Cần sửa ngay sách giáo khoa

Theo dõi VGT trên

Bộ GD&ĐT đang chuẩn bị cho việc xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa (SGK) mới sau năm 2015. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, cần mau chóng có SGK mới cho bậc học phổ thông, nếu không cần điều chỉnh, bổ sung gấp một số nội dung trong SGK hiện hành.

Thiếu và thừa

Trên các diễn đàn chính thức, GS Phan Huy Lê nhiều lần đề xuất mong mỏi của giới sử học là Bộ GD&ĐT cần nhanh chóng chỉnh sửa SGK lịch sử, nhằm cải thiện chất lượng dạy học môn sử càng sớm càng tốt.

GS Lê cho rằng, SGK hiện nay trình bày dàn trải, la liệt sự kiện, rất nặng nề, nhàm chán, chưa được cập nhật.

Ông nói: “Trong SGK, một quan niệm toàn bộ về lịch sử Việt Nam vẫn chưa rõ. Chẳng hạn, lịch sử miền nam Trung Bộ và Nam Bộ chủ yếu mới bắt đầu từ khi người Việt vào đây, tức từ thế kỷ XVI, XVII. Hoặc nhà Mạc là một vương triều tồn tại trong thế kỷ XVI cũng không có chỗ trong SGK”.

Cần sửa ngay sách giáo khoa - Hình 1

GS Phan Huy Lê cho rằng, SGK Lịch sử – Địa lý thiếu thông tin cập nhật.

Với môn Văn, GS Nguyễn Đình Chú cho rằng, cần mạnh tay bỏ nội dung phần Tiếng Việt ở chương trình THPT mà chỉ nên dạy ở cấp tiểu học, THCS như trước đây.

“Người ta nghĩ đưa Tiếng Việt vào dạy ở THPT là để khắc phục tình trạng hành văn của xã hội kém nhưng thực tế đã không giải quyết được. Ngược lại, nó chỉ làm cho kiến thức hàn lâm thừa thãi một cách không cần thiết, chưa kể là ít nhiều có sự lặp lại kiến thức giữa chương trình các cấp học dưới với cấp học THPT”, GS Chú nói.

Với môn Sinh học, GS Nguyễn Lân Dũng nhận xét: Môn Sinh quá ít tiết, SGK các lớp thì quá mỏng, trong khi quá nhiều nội dung, quá nhiều chi tiết không cần thiết.

“Liệu một cháu 12 t.uổi có nhớ nổi sơ đồ cắt ngang của một thân cây trưởng thành với các thuật ngữ khó hiểu như vỏ, tầng sinh vỏ, thịt vỏ, mạch rây, tầng sinh trụ, mạch gỗ? Cháu 13 t.uổi có thể nhớ các bộ phận thuỳ khứu giác, thuỳ thị giác, não trước, tiểu não, hành tuỷ, tuỷ sống của con thằn lằn?”, GS Dũng nói.

Video đang HOT

Môn Toán là môn được các chuyên gia đ.ánh giá là môn có nội dung SGK khá ổn nhưng vẫn nặng nề và nhiều kiến thức thừa.

Theo GS Văn Như Cương, những bài về tích phân, số phức hoặc các bài toán phức tạp về phương trình lượng giác, hình học không gian không cần thiết phải dạy hoặc bắt học sinh phải làm ở cấp THPT.

“Hầu hết chúng ta có lẽ không ai cần đến những kiến thức như vậy, trừ những thầy dạy toán. Chương trình của chúng ta hiện nay thực sự quá tải. Gần đây Bộ GD&ĐT đã triển khai giảm tải nhưng có thể nói việc giảm tải này hoàn toàn thất bại”, GS Cương nói.

GS Cương cho rằng, cần giảm mạnh khối lượng kiến thức văn hoá trong tất cả các môn học khác như Lí, Hoá, Sinh, Sử, Địa…, chỉ giữ lại những kiến thức cơ bản, cần thiết và phổ thông.

Biên soạn lại SGK: Nên dựa vào hội khoa học chuyên ngành

GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, cần mau chóng có SGK mới cho bậc học phổ thông.

“Bộ GD&ĐT nói sau năm 2015 sẽ bắt tay biên soạn lại SGK, như vậy nếu sớm thì phải 2017 may ra mới có sách. Bắt con em chúng ta đợi 5 năm nữa thì lâu quá”, GS Hạc nói.

GS Trần Văn Nhung, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, liên tưởng tới bộ sách được biên soạn những năm 1950 của ta để nhấn mạnh việc tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế khi xây dựng chương trình, biên soạn SGK.

“SGK hồi đó tuy mỏng dính, kiến thức rất chắt lọc nhưng về cơ bản vẫn “đủ chất” cho học sinh, kể cả “chất để làm người”. Nói riêng môn Toán, các cuốn SGK cấp II, cấp III ngày ấy do các thầy Lê Hải Châu và Hoàng Tuỵ biên soạn vừa ngắn gọn, vừa súc tích, vừa cơ bản. Được vậy là nhờ chúng ta tham khảo các SGK chuẩn mực và rất cơ bản của Nga, Pháp, Mỹ và các nước khác”, GS Nhung nói.

Nhà giáo Nhân dân Lê Hải Châu, một trong hai tác giả bộ sách Toán được nhắc ở trên, xác nhận, để biên soạn sách Toán hồi đấy, các tác giả chủ yếu dựa vào tài liệu của Liên Xô và Pháp, đồng thời tham khảo sách của Trung Quốc, Anh và vùng tạm chiếm hồi kháng chiến chống Pháp.

Chia sẻ kinh nghiệm biên soạn SGK, ông Châu cho biết, hồi đó, Bộ Giáo dục lập một Ban Tu thư gồm những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực chuyên môn, làm việc tập trung trong một thời gian không dài.

Theo ông Châu, muốn bộ sách có chất lượng, các tác giả phải cùng một lúc biên soạn chương trình tất cả các môn từ lớp thấp nhất đến lớp cao nhất, không nên làm kiểu cuốn chiếu, chia giai đoạn như hiện nay.

GS Nguyễn Lân Dũng kiến nghị, Bộ GD&ĐT nên dựa vào các hội khoa học chuyên ngành, các hội này sẽ lựa ra những chuyên viên giỏi, kết hợp với các giáo viên giàu kinh nghiệm để biên soạn chương trình, SGK mới.

Để giúp các hội có nguồn tài liệu tham khảo, Bộ GD&ĐT đứng ra đặt vấn đề với đại sứ quán các nước để xin bộ SGK.

Chương trình sẽ do một hội đồng quốc gia thẩm định, sau đó cho các nhà xuất bản và nhóm tác giả cạnh tranh qua chất lượng các bộ SGK khác nhau (Nhà nước không cần tốn kinh phí trong việc này).

Bộ nào hay sẽ được tái bản nhiều lần và ngược lại. “Tôi mong có thể làm ngay mà không cần đợi đến tận năm 2015″, GS Dũng nói.

Theo Quý Hiên

T.iền Phong

Bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa qua từng tiết học

Lâu nay, học sinh hiểu biết rất lơ mơ về biển, đảo Việt Nam, về bảo vệ chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Do vậy, tất thảy học sinh các bậc học ở Khánh Hoà đều sôi nổi, hào hứng khi được học trực quan với những cứ liệu, hình ảnh minh chứng cụ thể, phong phú về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Hứng khởi học lịch sử Hoàng Sa, Trường Sa

Gần 700 học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (TP.Nha Trang) bước vào năm học mới 2012-2013 được trang bị ngay kiến thức cơ bản về biển, đảo Việt Nam biển, đảo Khánh Hoà, những đe dọa đối với biển đảo (tranh chấp chủ quyền, ô nhiễm môi trường)... Đặc biệt, các em được dạy những nét chính về lịch sử chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Được tham dự tiết học trực quan về chủ đề nói trên, chúng tôi chứng kiến các em rất chăm chú lắng nghe về truyền thống bảo vệ chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của các thế hệ ông cha ta sôi nổi, hào hứng khi được xem những hình ảnh cụ thể các đảo ở Trường Sa, về những người lính đảo, cuộc sống của các gia đình trên đảo...

Bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa qua từng tiết học - Hình 1

Học sinh trường Lê Quý Đôn hào hứng học lịch sử Hoàng Sa và Trường Sa. Ảnh: L. Phong

Em Nguyễn Khánh Linh - học sinh lớp 11A2 - bộc bạch: "Lâu nay, thỉnh thoảng các em mới đọc qua sách, báo hoặc xem truyền hình nên hiểu biết rất lơ mơ về chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Đây là lần đầu tiên chúng em trực tiếp được học về chủ quyền của Việt Nam gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với những trang sử bi hùng được viết bằng m.áu xương của nhiều thế hệ. Chúng em hiểu hơn, nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của hai quần đảo này và có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia".

Cô giáo Nguyễn Thị Kim Thu - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn, trực tiếp dạy lịch sử Hoàng Sa, Trường Sa - cho hay: Các bài dạy về biển, đảo Hoàng Sa và Trường Sa được sắp xếp có hệ thống, với những minh chứng cứ liệu cụ thể về chủ quyền, hình ảnh bằng băng ghi hình trực quan các điểm đảo rất phong phú, luôn tạo cho các em niềm hứng khởi, say mê học và nghiên cứu về biển đảo. Nhà trường sẽ tiên phong tổ chức cho các em tham gia chương trình ngoại khóa về biển, đảo thi tìm hiểu về lịch sử Hoàng Sa, Trường Sa...

Cần nhân rộng trong cả nước

Để đưa được chương trình giảng dạy về Hoàng Sa và Hoàng Sa vào tất cả các trường tiểu học, THCS, THPT từ năm học 2012-2013, Sở GDĐT, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội đồng Khoa học lịch sử Khánh Hoà đã dày công biên soạn bộ tài liệu hoàn chỉnh nhất, phù hợp với từng bậc học. Sở GDĐT tỉnh cũng đã tổ chức tập huấn ngoại khóa "chủ quyền biển đảo" cho hàng trăm giáo viên, cán bộ chủ chốt trong ngành giáo dục.

Bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa qua từng tiết học - Hình 2

Buổi chiều bình yên trên huyện đảo Trường Sa. Ảnh: Tân Hải

Chiều ngày 18/9, trao đổi với PV, ông Lê Tuấn Tứ - Giám đốc Sở GDĐT Khánh Hoà - cho biết: Ngành giáo dục đã hướng dẫn cho các thầy cô phương pháp truyền đạt các nội dung khái quát về biển, đảo VN, chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa một cách hiệu quả, hài hoà, phù hợp với từng lứa t.uổi và nhận thức của các em. Chẳng hạn như ở bậc tiểu học chỉ giới thiệu về Trường Sa hôm nay khối THCS dạy thêm phần lịch sử chủ quyền THPT mở rộng nội dung "thế hệ trẻ Khánh Hoà với trách nhiệm bảo vệ biển, đảo quê hương"...

Chương trình giảng dạy về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa được lồng ghép trong các giờ học lịch sử, địa lý, học chính khóa, ngoại khóa thông qua màn hình trực quan rất sinh động, bổ ích. Mục tiêu tạo cho các em luôn nhận thức việc bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa... qua từng tiết học. "Chúng tôi sẽ báo cáo Bộ GDĐT về nội dung chương trình và hiệu quả bước đầu giảng dạy chủ quyền biển, đảo. Trong khi chờ đợi việc biên soạn về chủ quyền biển, đảo trong sách giáo khoa lịch sử, thiết nghĩ, Bộ GDĐT nên nghiên cứu nguồn tài liệu chủ quyền biển, đảo của tỉnh Khánh Hoà biên soạn để áp dụng giảng dạy cho học sinh phổ thông trong cả nước!" - ông Lê Tuấn Tứ nói.

Theo lao động

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Rần rần clip Nam Thư bị tát 50 cái vì tội giật chồng, chia sẻ của "kiều nữ làng hài" mới là điều bất ngờ
21:47:49 05/07/2024
Nam Thư từng bị chỉ trích vì hành động ôm ấp sát rạt một sao nam có vợ
23:52:11 05/07/2024
Baifern Pimchanok có chia sẻ đầu tiên sau khi Nine Naphat tuyên bố chia tay, trạng thái tinh thần ra sao?
23:53:48 05/07/2024
Nam Thư: "Tôi chưa bao giờ yêu trùng với ai"
22:51:44 05/07/2024
NS Thảo Nguyên vừa qua đời: Làm bảo vệ bán bánh mì, nằm liệt giường 10 mấy tháng
21:52:37 05/07/2024
6 dấu hiệu lạ của Baifern - Nine Naphat trước khi "toang": Đàng trai vương vấn, đàng gái lại dứt khoát bất ngờ
22:31:49 05/07/2024
Hé lộ cuộc gặp gỡ định mệnh của Midu - Minh Đạt vào 3 năm trước, Lan Ngọc và dàn sao Vbiz chứng kiến
06:27:15 06/07/2024
Cây hài sân khấu: NSND Ngọc Giàu - sóng ngầm gây trận bão cười
23:30:26 05/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sao Kim b.ắn tim sao Hỏa - Tập 4: Đào nổi điên khi chồng bênh gái "bán hoa"

Phim việt

07:38:22 06/07/2024
Đào vô cùng tức giận khi phát hiện ra Quý giao con cho 2 cô hàng xóm. Không những thế khi thấy Huyền vừa bế vừa thơm bé Sóc, Đào vội vàng chạy tới cướp lấy con và ngăn cản.

Bình Tinh muốn hàn gắn Vũ Luân và Hồng Loan, nói 1 câu ai cũng thấy mát lòng

Sao việt

07:35:53 06/07/2024
Drama giữa anh 2 Vũ Luân - em gái Hồng Loan đang thu hút sự quan tâm của khán giả. Giữa lúc này, con gái nuôi của cố nghệ sĩ Vũ Linh là Bình Tinh đã có chia sẻ gây chú ý.

Tài tử Song Il Gook kể chuyện mất việc sau khi có Daehan - Minguk - Manse, ai dè nhận phản ứng "1 trời 1 vực" với Song Joong Ki

Sao châu á

07:31:09 06/07/2024
Song Il Gook thừa nhận bản thân đã mất đi dần khả năng cạnh tranh trong nghề, phải tự mình đi đăng ký casting chứ không được mời diễn nhạc kịch

Ukraine than bị chậm viện trợ, ông Putin muốn 'chấm dứt hoàn toàn' xung đột

Thế giới

07:23:54 06/07/2024
Ukraine và các nước đồng minh phương Tây đã bác bỏ đề xuất trên, dù ông Putin khẳng định vẫn để ngỏ cơ hội xem xét kế hoạch này. Điện Kremlin đã khuyến khích giới lãnh đạo Ukraine dành thời gian để cân nhắc các đề xuất.

Huyền Phi: từ nhà tạm bợ phất lên t.iền tỉ, cặp bài trùng với Hằng Du Mục?

Netizen

07:20:47 06/07/2024
Xuất hiện nổi bật với bộ đồ của con gái miền quê, cùng giọng nói ngọt ngào rặt miền Tây, Tiktoker Huyền Phi thu hút nhiều sự quan tâm của netizen bằng hàng chục clip với triệu lượt xem truyền tải nội dung ẩm thực quê nhà Trà Vinh

Người bệnh viêm quanh khớp vai nên ăn uống thế nào?

Sức khỏe

07:13:10 06/07/2024
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các khớp khỏe mạnh, trong đó có khớp vai. Tham khảo những lời khuyên dinh dưỡng dưới đây nếu bạn đang đối phó với bệnh viêm quanh khớp vai.

Tuấn Hưng: Tôi có lúc hay lúc dở nhưng luôn cống hiến mỗi ngày

Nhạc việt

06:48:54 06/07/2024
Xin hãy yêu thương và bao dung với Hưng ở mọi khía cạnh vì xét cho cùng Hưng chưa bao giờ thể hiện sự thiếu tôn trọng với khán giả yêu mình - Ca sĩ Tuấn Hưng nói.

Uống nước mướp đắng khi nào thì tốt?

Làm đẹp

06:46:24 06/07/2024
Theo các nghiên cứu, 3 hoạt chất: charatin, polypeptide-p và vicine trong mướp đắng có khả năng quản lý lượng đường trong m.áu hiệu quả. Chúng giúp tế bào tiếp nhận các phân tử đường cũng như tăng tiết insulin.

Bom tấn Zenless Zone Zero gây thất vọng

Mọt game

06:45:48 06/07/2024
Zenless Zone Zero, bom tấn gacha năm 2024 từ nhà phát triển HoYoverse đã chính thức ra mắt vào ngày 04/07 vừa qua và nhận về rất nhiều sự quan tâm từ cộng đồng game thủ.

Indonesia: Phát hiện bức tranh hang động 51.200 năm t.uổi

Lạ vui

06:44:51 06/07/2024
Trên trần của một hang động đá vôi trên đảo Sulawesi của Indonesia, các nhà khoa học đã phát hiện ra tác phẩm nghệ thuật mô tả ba hình người đang tương tác với một con lợn rừng.

Lâm Bình hỗ trợ gia đình nạn nhân bị tai nạn đuối nước

Tin nổi bật

06:33:57 06/07/2024
Ngày 5-7, lãnh đạo huyện Lâm Bình đã đến thăm hỏi, chia buồn, động viên và trao t.iền hỗ trợ cho gia đình có người thân t.ử v.ong do tai nạn đuối nước tại thôn Chẩu Quân, xã Bình An.