Cần minh bạch trong thuyên chuyển giáo viên

Theo dõi VGT trên

Năm nào cũng vậy, cuối tháng 3 và đầu tháng 4, sở GD&ĐT các địa phương lại ra thông báo tới đơn vị trực thuộc, hướng dẫn thuyên chuyển giáo viên từ trường này sang trường khác.

Nhưng do thiếu thông tin về tình hình nhân sự nơi chuyển đến, nên hằng năm luôn có hàng ngàn hồ sơ của giáo viên không được chuyển trường, gây sự lãng phí về t.iền bạc, mất thời gian cho các cấp lãnh đạo xét hồ sơ, và biết bao thất vọng của hàng ngàn giáo viên làm đơn thuyên chuyển.

Dư luận từ lâu đã nói nhiều về những “góc khuất” trong việc tuyển dụng, thuyên chuyển công tác trong ngành giáo dục. Hằng năm một số địa phương cứ thông báo tuyển dụng và hướng dẫn thuyên chuyển, nhưng có lẽ điều này mang tính hình thức trước dư luận nhiều hơn, người trong ngành ai cũng hiểu…

Gập ghềnh đường thuyên chuyển

Những năm qua, nhu cầu nhân lực ngành sư phạm trong cả nước nói chung và địa phương nơi chúng tôi công tác nói riêng đã chững lại, cung vượt quá cầu, hàng trăm sinh viên ra trường phải thi tuyển khó khăn, vượt qua nhiều vòng thi, nhiều cạnh tranh mới được tuyển dụng. Hầu như giáo viên nào cũng biết sự khó khăn khi bố trí nhân sự của ngành giáo dục.

Song, nhu cầu muốn thuyên chuyển lại quá cao, do nhiều giáo viên khi ra trường được bố trí phân công đến địa phương khác công tác, nay vì nhu cầu hợp thức hóa gia đình, điều kiện kinh tế, t.uổi tác cao…, nên họ làm hồ sơ thuyên chuyển và hi vọng sự may mắn đến với mình.

Cần minh bạch trong thuyên chuyển giáo viên - Hình 1

Cần minh bạch trong thuyên chuyển giáo viên hằng năm . Ảnh: T.uổi Trẻ.

Trong hướng dẫn thuyên chuyển, mục “Điều kiện thuyên chuyển”, sở hướng dẫn: “Đơn vị làm đơn chuyển đến phải có nhu cầu”. Rõ ràng đây là thử thách lớn cho giáo viên, bởi việc trường nào thiếu giáo viên, trường nào cần giáo viên môn nào, sở và phòng không công bố nên những giáo viên làm đơn thuyên chuyển không hề nắm được thông tin. Vì vậy, muốn biết trường nào có nhu cầu thì chắc chắn phải đi qua nhiều “đường vòng”!

Do đó, có những giáo viên hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn, công tác xa nhà mấy chục cây số đã làm hồ sơ liên tục đến cả chục năm mà vẫn không được chuyển, vì địa phương giáo viên cần đến lại “không có nhu cầu”. Như vậy năm nay, năm tới họ vẫn tiếp tục làm, nhưng ai dám chắc năm nào họ sẽ chuyển trường được?

Chính từ những khó khăn trong việc sắp xếp nhân sự của mỗi đơn vị, mỗi địa phương mà nhiều năm qua một số nơi đã phát sinh tiêu cực trong việc thuyên chuyển giáo viên.

Mặc dù trong hướng dẫn của sở là có rất nhiều thành phần ưu tiên để xét thuyên chuyển, nhưng có lẽ hướng dẫn cũng chỉ là… hướng dẫn mà thôi!

Nhiều giáo viên mặc dù công tác chưa được một năm (không nằm trong diện được thuyên chuyển), nhưng vì có mối quan hệ với “người này, người kia” nên được thuyên chuyển.

Trong khi có những giáo viên nữ lớn t.uổi, công tác xa nhà 40-50 km (phải đi lại trong ngày, vì đa số các trường không có nhà công vụ), hoặc giáo viên có hoàn cảnh rất khó khăn về kinh tế, con nhỏ… thì lại không được xét cho thuyên chuyển.

Nhiều giáo viên được thuyên chuyển đều “bật mí” là phải “chi phí” mới đi được!

Cần công bố rõ ràng nhu cầu tuyển dụng

Video đang HOT

Theo chúng tôi, để minh bạch thông tin, để việc xét thuyên chuyển một cách công tâm, khách quan, đúng luật trước dư luận, và cũng để giảm áp lực trước một lượng hồ sơ lớn hàng năm gửi về phòng và sở GD&ĐT, hai nơi này chỉ cần thống kê những trường có nhu cầu cần giáo viên và thông báo lên website của sở, để mọi giáo viên tham khảo và định hướng.

Nếu làm được như vậy, chúng ta sẽ có nhiều ưu điểm, đó là:

Thứ nhất, không làm mất thời gian và t.iền bạc của giáo viên muốn thuyên chuyển. Không gây nên sự dao động giữa đi và ở, để từ đó toàn tâm với đơn vị mà mình công tác.

Thứ hai là tạo tính chủ động cho các đơn vị sở tại sắp xếp nhân sự, quy hoạch cán bộ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên để nâng cao chất lượng giảng dạy.

Thứ ba là cán bộ tổ chức không phải chịu nhiều áp lực công việc. Đồng thời, hạn chế được những tiêu cực nảy sinh: người chưa đủ điều kiện thuyên chuyển vẫn được chuyển, người làm hồ sơ nhiều năm vẫn phải ở lại.

Trong công tác thuyên chuyển có những chuyện tưởng chừng đơn giản nhưng lại là sự lãng phí lớn cho giáo viên. Đó là khi làm hồ sơ phải ngược xuôi photo công chứng hộ khẩu (đối với người chuyển về các thành phố) và các loại văn bằng chứng chỉ khác.

Một bộ hồ sơ không nhiều t.iền, nhưng chi phí đi lại, t.iền bạc phát sinh lại nhiều. Chúng ta cứ thử nhân hàng ngàn hồ sơ xin thuyên chuyển thì rõ ràng mỗi năm ngành giáo dục lãng phí rất nhiều t.iền bạc và thời gian.

Đó là chưa kể các cấp lãnh đạo từ cơ sở trở lên phải triệu tập cán bộ cốt cán, các thành phần liên quan ngồi xét duyệt từng bộ hồ sơ của giáo viên thuyên chuyển…

Sự minh bạch thông tin về nhu cầu nhân sự trong quá trình thuyên chuyển là cần thiết, để từ đó giáo viên có nhu cầu thuyên chuyển làm hồ sơ và tránh phải tình trạng chờ đợi trong vô vọng…

Rất mong ngành giáo dục sẽ minh bạch thông tin sớm nhất, trước khi có thông báo việc thuyên chuyển giáo viên năm học 2016-2017, để tránh được những tiêu cực và lãng phí không cần thiết.

Theo Nguyễn Cao/Tuổi Trẻ

Nên để các trường 'tự đứng' bằng đôi chân mình

"Để tạo động lực đổi mới giáo dục Đại học, cách hiệu quả nhất là chỉ nên duy trì một số trường đại học công "tinh hoa", số còn lại nên cổ phần hóa".

TS Lê Đắc Sơn, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Đại Nam chia sẻ về câu chuyện giáo dục đầu Xuân-Bính Thân 2016.

Thi, tuyển sinh còn rối

Theo TS Sơn, trong hàng chục năm qua, Việt Nam vẫn loay hoay quanh chuyện tuyển sinh thế nào và qua mỗi kỳ đều đ.ánh giá "hoàn thành tốt". Thế nhưng, vấn đề nhiều người nhìn thấy là chất lượng đào tạo ĐH không đáp ứng được nhu cầu xã hội.

Nên để các trường tự đứng bằng đôi chân mình - Hình 1

TS Lê Đắc Sơn. Ảnh: T.iền Phong.

Thực tế, mỗi năm có khoảng 1,5 triệu thí sinh thi vào các trường ĐH, CĐ trong cả nước. Để lấp đầy chỉ tiêu đặt ra, các trường chủ động đưa ra số điểm đầu vào. Có trường lấy 28-29 điểm, nhưng có nơi chỉ 12-14 điểm. Với mục tiêu "lấp đầy" đó, liệu các trường có sàng lọc được chất lượng thí sinh? Điều này, những trường tốp trên có làm được, còn lại, kể cả trường công, lẫn tư đều cố hạ điểm để "lấp đầy" chỉ tiêu.

Do vậy, kỳ thi không phải là mấu chốt quyết định được chất lượng đào tạo ĐH. Còn nếu kỳ vọng điều đó, cứ quanh quẩn với việc thi cử chẳng khác gì đi đ.ánh địch mà đ.ánh vào "đồn không địch".

- Kỳ tuyển sinh vừa qua, có sự bất cập trong khâu nộp- rút hồ sơ ở các trường, có nơi rơi vào tình trạng như "ong vỡ tổ". Có trường hợp còn thuê cả xe cấp cứu để đi rút, nộp hồ sơ cho nhanh. Ông nhìn nhận thế nào về hiện tượng này?

"Nếu các vị hiệu trưởng thao thức, mất ngủ vì lo sinh viên trường mình tốt nghiệp xong thế nào? Có đáp ứng được nhu cầu xã hội không? Từ đó, có biện pháp đào tạo phù hợp hơn, sát thực tế hơn, tình hình thất nghiệp sẽ cải thiện hơn nhiều"

TS Lê Đắc Sơn

- Tôi cho rằng, giữa kỳ thi ĐH, CĐ và tốt nghiệp THPT có mục tiêu khác nhau. Việc thi chung, phải lồng ghép kiến thức làm sao cho vừa phù hợp để phân loại thí sinh có số điểm đỗ tốt nghiệp, rồi đỗ ĐH theo những mức khác nhau là rất rối. Dẫn tới, hiện tượng thí sinh nộp hồ sơ ồ ạt vào trường tốp trên, khi không đủ điểm đỗ, thí sinh, phụ huynh chạy đi, chạy lại rút hồ sơ nộp trường điểm thấp hơn. Điều này, vô tình đẩy các em vào việc học không đúng ngành nghề mình lựa chọn.

Kỳ thi THPT Quốc gia vừa rồi như một cuộc marathon. Hơn 1 triệu kết quả đạt, đủ tiêu chuẩn, rồi đổ dồn vào xét tuyển các trường. Khi trường tốp trên đã "no", lại "xóc đều" dồn xuống trường tốp dưới. Cuối cùng vẫn hơn 600.000 chỉ tiêu "sàng đi sàng lại" được cho vào đào tạo ĐH, CĐ. Do vậy, lấy kì thi là khâu đột phá là phương án rối, và khi thi xong, các nhà giáo dục lại lo đi gỡ rối.

Tôi vẫn nghiêng về cách làm như ở nước ngoài, nên tổ chức một kỳ thi kết thúc THPT riêng. Kỳ thi sau đó, giao cho các trường ĐH, CĐ chủ động tuyển sinh.

Nên để các trường tự đứng bằng đôi chân mình - Hình 2

Sinh viên trường ĐH được đào tạo theo các chương trình bám sát nhu cầu của nhà tuyển dụng. Ảnh: T.iền Phong.

"Thừa thầy thiếu thợ" đến bao giờ?

- Thưa ông, mới đây, Bộ LĐ-TB&XH công bố khoảng 225 nghìn cử nhân, kỹ sư ra trường không tìm được việc làm. Ông nghĩ gì về con số này, và nhìn nhận cách đào tạo trong các trường ĐH hiện nay?

- Để sinh viên ra trường, kể cả thạc sĩ, tiến sĩ kiếm được việc phù hợp ngay là không dễ. Ở đây, chưa nói đến chuyện tiêu cực, ở góc độ nhà tuyển dụng, họ chỉ tuyển người có năng lực, làm được việc chứ không phải tấm bằng. Như vậy, vấn đề then chốt nằm ở chỗ quy trình, công nghệ đào tạo, chứ không hẳn vì đầu vào tuyển sinh. Quy trình đào tạo phụ thuộc 3 nhân tố quyết định chất lượng.

Thứ nhất, bản thân người học phải xác định được học để cho chính mình. Hiện nay nhiều sinh viên lười học, ỷ lại gia đình, lo "chạy" điểm, thuê học hộ, thi hộ, rồi sao chép luận văn cốt có tấm bằng...Học như thế, khó có việc làm không có gì ngạc nhiên.

Thứ hai là quy trình, kết cấu nội dung chương trình đào tạo. Phần đông các trường ĐH ở nước ta chậm thay đổi, nặng về dạy hàn lâm với kiến thức xa rời thực tiễn...Thế nên, nhiều cử nhân, thạc sĩ "bằng đỏ", thậm chí thủ khoa cũng không thuyết phục được các nhà tuyển dụng.

Thứ ba là chất lượng đội ngũ giảng viên ĐH, phần đông còn yếu kiến thức thực tiễn, không có thời gian và tâm huyết xây dựng bài giảng hay vì thiếu động lực. Còn có tâm lý việc học là của trò, dạy của thầy...

Từ góc độ những nhà quản lý, nếu các vị hiệu trưởng thao thức, mất ngủ vì lo sinh viên trường mình tốt nghiệp xong thế nào? Có đáp ứng được nhu cầu xã hội không? Từ đó, có biện pháp đào tạo phù hợp hơn, sát thực tế hơn, tình hình thất nghiệp sẽ cải thiện hơn nhiều.

Và để tạo động lực đó, cách hiệu quả nhất là chỉ nên duy trì một số trường đại học công "tinh hoa", số còn lại nên cổ phần hóa, để các trường tự đứng bằng đôi chân của mình.

- Rõ ràng, chuyện "thừa thầy, thiếu thợ" cũ mà vẫn mới. Vậy theo ông, đâu là giải pháp để gỡ rối "nút thắt" này?

- Thực trạng buồn ở nước ta là "thiếu thợ". Nhiều người có tư tưởng, bằng mọi giá phải vào ĐH vì đây là con đường duy nhất để thành công, và nói không với học nghề. Thế nên, doanh nghiệp tìm một kỹ sư hay thạc sĩ rất dễ, nhưng kiếm một thợ bậc 7 là khó.

Để gỡ tình trạng trên, cần có chính sách rẽ hướng, phân luồng nguồn lao động ở các giai đoạn học tập. Cách phân luồng tốt nhất là dùng cơ chế tài chính, phân phối nguồn lực đầu tư theo từng cấp học để định hướng nghề nghiệp cho người trẻ.

Chẳng hạn, khi học xong cấp 2, Nhà nước có những chính sách khuyến khích các em học trung cấp nghề miễn phí, vừa cấp học bổng , chỗ ăn ở. Các em sẽ biết được khả năng, điều kiện của mình để lựa chọn. Rồi đến cấp 3, Nhà nước lại có những chính sách tương tự để học sinh có thể chọn học CĐ nghề, kiếm công việc phù hợp với bản thân. Khi lên học CĐ, ĐH, thạc sĩ, Nhà nước chỉ hỗ trợ những sinh viên, học viên xuất sắc, còn lại, phải tự túc kinh phí học tập.

Dạy và học gắn liền với thực tiễn

- Là người từng đi qua môi trường giáo dục, doanh nghiệp trong và ngoài nước, ông đã áp dụng về quy trình quản lý giáo dục thế nào, giúp sinh viên có thể tự tin kiếm việc làm khi tốt nghiệp?

- Các trường hiện nay đều xây dựng chuẩn đầu ra để đ.ánh giá năng lực sinh viên, đó là việc cần thiết, nhưng cách làm đang lúng túng. Theo tôi, việc đó tốt nhất để người trực tiếp sử dụng lao động đ.ánh giá.

Để giúp sinh viên ra trường có thể tự tin kiếm được làm, ở ĐH Đại Nam, chúng tôi mời những người tuyển dụng, doanh nghiệp về giảng dạy trực tiếp cho sinh viên, với những chuyên đề sát thực, trao đổi và định hướng cho sinh viên về công việc, tìm cơ hội việc làm.

So với các trường, có lẽ chúng tôi đang đi ngược. Nghĩa là, nhà trường liên kết cùng với doanh nghiệp, xem họ cần cái gì, sinh viên cần được đào tạo kỹ năng ra sao... Từ đó, chúng tôi xây dựng chương trình đào tạo, làm sao, trong quá trình học, sinh viên sẽ tiệm cận được yêu cầu của doanh nghiệp, và cơ hội có việc làm tại các doanh nghiệp đó sau khi ra trường sẽ rất cao.

Ở Việt Nam, số đông vẫn còn suy nghĩ, định kiến với trường tư, nhưng đó chỉ là cách nhìn kiểu truyền thống, không theo quy luật phát triển của giáo dục, của xã hội. Ở Mỹ, Nhật, Pháp, Anh... trường tư là hệ thống giáo dục cốt lõi và thu hút được nhiều học sinh giỏi. Vì vậy chúng tôi sẽ chứng minh cho xã hội thấy, bằng phương pháp đào tạo gắn liền với thực tiễn, sự nỗ lực của người học, trách nhiệm của thầy cô giảng dạy, sẽ cho "ra lò" những lứa sinh viên có kỹ năng, và biết việc để làm.

- Thưa ông, cách thức đào tạo là một nhẽ, nhưng động lực chính vẫn là sinh viên. Ông có lời khuyên gì đến họ?

- Đúng thế. Các em phải có tư duy học cho mình, còn thầy phải dạy kiến thức cập nhật của đời sống, phù hợp với ngành các em theo học. Hãy xác định học tập là nghiêm túc, chịu khó, ngoài học trên giảng đường, hãy học từ cuộc sống xung quanh, qua Internet... Đầu tư cho học tập không phải là bỏ một khoản t.iền để mua tấm bằng, mà đó là đầu tư cho tương lai, cho sự thành công của bản thân mỗi người.

Theo Nam Khánh - Quang Lộc/Tiền Phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Midu và Minh Đạt chính thức lộ diện, mẹ chồng có thái độ gây chú ý bên cạnh con dâu
18:08:23 29/06/2024
Vì sao dâu hào môn Midu chọn hoa cưới cầm tay có 1 loại dây leo quen thuộc trong vườn nhà?
19:07:36 29/06/2024
Vụ tông xe nghiêm trọng ở Vũng Tàu: Xác định danh tính, tạm giam nữ tài xế
15:12:14 29/06/2024
Mẹ ông Thích Minh Tuệ nhập viện sau nhiều lần bị làm phiền, em trai tuyên bố gắt
17:07:22 29/06/2024
Chồng Hằng Du Mục về Việt Nam 1 mình, đi chơi với gái xinh, vợ lủi thủi theo sau
17:27:27 29/06/2024
Lâm Canh Tân lấy lòng con trai Triệu Lệ Dĩnh, đối phương sắt đá cũng phải đổ gục
15:47:07 29/06/2024
CeCe Trương: Con gái Cẩm Vân - Khắc Triệu, từng bị tai nạn dập phổi, liệt tứ chi
18:20:30 29/06/2024
Harry Lu thông báo vắng mặt ngay trước giờ G lễ cưới Midu và chồng thiếu gia
15:14:23 29/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ù tai là bệnh gì, có đáng lo?

Sức khỏe

20:46:45 29/06/2024
Các hoạt động như hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn hoặc cafein, sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau hoặc kháng sinh có thể khiến hiện tượng ù tai trở nên trầm trọng hơn.

Do ghen tuông, đi c.hém nhiều người, một nạn nhân t.ử v.ong

Pháp luật

20:41:27 29/06/2024
Trưa cùng ngày, Dương nghi vợ mình có quan hệ bất chính với N.P.D (39 t.uổi, cùng trú tại phường Thái Thịnh) nên đã tìm và phát hiện vợ mình tại một nhà nghỉ ở TP Hải Dương.

Đám cưới Midu: Lan Ngọc bất ngờ lộ diện, Mai Phương Thúy hối hả, vợ chồng Trường Giang và nửa showbiz tề tựu

Sao việt

20:37:23 29/06/2024
Trường Giang, Lan Khuê, Lan Ngọc và dàn sao Việt cùng đổ bộ đến siêu đám cưới hào môn của Midu và thiếu gia Minh Đạt.

Belarus bổ sung hệ thống phòng không ở biên giới với Ukraine

Thế giới

20:26:10 29/06/2024
Trước đó cùng ngày, Bộ Quốc phòng Belarus tuyên bố sở hữu thông tin chứng minh Ukraine đã chuyển dịch binh sĩ, vũ khí và thiết bị quân sự đến khu vực Zhytomyr giáp với Belarus. Ukraine chưa phản hồi về thông tin này.

Nhật Kim Anh muốn giàu sang... trên màn ảnh

Tv show

20:17:45 29/06/2024
Nữ diễn viên, ca sĩ Nhật Kim Anh cho biết đã đóng nhiều vai diễn đau khổ, bị h.ành h.ạ trên màn ảnh nên cô muốn được đóng vai doanh nhân giàu sang, phú quý.

Tài xế t.ử v.ong trong cabin sau tai nạn liên hoàn trên quốc lộ 13

Tin nổi bật

20:14:27 29/06/2024
Vụ tai nạn liên hoàn giữa xe tải, ô tô du lịch và xe đầu kéo xảy ra trên quốc lộ 13 (Bình Dương) khiến 2 phương tiện hư hỏng nặng, nam tài xế xe tải t.ử v.ong trong cabin.

Phim có Tuấn Trần rời rạp sau 3 tuần, thua lỗ bao nhiêu?

Hậu trường phim

20:05:56 29/06/2024
Ngày 28/6, theo ghi nhận trên Box Office Vietnam (trang thống kê độc lập), phim điện ảnh Móng vuốt không còn suất chiếu.

Tử vi hôm nay Chủ Nhật ngày 30/6/2024 của 12 cung hoàng đạo: Xử Nữ cẩn thận camera chạy bằng cơm, Bảo Bình được cấp trên khen ngợi

Trắc nghiệm

20:03:54 29/06/2024
Xem tử vi hằng ngày 12 cung hoàng đạo để biết về tình yêu, công việc và may mắn của Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên Bình, Bọ Cạp, Nhân Mã, Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư chi tiết nhất.

Ekip Lisa (BLACKPINK) thiếu chuyên nghiệp trước thềm ra mắt MV "ROCKSTAR", dân tình khuyên nên đổi team kĩ thuật

Nhạc quốc tế

19:59:52 29/06/2024
Sáng ngày 28/6 (giờ Việt Nam), Lisa (BLACKPINK) đã chính thức trở lại với sản phẩm âm nhạc solo mang tên ROCKSTAR . Đây là sự kiện được cộng đồng fan của cô nàng trên toàn thế giới háo hức chờ đợi.

Người đẹp Mặc Vũ Vân Gian cả gan công khai hạ bệ Lưu Diệc Phi là ai?

Sao châu á

19:57:23 29/06/2024
Tài năng nhưng sự nghiệp nghệ thuật của Lý Mộng mãi lận đận cũng vì nữ diễn viên liên tục dính phốt thái độ, làm việc thiếu chuyên nghiệp

Phim cổ trang mới chiếu đã bị chê tan nát, khán giả đòi bỏ xem vì nam nữ chính như "trẻ con tập làm người lớn"

Phim châu á

19:52:08 29/06/2024
Trang 163 đưa tin bộ phim truyền hình cổ trang Độ Hoa Niên đã ra mắt được 3 ngày nhưng thành tích không như kỳ vọng.