‘Cảm ơn cuộc đời cho em được học cô’

Theo dõi VGT trên

Cô đã đán.h thức những niềm trắc ẩn thẳm sâu trong mỗi tâm hồn thơ trẻ, nuôi dưỡng cho chúng tôi tình cảm đẹp đẽ về lòng yêu thương.

Cảm ơn cuộc đời cho em được học cô - Hình 1

Ảnh minh họa

Nhân dịp 20/11, chị Đặng Thị Lan Anh gửi tới cô giáo Nguyễn Thị Hiếu, nguyên giáo viên Trường bồi dưỡng học sinh giỏi Nam Sách (Hải Dương), lời tri ân.

“Thời gian trôi qua mau chỉ còn lại những kỷ niệm. Kỷ niệm thân yêu ơi, sẽ còn nhớ mãi tiếng thầy cô”… Cuộc sống của chúng ta luôn vội vã, luôn bộn bề với công việc và với những trọng trách của mỗi cá nhân. Nhưng trong mùa tri ân này, hơn lúc nào hết, tôi muốn mình sống chậm lại, dừng lại để nhìn quãng đường đã qua, để vững vàng đi tiếp quãng đường phía trước, tạm gác lại những âu lo thường nhật, để được tụ về bên thầy cô giáo cũ của mình, như một bầy sẻ nhỏ trở về, nghe lại những truyện kể của thời lá me trong vắt.

Nhiều lắm những nỗi niềm xưa cũ đã được đán.h thức trong những ngày này. Tôi nhớ cô giáo cũ của tôi, cô giáo dạy Văn và chủ nhiệm lũ học trò trường huyện chúng tôi suốt những năm cấp hai dấu yêu thời xa ấy. Cô đã bên tôi và các bạn trong một ô đoạn đẹp nhất của cuộc đời. Mỗi khi nhớ về cô, tôi chỉ ước được trở về bên cô, để lăn lóc với từng góc của kỷ niệm xưa cũ.

Hơn 20 năm đã trôi qua, khoảng thời gian đủ dài trong một cuộc hành trình. Nhưng trong chúng tôi vẫn còn lưu dấu cả một khoảng trời hoa nắng thơ mộng với những kỷ niệm đẹp đẽ bên cái hộc bàn bé xíu, bên những vòm cây sân trường. Cả một trời thương nhớ vẫn còn nguyên vẹn ở trong sâu thẳm con tim.

Tôi còn nhớ rõ những ngày đầu tiên tôi học lớp 6. Trường Bồi dưỡng học sinh giỏi Nam Sách (Hải Dương) khi ấy chỉ là một bộ phận của Trường THCS Thanh Lâm. Những ngày đầu lập trường, chúng tôi chưa có địa điểm riêng, chưa có lớp học cố định. Chúng tôi phải đi học nhờ ở những cơ sở giáo dục mà phòng học của họ còn trống.

Tôi nhớ một sáng hôm ấy, chúng tôi mượn được một dãy phòng học bỏ hoang của Trường THPT Nam Sách ngay gần đó. Sắp sửa bắt đầu vào tiết học, bác bảo vệ mới mở cửa. Cả cô và tụi học trò cùng cầm chổi quét dọn, quơ vội đám mạng nhện còn mải miết giăng. Bàn ghế thì vẫn đang xếp chồng lên nhau được bao phủ trong một lớp bụi ken dày.

Cô giáo của tôi khi ấy vẫn cười thật tươi, vừa dọn dẹp cô vừa nói vui: “Chúng ta đang có không gian thật giống không gian trong truyện Người thầy đầu tiên của Aytmatov. Lúc ấy, tôi và đám bạn chẳng biết Aytmatov là ai, cũng chưa từng đọc Người thầy đầu tiên. Tôi chỉ thấy nụ cười của cô tôi đẹp quá! Và vì lời chỉ dẫn ấy mà mấy ngày sau tôi tìm đọc bằng được cuốn truyện Người thầy đầu tiên, để cảm xúc cùng những trang văn của Aytmatov, để cảm nhận được rõ hơn bao giờ hết với những mùi oai oai của đất đai và của những ẩm mốc.

Nhưng ngày đó, thật lạ là những đứ.a tr.ẻ lớp 6 chúng tôi chẳng đứa nào thấy khó chịu với cái mùi ẩm mốc bao quanh phòng học. Chúng tôi cũng chẳng dè dặt, ngại ngần gì với lũ nhện leo thang ngay sát chỗ chúng tôi ngồi và đu dây khắp các ô cửa sổ. Chúng tôi vẫn nhập tâm với những lời cô giảng, với thế giới thần thoại, thế giới của truyền thuyết và cổ tích cô đưa chúng tôi vào.

Tôi vẫn nhớ rõ mái tóc ngang vai của cô ngày ấy cùng gương mặt thanh tú và nụ cười đẹp vô ngần. Với tôi, chưa có cô giáo nào đẹp hơn cô ngày ấy của tôi. Cũng chính những ngày tháng ấy đã nhen nhóm trong tôi niềm yêu môn Văn vô bờ bến, và tôi ước ao cho đến bao giờ tôi lớn, tôi được làm cô giáo như cô của tôi. Tôi nhất định sẽ đứng như thế kia, sẽ đi như thế kia và sẽ viết bảng, sẽ giảng văn như thế kia.

Những ngày đi học trong không gian ấy với chúng tôi là những trải nghiệm thú vị. Chúng tôi được khui lũ dế ở đầu dãy phòng học, được đi bắt những con cánh cam, những con châu chấu ở bãi cỏ hoang gần bờ rào. Nhưng khi sự tò mò ấy đi qua, nhóm mấy đứa con gái ở thị trấn hết thích thú. Chúng bắt đầu so sánh trường này lớp này với ngôi trường khang trang ở thị trấn mà bạn bè vẫn đang học. Và rồi lớp học vốn chỉ có mười một đứa học trò của cô lại vơi bớt.

Video đang HOT

Cái đứa lớp trưởng là tôi, nhìn lớp vắng hoe, thấy buồn so. Nhưng khi nhìn thấy cô bước vào lớp, tôi mới hiểu đến tận cùng nỗi buồn dâng lên trong lòng mình. Cô bảo đã đến nhà từng bạn trong lớp, động viên các bạn và nói chuyện với bố mẹ của các bạn rồi. Nhưng vì điều kiện học tập của nhà trường còn quá nhiều khó khăn, nên nay đứa này, mai đứa khác đòi xa lớp, xa trường, xa cô về học ở các trường xã và trường thị trấn.

Đều đặn đi học chỉ có bốn đứa học trò: tôi, Hà, Giang, Ngoan, như bốn cái chân của một cái bàn, bốn cái cột của một gian nhà. Tôi nhìn thấy mắt cô buồn như ướt. Tôi muốn chạy lên bục giảng ôm cô quá mà sao chân nó cứ nặng không sao bước được. Giờ ra chơi, cái Đặng Hà kéo tay tôi đi lên phía cô, nó nói to và dõng dạc: “Dù thế nào thì chúng em chắc chắn vẫn mãi học ở đây. Bọn em chỉ thích học cô thôi”.

Cô nhìn mấy đứa tôi cười ấm áp. Cô cười mà tôi vẫn nhìn thấy mắt cô ướt là sao nhỉ?. Thế rồi, sang học kỳ hai của lớp 6, chúng tôi được chuyển về học ở một nơi mới, nơi ấy có phòng học đàng hoàng. Trường có biển hiệu rất to “Trường Bồi dưỡng học sinh giỏi Nam Sách”. Đối với chúng tôi ngày ấy, cái biển hiệu ấy thần thánh vô cùng. Chúng tôi ngày nào đến trường cũng ngắm nó một cách say sưa trong niềm hân hoan bất tận.

Không gian của ngôi trường chúng tôi chuyển về có khuôn viên đẹp và thơ mộng vô cùng. Những dãy nhà mái ngói lẩn khuất trong những xanh thẫm của rặng nhãn, rặng dừa. Bao quanh những rặng dừa là những con mương nước trong vắt chứa đầy hoa lục bình mà tới mùa nở tím mát cả dòng. Ngôi trường đựng đầy tiếng gió, tiếng cười và những trò đùa nghịch của lũ học trò nhỏ chúng tôi. Một số bạn đã quay trở lại trường. Lớp của chúng tôi bắt đầu đông hơn, vui hơn.

Năm học mới, trường của chúng tôi có tám lớp. Mỗi khối có 2 lớp: một lớp Toán và một lớp Văn. Cô của chúng tôi cũng được chuyển về ở một phòng nhỏ trong trường. Ngày đó cuộc sống vốn dĩ rất khó khăn, cô vừa có con nhỏ, chồng cô là bộ đội xa nhà. Thiếu thốn đủ thứ nhưng lúc nào tôi cũng thấy cô tươi cười.

Thời gian của cô phần lớn dành trọn vẹn cho mấy đứa học trò chúng tôi. Cô tranh thủ chữa bài văn cho chúng tôi cả trong những giờ nghỉ trưa. Tôi cảm thấy rất may mắn vì đã được là học trò của cô bốn năm của thời cấp hai. Cô là người đầu tiên chỉ cho chúng tôi cách làm những cuốn sổ tay văn học, để ghi chép những áng văn hay, những dòng thơ đẹp, những lời bình sắc sảo, sâu sắc. Cô nói chuyện với chúng tôi về văn chương, hội họa, âm nhạc một cách say mê đầy cuốn hút… Những bài giảng của cô lúc nào cũng lắng sâu và tạo dư âm.

Bao nhiêu câu chuyện, bao nhiêu lời cô nói, tôi vẫn nhớ cho đến tận bây giờ. Cô dắt lũ chúng tôi vào thế giới văn chương. Cô thắp lên ngọn lửa đam mê học văn. Cô chính là mùa xuân, là đất mẹ, chắt chiu, ươm từng mầm chồi văn học nảy nở trong tâm hồn tụi học trò chúng tôi. Lần đầu tiên, tôi được biết đến những đời văn, biết đến những chân dung văn học, biết đến những trang văn tài hoa. Chúng tôi bắt đầu biết rung cảm với thế giới văn chương.

Cô dẫn chúng tôi đến những chân trời mới, đến những thảo nguyên ngàn xa, đến những bông hồng vàng và bình minh mưa. Nhớ những tiết giảng Truyện Kiều, cô đã giảng đầy thăng hoa. Cô truyền cho tôi một niềm say mê mãnh liệt. Cô là người sáng lập Câu lạc bộ Văn học – Học văn của trường. Câu lạc bộ lần ấy có một chuyên đề về Truyện Kiều. Được cô khuyến khích, tôi chắp bút viết một mạch gần 50 trang giấy.

Tôi còn nhớ mãi, hồi đó đang viết, bút hết mực, tôi vớ được bút nào viết liền bút đó, nên bản gửi cô là bản hòa trộn của mấy màu mực. Đọc văn tôi, cô khen tôi viết xuất thần. Chỉ một câu khen của cô mà tôi sung sướng vô cùng, cả tuần sau đó tôi cứ phiêu bồng như trên mây. Cô đã mở cho tôi thấy cả một chân trời rộng ngợp những niềm đam mê, một chân trời bao la những niềm ước ao, đối diện với cảm xúc và sự rung động.

Những bài giảng của cô có một nội lực đặc biệt, cô thồi hồn vào từng lời giảng, hút tụi học trò chúng tôi không rời. Cô có một giọng truyền giảng ấm áp, tinh tế, lắng đọng, thấm sâu. Mỗi bài giảng là một sự tươi mới. Tôi cảm nhận đó là cách dạy học truyền cảm hứng. Cô như người nhạc trưởng định hướng và khơi gợi niềm hứng khởi cho các nhạc công. Cô như người thắp lên ngọn lửa và là người truyền lửa cho các học trò.

Chưa bao giờ cô coi học trò chúng tôi là cái bình chứa kiến thức để nhồi nhét kiến thức, mà cô luôn gợi mở và đồng hành cùng chúng tôi khám phá và tìm kiếm các giá trị, tìm kiếm những cái hay, cái đẹp trên cánh đồng văn chương diệu huyền. Cứ thế, cô đã tự nhiên gieo vào lòng tụi học trò trường huyện chúng tôi sự rung cảm, sự đam mê. Cô đã khơi gợi và đán.h thức dậy những niềm trắc ẩn thẳm sâu trong mỗi tâm hồn thơ trẻ chúng tôi, nuôi dưỡng cho chúng tôi những tình cảm đẹp đẽ về lòng yêu thương và sự cảm thông với thân phận con người.

Sau này lớn lên, khi được đi đó đây, được trải nghiệm với chính nghề dạy học, tôi mới thấm thía hơn nữa những gì cô đã truyền dạy cho chúng tôi, đúng như câu nói của triết gia Rabindranath Tagore: “Mục đích của giáo dục nên là truyền đạt đến con người hơi thở của sinh mệnh”. Những bài giảng của cô thực sự luôn hướng những tâm hồn thơ trẻ đến với chân, thiện, mỹ, khiến cho tâm hồn và trái tim của tụi học trò chúng tôi luôn rộng mở. Cô đã truyền cho chúng tôi một cách tự nhiên nhất để nuôi dưỡng tấm lòng bao dung đẹp đẽ.

Tôi viết những dòng này khi mà hiển hiện trong tôi ánh mắt dịu dàng của cô với những niềm vui lấp lánh cô gieo vào lòng chúng tôi thuở ấy. Tôi nhớ đến căn phòng tập thể cũ của cô, nghĩ đến những rặng cây dừa, đến những ngày tháng lắc lơ xa… Những ngày tháng ấy mãi được lũ học trò trường huyện chúng tôi cất giấu trong tim như một phần của ký ức ngọt lành, để rồi chúng tôi mãi mang theo bên mình như một hành trang thiêng quý.

Cô vẫn luôn nói với chúng tôi rằng khoảng thời gian cô dạy ở mái trường Bồi dưỡng học sinh giỏi Nam Sách là quãng đời đẹp nhất mà cô luôn lưu giữ. Cho đến bây giờ, khi tôi cũng đã trở thành giáo viên, tôi càng hiểu thấm thía hơn những gì cô đã dành tặng cho chúng tôi. Tôi thấy cô của tôi như một cây sồi, như một cánh chim không mỏi, như dòng sông chở nặng phù sa lấp lánh tận chân trời, như ngọn gió ngọt lành thổi mãi…

Cảm ơn cuộc đời đã trao ban cho tôi có được cơ duyên ngọt lành, để được làm người học trò nhỏ của cô. Tôi nhớ cô và mãi nhớ thông điệp mà cô đã trao cho tôi ngày ấy: “Nếu bạn muốn có hạnh phúc, hãy trao nó cho người khác” (Frank Tyger).

Đặng Thị Lan Anh

Theo VNE

Chiếc phong bì và sự "bấu víu" của phụ huynh

Phụ huynh làm "hư" giáo viên bằng việc đi phong bì; tặng quà rồi kỳ vọng, mong chờ đủ thứ từ giáo viên... Thế nhưng, phía sau chiếc phong bì còn là nỗi bất an của phụ huynh vào giáo dục...

Băn khoăn "đi phong bì" hay không

Cậu con trai đầu tiên của hai vợ chồng Vân, ở Thủ Đức, TPHCM vừa được gửi đến trường mầm non vào đầu năm học này. Gần đến ngày 20/11, thấy nhiều người rộn ràng quà cáp cho thầy cô giáo, Vân hỏi han bạn bè, hàng xóm có cần phải "đi" cô giáo bằng tiề.n không.

Chiếc phong bì và sự bấu víu của phụ huynh - Hình 1

(Ảnh minh họa)

Hầu hết mọi người nói với Vân: Nhất định phải đi. Riêng chị Thanh cạnh nhà, có 2 đứa con đang học tiểu học dặn Vân nên cân nhắc, vì đi rồi cô sẽ... quen, sau này không có là nghe khó.

Vân đắn đo mãi, dự định mua ít trái cây làm quà cho cô bị lung lay. Nếu không đi kèm phong bì, Vân thật sự lo con sẽ không được cô quan tâm và chưa dám hình dung đến những điều tệ hơn. Con lại mới đi học, ốm đau miết mà lại chưa quen trường quen lớp. Nhưng nếu đi, lớp có 2 giáo viên, 1 bảo mẫu là một khoản kinh phí không nhỏ, chưa kể như chị Thanh cảnh báo...

Tự nhủ không làm hư mình, hư người, sẽ không đi tiề.n thay quà. Nhưng đến ngày 20/11, Vân quyết định "rút" quà, thay vào đó bỏ phong bì mỗi cô 500.000 đồng, cô bảo mẫu 200.000 đồng. 1,2 triệu đồng giúp Vân thở phào: "Dù sao đi cũng thấy yên tâm hơn".

Một câu chuyện khác bà Nguyễn Ngọc Hạnh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Khai Minh (quận 1, TPHCM) kể trong buổi giao lưu Nhà giáo Ưu tú TPHCM mới đây để lại rất nhiều suy ngẫm. Khi còn dạy học, khi thấy học sinh có nhiều biểu hiện bất ổn, cô Hạnh mời phụ huynh lên trao đổi, hỏi chuyện... thì bất ngờ người mẹ đưa phong bì cho cô với lời xin lỗi vì đợt 8/3 vừa rồi bận quá không kịp đến thăm hỏi cô.

Ám ảnh không đi phong bì thầy cô thì không yên tâm, sợ con mình bị "đì", không được quan tâm dường như thường trực trong tâm lý của mọi phụ huynh. Lo lắng đó ăn sâu đến nỗi kể cả khi giáo viên muốn hợp tác, hỗ trợ cũng có thể bị hiểu là "diễn" để nhắc khéo, gợi ý.

Sự hoang mang của phụ huynh

Bên cạnh là lời cảm ơn, tri ân thì thẳng thắn nói với nhau rằng, việc phụ huynh đi phong bi cô giáo với những toan tính, kỳ vọng như thể là một sự "mua chuộc" người thầy là điều có thật. Họ cũng dễ dàng bị lên án, phê phán là thiếu tôn sư trọng đạo, coi nhẹ thầy cô, tiếp tay làm "hư" giáo viên...

Vậy nhưng đằng sau chiếc phong bì này là nỗi bất an có thật của mỗi bậc làm cha làm mẹ về giáo dục và họ phải dùng đến phong bì như một phương tiện giúp mình yên tâm hơn khi con đến trường. Và phong bì chỉ là một trong vô số cách thức mà các phụ huynh đang bấu víu để bảo vệ con mình khi họ không thể mong chờ nhiều vào nhà trường, giáo viên như cho con học trường tư, quốc tế, đi du học...

Chiếc phong bì và sự bấu víu của phụ huynh - Hình 2

Tình cảm của cô trò được xây dựng bằng sự chân thành và niềm tin (Ảnh mang tính minh họa)

Tại một tọa đàm mới đây ở TPHCM về đời sống nhà giáo, chị Trần Ngân Hà, một phóng viên, một nhà quan sát giáo dục và cũng là một phụ huynh bày tỏ sự dịch chuyển từ nhà trường, từ mỗi giáo viên đối với thay đổi tích cực trong giáo dục rất chậm. Phụ huynh không thể chờ đợi nên chính họ phải tự chuyển động.

Trong cách chuyển động từ phía phụ huynh có con học trường công lập, chị quan sát thấy hai chuyển động rõ rệt nhất là nhiều phụ huynh sẽ tìm cách đưa tiề.n, hối lộ cho cô giáo, mong chờ vào thầy cô và sự chuyển động khác là sẽ tập trung vào việc dạy dỗ con ở nhà.

Theo chị Hà, hai cách này đều là những bất ổn. Vừa kiế.m tiề.n, vừa lo dạy con, phụ huynh bị áp lực, căng thẳng, stress vô cùng. Còn việc hối lộ thầy cô, mua điểm cho con lại đang tạo ra thành phần xã hội mà chị Hà phải nói là tệ hơn cả việc không đi học.

"Có nhiều sự chuyển động khác trong phụ huynh, rõ nhất là cho con đi du học từ sớm như là "tị nạn giáo dục" khi họ phải tự cứu mình. Nhưng cách gì đi nữa thì họ cũng đang làm những điều này trong tâm thế bế tắc, nếu không muốn nói là tuyệ.t vọn.g", chị Ngân Hà nêu quan điểm.

Tiếp nối chia sẻ của chị Hà, anh Trần Anh Khôi, một phụ huynh ở Gò Vấp, TPHCM kể câu chuyện "thật như bịa" về người đồng nghiệp của anh. Xét thấy việc con đi học thêm là không cần thiết và gia đình cũng không tiện đưa đón nên anh không cho con đi học thêm. Nhưng để yên lòng, vợ chồng họ đã làm một động thái là hàng tháng vẫn đăng ký cho con học thêm, đóng tiề.n cho cô giáo nhưng không đến lớp cả năm trời.

Gửi gắm qua những bì thư làm quà tặng cho giáo viên - đó không chỉ là nỗi lo toan về một khoản tài chính, cũng không hẳn là thiếu tôn sư trọng đạo - đó còn là sự bấu víu trước niềm tin mong manh và yếu ớt.

Hoài Nam

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Diddy chính thức nhận án tù, trả giá cho tội ác kinh hoàng, rúng động toàn cầu
14:31:02 30/09/2024
Cô giáo xin ủng hộ tiề.n mua máy tính: "Tôi không dỗi phụ huynh"
15:14:14 30/09/2024
Vụ sạt lở trên quốc lộ ở Hà Giang: Tìm thấy th.i th.ể người đàn ông mất tích khi đang livestream
15:45:36 30/09/2024
Bóc giá outfit Nguyễn Phương Hằng, số tiề.n nữ CEO dát lên người làm CĐM sốc nặng
17:14:31 30/09/2024
Bà Phương Hằng rao bán kim cương 1000 tỷ, nói lý do không bao giờ livestream
15:32:12 30/09/2024
Bão Krathon mạnh cấp 15, sẽ đi vào Biển Đông?
13:33:26 30/09/2024
Hình ảnh cuối cùng của nữ diễn viên "The Glory" trước khi đột ngột qua đời vì nhồi má.u não
12:59:27 30/09/2024
Vân Quang Long qua đời 4 năm, bố mẹ vẫn chưa hết đau, nghẹn lòng kể cuộc sống
13:27:17 30/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ba nhân vật không xuất phát từ các tựa game kinh dị nhưng lại gây "ám ảnh" nhất đối với người chơi

Mọt game

19:03:42 30/09/2024
Thiết kế nhân vật có thể tạo nên một trò chơi thú vị, hoặc phá vỡ chúng vì đơn giản, các nhân vật luôn là yếu tố chính làm nên thành công của bất kỳ trò chơi nào. Điều này đặc biệt đúng với các trò chơi kinh dị

BabySoul (Lovelyz): Rã nhóm lập tức đổi nghệ danh, tổ chức concert solo dằn mặt

Sao châu á

18:56:32 30/09/2024
BabySoul là nữ idol từng là thành viên của nhóm nhạc đình đám Kpop là Lovelyz. Mong phong cách trong veo, ngọt ngào, hình tượng của BabySoul cùng nhóm thời điểm chưa tan rã đã gây đốn tim biết bao fan Kpop.

Xemesis đi du lịch chọn toàn resort đắt nhất Việt Nam, từ hẹn hò đến trăng mật đều không ngoại lệ

Netizen

18:50:10 30/09/2024
Không chỉ nổi tiếng là một streamer có khả năng kinh doanh, Xemesis còn thường xuyên khiến dân tình trầm trồ trước những chuyến du lịch vô cùng sang chảnh.

Nguy cơ sạt lở ở miền núi Quảng Trị đ.e dọ.a cuộc sống người dân

Tin nổi bật

18:22:54 30/09/2024
Các địa phương tăng cường theo dõi diễn biến mưa lũ, cung cấp thường xuyên thông tin cảnh báo, dự báo và chỉ đạo, hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với nguy cơ trượt, lở đất, đá.

Hôm nay nấu gì: Cả nhà chán cơm, vợ nấu bữa này ai cũng thèm ăn trở lại

Ẩm thực

18:11:34 30/09/2024
Cả nhà chán cơm, vợ nấu bữa này ai cũng thèm ăn trở lại. Bữa cơm có món nào cũng ngon và hấp dẫn chẳng ai có thể cưỡng lại được.

Xếp hạng may mắn của 12 con giáp ngày 1/10/2024: Tuổ.i Thìn và Dậu có vận may tốt

Trắc nghiệm

18:00:38 30/09/2024
Xếp hạng may mắn 12 con giáp hôm nay 1/10. Đâu là con giáp may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Tóm dính cặp đôi Vbiz "phim giả tình thật" hẹn hò ở nước ngoài, để lộ bằng chứng khó chối cãi

Sao việt

17:35:45 30/09/2024
Võ Cảnh không đăng ảnh ở Pháp mà chỉ cập nhật hình ảnh ở TP.HCM. Tuy nhiên bức ảnh chung với Thúy Ngân đã lật tẩy nam diễn viên

Biệt thự trên sườn núi dốc, nhìn ra sân golf ở Tam Đảo

Sáng tạo

17:30:50 30/09/2024
Ngôi nhà nằm trên một sườn núi dốc, nhìn ra một thung lũng rộng lớn với tầm nhìn ra sân golf và dãy núi Tam Đảo. Địa hình dốc mang đến tầm nhìn tuyệt đẹp nhưng đặt ra thách thức về thiết kế liên quan đến khả năng tiếp cận ở độ cao như v...

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 44: Như đi khám thai tình cờ gặp Chải

Phim việt

17:30:47 30/09/2024
Như sau đó đã đi siêu âm khám thai. Xong khi khám xong, Như đặt xe ôm công nghệ để về, không ngờ tài xế nhận cuốc xe đó lại chính là Chải.

Tác dụng của củ nghệ với một số bệnh ngoài da thường gặp

Sức khỏe

17:26:46 30/09/2024
Tuy nhiên, một số tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn như dầu cây trà, đinh hương, dầu neem và nghệ cũng đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ sống sót của loài ve này.