Cán bộ phá rừng để… trồng rừng?

Theo dõi VGT trên

Khu rừng nguyên sinh bỗng chốc trở thành đất trống, đồi trọc, cây ngắn hạn bởi công cuộc chặt rừng nguyên sinh để… trồng rừng tái sinh.

Cán bộ xã “phát” rừng, cán bộ huyện “không cho dân phát biểu”?

Mang theo nhiều nỗi bức xúc, người dân và trưởng thôn Ba, xã Mông Hóa, Kỳ Sơn, bà Nguyễn Thị Thìn không chỉ cung cấp cho đoàn công tác rất nhiều tài liệu, thông tin về “kỳ án” phá rừng đầu nguồn để… trồng rừng tại địa phương, mà người dân còn lặn lội đưa đoàn công tác đi vào sâu trong rừng để chứng kiến tận mắt một vùng rừng nguyên sinh đã bị biến thành đường đất đỏ và những quả đồi trọc trơ như thế nào.

Theo bà Thìn, sự việc phá rừng đầu nguồn Suối Kẻ thuộc địa phận hai xã Dân Hạ và Mông Hóa, Kỳ Sơn diễn ra đã nhiều năm. Không chỉ là rừng phòng hộ mà Suối Kẻ còn là nguồn cung cấp nước chính cho hai xã này nên người dân ý thức “hết sức giữ gìn”

Nhưng bắt đầu từ 2000, UBND Tỉnh Hòa Bình quyết định giao rừng và đất lâm nghiệp cho Công ty lâm nghiệp Hòa Bình khai thác với diện tích là 17,594 ha. Từ năm 2008, Công ty lâm nghiệp Hòa Bình ký hợp đồng trồng rừng bằng nguồn vốn hỗ trợ sản xuất cho ông Nguyễn Văn Thiên, ông Mai Trọng Ánh xóm Bằm, xã Dân Hạ tổng cộng 29,7 ha rừng để trồng rừng.

Kết quả trồng rừng của hai ông này là sau một thời gian ngắn đã biến cả một vùng rừng nguyên sinh lớn thành đồi trọc và đồi keo thu hoạch ngắn. Người dân trong xã hết sức bức xúc đã nhiều cần kiến nghị lên chính quyền đề nghị ngăn chặn và giải quyết dứt điểm sự việc.

Cán bộ phá rừng để... trồng rừng? - Hình 1

Kết quả của việc “trồng rừng” ngay bên ngoài, Ảnh: Hoàng Hường

Giữa năm 2008, Hạt kiểm lâm Kỳ Sơn đã làm việc và ra văn bản đình chỉ việc “phát” rừng đối với ông Thiên và ông Ánh. Ngày 19/12/2008 thanh tra huyện Kỳ Sơn tiếp tục kiến nghị Hạt kiểm lâm Kỳ Sơn ngăn chặn và xử phạt nghiêm các hành vi đốt, phá rừng.. và đốt gỗ rừng lấy than ở khu vực Suối Kẻ. Tuy nhiên có vẻ như các văn bản này không phát huy được hiệu lực. Rừng vẫn tiếp tục bị “phát” với diện tích rộng hơn.

“Noi gương” hai người đi trước, ông Đinh Văn Thiệp, xóm Ba, xã Mông Hóa, và ông Đinh Quang Kỳ, Phó Chủ tịch HĐND xã Mông Hóa tiếp tục “phát” rừng trồng mới.

Năm 2009, UBND huyện Kỳ Sơn kết luận sự việc người dân tố cáo là đúng. Riêng trường hợp ông Đinh Quang Kỳ, huyện Kỳ Sơn kết luận “không đúng” vì “chỉ có vợ ông Kỳ tham gia chứ bản thân ông Kỳ không trực tiếp phá rừng”. Ông Kỳ không vi phạm Luật Đất đai nhưng vi phạm Luật Khiếu nại tố cáo vì “yêu cầu Đoàn (thanh tra) phải cung cấp đơn tố cáo, ai tố cáo ông”.

Huyện Kỳ Sơn yêu cầu Phòng Tài nguyên – Môi trường lập hồ sơ trao trả toàn bộ diện tích đất rừng Suối Kẻ về Tỉnh Hòa Bình quản lý, ngừng mọi hoạt động khai thác, phá rừng kiểm điểm Đảng với những cá nhân tham gia phá rừng (cả 4 người bị tố cáo đều là Đảng viên) kiểm điểm trách nhiệm cá nhân cán bộ kiểm lâm viên…vv..

Video đang HOT

Nhưng… rừng vẫn bị phá!

Cán bộ phá rừng để... trồng rừng? - Hình 2

Được tin là các cây đa đều có ma, nên cây này may mắn chưa bị “phát”.

Đến ngày 7/12/2012, phóng viên cùng đoàn tham vấn được người dân đưa vào nơi (vốn là) khu rừng đầu nguồn, nay là rừng keo tai tượng, hoặc là đồi trọc cùng đất đỏ. Người dân cho biết, trong suốt tuần đó, cụ thể sáng hôm 7/12 có nhóm khoảng 20 người tiếp tục “phát” rừng (phát ở đây được hiểu là từ địa phương dùng phát nương rẫy, nhưng trong trường hợp này, đối tượng được phát có cả những cây nguyên sinh có đường kính vài chục đến hàng trăm cm, thậm chí để nhanh hơn người ta đốt luôn cả đồi).

Ngay từ bên ngoài bìa rừng, người viết đã có thể cảm nhận rõ nét kết quả “trồng rừng” ở đây bằng những con đường đất đỏ được san ủi để ô tô, công nông có thể đi vào. Dọc đường đi, những khúc gỗ chưa được chuyển đi vứt lăn lóc.

Nhiều thửa ruộng ngay bìa rừng bị bỏ hoang khô cháy vì rừng trơ trụi không còn cung cấp nước được nữa. Chưa dừng lại đó, trâu bò của người dân địa phương được chăn thả trong khu rừng đã bị những nhóm “phát” rừng cho uống thuốc mê và c.hém c.hết lấy thịt bán. Trong 2 năm, người dân xóm Ba đã bị mất 8 con trâu bằng hình thức này.

Bà Thìn cho biết, một trong những khe hở chính của việc phá rừng ngang nhiên này là vùng rừng Gốc Đa – Suối Kẻ nằm giữa ranh giới hai xã Dân Hạ và Mông Hoá nên khi người dân Mông Hoá cùng lên tiếng phản đối và ngăn chặn thì các đối tượng phản ứng: dân Mông Hoá không có quyền vì đây là đất Dân Hạ, và ngược lại.

Cán bộ phá rừng để... trồng rừng? - Hình 3

Kết quả trồng rừng là đường đi được san ủi để cho ô tô chở cưa máy vào, gỗ đi ra

Nhưng thật kỳ lạ, nếu người dân “không có quyền”, chẳng nhẽ chính quyền cũng không có nốt?

Một người dân, anh Đinh Văn Bình, người dân xóm Ba cho biết anh đã gửi đơn kiến nghị lên ông Chủ tịch tỉnh Hòa Bình tiếp tục hỏi về những khiếu nại của người dân về vụ phá rừng lại tiếp diễn. Anh Bình cũng cho biết thêm đã có một đoàn kiểm tra quy hoạch của tỉnh và huyện Kỳ Sơn về làm việc với dân.

Nhưng cuộc họp này “đã không có kết quả” Theo anh Bình, là vì “ông Khang chủ tọa cuộc họp (ông Khang, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Kỳ Sơn – PV) nói dân không phải phát biểu vì thời gian các ông có hạn không cho phép kéo dài. Sau đó ông phát biểu một hồi để dân nghe rồi ông xin phép dân không còn thời gian lắng nghe ý kiến của dân nữa, rồi ông rủ các ông cán bộ về huyện còn nhiều việc”

“Đau xót lắm các anh chị ạ, nhìn thấy người ta ào ào lên rừng đ.ốt p.há, rừng teo tóp hàng ngày mà không làm gì được. Thậm chí chúng tôi phản ứng còn bị họ doạ nạt, thách thức. Người dân chúng tôi bất lực. Chẳng nhẽ đến cả Tỉnh, cả Trung ương cũng không ngăn chặn được sao?”, bà Thìn trăn trở.

Theo Dantri

Rừng thiêng bản Cậy

Dân làng thờ thần rừng, chủ rừng trong những ngôi đền thiêng giữa rừng. Đền thiêng lẳng lặng nằm dưới tán rừng già, sẵn sàng trừng phạt kẻ nào thiếu lễ nghĩa với rừng, với luật tục của làng. Rừng thiêng là nỗi sợ hãi của người Nùng bản Cậy.

Thần rừng trừng phạt

Thầy cúng Vương Hữu Chương nhìn chúng tôi cất lời buồn bã: "Năm trước, Vàng Pồ Hiên làm thầy cúng rừng đã trót ăn thịt chó, thần rừng phát hiện đã phạt làm cho Pồ Hiên hóa dại".

Ở bản Cậy, người thầy cúng khi vào lễ thần rừng phải mặc trang phục truyền thống của người Nùng. Đêm trước khi làm lễ, thầy cúng phải tắm bằng nước lá bưởi và giữ cho mình chay tịnh, nhất là không được ăn thịt chó trong vòng ba ngày.

Trưởng thôn Hoàng Tiến Sỹ, người từ đầu đã can ngăn chúng tôi không nên đòi đến thăm rừng thiêng, trầm ngâm nhớ lại: "Năm nào không cúng thần thì sâu bọ sẽ phá hoại hết mùa màng". Vài năm trước, mưa lớn khắp vùng, đồi núi bị mưa xói, cây cối như cành củi cuốn tròn theo dòng lũ lớn. Đồi núi trơ ra đất đỏ như con người để hở hết da thịt. Nhìn mà xót xa, đau đớn. Khi ấy dân bản đói kém, không làm lễ cúng thần rừng, đến khi vào vụ, sâu bọ không rõ ở đâu kéo về phá hoại hết. Từ đó trở đi, dù được mùa hay đói kém, dân bản vẫn bảo nhau đến dịp thì vào rừng làm lễ cúng thần.

Rừng thiêng bản Cậy - Hình 1

Lối vào đền thiêng - Ảnh: Vũ Thủy

Khi chúng tôi đề nghị vào thăm rừng ma, anh Tiến Sỹ, trưởng thôn bản Cậy, xua tay lắc đầu quầy quậy: "Không phải ngày cúng thì không được phép vào rừng đâu". Chỉ đến khi thầy cúng hứa sẽ đi theo cúng xin phép thần linh mở cửa rừng đón chúng tôi, anh mới dám dẫn đường cho chúng tôi vào đền. Con đường mòn tuyệt nhiên không thấy dấu chân hay bóng dáng con người, chỉ có tiếng chim rừng lảnh lót. Đi chừng vài trăm mét thấy một gốc cây to, theo chân trưởng bản chúng tôi tiếp tục vạch lá, đi xuyên qua những rễ cây già rêu mọc chừng thấm mệt mới thấy ngôi đền thiêng hiện ra.

Đền được xây cất trên một mảnh đất bằng phẳng, trước đây là một ngôi nhà trình tường bằng đất nện, lợp mái tranh nhưng nay được xây lại và lợp ngói kiên cố hơn. Bên trong đền đặt một dãy bàn dài, ở trên là sáu bát hương lớn. Thầy cúng già mắt đã mờ nhưng đôi chân thoăn thoắt đã đứng đợi sẵn. Ông chăm chú đốt lửa châm bó nhang đen ngoài cửa đền rồi dẫn chúng tôi vào. Ông lầm rầm khấn vái. Tôi chẳng hiểu ông nói gì chỉ nghe loáng thoáng mấy từ "thanh niên miền Nam".

Thầy cúng xin phép thần rừng xong xuôi mới yên tâm kể cho chúng tôi nghe về tục lệ cúng rừng. Lễ cúng thần rừng diễn ra vào tháng 2 và tháng 6 hằng năm, cúng tháng 2 được coi như lễ khởi đầu năm mới, khởi đầu mùa vụ mới. Cúng thần dịp này là mong thần linh phù hộ cho mùa màng tốt tươi, dân làng có hạt thóc, hạt ngô, quả bầu, quả bí làm cái ăn, cái giống. Còn cúng tháng 6 là lễ cúng kết thúc mùa vụ, như một cách tạ ơn thần rừng đã bảo vệ mùa màng, đã cho ngô, cho thóc để dân bản ấm no.

Cứ ba năm lại có một lễ cúng lớn. Lễ vật đem tế cho thần rừng là một con trâu, một con lợn và bốn con gà. Lễ cúng này thì tất cả mọi người trong bản sẽ tụ tập lại quanh đền, cùng mổ trâu, mổ lợn, gà để dâng cúng thần, rồi sau đó cùng nhau ăn uống linh đình, chúc tụng nhau cho tới khi trời tối. Kết thúc lễ lớn, mọi người lục tục kéo nhau về nhà, nhưng không ai được phép mang bất cứ thứ gì thừa ra khỏi rừng, đồ ăn không hết sẽ để lại ngay tại rừng, nếu không sẽ bị thần rừng trừng phạt.

Câu nói "rừng trừng phạt" được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong câu chuyện của thầy cúng già. Nhưng với trưởng thôn Tiến Sỹ thì "nhờ ngôi đền thiêng mà cây rừng không bị chặt phá". Bởi người Nùng bản Cậy tin rằng rừng là nơi các vị thần trú ngụ, dân không được phép vào rừng chặt phá. Nhà ai trót dại vào rừng bẻ cành măng, ngọn trúc thì bị thần rừng phạt, dân bản phát hiện phải nộp thóc, góp gạo cho làng để làm lễ cúng thần. "Hầu như chưa có trường hợp chặt phá cây rừng nào xảy ra ở bản cả" - trưởng thôn đứng giữa rừng già tự hào khẳng định lại với chúng tôi.

Nguồn cội đền thiêng

Nhà già bản Vàng Pồ Thiền nằm vắt ngang một vạt đồi xanh mướt. Cây mận, cây đào lúc lỉu quả ở chái nhà chào đón khách. Pồ Thiền đã 94 t.uổi nhưng đôi chân chưa biết mỏi. Trưởng thôn kể: Pồ Thiền vẫn thường đi bộ gần 10km đường rừng xuống chợ Su Phì mua quả dưa, con cá đãi con cháu mỗi khi có dịp. Tiếng chó sủa váng cả mấy quả đồi, Pồ Thiền từ trong mùng lục tục bước ra thềm ngó người lạ. Đôi tai cụ đã hỏng, nghe câu được câu không, tiếng Kinh không sõi, trưởng thôn Hoàng Tiến Sỹ trở thành người phiên dịch bất đắc dĩ cho chúng tôi.

Rừng thiêng bản Cậy - Hình 2

Thầy cúng Vương Hữu Chương thắp hương trong ngôi đền tối tăm - Ảnh: Vũ Thủy

Từ trong trí nhớ mờ mịt của mình cụ kể chuyện như suối chảy: Tục cúng thần rừng bắt nguồn từ một chàng thanh niên vạm vỡ mang tên Vàng Pồ Tưởng. Pồ Tưởng là người dân bản, ngay từ khi Pồ Thiền mới chập chững, Pồ Tưởng đã là chàng thanh niên mới lớn; Pồ Tưởng tướng vạm vỡ, dẻo dai như cây mây, cây gai trong rừng.

Dân làng chăm chỉ khai nương, mở đất mà mùa màng vẫn bị sâu bọ phá hoại, bà con không có miếng ăn vào bụng. Nghe người ta kể ở bên kia ngọn núi mang tên Hoàng Dìn Thùng có vị thần rừng thiêng liêng bảo vệ mùa màng quanh năm, Pồ Tưởng quyết men theo rừng rậm, leo ngược về phía ngọn núi ấy để rước linh hồn thần rừng về phù hộ dân làng.

Sau khi lấy được hồn thần về, Pồ Tưởng định lập đền thờ ở con dốc nhỏ giữa thôn để cúng thần. Để làm lễ cúng thần, Pồ Tưởng đi bắt một con trâu to về làm thịt. Nhưng dắt mãi con trâu không chịu đi đến chân dốc, rồi bỗng dưng dây thừng tuột mũi, con trâu chạy liền một mạch vào giữa rừng sâu nằm xuống ở một bãi đất trống bằng phẳng, cây cối bao bọc xung quanh. Pồ Tưởng thấy vậy nghĩ rằng nơi con trâu nằm chính là nơi thần rừng muốn dựng đền để thờ phụng. Ngay lập tức, Pồ Tưởng cho lập đền thờ thần rừng chỗ con trâu to đã nằm.

Từ đó đến nay, đã hơn 100 năm tồn tại, mặc cho thời gian trầm tích, chiến tranh tàn phá, ngôi đền thiêng và khu rừng già ở bản Cậy vẫn sừng sững, quanh năm bảo vệ mùa màng. Và những cánh rừng ở đây cũng mãi trường tồn, như tấm lưng to bằng vách núi cho người Nùng dựa dẫm muôn đời.

Từ đó, những mong ước về sự sung túc cũng như những chuyện trừng phạt của thần rừng bắt đầu hình thành và lan ra từ ngôi đền thiêng. Đền thiêng đang bảo vệ cho sự tồn tại đơn độc của những người Nùng giữa núi này bằng sức mạnh của những câu chuyện ẩn giấu bên trong nó và tình yêu của người làng dành cho những ngày lễ lạt quen thuộc.

Chúng tôi rời bản Cậy khi sương mù chen kín trên những ngọn thông. Rừng ở đây bình yên quá, như chưa bao giờ phải sống trong cơn sợ hãi tuyệt vọng bởi những nhát cưa của lâm tặc hoành hành. Đền thiêng vẫn sẽ tiếp tục làm nhiệm vụ gìn giữ cánh rừng bản Cậy này.

Theo 24h

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Khách bị ngộ độc, đi cấp cứu sau khi ăn tại nhà hàng buffet có tiếng ở Hà Nội
19:23:08 04/07/2024
Cha ôm con 1 t.uổi nhảy cầu Cửa Đại mất tích
11:15:58 05/07/2024
2 vợ chồng bị chó dại cắn rồi làm thịt chó ăn, người vợ t.ử v.ong
19:31:02 04/07/2024
Máy bay móp cánh vì đ.âm trúng cột đèn chiếu sáng sân bay Tân Sơn Nhất
20:14:33 04/07/2024
Bình Thuận: Xe lu cán một công nhân t.ử v.ong trên công trường
19:11:35 04/07/2024
Vụ hơn 100 công nhân ngộ độc: Món cá kho có hàm lượng histamin quá cao
19:27:39 04/07/2024
Cháy nhà 5 tầng trong ngõ nhỏ ở Hà Nội
22:25:23 04/07/2024
Xuyên đêm dập tắt đám cháy lớn tại Công ty Cổ phần nhựa và bao bì Vĩnh Phúc
07:25:36 05/07/2024

Tin đang nóng

Rần rần clip Nam Thư bị tát 50 cái vì tội giật chồng, chia sẻ của "kiều nữ làng hài" mới là điều bất ngờ
21:47:49 05/07/2024
Một Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam cưới gấp để "chạy bầu"?
20:05:20 05/07/2024
Phì cười với biểu cảm hài hước của cặp sinh đôi nhà Phương Oanh, ai cũng bình luận: Sao y bản chính bố Bình
20:01:15 05/07/2024
Lâm Tâm Như hé lộ tình trạng Trần Nghiên Hy - Trần Hiểu, vô tình làm lộ bằng chứng cặp sao đổ vỡ?
19:38:18 05/07/2024
NS Thảo Nguyên vừa qua đời: Làm bảo vệ bán bánh mì, nằm liệt giường 10 mấy tháng
21:52:37 05/07/2024
Baifern Pimchanok có chia sẻ đầu tiên sau khi Nine Naphat tuyên bố chia tay, trạng thái tinh thần ra sao?
23:53:48 05/07/2024
'Kiều nữ làng hài' Nam Thư: U40 vẫn lẻ bóng, từng lỡ dở với diễn viên 'L.ật m.ặt'
21:15:40 05/07/2024
6 dấu hiệu lạ của Baifern - Nine Naphat trước khi "toang": Đàng trai vương vấn, đàng gái lại dứt khoát bất ngờ
22:31:49 05/07/2024

Tin mới nhất

Tước giấy phép lái xe tài xế bật đèn siêu sáng trên ô tô bán tải ở TPHCM

21:47:45 05/07/2024
Ngày 5/7, Đội CSGT - Trật tự, Công an quận 4, TPHCM đã mời làm việc và lập biên bản xử phạt hành chính đối với ông P.T.T. (39 t.uổi, quê Đắk Lắk) về lỗi vi phạm hành chính Điều khiển ô tô lắp thêm đèn phía sau xe .

Mô tô nước phát nổ khi đang phục vụ du khách trên biển Cô Tô

18:27:39 05/07/2024
Ngày 5/7, thông tin từ UBND huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) cho biết, cơ quan chức năng địa phương đang phối hợp vào cuộc xác minh, làm rõ vụ việc 1 chiếc mô tô nước phát nổ khi đang phục vụ khách du lịch trên vùng biển địa phương.

Vụ máy bay móp cánh khi đ.âm trụ đèn ở Tân Sơn Nhất, đơn vị quản lý bay nói gì?

07:37:17 05/07/2024
Trao đổi với PV VietNamNet chiều nay, đại diện Tổng công ty quản lý bay Việt Nam cho hay: trong sự cố máy bay Eva Air móp cánh, phía kiểm soát không lưu đã kiểm tra quy trình cấp huấn lệnh cho tàu bay đi (tại điểm chờ).

TP Hồ Chí Minh: Mưa lớn, hầm chui trước Bến xe Miền Đông mới 'thất thủ'

07:29:51 05/07/2024
Đến 20 giờ cùng ngày, hầm chui vẫn ngập nước lênh láng. Đây không phải là lần đầu hầm chui này bị ngập. Trước đó, hầm chui này đã từng 2 lần bị ngập khi có mưa lớn, lần gần đây nhất là vào chiều ngày 7/5/2024.

Kiểm tra hiện trường, điều tra nguyên nhân nước đổi màu, cá c.hết trên sông Nậm Huống

07:27:52 05/07/2024
Còn theo ông Hà Đăng Ninh, xóm Chăm Hiêng, xã Châu Thành, huyện Quỳ Hợp: Nếu quan sát kỹ bên dưới đáy sông sẽ thấy có kết tủa màu vàng đục.

Đắk Nông ghi nhận ca t.ử v.ong đầu tiên do sốt xuất huyết

19:33:56 04/07/2024
Do bệnh tình diễn tiến nặng, bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông. Tuy nhiên, sau 4 ngày điều trị tại đây, bệnh nhân đã t.ử v.ong.

Bến Tre: Xây dựng bờ bao chống ngập gây sạt lở, thiệt hại cho người dân

14:59:07 04/07/2024
Chủ đầu tư dự án cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân, chủ đầu tư cùng đơn vị thi công đã tiếp xúc với các hộ bị ảnh hưởng với tinh thần cầu thị để tìm hướng giải quyết.

Các địa phương triển khai kịp thời công tác ứng phó với mưa lớn

13:37:57 04/07/2024
Để chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở, tránh thiệt hại cho nhân dân, UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ tập trung ứng phó với thiên tai.

Hà Giang: Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lớn gây ngập úng cục bộ

13:33:54 04/07/2024
Đồng thời rà soát lại các vị trí xung yếu, các điểm có nguy cơ sạt lở để chủ động các biện pháp sơ tán người dân đến các khu vực an toàn khi có lũ lụt xảy ra; bố trí lực lượng trực 24/24 giờ tại các khu vực ngập úng, sạt lở để cảnh báo ...

Bắc Kạn chủ động ứng phó với đợt mưa lớn

11:41:26 04/07/2024
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Công an tỉnh chủ động chỉ đạo các lực lượng đóng trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ địa phương triển khai công tác ứng phó; khắc phục hậu quả mưa lũ theo quy định.

Cháy 2.000 m2 nhà xưởng cho thuê tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên

11:38:52 04/07/2024
Đến 23 giờ 10 phút, đám cháy đã cơ bản được khống chế. Hiện, lực lượng phòng cháy, chữa cháy đang dồn toàn lực để dập tắt hoàn toàn vụ cháy.

Miền Bắc có nơi mưa lớn gần 500mm, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất

19:17:05 03/07/2024
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với vùng áp thấp nóng phía Tây, từ chiều qua (2/7) đến chiều nay (3/7), mưa lớn đã bao phủ nhiều khu vực ở miền Bắc.

Có thể bạn quan tâm

Nghiên cứu mới hé lộ khả năng bất ngờ của hà mã

Lạ vui

01:02:31 06/07/2024
Hà mã nổi tiếng với thân hình to lớn (có thể nặng tới 2 tấn), song vẫn có khả năng phi nước rút ấn tượng trong những trường hợp khẩn cấp. Phát hiện này vừa được công bố trong nghiên cứu đăng trên tạp chí PeerJ.

Bóc giá tủ đồ của Lisa trong MV Rockstar

Phong cách sao

01:01:35 06/07/2024
Ra MV comeback solo mang tên Rockstar, Lisa lột xác với tạo hình vô cùng cá tính. Khán giả dành cho cô nàng lời khen ngợi không chỉ bởi tài năng âm nhạc mà còn nằm ở vẻ ngoài đầy ma mị của người đẹp gốc xứ Thái.

Uống nước ấm vào sáng sớm có tác dụng gì?

Sức khỏe

00:29:57 06/07/2024
Tuy nhiên, liệu thói quen này có thực sự mang lại những lợi ích sức khỏe như nhiều người vẫn tin hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nam Thư từng bị chỉ trích vì hành động ôm ấp sát rạt một sao nam có vợ

Sao việt

23:52:11 05/07/2024
Diễn viên Nam Thư từng nhận về những bình luận tiêu cực khi có hành động thân thiết với một sao nam đã có gia đình.

Lộ bằng chứng nữ TikToker nổi tiếng có hành động "đi quá giới hạn" dù mới lên xe hoa?

Netizen

23:27:16 05/07/2024
Sau thời gian yên ắng hậu đường ai nấy đi , cặp đôi S và D bất ngờ trở thành chủ đề bàn luận của cộng đồng mạng.

Thánh nữ cosplay quay lại nghiệp cũ, fan nam vẫn đắm đuối như thuở nào

Cosplay

23:21:29 05/07/2024
Sau thời gian tập trung cho gia đình và dự án cá nhân, nữ coser nức tiếng quay lại sân chơi với những màn biến hình ấn tượng.

Không nhiều lời thoại, "Vùng Đất Câm Lặng: Ngày Một" vẫn âm thầm phá đảo phòng vé

Phim âu mỹ

23:15:58 05/07/2024
Ngay từ khi ra mắt, những lời khen ngợi dành cho VÙNG ĐẤT CÂM LẶNG: NGÀY MỘT (tựa gốc: A QUIET PLACE: DAY ONE) đã được minh chứng bằng màn trình diễn tại phòng vé.

Chuyện tình ngọt ngào của Nine Naphat - Baifern Pimchanok trước khi chia tay

Sao châu á

23:10:48 05/07/2024
Từ bạn diễn ăn ý, Nine Naphat - Baifern Pimchanok trở thành đôi tình nhân được săn đón hàng đầu Thái Lan. Chuyện tình ngọt ngào của họ từng đốn tim bao khán giả trước khi cả hai chia tay trong tiếc nuối.

Phương Oanh sau sinh có làn da sáng, khỏe mạnh nhờ một cách chăm sóc đáng tham khảo

Làm đẹp

23:05:28 05/07/2024
Phương Oanh sau sinh không chỉ giảm cân thành công, cô còn sở hữu làn da sáng, khỏe mạnh nhờ biết cách chăm sóc.

'Bản sao NSND Thu Hiền' khiến Đại Nghĩa 'xấu hổ' nhớ chuyện cũ

Tv show

23:04:57 05/07/2024
Phần trình diễn của thí sinh Phạm Dương Gia Hân trên sân khấu Biến hóa bất ngờ khiến MC Đại Nghĩa nhớ lại màn hóa thân thành NSND Thu Hiền của mình.

Khlóe Kardashian bị chỉ trích vì để con gái 6 t.uổi trang điểm quá đậm

Sao âu mỹ

23:01:20 05/07/2024
Dù bị khán giả la ó khi để con gái 6 t.uổi - True trang điểm lòe loẹt trong buổi biểu diễn khiêu vũ gần đây nhưng Khlóe Kardashian không hề quan tâm.