Cầm bằng “xấu” thành giáo viên “trắng”

Theo dõi VGT trên

Nếu tốt nghiệp trường sư phạm với tấm bằng “không đẹp”, tương lai những nhà giáo trẻ ấy coi như đã được định đoạt bởi “án tại hồ sơ”.

Thân phận họ như những cánh bèo trôi nổi qua những điểm trường, mà thường là những nơi gian khó nhất…

Sống bằng t.iền của… chị

Tốt nghiệp hệ trung cấp của Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên năm 2010 với tấm bằng loại trung bình, thầy giáo Tô Ngọc Khang (dân tộc Tày) nhận hợp đồng ngắn hạn dạy học ở điểm trường tiểu học Lũng Nà – một trong những điểm khó khăn nhất ở xã biên giới Thượng Hà huyện Bảo Lạc (Cao Bằng). Điểm trường nằm ở độ cao hơn 1.000m, quanh năm mây mù. Phòng học tạm, chơ vơ, không điện, không nước, khó ở lại. Hàng ngày các thầy, cô “tổ lái” 2-3 giờ, vượt hàng chục con dốc đứng đi về, ngày mưa thêm việc quấn xích vào bánh xe mà leo dốc.

Thầy Khang sáng xuất phát ở nhà từ 5 giờ 30, thủ gói mì ăn liền, đến trường nháo nhào ăn rồi tranh thủ đón học sinh. Đi về như thế, mỗi tháng t.iền xăng hết 700.000 đồng, góp t.iền ăn buổi trưa tại trường 200.000 đồng, thêm t.iền điện thoại, sửa xe và tiêu vặt vãnh nữa là vừa hết khoản lương 1,2 triệu đồng. Bố mẹ không còn, anh chỉ có thể dựa vào người chị gái là giáo viên “xịn”. Mỗi tháng chị gái cho thầy Khang thêm 1 triệu đồng để sống, để khỏi phí cái công học, để hy vọng vào một ngày… đẹp trời… biết đâu được thành giáo viên xịn.

Cô Nông Thị Hồng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thượng Hà cho biết: “Thầy Khang rất hiền, chăm, năng lực cũng khá, hoàn cảnh khổ, ai cũng thương, quí nhưng… chịu”. Mỗi năm, phòng giáo dục tuyển người theo chỉ tiêu, căn cứ vào điểm tốt nghiệp, bất phân có cống hiến hay chưa nên diện như thầy Khang có cố mấy cũng đành chịu. Trường Tiểu học Thượng Hà có 4 giáo viên “trắng” như thầy Khang, mà cô Hồng gọi họ là giáo viên 4 không: Không công đoàn, không bảo hiểm, không xét thi đua và không phải đóng góp gì mỗi khi có công việc.

Cầm bằng xấu thành giáo viên trắng - Hình 1

Cô giáo Tô Thị Cúc và những học sinh mầm non tại bản Cốc Thốc, xã Thượng Hà, huyện Bảo Lạc

Video đang HOT

Giỏi cũng “ở ngoài”

Cô Tô Thị Cúc (dân tộc Tày) – giáo viên mầm non ở điểm trường Cốc Thốc, xã Thượng Hà cùng cái cảnh như thầy Khang, cũng là giáo viên hợp đồng “trắng”. Cô Cúc tốt nghiệp loại khá, nhưng trường cô có đến 40% tốt nghiệp loại giỏi nên cô cũng đành… ngậm ngùi thua. T.iền vay ngân hàng để đi học đến giờ vẫn còn nợ 5 triệu đồng chưa trả được. Ngày nghỉ, cô về thị trấn phụ bác bán rau, cũng là cách đỡ t.iền ăn hai ngày một tuần. Những ngày ở trường cố chi tiêu tằn tiện, miễn là không bị đến mức… hà tiện. Tiêu pha tằn tiện như cô Cúc nhưng 7 tháng làm giáo viên, bố mẹ phải cho thêm khi nhiều, khi ít, cộng lại cũng đến 5 triệu đồng.

“Chỉ có thi tuyển thì số giáo viên đang dạy hợp đồng “trắng” mà có chuyên môn, có tâm huyết với nghề mới có cơ hội vào biên chế.” Bà Nông Thị Loan

Đ.ánh giá năng lực cô Cúc, cô Sinh Thị Hường – Hiệu trưởng Trường Mầm non Thượng Hà nói: “Mới ra trường, đi bản xa, giữ được lớp, các cháu yêu cô giáo, Cúc cũng vào loại cưng cứng”. Hỏi chuyện yêu đương, Cúc lặng lẽ lắc đầu. Năm tới chắc cũng khó vào biên chế được, Cúc đang tính chuyện học liên thông lên cao đẳng. Mục tiêu học cũng chỉ để “đổi màu” cái bằng, băn khoăn nỗi bố mẹ quá nghèo, thêm gần 2 năm học nữa không biết chừng họ sụm lưng.

Được nhắc đến nhiều trong 93 giáo viên hợp đồng “trắng” toàn huyện là cô Bế Ích Hồng (dân tộc Nùng) giáo viên mầm non ở Trường Mầm non xã Bảo Toàn. Cô Hồng thuộc loại “làm gì cũng giỏi” như lời cô giáo Hà Thị Tuyết Mai (hiệu trưởng nhà trường) đ.ánh giá.

Cô Hồng tốt nghiệp cũng loại khá, qua 2 năm hợp đồng “trắng”, đợt thi giáo viên giỏi cấp trường vừa qua cô xếp thứ 2/8 giáo viên giỏi. Cảnh sống của cô Hồng, giống cô Cúc, cũng luôn ở cái mức cố để không rơi vào chữ… hà tiện. Từ nơi ở đến điểm trường ở bản Khuổi Pết, cô Hồng phải qua 11km đường dốc. Chị em trong trường nhiều khi thấy xe máy cô gần hết xăng là lại “mượn” rồi trả xe cho cô với bình xăng đầy, giúp nhau cũng phải lặng lẽ thế kẻo cô tủi.

Hai năm giáo viên “trắng”, bòn thêm của bố mẹ đến hơn 20 triệu đồng, năm nay liệu đơn của Hồng có đến lượt? Mỗi năm một khó, lớp sau rút kinh nghiệm của các anh, chị mà cố lo cho “đẹp” cái bằng. Hỏi cô Hồng mơ ước gì cho ngày mai, không ngờ cô bật khóc: “Ước mơ, chúng em không dám, chỉ mong có kỳ thi tuyển để cạnh tranh lành mạnh, dẫu có trượt cũng cam lòng”.

Bà Nông Thị Loan – Trưởng phòng Giáo dục huyện Bảo Lạc thẳng thắn thừa nhận: “Rất nhiều người trong số giáo viên “trắng” này có trình độ chuyên môn rất tốt, thậm chí tốt hơn cả một số giáo viên mới được tuyển vào biên chế… Nhưng do cơ chế tuyển dụng của tỉnh là chỉ xét tuyển qua điểm tại hồ sơ nên họ khó có cơ hội trúng tuyển. Theo tôi, tỉnh nên chuyển sang cơ chế thi tuyển thì tốt hơn”.

Theo DV

Giáo viên phấp phỏng lo mất việc vì bằng tại chức

Hơn 30 giáo viên tiếng Anh tiểu học ở thành phố Nam Định đang bị "dọa" cho thôi việc vì bằng tại chức, hầu hết trong số đó đã học liên thông đại học và chuẩn hóa đại học chính quy.

Một giáo viên tiếng Anh (xin được giấu tên) đang công tác tại trường Tiểu học Nguyễn Trãi (TP Nam Định) chia sẻ, năm 1996, Sở GD&ĐT Nam Định liên kết với Viện ĐH Mở Hà Nội mở lớp Cao đẳng Anh văn cấp bằng chính quy. Chị hào hứng theo học.

Đây là khóa học tập trung 6 ngày/tuần, mỗi năm học 11 tháng (nghỉ hè 1 tháng). Nhưng phải đến khi gần tốt nghiệp các sinh viên mới biết bằng mình được nhận không phải chính quy mà là tại chức. Tuy nhiên, lúc này giáo viên tiếng Anh tiểu học đang rất cần nên đa số sau tốt nghiệp đều được đi dạy với hợp đồng 3 tháng.

"Đã hơn chục năm giảng dạy nhưng chúng tôi vẫn là giáo viên hợp đồng, cứ 3 tháng lại tái ký một lần. T.iền lương nhận được thì rất bèo bọt, 300.000 đồng một tháng năm 2009 và 700.000 đồng năm 2010. T.iền này được lấy từ quỹ lương do phụ huynh học sinh đóng góp (10.000 đồng mỗi cháu một tháng)", nữ giáo viên nói và cho hay, năm học này chưa được ký hợp đồng và cũng chưa biết lương được nhận bao nhiêu.

Giáo viên phấp phỏng lo mất việc vì bằng tại chức - Hình 1

Hơn 10 năm gắn bó với nghề, nhiều giáo viên tiếng Anh tiểu học ở TP Nam Định đang bị dọa mất việc vì bằng tại chức. Ảnh minh họa: Hoàng Thùy.

Chị cũng tâm sự, t.iền lương tháng ít ỏi nhưng các chị phải tự đóng bảo hiểm và khoảng 2, 3 tháng mới được nhận một lần. Sau khi trừ các khoản thì còn lại chẳng đáng là bao. Để đảm bảo cuộc sống, chị phải đi làm gia sư, một vài giáo viên khác thì xin làm cấp dưỡng, công nhân hay đi chợ buôn bán...

Nghĩ rằng mình cố gắng thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn, chị và nhiều đồng nghiệp cùng cảnh đã học thêm 2 năm tại chức ngành tiếng Anh sư phạm tại ĐH Ngoại ngữ Hà Nội. Sau đó nhiều người học thêm lớp chuẩn hóa 8-10 tháng để có Chứng nhận bổ túc kiến thức đạt trình độ đại học chính quy.

"Thế mà giờ lại nghe thông tin sắp mất việc vì bằng tại chức khiến chúng tôi lo đến mất ăn mất ngủ. Nếu không nhận chúng tôi thì ngành giáo dục nói không từ đầu, giờ đã hơn 10 năm làm giáo viên, bắt chúng tôi bỏ dạy thì làm việc gì để sống. T.uổi cao, xin vào các công ty không ai nhận, mà ra chợ bán hàng thì bôi bác cho ngành giáo viên quá", nữ giáo viên bày tỏ.

Cùng chung tâm trạng, chị Kim Hoa (giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Trãi) cho biết, nhà trường chưa có thông báo chính thức cho nghỉ việc, nhưng đã bóng gió sau cuộc họp với ủy ban. Nguyên nhân mà mọi người được biết là UBND tỉnh không cho thu t.iền Tin học và tiếng Anh (đồng nghĩa với không có khoản thu để trả lương cho các chị), còn Sở Nội vụ thì không đồng ý nhận người có bằng dân lập, tại chức.

Chị Hoa cho biết, những năm qua, dù cố gắng đi học nâng cao, chuẩn hóa đại học chị vẫn chỉ được ký hợp đồng 3 tháng với t.iền lương vài trăm nghìn, trong khi đó bạn bè chị trong biên chế nhận được khoảng 2 triệu đồng mỗi tháng.

"Đại học Ngoại ngữ đã công nhận chúng tôi đạt chuẩn đại học chính quy, thế mà bây giờ thành phố lại dọa đuổi vì bằng tại chức. Bảo hiểm xã hội đã đóng được vài năm, rồi chúng tôi biết làm gì để sống", chị Hoa than thở.

Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Sở Giáo dục Nam Định cho biết, về việc hơn 30 giáo viên có thể mất việc ông đã nắm được. Tuy nhiên, hệ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở được tỉnh phân cấp cho các huyện, nên việc điều động, đề bạt, luân chuyển cán bộ là do cấp huyện quản lý.

Trước đó, trong đợt thi công chức diễn ra vào ngày 16-17/10, tỉnh Nam Định đã loại những người tốt nghiệp trường dân lập ra khỏi danh sách được dự thi. Ông Trần Tất Tiệp, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh cho hay, ở những vị trí này cần tuyển người giỏi, còn những người học dân lập chưa tạo được lòng tin.

Hoàng Thùy

Theo vnexpress

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đám cưới Midu xảy ra "hỗn chiến", 2 khách mời nữ tranh nhau "giật nát" thứ này
13:31:28 01/07/2024
Top 1 mê vợ gọi tên thiếu gia Minh Đạt: Say xỉn vẫn không quên gục đầu lên vai Midu!
14:19:43 01/07/2024
Midu và chồng Minh Đạt bị chụp lén trong thang máy sau đám cưới, kè kè gây bão
14:30:57 01/07/2024
Rộ tin Hùng Didu cầu xin Khoa Pug cứu lấy Phanh nè, liệu "Chưa biết" có lo sợ?
12:28:40 01/07/2024
Quỳnh Lương xuất hiện xuề xòa sau nghi vấn chia tay thiếu gia, xin lỗi công khai vì có thái độ kém duyên
14:16:11 01/07/2024
Cuộc sống kín tiếng của NSND Ngọc Huyền ở t.uổi 62 sau khi chia tay Chí Trung
13:53:44 01/07/2024
Quỳnh Trần JP nối gót bà Nhân Vlog, làm IVF kiếm thêm con cho chồng Nhật
14:59:42 01/07/2024
Mai Phương Thúy lên tiếng khi bị chê về ăn mặc ở đám cưới Midu
15:57:14 01/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

XMEN lên ngôi vô địch FVPL Summer 2024

Mọt game

18:01:33 01/07/2024
Đ.ánh bại đối thủ SOLO với tỷ số 3-1, XMEN chính thức trở thành nhà đương kim vô địch Việt Nam bộ môn EA Sports FC Online.

'Những nẻo đường gần xa' tập 26: Dũng dùng 'mỹ nam kế' để ký hợp đồng?

Phim việt

18:00:02 01/07/2024
Những nẻo đường gần xa tập 26: Yên phản đối việc sếp Vinh muốn Dũng dùng mỹ nam kế ; Bảo muốn tất tay để làm giàu; Diễm đưa Dũng đi cấp cứu.

Hoa khôi Tăng Huệ Văn đình đám một thời ra sao khi rời showbiz?

Sao việt

17:56:06 01/07/2024
Nhiều năm vắng bóng, Tăng Huệ Văn vẫn giữ được vẻ ngoài rạng rỡ. Cô hiện tập trung chăm lo tổ ấm, đồng thời phát triển công việc kinh doanh.

Vụ quảng cáo cơm tấm: Anh Tây dùng sai công thức, CĐM tranh cãi

Trẻ

17:54:53 01/07/2024
Vừa mới đây, các cư dân mạng không ngừng xôn xao khi xuất hiện đoạn quảng cáo tương ớt của một thương hiệu lớn, mà nội dung chính là một vị thực khách Tây ăn cơm tấm với tương ớt

Dọn nhà thì phát hiện túi đen bất thường trong kho, vừa lôi ra tôi thất kinh với thứ bên trong và bí mật đằng sau của chồng

Góc tâm tình

17:54:06 01/07/2024
Dọn nhà thì phát hiện túi đen bất thường trong kho. Tôi đếm hết chỗ t.iền thì có khoảng 30 triệu. Đây chắc chắn là khoảng t.iền chồng tôi cất ở đây.

Lý Hùng khóc cùng em gái Lý Hương trên sóng truyền hình

Tv show

17:53:52 01/07/2024
Tài tử điện ảnh Lý Hùng cùng với em gái Lý Hương xuất hiện trong chương trình Khách sạn 5 sao vừa phát sóng. Họ chia sẻ về nghề và cùng khóc khi nhắc đến cố NSND Lý Huỳnh.

Các nhà khoa học phát hiện rêu sa mạc có thể sống sót trên sao Hỏa

Thế giới

17:52:23 01/07/2024
Trong tương lai, chúng tôi hy vọng rằng loại rêu đầy hứa hẹn này có thể được đưa lên sao Hỏa hoặc Mặt Trăng để kiểm tra thêm khả năng sinh sống và phát triển trong không gian , các nhà nghiên cứu viết.

Choi Ji Woo bật khóc hối hận chuyện con cái, phải nhờ tới sự hỗ trợ từ Kim Tae Hee vì điều này

Sao châu á

17:47:55 01/07/2024
Mới đây, khi xuất hiện trên một chương trình thực tế với tư cách MC cùng nhiều người nổi tiếng khác, Choi Ji Woo đã bất ngờ bật khóc tiếc nuối vì có con quá muộn.

Lật tẩy chiêu trò 'đổi trắng thay xanh' biển số xe qua trạm thu phí

Pháp luật

17:41:56 01/07/2024
Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 2, Cục Cảnh sát giao thông (Đội 2) vừa lật tẩy chiêu trò của chủ xe biển tư nhân hóa trang đội lốt xe của cơ quan Trung ương.

Phim siêu anh hùng nhận điểm tuyệt đối từ giới phê bình, kịch bản hack não cực độ khiến người xem không kịp trở tay

Phim âu mỹ

17:41:43 01/07/2024
Mới đây, Supacell - một series truyền hình siêu anh hùng của Netflix - lên sóng từ ngày 27/6 đã bất ngờ gây sốt, nhận cơn mưa lời khen từ giới phê bình quốc tế.

Taylor Swift bị "vượt mặt", một cái tên không ngờ "đá đổ", người ấy là ai?

Sao âu mỹ

17:03:58 01/07/2024
Các fan USUK đang vô cùng sốc khi Taylor Swift tưởng chừng là không có đối thủ trong việc thu doanh số khủng ở mỗi chuyến lưu diễn, tuy nhiên mới đây cô đã bị một nhân vật cộm cán khác vượt mặt, ai cũng ngỡ ngàng ngơ ngác bởi cái tên nà...