hiện ngày càng nhiều tại Campuchia. Gần đây nhất là phát ngôn của Quốc vụ khanh Campuchia Soeung Rathchavy ngày 6/5 ủng hộ lập trường đàm phán tay đôi của Trung Quốc và gạt Mỹ khỏi Biển Đông.

Ngày 4/6 người phát ngôn Chính phủ Campuchia Phay Siphan lại cáo buộc Mỹ “gây rối Biển Đông” và đòi Hoa Kỳ đứng ngoài cuộc, bất chấp các hành động leo thang của Trung Quốc.

Cảnh giác với yếu tố Trung Quốc ở biên giới Tây Nam - Hình 3

Ông Norodom Sirivudh.

Ngày 27/6, đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh tổ chức hội thảo quan hệ đối ngoại quốc tế có sự tham gia của các ông Vương Nghị – Ngoại trưởng và Lý Nguyên Triều – Phó Chủ tịch nước Trung Quốc. Tại đây, Norodom Sirivuth, Cố vấn Cơ mật tối cao của Quốc vương Campuchia lại tiếp tục lên tiếng phụ họa với Trung Nam Hải đòi Mỹ, Nhật “rời khỏi Biển Đông”.

Đó là lý do tại sao ngay cả 2 nhà báo Campuchia Meas Sokhea và Shaun Turton cũng phải lưu ý trên The Phnom Penh Post hôm 29/6 rằng: Trong tuần qua những “hùng biện công khai” của một số quan chức CPP cầm quyền về vấn đề biên giới Việt Nam – Campuchia theo xu hướng ủng hộ quan điểm của phe đối lập đã cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ Nội vụ Campuchia Khieu Sopheak cũng phát biểu sai sự thật rằng Việt Nam “dùng vũ lực” với nhóm người Campuchia trong vụ xâm nhập bất hợp pháp. Những động thái này khiến người ta khó tin rằng không có sự đổi chác, giật dây từ Bắc Kinh.

Cảnh giác với trò dương Đông kích Tây của Bắc Kinh ở biên giới Tây Nam

Bình luận về vấn đề này, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho chúng tôi biết:

“Những phát ngôn tuyên bố chính thức gần đây của Campuchia vừa qua đi ngược lại xu thế, nhận thức chung của khu vực và quốc tế về căng thẳng Biển Đông, đi ngược lại những thỏa thuận, thậm chí là hiệp định đã ký kết chính thức với Việt Nam phải chăng là hậu quả của những ngón đòn hiểm Trung Quốc dùng tiề.n, viện trợ vũ khí để thao túng?

Phải chăng các thế lực chính trị phản động Camphuchia cũng đang tính toán lợi dụng lúc Việt Nam đang tập trung đối phó với Trung Quốc trên hướng Biển Đông để kích động một bộ phận người dân Campuchia nhẹ dạ?

Hành động của bọn họ đang quấy phá vùng biên giới, thậm chí đòi hủy bỏ toàn bộ những thành quả của quá trình giải quyết vấn đề biên giới trong thời gian qua của 2 nước là điều không thể chấp nhận được. Tất nhiên, những hành động này không thể không có sự “chống lưng” của Trung Quốc, nằm trong một kịch bản do Trung Quốc dàn dựng để gây áp lực tối đa với Việt Nam.

Cảnh giác với yếu tố Trung Quốc ở biên giới Tây Nam - Hình 4

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.

Đã đến lúc Việt Nam cần cho những thế lực nói trên thấy rõ, người Việt Nam đã và sẽ có cách bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cơ đồ cha ông để lại như thế nào.

Tất nhiên,trong bối cảnh quốc tế hiện nay, biện pháp đấu tranh ngoại giao, pháp lý vẫn là thích hợp nhất so với biện pháp quân sự.

Bởi vì, hòa bình luôn luôn là nguyện vọng tha thiết nhất của nhân loại. Nhiều nhà bình luận quốc tế cũng đã từng cảnh báo rằng đã có lúc thế giới đang đứng bên miệng hố chiến tranh bởi những tranh chấp gay gắt giữa các thế lực mang đậm màu sắc chính trị, quân sự, sắc tộc và tôn giáo.

Tại thời điểm hiện tại, thế giới vẫn đang ở trong tình trạng bất ổn đó. Các liên minh, các phe phái đối nghịch nhau trên phạm vi thế giới đã có mầm mống xuất hiện tại một số điểm nóng.

Có thể nói đây là thời khắc mà mọi ứng xử đều hết sức thận trọng, phải đặt lợi ích chung vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển của khu vực và thế giới lên trên hết. Cách ứng xử thích hợp nhất là phải thật sự bình tĩnh, cảnh giác phân biệt rõ đúng sai.

Bất kể là ai nếu hành xử không theo đúng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, vi phạm các quyền và lợi ích chính đáng của mình thì kiên quyết phản đối đấu tranh đến cùng, không khoan nhượng”./.

Theo baogiaoducvietnam

TS Trần Công Trục nói rõ nguyên tắc "trước sau như một" về Biển Đông

Đi đôi với chủ quyền là trách nhiệm thực thi chủ quyền và không cho nước khác làm điều mà họ cho là thực thi chủ quyền trên lãnh thổ của mình.

LTS: Tiếp theo bài phân tích "Hiểu như thế nào về nguyên tắc "giữ nguyên hiện trạng" ở Biển Đông?", Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ tiếp tục gửi tới bạn đọc báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích của ông về nguyên tắc "trước sau như một" trong vấn đề Biển Đông, xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

TS Trần Công Trục nói rõ nguyên tắc trước sau như một về Biển Đông - Hình 1

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.

Nguyên tắc pháp lý "trước sau như một" trong vấn đề Biển Đông

"Estoppel" bắt nguồn từ chữ Pháp estouppail, estopper và tiếng La tinh là &'stupa'. Chữ "estoppel" được Từ điển Collins của nước Anh định nghĩa như sau: "Estoppel" là quy tắc về bằng chứng, theo đó, một cá nhân không được phép phủ nhận sự thật về điều mà trước đây người này đã tuyên bố hoặc về những sự kiện mà người này cho là có thật'. Nói một cách nôm na đó là nguyên tắc phải "trước sau như một".

Theo thông lệ trong hệ thông luật của Pháp, Anh, Mỹ, có ít ra là 4 loại quy tắc về bằng chứng: Estoppel by conduct, Estoppel by deed, Estoppel by record và Equitable estoppel.

Trong 4 loại bằng chứng kể trên thì Equitable estopel được sử dụng nhiều nhất trong Luật Ủy thác (Law of Trust) và Luật vi phạm dân sự (người bị thiệt hại có thể đòi bồi thường, Law of Tort). Equitable estoppel lại phân ra làm hai: Proprietary estoppel (bằng chứng liên quan đến tài sản) và Promissory estoppel (bằng chứng liên quan đến lời hứa).

Trong luật pháp và thực tiễn quốc tế, nguyên tắc này cũng đã được vận dụng để xem xét những tranh chấp về biên giới, lãnh thổ có liên quan đến những tuyên bố của đại diện có thẩm quyền của các bên tranh chấp. Theo luật quốc tế, không có một văn bản pháp lý nào có thể gắn cho những lời tuyên bố đơn phương một tính chất bó buộc, ngoại trừ thuyết "estoppel". Mục đích chính của nó ngăn chặn trường hợp một quốc gia có thể hưởng lợi vì những thái độ bất nhất của mình, và do đó gây thiệt hại cho quốc gia khác.

Vì vậy, "estoppel" phải hội đủ các điều kiện chính:

(1) Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu và phải được phát biểu một cách minh bạch;

(2) Quốc gia khiếu nại "estoppel" phải chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động;

(3) Quốc gia khiếu nại "estoppel" cũng phải chứng minh rằng, vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó;

(4) Nhiều bản án còn đòi hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và lâu dài. Thí dụ: bản án "Phân định biển trong vùng Vịnh Maine", bản án "Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua", bản án "Ngôi đền Preah Vihear"...

Áp dụng những nguyên tắc trên của estoppel, người Việt Nam, nhất là những cơ quan hoặc cá nhân người có thẩm quyền hay các cơ quan báo chí truyền thông cần phải thật sự thận trọng, cân nhắc khi phát biểu, tuyên bố có liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

Nếu phát biểu vì động cơ chính trị mà quên đi những nguyên tắc pháp lý thì sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên phương diện pháp lý. Trong luật quốc tế, đi đôi với chủ quyền là trách nhiệm thực thi chủ quyền và không cho nước khác làm điều mà họ cho là thực thi chủ quyền trên lãnh thổ của mình.

Đặc biệt chú ý tới các thực thể không phải đảo nổi, đảo chìm nhưng nằm trong quần đảo Trường Sa

Nhiều học giả quốc tế cho rằng: sự không khẳng định chủ quyền không phải là công nhận chủ quyền của nước khác, nhưng nếu trong khi nước khác đòi và có hành động chủ quyền mà mình không khẳng định trong một thời gian dài thì có thể dẫn đến việc mất chủ quyền.

TS Trần Công Trục nói rõ nguyên tắc trước sau như một về Biển Đông - Hình 2

Công sự nhà nổi Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp trên đá Chữ Thập sau khi xâm lược và chiếm đóng trái phép từ năm 1988. Nay Trung Quốc tiếp tục cải tạo bất hợp pháp, biến bãi đá này thành đảo nhân tạo và đặt căn cứ quân sự tại đây.

Cho nên, quan điểm cho rằng không nên làm lớn chuyện Trung Quốc biến đá thành đảo ở 5 bãi đá ở Trường Sa, trong đó có đá Chữ Thập, để trở thành 1 căn cứ quân sự, vì chúng ta cũng xây dựng và mở rộng ở Trường Sa, vì cả làng cùng xây dựng là cực kỳ nguy hiểm và không thể chấp nhận. Bởi lẽ quan niệm này đồng nghĩa với việc đã thừa nhận Trường Sa là bãi đất vô chủ, ai làm gì thì làm.

Cho đến nay, Việt Nam đã nhiều lần khẳng định: Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, khi chúng còn là đất vô chủ, ít nhất là từ thế kỷ XVII. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thật sự, liên tục, hòa bình và rõ ràng.

Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý để khẳng định và bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình, đáp ứng đủ những điều kiện của nguyên tắc chiếm hữu thật sự mà Luật pháp và thực tiễn quốc tế đã và đang có hiệu lực.

Hoàng Sa và Trường Sa là những quần đảo của Việt Nam nằm giữa Biển Đông mà phạm vi của chúng đã được xác định trong các tài liệu chính thức của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.

Tuy nhiên cho đến nay, liên quan đến phạm vi, vị trí, tên gọi của các thực thể địa lý (land features) thuộc quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa vẫn còn tồn tại nhiều quan niệm, thông tin khác nhau. Một số phương tiện truyền thông Việt Nam thời gian qua khi đưa tin về vấn đề biển đảo đã vô tình sử dụng bỏ sót một số các đảo nổi, đảo chìm, bãi đá thuộc 2 quần đảo này, mặc dù trên bản đồ hành chính quốc gia Việt Nam và các hải đồ của Hải quân nhân dân Việt Nam đã ghi rất rõ vị trí, tên gọi của các thực thể địa lý của 2 quần đảo này.

Ví dụ: bãi Cỏ Mây, bãi Cỏ Rong... mặc dù là một bộ phận cấu thành chặt chẽ thuộc quần đảo Trường Sa, đã từng được Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ khẳng định một cách rõ ràng, nhưng vẫn có quan điểm sai trái cho rằng những khu vực này là của Philippines, vì nó nằm trong phạm vi 200 hải lý kể từ bờ biển của họ mà họ tuyên bố, hoặc chúng chỉ là những bãi cạn không liên quan gì đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nên không cần lên tiếng trước những động thái vi phạm đến các "thực thể" này.

Vậy thì các thực thể (đảo, đá, bãi cạn, đảo chìm, đảo nổi...) của 2 quần đảo này cụ thể như thế nào?

Trong một số tài liệu, bản đồ đã xuất bản từ trước đến nay đã từng đề cập đến nội dung này. Chẳng hạn, vào những năm 30 của thế kỷ trước, Cộng hòa Pháp trong khi thực thi chủ quyền ở Trường Sa, với tư cách là đại diện cho Nhà nước Việt Nam về mặt đối ngoại, đã từng công khai tuyên bố rất chặt chẽ về phạm vi của quần đảo Trường Sa; cụ thể, ngày 26 tháng 7 năm 1933, Bộ Ngoại giao Pháp ra thông báo về hành động chiếm đóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa kèm theo danh sách liệt kê tên các đảo đã chiếm hữu cùng tọa độ, bao gồm:

1. Đảo Spratly (chiếm ngày 13 tháng 4 năm 1930),

2. Đảo Caye-d'Amboine (7 tháng 4 năm 1933),

3. Đảo Itu-Aba (10 tháng 4 năm 1933),

4. Nhóm Song Tử (groupe de Deux-les 10 tháng 4 năm 1933)

5. Đao Loaita (11 tháng 4 năm 1933),

6. Đảo Thi-Tứ (12 tháng 4 năm 1933),

7. Và các thành phần phụ thuộc của từng đảo này (ile de Spratly et y dépendances).

Chính phủ Pháp không quên đề cập đến các "phụ thuộc" (dépendances) của từng đảo nổi mà họ đã chiếm đóng. Các "phụ thuộc" đó là những thực thể không thể tách rời của 2 quần đảo này.

TS Trần Công Trục nói rõ nguyên tắc trước sau như một về Biển Đông - Hình 3

Sách Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn chép về việc các chúa Nguyễn thành lập Đội Hoàng Sa và Đội Bắc hải để hàng năm ra hai quần đảo này làm nhiệm vụ. Đây là bằng chứng về viêc thực thi chủ quyền của Việt Nam từ thế kỷ XVII.

Ngay từ thế kỷ XVII, cha ông chúng ta, mặc dù trình độ khoa học kỹ thuật, hàng hải còn thô sơ, nhưng cũng đã từng đếm được số lượng đảo của "bãi Cát Vàng":

"...Phủ Quảng Ngãi, huyện Bình Sơn có xã An Vĩnh, ở gần biển, ngoài biển về phía Đông Bắc có nhiều cù lao, các núi linh tinh hơn 130 ngọn, cách nhau bằng biển, từ hòn này sang hòn kia hoặc đi một ngày hoặc vài canh thì đến. Trên núi có chỗ có suối nước ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng, dài ước hơn 30 dặm, bằng phẳng rộng lớn, nước trong suốt đáy. Trên đảo có vô số yến sào; các thứ chim có hàng nghìn, hàng vạn, thấy người thì đậu vòng quanh không tránh. Trên bãi vật lạ rất nhiều. Ốc vân thì có ốc tai voi to như chiếc chiếu, bụng có hạt to bằng đầu ngón tay, sắc đục, không như ngọc trai, cái vỏ có thể đẽo làm tấm bài được, lại có thể nung vôi xây nhà; có ốc xà cừ, để khảm đồ dùng; lại có ốc hương. Các thứ ốc đều có thể muối và nấu ăn được. Đồi mồi thì rất lớn. Có con hải ba, tục gọi là Trắng bông, giống đồi mồi nhưng nhỏ hơn, vỏ mỏng có thể khảm đồ dùng, trứng bằng đầu ngón tay cái, muối ăn được. Có hải sâm tục gọi là con đột đột, bơi lội ở bến bãi, lấy về dùng vôi sát qua, bỏ ruột phơi khô, lúc ăn thì ngâm nước cua đồng, cạo sạch đi, nấu với tôm và thịt lợn càng tốt...."(Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quí Đôn biên soạn năm 1776).

Đối chiếu với số lượng các đảo, đá, bãi cạn đã được liệt kê khá chi tiết hiện nay thì có thể thấy rằng các số liệu này gần tương đương nhau... Những thông tin nói trên cũng có thể đã giải đáp được phần nào những quan niệm phiến diện cho rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa chỉ bao gồm các đảo nổi; các đá, bãi cạn, không phải là những "thực thể" thuộc 2 quần đảo này.

Vì vây, nếu không kịp thời lên tiếng phản đối hay ngăn cản những hành động xâm phạm đến các thực thể địa lý nằm trong phạm vi của 2 quần đảo này hoặc phát biểu trái ngược với những nội dung nói trên, sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý tồi tệ.

Theo Giáo Dục

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tiêu điểm

    Đình chỉ cô giáo ở Hà Nội có hành vi thân mật với na.m sin.h trong lớp học
    17:15:34 02/10/2024
    Mất tiề.n tỷ, người phụ nữ tiếp tục bị lừa vì tin "luật sư Huy"
    15:07:37 02/10/2024
    Tìm thấy th.i th.ể thứ 5 trong vụ sạt lở tại quốc lộ 2 qua Hà Giang
    10:47:24 02/10/2024
    Bà Nguyễn Phương Hằng thông báo ủng hộ thêm 10 tỷ đồng, dừng giao lưu
    13:05:28 02/10/2024
    "Ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn" nhờ đường sắt tốc độ cao
    10:01:40 01/10/2024
    Chưa rõ nguồn gốc chai nước phát miễn phí khiến nhiều học sinh Hà Nội phải nhập viện
    21:08:40 01/10/2024
    Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam chi 1 tỷ USD nhập khẩu gạo
    13:12:45 02/10/2024
    Bộ Công an tiếp nhận tố giác hành vi 'phông bạt', sửa bill chuyển khoản ủng hộ bão lụt
    07:24:45 03/10/2024

    Tin đang nóng

    Một mỹ nhân thừa nhận phải l.y hô.n vì quá nhiều người theo đuổi, có nhiều mối tình song 74 tuổ.i vẫn cô đơn
    06:30:10 03/10/2024
    "Người đẹp Tây Đô" Việt Trinh kể bị một đàn chị chử.i thẳng mặt và đòi "tác động vật lý"
    06:25:08 03/10/2024
    Bỗng dưng chồng tặng tôi đôi hoa tai kim cương, biết chủ nhân thật sự của món quà mà tôi vội đem trả lại
    05:35:40 03/10/2024
    Trách em dâu keo kiệt, không mua sắm đồ cho chồng, tôi ngượng ngùng xấu hổ khi em mở tủ, để lộ những thứ đắt tiề.n bên trong
    05:56:00 03/10/2024
    Tên cướp 'đội lốt' thợ sửa xe máy, vẽ tình huống không ai ngờ tới
    06:00:36 03/10/2024
    DJ Wukong mất điểm khi mang chuyện hẹn hò cá nhân đi kể công khai
    06:37:56 03/10/2024
    Minh Dự nhờ pháp luật can thiệp sau khi bị "réo" tên vào loạt ồn ào
    08:28:11 03/10/2024
    Biết tôi định mua nhà 3 tỷ, bạn gái ngỏ ý muốn góp 50 triệu, tôi từ chối nhận thì cô ấy đòi chia tay
    05:45:16 03/10/2024

    Tin mới nhất

    Hàng trăm cây xanh chế.t khô nhưng không thể xử lý vì "vướng" một vụ án

    06:06:27 03/10/2024
    Công ty TNHH cây xanh A.N. (trụ sở đóng tại thành phố Đà Nẵng) là đơn vị thực hiện dự án này. Doanh nghiệp này đã trồng khoảng 300 cây sấu dọc hai bên đường với chiều dài gần 1km.

    20 con hổ chế.t ở Đồng Nai: Mẫu bệnh phẩm dương tính với cúm A/H5N1

    06:03:59 03/10/2024
    Kết quả xét nghiệm từ 2 mẫu bệnh phẩm lấy từ hổ chế.t tại khu du lịch Vườn Xoài (TP Biên Hòa, Đồng Nai) đều dương tính với virus cúm A/H5N1.

    Hàng chục con hổ chế.t bất thường ở Đồng Nai: Nghi do thức ăn nhiễm bệnh

    05:54:48 03/10/2024
    Chiều (2/10), đại diện Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng Nai cho biết, các mẫu bệnh phẩm của số hổ chế.t tại khu du lịch Vườn Xoài đã được gửi đi xét nghiệm cúm A/H5N1.

    Việt Nam bất bình, phản đối cách hành xử thô bạo với ngư dân tại Hoàng Sa

    05:43:20 03/10/2024
    Việt Nam hết sức quan ngại, bất bình và kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc đối với ngư dân và tàu cá Việt Nam đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa.

    Biển Đông xuất hiện áp thấp nối với bão Krathon, miền Trung còn mưa lớn

    20:03:54 02/10/2024
    Biển Đông xuất hiện rãnh áp thấp nối với cơn bão Krathon (bão số 5), gây mưa giông trên vùng biển từ Quảng Trị đến Khánh Hòa.

    B.é tra.i 6 tuổ.i ở TPHCM đầy thương tích, nghi bị bạ.o hàn.h

    19:48:36 02/10/2024
    Hôm nay (ngày 2/10), Công an quận 8, TPHCM đang phối hợp cùng các đơn vị liên quan để điều tra vụ b.é tra.i 6 tuổ.i bị thương tích nghi do bị bạ.o hàn.h xảy ra trên địa bàn. Bé tên N.T.K., 6 tuổ.i.

    Hàng chục con hổ chế.t bất thường ở Đồng Nai: Khu du lịch đã mổ xác và cấp đông

    19:46:36 02/10/2024
    Sau khi các con hổ chế.t bất thường, khu du lịch Vườn Xoài đã mổ xác rồi cấp đông. Cơ quan chức năng Đồng Nai phối hợp cùng các đơn vị đang điều tra nguyên nhân.

    Hiện trạng cầu phao Phong Châu sau khi phải tháo rời do nước sông chảy xiết

    19:43:09 02/10/2024
    Mực nước trên sông Hồng tại tỉnh Phú Thọ dâng cao, chảy xiết, lực lượng chức năng buộc phải tháo rời cầu phao Phong Châu để đảm bảo an toàn cho người dân và trang thiết bị.

    Diễn biến thời tiết mới nhất tại Làng Nủ và cuộc sống người dân ở khu tạm cư

    19:40:30 02/10/2024
    Lãnh đạo UBND xã Phúc Khánh (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) vừa cập nhật tình hình thời tiết mới nhất tại thôn Làng Nủ và tình hình thi công khu tái định cư trên địa bàn.

    Hàng loạt hổ chế.t tại Đồng Nai, Long An: Viện Pasteur TPHCM xác minh khẩn

    19:38:03 02/10/2024
    Viện Pasteur TPHCM đang tiến hành xác minh khẩn khi chỉ trong khoảng 1 tháng, hàng chục con hổ, sư tử, báo tại Đồng Nai và Long An chế.t chưa rõ nguyên nhân, nhiều cá thể dương tính với virus cúm A/H5N1.

    Khoảng 30 người tiếp xúc với hổ chế.t nghi nhiễm cúm A/H5N1 tại Đồng Nai

    18:47:41 02/10/2024
    Hôm nay (2/10), ông Lê Quang Trung - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai - cho biết qua điều tra dịch tễ, bước đầu ghi nhận có 30 người tiếp xúc với các con hổ tại khu du lịch Vườn Xoài (phường Phước Tân, TP Biên Hòa).

    30 cá thể hổ và sư tử chế.t ở Long An được xử lý thế nào?

    18:45:38 02/10/2024
    Ngành chức năng tỉnh Long An cho biết đã tiêu huỷ toàn bộ 27 con hổ và 3 con sư tử bị chế.t do nghi nhiễm virus H5N1.

    Có thể bạn quan tâm

    Biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao: Tác động và giải pháp

    Thế giới

    09:00:41 03/10/2024
    Những thành phố lớn như Cairo, Lagos, Los Angeles, Mumbai và London đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng liên quan đến xói mòn bờ biển, ngập lụt và bão tàn phá.

    Cận cảnh căn hộ tập thể 33m2, xuống cấp của "Táo Giao thông" Chí Trung

    Sao việt

    08:32:35 03/10/2024
    Căn hộ 33m2 của NSƯT Chí Trung được mở rộng từ căn phòng chỉ vỏn vẹn 7m2 trước kia, đơn sơ và giờ xuống cấp. Táo Giao thông đã ở đây 46 năm nhưng vẫn chưa được cấp sổ đỏ chính chủ .

    Bức ảnh "mộc" gây xôn xao của mỹ nhân không tuổ.i Phạm Băng Băng

    Sao châu á

    08:23:54 03/10/2024
    Hình ảnh mới đây của nữ diễn viên Trung Quốc Phạm Băng Băng do một người qua đường chụp được gây chú ý trên mạng xã hội.

    Đi giữa trời rực rỡ - Tập 46: Vì Pu, Chải muốn trở thành người đàn ông trưởng thành

    Phim việt

    06:52:15 03/10/2024
    Công việc làm lái xe công nghệ cũng như shipper đã giúp Chải kiếm được tiề.n mỗi ngày và mọi thứ có vẻ đã dần đi vào nề nếp cũng như thuận lợi hơn trước.

    Cảnh báo suy thận vì loại vi khuẩn trong nước lũ

    Sức khỏe

    06:26:01 03/10/2024
    Bệnh nhân có tiề.n sử bị gút mạn tính phát hiện 2 năm trước. Cách đây khoảng 9 tháng đi kiểm tra sức khỏe công ty có men gan cao, chưa phát hiện xơ gan trước đây.

    Độc đáo những quốc gia nằm trọn trong lãnh thổ nước khác

    Du lịch

    06:12:51 03/10/2024
    Trên thế giới có 3 quốc gia vô cùng đặc biệt vì được bao quanh hoàn toàn bởi nước khác nhưng lại thu hút đông đảo du khách ghé thăm.

    Món canh giúp bổ phổi vào mùa thu, chỉ mất 15 phút để nấu mà nước canh tươi ngon, mềm mát và sảng khoái

    Ẩm thực

    06:02:27 03/10/2024
    Hôm nay chúng tôi sẽ dùng củ cải nấu với 1 loại hải sản để làm món canh tuy đơn giản nhưng có hương vị tươi ngon. Món canh này cũng rất dễ nấu, bạn chỉ mất khoảng 15 phút để hoàn thành.

    Mỹ nhân giành Oscar gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng vì bộ phim 1950 tỷ

    Hậu trường phim

    06:00:53 03/10/2024
    Lupita Nyong o - nữ diễn viên da màu giành tượng vàng Oscar phải nghỉ ngơi 3 tháng để phục hồi vì tổn thương thanh quản sau khi lồng tiếng cho phim hoạt hình Robot hoang dã .

    Phim mới chiếu đã chiếm top 1 rating cả nước, netizen nức nở "nhà đài được cứu rồi"

    Phim châu á

    05:54:59 03/10/2024
    Với những thay đổi về định dạng phim hay ekip, Iron Family hiện được đán.h giá khá tốt sau 2 tập đầu. Nhiều bình luận khen ngợi kịch bản phim và diễn xuất của cặp đôi chính.