Cam Ranh và SubicSự khác biệt tạo vị thế Việt Nam

Theo dõi VGT trên

Vai trò vị trí quan trọng của Cam Ranh (Việt Nam) và Subic (Philippines) trên Biển Đông tuy có thể là giống nhau, nhưng sách lược sử dụng nó đã tạo ra sự khác biệt Việt Nam và Philippines.

Chẳng cần phải nói rõ vị trí, tầm quan trọng của Cam Ranh và Subic trên Biển Đông làm gì, vì ai cũng hiểu. Chỉ biết rằng, Cam Ranh và Subic đã từng đối đầu nhau trong cuộc chiến tranh lạnh. Khi đó Liên Xô và Việt Nam là liên minh quân sự với nhau và Liên Xô lấy Cam Ranh làm căn cứ, còn Mỹ thì liên minh quân sự với Philippines và lấy Subic làm căn cứ.

Thời thế đổi thay, Cam Ranh và Subic không còn là căn cứ quân sự của nước ngoài nào nhưng trước sự trỗi dậy của Trung Quốc kéo theo tình hình tranh chấp căng thẳng trên Biển Đông, một lần nữa, Cam Ram Ranh, Subic lại được sự quan tâm lớn của giới quân sự, ngoại giao và của các bên liên quan.

Tại sao Philippines “không còn gì để mất” với Trung Quốc?

Tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines xảy ra quyết liệt khi bãi cạn Scarborough bị Trung Quốc dùng tàu cá có hộ tống của tàu Hải giám chiếm đoạt và bãi Cỏ May (một trong 9 đảo của quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Philippines đang chiếm) đang bị Trung Quốc lăm le chiếm nốt khi tuyên bố chủ quyền ngang ngược.

Thực tế thì đã có vài lần Philippines đàm phán “song phương” với Trung Quốc nhưng ở vào thời điểm thế lực của Hải quân quá yếu trong khi tham vọng của Trung Quốc quá lớn, không thể kiềm chế, thì đàm phán trong vị thế đó làm sao thành công cho Philippines.

Rốt cuộc, khi Philippines đã thấm hiểu được “ý chí” của Trung Quốc thì cái giá phải trả là mất bãi cạn Scarborough. Và, cho đến giờ, phải chăng giữa Trung Quốc và Philippines thì “không còn gì để nói với nhau”, “các biện pháp ngoại giao đã cạn” trong tranh chấp chủ quyền trên biển?

Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế vì vi phạm UNCLOS với cái gọi là “đường lưỡi bò”; Philippines tăng cường sức mạnh với tốc độ nhanh cho lực lượng Hải quân, không quân; Philippines làm mới nóng liên minh quân sự với Mỹ; Philippines là nước ở châu Á-TBD duy nhất công khai bày tỏ ủng hộ Nhật Bản tái vũ trang…là sự đáp trả rất quyết liệt, nhưng với Trung Quốc, nếu chỉ vậy thôi thì đây là chuyện nhỏ. Philippines sử dụng căn cứ Subic như thế nào mới là chuyện lớn, đáng quan tâm, lo ngại của Trung Quốc.

Cam Ranh và Subic-Sự khác biệt tạo vị thế Việt Nam - Hình 1

Vị trí xuất phát tấ.n côn.g bảo vệ chủ quyền biển đảo của hạm đội tàu ngầm Hải quân Việt Nam là quân cảng Cam Ranh

Rõ ràng là cả Trung Quốc và Philippines đều biết chính xác là Mỹ không đem quân sang để đán.h nha.u với Trung Quốc bởi mấy đảo đá, bãi cạn của Philippines tranh chấp vì đó không phải là lợi ích quốc gia của Mỹ. Philippines cũng đã có bài học của Gruzia quá tin vào NATO, Mỹ sẽ đối đầu quân sự với Nga nên có hành động “xỉa răng cho cọp”.

Nói chung, ít có một quốc gia nào đi bảo vệ một quốc gia nhỏ bé mà sẵn sàng đụng đầu với một đối thủ ngang ngửa, đặc biệt quốc gia thực dụng như Mỹ thì không bao giờ có.

Hiện diện quân sự của Mỹ ở Subic không phải cùng trực tiếp với Philippines tranh chấp chủ quyền mà để không chế Biển Đông và eo biển Malacca khi cần, ngăn cản Trung Quốc đang ham muốn và ráo riết thực hiện.

Khi Mỹ hiện diện tại Subic thì cái gọi là “vòng dây xiết quanh cổ Trung Quốc” càng chặt lại là điều Trung Quốc, một siêu cường, không thể chấp nhận.

Video đang HOT

Có thể nói, đụng độ tranh chấp với Philippines, Trung Quốc đã không ngờ gây ra một mâu thuẫn trong chiến lược Biển Đông rất khó giải quyết. Đó là, Trung Quốc phải lựa chọn giữa việc đẩy Mỹ ra khỏi Biển Đông hay lôi thôi với mấy cái đảo đá chìm để “dọn chỗ VIP trên Biển Đông” cho Mỹ…

Đương nhiên, muốn chiếm Biển Đông và khống chế eo biển Malacca thì Trung Quốc bắt buộc không những phải loại bỏ Philippines, Mỹ mà còn các quốc gia liên quan khác nhưng không phải, không thể bây giờ.

Tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông bằng thế lực Philippines bây giờ là quá khả năng, do đó, chỉ có thể dựa vào Mỹ để “mặc cả, chia chác” với Trung Quốc có lợi nhất hơn là không có gì.

Nên nhớ rằng, quần đảo Trường Sa là của Việt Nam, do đó, mọi thỏa thuận của bất cứ quốc gia nào với nhau trên quần đảo Trường Sa là phi pháp.

Cam Ranh, Việt Nam đủ khả năng khai thác, sử dụng

Philippines và Việt Nam cũng có tranh chấp căng thẳng về chủ quyền biển đảo với Trung Quốc. Cam Ranh của Việt Nam còn có lợi thế hơn Subic nhiều lần…Vậy tại sao Việt Nam và Philippines có cách khai thác sử dụng 2 cảng nổi tiếng đó khác nhau?

Philippines có liên minh quân sự với Mỹ nên không sợ Trung Quốc tấ.n côn.g. Việt Nam không liên minh quân sự với ai cả nên phải tăng cường cảnh giác, tự lực tự cường, “thắt lưng buộc bụng” để nâng cao năng lực phòng thủ bảo vệ Tổ quốc sẵn sàng giáng trả quân xâm lược, bắt chúng phải trả giá đắt.

Với Cam Ranh, giới quân sự thì đán.h giá Cam Ranh có một vị trí vô cùng quan trọng và lợi hại trong khu vực. Rằng, ai có Cam Ranh thì khống chế được Biển Đông, ai có Trường Sa cũng khống chế được Biển Đông và cuối cùng thì ai khống chế được Biển Đông là làm chủ toàn khu vực…

Điều lý thú là Việt Nam có cả Cam Ranh và Trường Sa nhưng lại không có ý tưởng khống chế Biển Đông để làm chủ khu vực ngay cả khi nếu có đủ khả năng để phục vụ cho ý tưởng đó.

Việt Nam đã, đang chỉ có đủ khả năng, tìm mọi khả năng, tăng cường mọi khả năng, sử dụng, khai thác một cách hợp lý, sáng tạo vị trí Cam Ranh, Trường Sa nhằm một mục đích là bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên Biển Đông được quốc tế công nhận mà không nhằm làm hại hay để đối phó với một quốc gia nào.

Đó cũng là điều giải thích rõ ràng quan điểm nhất quán của Việt Nam là không liên minh quân sự với quốc gia nào để chống nước thứ 3 (lẽ dĩ nhiên điều đó đồng nghĩa với việc sẽ không có chuyện cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự).

Cho nên, Cam Ranh chỉ là căn cứ quân sự liên hợp gồm không quân, hải quân hiện đại của Việt Nam, chỉ phục vụ mục đích quân sự duy nhất cho Việt Nam. Đồng thời, Cam Ranh cũng là nơi cung cấp dịch vụ (hàng hải, hậu cần, kỹ thuật) cho tàu thuyền quân sự hay dân sự của bất cứ quốc gia nào.

Đó cũng là sự khác biệt giữa Việt Nam và Philippines. Sự khác biệt đó bắt nguồn từ vị trí địa lý quốc gia, từ tính cách dân tộc và đặc biệt là từ năng lực bảo vệ chủ quyền…của 2 quốc gia khác nhau.

Tại sao Cam Ranh của Việt Nam không giống như Subic của Philippines? Tại sao Việt Nam không liên minh quân sự với cường quốc số 1 hay số 2 thế giới để dựa dẫm vào họ?…

Ít nhiều ta đã có câu trả lời.

Theo Đất Việt

Căn cứ quân sự khét tiếng của Mỹ khó hồi sinh

Cảm thấy bị bắt nạt trong chuyện tranh giành chủ quyền trên Biển Đông, Philippines muốn Mỹ trở lại căn cứ quân sự nổi tiếng ở Subic, nhưng Lầu Năm Góc thấy việc đó ít ích lợi về quân sự và đắt đỏ về tài chính.

Năm 1991, khi thượng viện Philippines đóng cửa căn cứ quân sự ở Subic, căn cứ lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài lúc bấy giờ, thượng nghị sĩ Agapito Aquino, với giọng đầy xúc cảm, nói ra những gì mà đa số người dân nước này đang nghĩ đến: một "bình minh mới của đất nước" Philippines.

Thế rồi người Philippines đứng tiễn biệt con tàu USS Belleau Wood, đưa những thủy quân lục chiến Mỹ cuối cùng rời vịnh Subic đến Okinawa tháng 11/1992. Tống tiễn người Mỹ khỏi căn cứ hải quân Subic và căn cứ không quân Clark gần đó, theo nghị sĩ Aquino, là hành động "giải thoát đất nước khỏi kìm kẹp" của những ông chủ thực dân.

Nhưng giờ đây người Philippines lại đang muốn quân đội Mỹ trở lại vịnh Subic, ngõ hầu tăng cho họ sức mạnh trong cuộc đối đầu với người Trung Quốc trên biển Đông. Ngay phía tây vịnh Subic, các tàu chiến của Trung Quốc đã lập rào chắn bãi cạn Scarborough - một trong những ngư trường giàu có nhất thế giới và nằm trong vùng 200 hải lý tính từ bờ biển Philippines.

Căn cứ quân sự khét tiếng của Mỹ khó hồi sinh - Hình 1

Tàu đổ bộ USS Tortuga của Mỹ tại vịnh Subic năm 2012. Ảnh: US Navy/HO.

Tháng này, Manila vừa đưa ra những bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị xây các công trình kiên cố trên bãi cạn, như họ từng làm trên nhiều hòn đảo và bãi đá khác khắp Biển Đông. Về phía nam, các tàu bán quân sự của Trung Quốc đã đuổi các tàu thăm dò khai thác của Philippines tại Bãi Cỏ Rong. (Bãi này thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhưng Philippines và Trung Quốc cũng đều tuyên bố có chủ quyền).

Trung Quốc đã mời Philippines khai thác chung, và khẳng định họ không xây công trình kiên cố ở Scarborough, nhưng Philippines vẫn cảm thấy đang bị bắt nạt. E ngại Trung Quốc đang là tâm lý phổ biến, và việc bàn thảo để đưa quân đội Mỹ trở lại Subic cũng như các địa điểm khác ở quốc đảo này đang được tiến hành.

Về mặt kỹ thuật, quân đội Mỹ có thể trở lại Subic bất cứ lúc nào. Cơ quan quản lý đô thị Subic, hiện quản lý vịnh này như một cảng tự do, vẫn duy trì những khu nhà lợp tôn sóng từng là nơi ở của các lính Mỹ. Nhà của sĩ quan - thường là các công trình xây cất bằng gạch và bê tông tử tế và có cửa sổ nhìn ra biển - vẫn đang được sử dụng để cho thuê. Một số ngôi nhà được khách thuê là những thương nhân người Hàn Quốc sửa chữa lại cho đẹp. Người Hàn đến đây để đầu tư vào các ngành điện tử và đóng tàu.

Sân bay Subic còn thừa công suất chưa dùng hết. Đường băng của nó đủ dài để đáp ứng các máy bay né.m bo.m nặng nề đáp xuống, nhưng giờ chỉ dùng cho các cú hạ cánh nhẹ tênh của phản lực riêng của các công ty hoặc các máy bay du lịch, thể thao.

Cầu cảng nơi những hàng không mẫu hạm Mỹ từng dừng chân nay vẫn bỏ không, dù xung quanh nó đầy các câu lạc bộ du thuyền với những con thuyền sang trọngcủa các tỷ phú Hong Kong thường bay đến để nghỉ cuối tuần.

Nhưng trên thực tế, việc đưa những người lính Mỹ trở lại đây không đơn giản. Lý do của cái không đơn giản ấy minh họa cho sự trỗi dậy mãnh liệt về quân sự của Trung Quốc. Nước này giờ đây sở hữu nhiều hạm đội tàu chiến hiện đại, các tàu ngầm hạt nhân, tên lửa đạn đạo và chiến đấu cơ tàng hình. Đây chính là điều mà các nhà tính toán chiến lược của Mỹ ở châu Á phải tính đến.

Để bắt đầu tiến trình hồi sinh căn cứ, người Philippines phải tự thay đổi điều luật cấm các lực lượng nước ngoài thiết lập căn cứ quân sự vĩnh viễn trên đất nước. Cứ cho là điều đó thành hiện thực, thì người Mỹ cũng chưa chắc đã quan tâm. Các căn cứ cố định sẽ dễ dàng trở thành con vịt buộc, làm mồi ngon cho các tên lửa của Trung Quốc. Ngoài ra, căn cứ quân sự rất tốn tiề.n. Trong bối cảnh phải cắt giảm ngân sách như hiện nay, sẽ rẻ hơn nếu ký hiệp ước thân thiện với các nước, để quân đội Mỹ được quyền tiếp cận sân bay hay cảng của nước đó trong những tình huống cần thiết. Nói theo cách của nhà binh, Mỹ "cần chỗ đứng chứ không cần căn cứ".

Điều quan trọng là, mọi biến động quân sự của Mỹ ở châu Á phải tính sao cho không chọc tức Trung Quốc, trong khi căng thẳng đang rất cao ở Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết vùng biển này, bao gồm trong đó nhiều đảo nhỏ, các rạn san hô và bãi cạn. Vùng biển này là đối tượng tranh chấp chủ quyền không chỉ giữa Trung Quốc với Philippines mà còn với nhiều nước ASEAN khác. Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp, nhưng vẫn có thể bị cuốn vào một cuộc xung đột một khi nó bùng lên.

Mỹ còn thận trong không muốn chọc giận Trung Quốc vì những lý do khác nữa. Bắc Kinh hiện nay đã cảm thấy bị bao vây bởi các đồng minh quân sự của Mỹ, từ Nhật Bản xuống đến Australia. Nhiều nhà phân tích chỉ ra rằng Trung Quốc không phải là Liên Xô. Bắc Kinh có những vũ khí khác ngoài quân sự, với tư cách là một đối tác thương mại và là ông chủ nợ lớn nhất của Mỹ, là điểm đến quan trọng cho dòng đầu tư của các công ty ô tô, máy bay và bán lẻ Mỹ.

Vậy Mỹ và Philippines sẽ thu xếp với nhau như thế nào?

Roberto Garcia, chủ tịch Cơ quan quản lý đô thị Subic, nói rằng một trong các khả năng được tính đến là đặt một phi đội không quân Philippines tại sân bay, làm cơ sở hỗ trợ cho không quân Mỹ. căn cứ Subic hiện vẫn là cảng của các tàu hải quân Philippines, và tàu chiến của hải quân Mỹ có thể tiếp cận với mức độ hạn chế. Quyền tiếp cận này có thể được mở rộng.

Mỹ cũng đã điều thêm hai tàu tuần duyên già cỗi đời 1960 đến Subic để làm "nhà". Các tàu này hiển nhiên là không phải loại hiện đại gì, như lời làu bàu của một cựu nghị sĩ Philippines, nhưng hai chiếc tàu đó nay đang là những chiến hạm hiện đại và lớn nhất của quốc đảo, dẫn đầu những con tàu tuần tra có niên đại từ Thế chiến II.

Hai nước có hiệp ước phòng thủ chung, và quân đội Mỹ cũng đang giúp quân đội Philippines dẹp loạn Hồi giáo ở đảo miền nam Mindanao. Nhưng những ngày sôi động ở Subic, với tư cách là căn cứ quân sự lớn nhất, dường như sẽ chỉ vang bóng một thời Chiến tranh Lạnh mà thôi, cho dù Mỹ và Philippines có đạt thỏa thuận gì sau những cuộc đàm phán hiện nay.

Mitch Schranz, sĩ quan tuyên úy của quân đội Mỹ nay đã nghỉ hưu, là một trong những người Mỹ cuối cùng rời Subic năm 1992. Sau đó ông quay lại đây lập gia đình với một phụ nữ Philippines. Schranz nhớ lại những buổi tiệc tùng túy lúy mỗi khi tàu sân bay Mỹ trở lại Subic sau nhiều tháng trên biển, khi hàng nghìn thủy thủ "sổ lồng" và lao vào những quán bar thâu đêm suốt sáng trong tiếng nhạc chói tai.

"Bầu không khí lúc đó như là ngày 4/7, năm mới và lễ hội carnival Mardi Gras gộp làm một", Schranz nhớ lại.

Để phục vụ những mối tình nảy nở từ các đêm tiệc tùng ấy, Subic còn mở một trường mang tên "Trường học Cô dâu" dành cho các phụ nữ Philippines tìm cách để quen với cuộc sống người Mỹ, học từ cách dùng máy làm bỏng ngô trở đi.

Người Mỹ khi đó tuyển dụng tới 30.000 nhân công bản địa, tất cả đều được trả lương cao. Những nhân viên xuất sắc và có nhiều tiề.n người Philippines thậm chí còn lập một giải đấu bowling cho riêng họ.

Khi căn cứ Subic đóng cửa, "có một nỗi buồn chung", Scharanz nói. "Sau 100 năm tồn tại - đùng một cái - mọi thứ tan biến hết".

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tiêu điểm

    Giáo sư đầu ngành gian lận nghiên cứu: Chấn động giới y khoa
    06:29:23 03/10/2024
    Hé lộ thêm tình tiết về cáo buộc ông Trump lật ngược bầu cử
    07:19:05 04/10/2024
    Mỹ nêu đặc điểm của quân đội Nga khiến phương Tây lo lắng
    18:21:32 04/10/2024
    Israel tuyên bố cấm Tổng thư ký Liên hợp quốc nhập cảnh
    06:39:57 03/10/2024
    Nghi vấn giáo sư gian lận nghiên cứu: Bệnh nhân ảnh hưởng thế nào?
    17:40:26 03/10/2024
    Vợ ông Trump ủng hộ quyền phá thai
    09:29:44 04/10/2024
    Hungary: EU có kế hoạch đưa cố vấn quân sự tới Ukraine
    17:36:13 03/10/2024
    Em gái ông Kim Jong-un phản ứng về cuộc duyệt binh quy mô lớn của Hàn Quốc
    10:03:43 04/10/2024

    Tin đang nóng

    MC Thanh Bạch đã chia tay "bà trùm" Thúy Nga dù làm đám cưới 10 lần, U70 tu sửa nhan sắc, sống bí ẩn?
    20:25:58 04/10/2024
    HOT: Hoa hậu Đặng Thu Thảo chính thức xác nhận sinh con thứ 3, khung ảnh nhóc tỳ cực phẩm gây sốt!
    21:20:34 04/10/2024
    Bức ảnh làm dấy tin hẹn hò của "Á hậu bị đế chế Samsung ruồng bỏ" với Ảnh đế kém 7 tuổ.i
    19:55:31 04/10/2024
    Trước khi trục trặc, đây là lý do Phương Lan quyết định cưới mà không chờ Phan Đạt cầu hôn
    19:28:31 04/10/2024
    Chơi gameshow, Trường Giang b.ị ch.ê quá tự tin, co.i thườn.g đàn em
    21:17:04 04/10/2024
    Triệu Lệ Dĩnh lộ ảnh HD gây lú, còn bị tình cũ và em gái bắt tay hạ bệ?
    21:32:34 04/10/2024
    Vụ 'Hội khăn giấy ướt': Negav có thể bị kiện, bồi thường 30 triệu vì điều này!
    22:26:36 04/10/2024
    Bị cáo Trương Mỹ Lan: 'Đừng lo tôi trở mặt'
    22:04:28 04/10/2024

    Tin mới nhất

    FBI truy tố 5 sinh viên Trung Quốc với cáo buộc làm gián điệp

    22:04:04 04/10/2024
    Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) ngày 4/10 cho biết đã truy tố 5 sinh viên Trung Quốc với cáo buộc làm gián điệp, liên quan đến việc họ bị bắt gặp có ý đồ tiếp cận khu quân sự Mỹ.

    Tân Thủ tướng Ishiba ưu tiên giảm gánh nặng tiêu dùng và hỗ trợ vùng thiên tai

    21:34:00 04/10/2024
    Dự kiến sau cuộc bầu cử Hạ viện vào cuối tháng này, Nội các sẽ nhanh chóng trình Quốc hội dự thảo ngân sách bổ sung cho tài khóa 2024 (tính đến hết tháng 3/2025), nhằm hỗ trợ nguồn lực tài chính cần thiết để triển khai các biện pháp kin...

    Triều Tiên không loại trừ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu bị tấ.n côn.g

    21:32:28 04/10/2024
    Cuộc tập trận nhằm tăng cường khả năng phối hợp tác chiến giữa lực lượng hải quân hai nước. Lâu nay, Triều Tiên đã bày tỏ quan ngại các cuộc tập trận chung Hàn-Mỹ, coi đây là nguy cơ đối với an ninh của nước này.

    Đài Loan khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão Krathon

    21:30:14 04/10/2024
    Thống kê cho thấy ít nhất 2 người đã thiệ.t mạn.g, 1 người mất tích và hơn 600 người bị thương do bão Krathon. Hiện hơn 100.000 ngôi nhà vẫn đang phải chịu cảnh mất điện.

    Căng thẳng tại Trung Đông: IMF cảnh báo nguy cơ lớn đối với kinh tế toàn cầu

    21:22:36 04/10/2024
    IMF dự kiến cập nhật các dự báo kinh tế cho tất cả các quốc gia và nền kinh tế toàn cầu vào cuối tháng 10, khi tổ chức này cùng Ngân hàng Thế giới tổ chức các cuộc họp mùa Thu tại Washington (Mỹ).

    WB kích hoạt ứng phó khẩn cấp hỗ trợ Liban

    21:20:59 04/10/2024
    Tuyên bố ngày 4/10 của tổ chức này nêu rõ: WB đang kích hoạt các kế hoạch ứng phó khẩn cấp để có thể tái sử dụng các nguồn lực trong danh mục đầu tư nhằm đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của người dân Liban .

    Trên 5 triệu người ở Tây và Trung Phi chịu ảnh hưởng do lũ lụt

    21:15:18 04/10/2024
    Văn phòng này cho biết thêm hơn 1.000 người đã thiệ.t mạn.g và ít nhất 740.000 người đã phải di dời. Ngoài ra, hàng trăm nghìn ngôi nhà, hơn 100 trường học và hàng chục cơ sở y tế đã bị hư hại. Gần 500.000 mẫu đất nông nghiệp đã bị ảnh hư...

    Sau thông báo phát tiề.n cho người dân, Trung Quốc có cú hích kích cầu mới

    20:55:43 04/10/2024
    Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vừa yêu cầu các ngân hàng thương mại hạ lãi suất đối với các khoản vay thế chấp mua nhà nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản và nhu cầu tiêu dùng trong nước.

    Nối lại thi công tòa nhà cao nhất thế giới sau 7 năm đóng băng

    20:53:13 04/10/2024
    Việc thi công Tháp Jeddah vẫn duy trì sau những vụ bắt giữ này, tuy nhiên, bị đóng băng vào đầu năm 2018. Đại dịch COVID-19 cũng kéo dài thêm thời gian trì hoãn thi công Tháp Jeddah.

    WHO cấp phép xét nghiệm chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ dùng trong trường hợp khẩn cấp

    20:51:20 04/10/2024
    Hiện WHO đã nhận được 3 hồ sơ xin đán.h giá EUL bổ sung và các cuộc thảo luận đang được tiến hành với các nhà sản xuất IVD bệnh đậu mùa khỉ để đảm bảo có nhiều lựa chọn chẩn đoán chất lượng hơn.

    Tổng tư lệnh Ukraine lệnh phòng thủ chặt toàn chiến tuyến miền đông sau khi Vuhledar thất thủ

    20:45:56 04/10/2024
    Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga ngày 4/10 cũng thông tin, các đơn vị của Nhóm chiến đấu Vostok đã giành quyền kiểm soát khu định cư Vuhledar (mà Nga gọi là Ugledar).

    Ông chủ Facebook trở thành người giàu thứ hai thế giới

    20:21:04 04/10/2024
    Giám đốc điều hành tập đoàn công nghệ Meta, ông Mark Zuckerberg, đã vượt qua ông Jeff Bezos để trở thành người giàu thứ hai thế giới.

    Có thể bạn quan tâm

    Gil Lê biết Xoài Non bị nó.i xấ.u công khai, có hành động đạt tới 10.000 điểm EQ

    Netizen

    23:46:26 04/10/2024
    Mới đây, Xoài Non lại có một drama từ trên trời rơi xuống khi cô bị nói công khai giữa buổi livestream vì nhân viên (bên phía nhãn hàng) quên tắt mic.

    1 Anh Trai bị dân mạng tràn vào trang cá nhân vì Negav

    Sao việt

    23:45:23 04/10/2024
    Những ngày qua, không chỉ Negav bị chỉ trích dữ dội mà một vài cái tên còn bị lôi vào cuộc. Mới đây, thêm một Anh Trai bất ngờ bận rộn vì chuỗi scandal của Negav, đó chính là Quang Hùng MasterD.

    Đại hội Kpop chúc mừng 2NE1 tái hợp: YG Family tề tựu, riêng BLACKPINK "tàng hình"

    Nhạc quốc tế

    23:37:48 04/10/2024
    Nhóm nữ huyền thoại trở lại, 2NE1 được cả Kpop ăn mừng. Tại show diễn, nhiều nhóm nhạc, đồng nghiệp thân thiết gửi video chúc mừng 2NE1 tái hợp.

    Nam rapper từng bị VTV lên án lại "ngựa quen đường cũ": Ca khúc mới bị chỉ trích phả.n cả.m nhưng vẫn lọt top trending

    Nhạc việt

    23:32:59 04/10/2024
    Ngay sau khi lên sóng, bài rap thu về hàng trăm nghìn lượt xem, lọt top #10 xu hướng âm nhạc trên YouTube và cũng kéo theo nhiều cảnh báo nóng .

    Rộ tin Baifern Pimchanok có tình mới hậu chia tay Nine Naphat, nhà trai b.ị ghé.t vì từng "bắt cá 2 tay"

    Hậu trường phim

    23:05:48 04/10/2024
    Thời gian gần đây, Baifern và Jespipat Tilapornputt bỗng rộ lên nghi vấn phim giả tình thật khiến dư luận không khỏi xôn xao.

    Phim thất bại ê chề vì lỗ 900 tỷ, nữ chính đẹp hàng đầu showbiz nhưng diễn như trò hề

    Phim châu á

    23:00:53 04/10/2024
    Xuất Nhập Bình An lỗ trắng 250 triệu NDT (gần 900 tỷ đồng) tiề.n vốn sản xuất. Con số này có thể cao hơn nếu tính thêm chi phí marketing.

    B.é tra.i, b.é gá.i mất liên lạc gia đình 4 ngày chưa tìm thấy

    Tin nổi bật

    22:04:58 04/10/2024
    Ngày 4.10, Công an xã Lê Minh Xuân, Công an xã Tân Nhựt (H.Bình Chánh, TP.HCM) đã tiếp nhận tin báo của người dân về vụ việc b.é tra.i 9 tuổ.i và b.é gá.i 5 tuổ.i mất liên lạc với gia đình nhiều ngày nhưng chưa tìm thấy.

    Trước khi ung thư đến, tay chân thường có 4 dấu hiệu này

    Sức khỏe

    22:04:40 04/10/2024
    Ngày nay, mặc dù y học đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc chẩn đoán và điều trị ung thư, nhưng căn bệnh này vẫn là một thách thức lớn đối với sức khỏe con người.

    Bộ Công an thông tin về các vụ án lớn đang điều tra

    Pháp luật

    22:03:54 04/10/2024
    Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, Phó Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) thông tin về tiến độ điều tra một số vụ án lớn.

    Độc lạ món mì trà sữa trân châu bắp bò không phải ai cũng dám thử

    Ẩm thực

    21:37:47 04/10/2024
    Vào ngày 27/9 vừa qua, một chuỗi trà sữa và mì Đài Loan tại Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng khi trình làng một món ăn siêu độc lạ với tên gọi Mì trà sữa trân châu bắp bò .