Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo 5 phương hướng, 9 nhiệm vụ chủ yếu trong năm học 2018 – 2019

Theo dõi VGT trên

Ngày 21.8, tin từ Bộ GDĐT, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phùng Xuân Nhạ đã kí ban hành Chỉ thị về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 – 2019 của ngành Giáo dục với 9 nhiệm vụ cụ thể.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo 5 phương hướng, 9 nhiệm vụ chủ yếu trong năm học 2018 - 2019 - Hình 1

Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ ban hành chỉ thị về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 – 2019. Ảnh: TL

Chuẩn bị điều kiện thực hiện chương trình mới

Bộ trưởng Bộ GDĐT chỉ đạo, phương hướng chung của năm học 2018-2019 của ngành GDĐT là nâng cao chất lượng giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; thực hiện nghiêm kỷ cương, nền nếp, dân chủ trong trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường và thực hiện tốt vệ sinh trường học; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ứng xử văn hóa cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục.

Giáo dục mầm non tập trung phát triển trường, lớp ở khu công nghiệp, khu chế xuất; đẩy mạnh các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, kiên quyết chống hành vi bạ.o hàn.h trẻ và khắc phục tình trạng thiếu giáo viên.

Giáo dục phổ thông tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, nhất là đối với lớp 1; nâng cao chất lượng kiểm tra, đán.h giá kết quả học tập, rèn luyện, đặc biệt là kỳ thi THPT quốc gia; đổi mới cơ chế quản lý trong các trường phổ thông.

Giáo dục đại học tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tự chủ, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên; chuẩn hóa, tăng cường hội nhập quốc tế và yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; tăng tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo.

Giáo dục thường xuyên tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm; chấn chỉnh các trung tâm ngoại ngữ, tin học, đào tạo từ xa hoạt động không đúng quy định…

Phát triển nguồn lực, nâng cao chất lượng giáo viên

Cùng với phương hướng chung, Bộ GDĐT cũng chỉ ra 9 nhiệm vụ chủ yếu là rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo trong cả nước, chú trọng phát triển trường, lớp mầm non ở khu công nghiệp, khu chế xuất. Xây dựng đề án sắp xếp, tổ chức lại các trường sư phạm để nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng giáo viên và viên chức quản lý giáo dục.

Bộ GDĐT chú trọng các biện pháp về đổi mới giáo dục giáo dục mầm non, phổ thông; đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông.

Video đang HOT

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo 5 phương hướng, 9 nhiệm vụ chủ yếu trong năm học 2018 - 2019 - Hình 2

Ngành Giáo dục chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Ảnh: Huyên Nguyễn

Các vấn đề về xây dựng chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành, nghề đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ, đôi mơi hinh thưc, phương phap kiêm tra, đanh gia năng lưc ngoai ngư… nhằm nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục; đẩy mạnh giao quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đối với các cơ sở GDĐT; Hội nhập quốc tế trong GDĐT; Tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng… cũng được Bộ trưởng Bộ GDĐT nêu rõ trong chỉ thị.

Ngoài ra, trong năm học này, Bộ GDĐT tiếp tục chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển các chương trình đào tạo đại học theo hướng tiệm cận với chuẩn khu vực và quốc tế, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

HUYÊN NGUYỄN

Theo laodong.vn

Giáo dục đại học - Chuẩn hóa và hội nhập

Đây là chủ đề Hội thảo Giáo dục 2018 do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phối hợp với ĐHQG TPHCM tổ chức ngày 17/8 tại Hà Nội.

Giáo dục đại học - Chuẩn hóa và hội nhập - Hình 1

Sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành thảo luận trong thư viện trường

Phát triển GD ĐH phải theo thông lệ quốc tế

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: GD, trong đó c ó GD ĐH không thể đứng ngoài thế giới, nên bắt buộc chúng ta phải hội nhập; phải theo đúng xu hướng thế giới với giải pháp phù hợp điều kiện của Việt Nam và có lộ trình. Trong đó, với điều kiện của Việt Nam hiện nay, tự chủ ĐH và giải trình là quan trọng nhất.

Theo Phó Thủ tướng, Việt Nam đã nói đến tự chủ ĐH từ khi thành lập ĐHQG, nhưng đến năm 2014, qua các cuộc cọ xát rất mạnh mẽ, chúng ta mới có 23 trường tự chủ theo Nghị định 77. Tuy nhiên, mới là tự chủ một phần, chưa đúng với thông lệ quốc tế.

Lý do có từ 3 phía: Từ cơ quan quản lý Nhà nước; từ chính các trường đại học vẫn muốn tiếp tục cơ chế bao cấp; và một phần từ người học và xã hội. Cả 3 lý do đó cộng hưởng lại nên vô cùng khó khăn.

Đưa ra 2 băn khoăn lớn nhất khi thực hiện tự chủ ĐH: Cho tự chủ, các trường cứ thế tăng học phí, ảnh hưởng đến quyền lợi của người học có điều kiện khó khăn được học trường chất lượng tốt; phần tài sản, đất đai... của trường ĐH sẽ bị thao túng... Phó Thủ tướng cho rằng, những khó khăn này không phải không có hướng giải quyết và trên thực tế thế giới đã có hướng giải quyết điều này.

Giáo dục đại học - Chuẩn hóa và hội nhập - Hình 2

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội thảo

Theo đó, liên quan đến tự chủ ĐH, tự chủ tài chính, chúng ta một mặt có cơ chế học bổng, từ người có khả năng, mong muốn đóng góp nhiều hơn để có chất lượng tốt hơn lập quỹ học bổng cho đối tượng diện chính sách và con nhà nghèo. Mặt khác, tự chủ không có nghĩa là Nhà nước không cấp ngân sách nữa mà dùng kinh phí từ ngân sách để đặt hàng đào tạo. Còn cơ chế đảm bảo tài sản, chúng ta có hội đồng trường gắn liền với trách nhiệm giải trình, công khai minh bạch.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý cần hiểu cho đúng về tự chủ ĐH. Trường ĐH có nhiều sứ mệnh, một trong số đó là sáng tạo ra tri thức, nên trường ĐH cần tự chủ về chuyên môn, từ đó khơi dậy sáng tạo cho từng thành viên trong nhà trường. Đó là tự chủ căn bản nhất.

Để có quyền tự chủ đó, trường ĐH phải được tự quản về tổ chức và tự chủ về tài chính. Tự chủ tài chính phải hiểu là tự chủ về nguồn thu và nguồn chi. Thu có nhiều phần: Từ học phí, khoa học công nghệ, sản xuất kinh doanh và quan trọng là thu từ tài trợ của doanh nghiệp, cộng đồng; đặc biệt là từ ngân sách Nhà nước.

Khẳng định tự chủ ĐH là xu thế tất yếu, là yêu cầu, đòi hỏi chúng ta phải làm, phải luật hóa trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GD ĐH tới đây; trong hệ thống văn bản pháp luật hiện nay và hệ thống các luật khác có liên quan, Phó Thủ tướng mong mỏi, hội thảo lần này, các nhà lãnh đạo, các chuyên gia quốc tế, các nhà khoa học, doanh nghiệp có tiếng nói để Luật GD ĐH lần này được sửa một cách căn bản nhất. Có nhiều việc chúng ta đã làm, đã chuẩn bị, nhưng khi Luật chưa sửa thì có nhiều điều chưa thực hiện được.

Cùng quan điểm với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng nhấn mạnh phải hướng đến chuẩn hóa và hội nhập quốc tế, phải tính đến xu hướng GD ĐH quốc tế.

Cũng theo Bộ trưởng, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, các chuyên gia trong nước và quốc tế, trong đó có chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đến từ nhiều nước xây dựng Chiến lược tổng thể phát triển GD ĐH Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2035. Ba chủ đề của hội thảo về năng lực hệ thống GD ĐH; tài chính ĐH; quản lý Nhà nước và quản trị ĐH cũng bám rất chắc vào 3 trụ cột của Chiến lược trên.

Với "Chiến lược tổng thể phát triển GD ĐH Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2035", Bộ trưởng tin tưởng, giai đoạn 2020 - 2030, GD ĐH Việt Nam sẽ dần đi vào nền nếp theo cách tiếp cận hệ thống và hội nhập.

Những giải pháp quan trọng cho GD ĐH

Nhận định của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, trong hơn 30 năm đổi mới, GD ĐH Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã từng bước được bổ sung, đổi mới. Mạng lưới các trường ĐH phát triển rộng khắp cả nước, đa dạng về loại hình, cấp bậc và ngành nghề đào tạo; quy mô đào tạo không ngừng tăng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân; các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo từng bước được cải thiện.

GD ĐH đã cung cấp cho đất nước hàng triệu nhân lực có trình độ ĐH, hàng vạn cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Đây là lực lượng quan trọng, giữ vai trò nòng cốt của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thúc đẩy sự phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.

Đưa định hướng và giải pháp cho GD ĐH trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh việc thể chế hóa (sửa đổi, bổ sung Luật GD ĐH và các quy định liên quan) để đổi mới căn bản và toàn diện. Cùng với đó là nâng cao năng lực hệ thống GD ĐH; đổi mới cơ chế tài chính ĐH; đổi mới quản lý Nhà nước về GD ĐH. Cho rằng, GD ĐH còn nhiều tiềm năng, nhưng quản lý Nhà nước phải đổi mới kịp thời để đáp ứng nhu cầu phát triển này, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc tin tưởng, khi thay đổi cơ chế chính sách kịp thời, tạo động lực đúng đắn sẽ tạo bước đột phá trong phát triển GD ĐH.

Hiện nay trước sự vận động, phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ và tri thức nhân loại, đặc biệt là trước yêu cầu của toàn cầu hóa, quốc tế hoá, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng, GD ĐH Việt Nam cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ để không chỉ đảm đương được trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho đất nước mà còn có sức hội nhập, cạnh tranh.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình, trong những năm qua, với quan điểm coi GD là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp GD-ĐT của nước ta thời gian qua đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo nhất quán của Đảng, Nhà nước. Nhờ đó, lĩnh vực GD-ĐT nói chung, GD ĐH nói riêng, đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.

Tuy nhiên, trước sự vận động, phát triển không ngừng của khoa học công nghệ và tri thức nhân loại, nền GD ĐH nước ta đang đứng trước yêu cầu phải đổi mới để đáp ứng ngày càng tốt hơn sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Đại diện Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đán.h giá, GD ĐH Việt Nam đã phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng đa dạng. Văn hóa chất lượng bước đầu hình thành ở các cơ sở GD ĐH. Công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng được đẩy mạnh nhằm nâng cao chất lượng GD ĐH. Nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế đã được chú trọng, xếp hạng quốc tế được cải thiện. Đổi mới, đẩy mạnh tự chủ ĐH bước đầu thu được kết quả tích cực.

Giáo dục đại học - Chuẩn hóa và hội nhập - Hình 3

Chất lượng đào tạo đại học trong hội nhập quốc tế và đáp ứng cuộc CMCN 4.0 đòi hỏi rất cao

Tuy nhiên, những thách thức cũng được đặt ra với GD ĐH Việt Nam liên quan đến việc thực hiện tự chủ ĐH; thách thức với chất lượng đào tạo để đáp ứng sự đòi hỏi cao hơn và sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế, cách mạng công nghiệp 4.0. Nghiên cứu khoa học ở các cơ sở GD ĐH còn chưa được quan tâm đúng mức và kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; công bố quốc tế còn thấp so với các nước phát triển trong khu vực Đông Nam Á. Năng lực quản trị, quản lý của các cơ sở GD ĐH chưa theo kịp yêu cầu của phát triển GD ĐH và hội nhập quốc tế...

Theo giaoducthoidai.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Phan Đạt bị đồn ăn bám Phương Lan, chia tay um sùm sau 1 năm kết hôn
07:07:34 05/10/2024
Chuyển khoản nhầm 180 triệu, tôi lo lắng mất ngủ cả đêm, bất ngờ hôm sau được chuyển trả lại: Yêu cầu của đối phương gây choáng
05:36:13 05/10/2024
Trấn Thành lao đao vì Negav, Trường Giang gây tranh cãi liên quan HIEUTHUHAI?
09:12:57 05/10/2024
Lisa nói lý do yêu bạn trai tỷ phú, không phải vì tiề.n mà là kỹ năng, fan đỏ mặt
08:03:04 05/10/2024
Nhìn chiếc Maybach của anh rể đỗ trước cửa nhà mà tôi lo lắng cho chị gái mình
05:31:32 05/10/2024
Con trai đưa mẹ đẻ về sống cùng nhà vợ, sau nửa năm đã phải tá hỏa đòi chuyển đi nhưng bố vợ lại đưa ra lời đề nghị hấp dẫn
05:27:37 05/10/2024
Yêu đương 7 năm không chịu cưới nhưng khi chị tôi chuẩn bị lấy chồng anh rể hụt lại đến phá đám
05:15:28 05/10/2024
Negav hại HURRYKNG lộ quá khứ đen tối, Quang Hùng MasterD "bận rộn", fan phẫn nộ
10:04:14 05/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Con cái của các tỷ phú trên thế giới: Người giản dị bất ngờ, người được tặng viên kim cương hơn 9 triệu USD vào ngày sinh nhật đầu đời

Netizen

12:08:20 05/10/2024
Những cậu ấm, cô chiêu này không chỉ được thừa hưởng sự sung túc mà còn học được những tư duy làm giàu đỉnh cao từ cha mẹ.

Miss Cosmo 2024: BTC tung loạt ảnh cực khét trước thềm chung kết, fan phấn khích

Sao châu á

12:05:56 05/10/2024
Ít giờ trước thềm Chung kết, BTC Miss Cosmo 2024 đã khiến fan sắc đẹp phấn khích khi công bố bộ ảnh Glamshot Swimsuit chính thức của cuộc thi. Trong concept độc đáo cùng swimsuit rực rỡ, các thí sinh xuất hiện với một phiên bản hoàn thi...

Lên mạng nhận đặt cọc vé xe khách giường nằm, chiếm đoạt tiề.n của hàng trăm người

Tin nổi bật

11:51:24 05/10/2024
Sau khi lừa được tiề.n đặt cọc vé xe của các bị hại, đối tượng Nguyễn Đức Triệu tiếp tục dùng các thủ đoạn dụ dỗ bị hại như chuyển thêm tiề.n để lấy lại tiề.n, sai cú pháp nội dung chuyển tiề.n... để lừa chuyển thêm tiề.n.

Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ bị mạo chữ ký trong công văn "hù dọa" các cơ sở kinh doanh thực phẩm

Pháp luật

11:49:02 05/10/2024
Hành vi mạo danh Sở Y tế lừ.a đả.o đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến danh dự, uy tín của công chức Sở Y tế, đồng thời gây tâm lý hoang mang, lo lắng, phiền hà cho các cơ sở hành nghề trên địa bàn.

Tử vi tuần mới (7/10 - 13/10): 3 con giáp được Thần tài che chở ban phúc, công việc lẫn tình yêu đều viên mãn

Trắc nghiệm

11:19:30 05/10/2024
Tử vi tuần mới dự báo con giáp nào sẽ được trao vận may? Tháng 10 này có 3 con giáp thu nhập tốt, được sếp cân nhắc tăng lương, tạo cơ hội thăng chức trong công việc 15 ngày tới

Sao nam lên Người ấy là ai công khai song tính nói gì về chuyện hẹn hò với mỹ nữ phim VTV?

Sao việt

11:15:26 05/10/2024
Mới đây, nam diễn viên Đỗ Nhật Hoàng - người từng lên chương trình Người ấy là ai công khai song tính đã lên tiếng về chuyện hẹn hò với Yên Đan

Vụ cháy xe buýt tại Thái Lan: Người điều hành xe buýt bị buộ.c tộ.i cẩu thả làm chế.t người

Thế giới

11:10:53 05/10/2024
Theo cảnh sát tỉnh Pathum Thani, người điều hành đồng thời là chủ sở hữu chiếc xe buýt, Panissara, bị buộ.c tộ.i cẩu thả làm chế.t người. Các cuộc điều tra sơ bộ cho thấy rò rỉ khí gas có thể là nguyên nhân gây ra vụ cháy.

Ronaldo gây tranh cãi: B.ị t.ố mượn tên Messi để câu tương tác, cố tính "dìm" các huyền thoại bóng đá

Sao thể thao

11:04:42 05/10/2024
Tối 3/10, siêu sao Cristiano Ronaldo chia sẻ trên trang Youtube cá nhân một đoạn video vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Clip này được chia sẻ nhằm mục đích vinh danh Ronaldo khi trở thành cầu thủ đầu tiên trong lịch sử cán mốc 900 bàn ...

Loài chim có biệt tài hút đối phương bằng kỹ năng xây tổ độc đáo

Sáng tạo

10:57:32 05/10/2024
Đẹp không chỉ về hình dáng, sức hấp dẫn của chim Bowerbird còn đến từ tính kiên nhẫn, tài năng nghệ thuật, tính cách tinh tế và sự tỉ mỉ chu đáo.

Diddy bị người tham gia 20 lần kể rõ nội dung buổi tiệc, bí mật sau 1 giờ sáng

Sao âu mỹ

10:55:40 05/10/2024
Sean Diddy Combs, một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất trong giới giải trí Mỹ, đang phải đối mặt với những cáo buộc nghiêm trọng về ồn ào buổi tiệc nhạy cảm, buôn bán hành động về thể xác.

Team Quang Linh: người 'gán tội' cho Quang Dũng xin lỗi, bị 'chủ tịch' 'xử' đẹp

Trẻ

10:36:24 05/10/2024
Anh Đồng cho biết, kênh Quang Dũng Vlogs - Cuộc sống ở châu Phi yếu hơn các kênh khác trong team do kinh tế hạn hẹp, là một phần nguyên nhân của những lùm xùm nấu xói trong nội bộ team Quang Linh vừa qua.