“Bí kíp luyện công” cho teen 12

Theo dõi VGT trên

Nếu phần đông học sinh cuối cấp thường trong trạng thái phờ phạc, mất ngủ, biếng ăn, nhức đầu, căng thẳng, thì vẫn có một số bạn học từ sáng đến khuya mà vẫn không muốn rời quyển vở. Vì sao?

Không đặt nặng => Học hết mình

K.P (lớp 12 trường N) là một học sinh không quá nổi bật về mặt học tập. Tuy nhiên, đôi khi những học sinh giỏi lại phải…mượn vở P khi không hiểu bài, bởi cô bạn rất chăm chỉ và luôn học đều tất cả các môn. Có lần, P học bài trong đề cương từ 5 giờ chiều đến…1 giờ sáng! Một bài học khó nuốt đến mấy, P cũng học xong. Khi biết P phải học thêm…4 môn, bạn bè ai cũng ngỡ ngàng, trong đầu xoay tròn một dấu chấm hỏi: “Tại sao cũng đi học thêm, mà mình lại không có thời gian để học như P?”

Học chăm chỉ nhưng đôi khi P vẫn bị điểm 5, 6. Cô bạn hài hước: “Trời, may quá, không dưới trung bình!”

P cho biết: “Năm nay mình học với tâm trạng thoải mái nên cứ học được thì vẫn học, điểm ra sao thì ra… Bởi vậy nên bị điểm thấp mình cũng chẳng buồn, vì mình đã học bài và học hết mình rồi!”

Bí kíp luyện công cho teen 12 - Hình 1

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Tham vọng thủ khoa

Khác với K.P, K.G (lớp 12 trường T) lại có mục tiêu: “Phải đậu thủ khoa tốt nghiệp và đại học!”. Hai năm đầu cấp 3, G học tà tà, nhưng đến năm 12 thì cả lớp hoàn toàn bất ngờ về sự “tỏa sáng” của cô bạn. G học thuộc lòng tất cả các môn, từ môn Sử đến môn…Quân Sự (thật đáng nể!). Điểm Toán, Lý, Hóa của G gần như tuyệt đối, dù thỉnh thoảng một số môn vẫn không như ý muốn.

G cười: “Học vậy mới là học. 11 năm ăn chơi đủ rồi, dồn sức cho năm nay không phí chút nào đâu. Học trọn vẹn để mai mốt lớn lên không hối hận. Cuối cấp mà! Lạ một điều là càng học càng được điểm cao, được điểm cao càng thích, và khi thích rồi lại…tiếp tục học. Vòng tuần hoàn cứ như thế…”

Áp lực tích cực

Video đang HOT

Một số bạn tự tạo áp lực ra cho mình để mỗi lần chán sẽ “tỉnh” ngay và lại ngồi vào bàn.

Cận (lớp 12 trường N) là một ví dụ. Lớp 11, cậu chàng học rất “thê thảm” vì lười biếng. Năm nay lại khác. “Mỗi lần không muốn học bài, tui lại vẽ ra một viễn cảnh u ám về cuộc đời mình: thất nghiệp, ba mẹ lo buồn, bạn bè mỉa mai, xã hội “ghét bỏ”. Rồi nào là sẽ bị 0 điểm, bị mời phụ huynh, hoặc…thảm hơn: không được xét tốt nghiệp. Bạn bè ai cũng học, thế là tui cũng học, bởi tui tự nhận rằng mình…thông minh hơn tụi nó nên phải làm sao cho tụi nó nể. Và tui chọn cách học.”

M.P (lớp 12 trường V): “Năm cuối cấp rồi, online có thấy ai đâu. Bạn bè đứa nào cũng “mai danh ẩn tích” để “luyện công”, không học thì “lạc loài” à? Lên mạng mà không thấy ai, rảnh rỗi không biết làm gì, thì tui chỉ còn biết học…”

o0o

Bạn có thể làm được như họ? Chắc chắn rồi.

Có những mục tiêu “hoành tráng” và cố gắng thực hiện tới cùng, cũng là một niềm vui bạn ạ! Vì vậy, bạn tự đặt ra cho mình một mục tiêu nào đó đi, và rồi nỗ lực để biến nó thành hiện thực. Rất nhiều bạn teen 12 đã “dẹp bỏ” áp lực mà học bằng cách theo đuổi mục tiêu như thế đấy…

Teen 12 đang..."phân hóa"

Nếu trước đây, mục tiêu chung của họ là "cố gắng học tốt toàn diện", thì bỗng dưng đến năm cuối cấp, họ lại rẽ theo những chiều hướng khác. Liệu sự "phân hóa" trong tư tưởng có mang lại những điều tích cực hoàn toàn?

Năm cuối cấp, học thêm, học tăng tiết, sự phân bổ thời gian không hợp lý, trì hoãn những bài tập phải hoàn thành tạo nên áp lực. Hơn nữa teen luôn "quan trọng hóa" ở năm học này, nên cứ phải ùn ùn chạy sô cho bằng bạn bè, và học với tần suất dày đặc trong khi khả năng tiếp thu ít ỏi...

Dần dà, họ lâm vào trạng thái luôn thiếu thời gian, không biết bắt đầu từ việc nào trước, để rồi ức chế, bế tắc tinh thần và rồi chỉ muốn...vứt bỏ sách vở để giải trí...

Khi những biểu hiện ấy bắt đầu nhen nhóm và đang hiện diện trong tiềm thức của teen cuối cấp thì cũng chính là lúc họ tìm "lối thoát" bằng cách tự...giảm nhẹ sự căng thẳng cho mình.

Chênh lệch đáng sợ

Hầu hết các anh chị đi trước đều khuyên rằng: "Năm cuối cấp thì đừng ôm đồm quá nhiều nữa, chú trọng vào ba môn chủ lực của mình, mấy môn khác bình thường cũng ổn rồi". Nhưng nếu thấy "bình thường" để rồi "coi thường" thì thật nguy hiểm.

Đã quen với cách học chương trình phân ban nên teen 12 cũng hiểu được rằng "chỉ chú trọng học ban của mình". Vì thế bạn đừng ngạc nhiên khi lớp ban D có điểm môn Hóa quá thấp hoặc lớp ban A có bảng điểm môn Văn "khó chấp nhận".

Điểm số được xem là thước đo trong việc đ.ánh giá năng lực học tập, nhưng với teen 12 thì không còn khách quan nữa, vì có những bạn đạt gần 9.0 môn Toán, Lý, Hóa nhưng lại chưa đến 5.0 môn Văn, Địa, GDCD...Nói họ học sinh giỏi cũng không hẳn mà học lực trung bình cũng không thể...

B.P (lớp 12 trường N) bày tỏ: "Học nhiều chi cho mệt, mình thấy có mấy anh chị học giỏi quá trời mà tốt nghiệp cũng loại...trung bình chỉ vì một môn đó thôi! Bởi vậy nên bị 0 điểm Sử hoặc dưới trung bình môn Văn đối với mình cũng không thành vấn đề. 30 điểm cho 6 môn là đậu tốt nghiệp, cứ thế mà học!"

=> Thực tế, nhiều teen cuối cấp mang tư tưởng này để rồi hối hận dài dài. "Học lệch" không có nghĩa là chỉ lo 3 môn, và "mặc xác" những môn còn lại. Ít nhất bạn cũng phải nắm được những kiến thức cơ bản cốt lõi, để mang vào phòng thi sự tự tin, từ đó làm bài mới đạt hiệu quả. Và bạn không thể đạt được thành tích cao trong hai kì thi quan trọng khi bạn mặc cảm rằng "mình chỉ rành 3 môn, những môn còn lại chẳng có một chút kiến thức nào hết".

Teen 12 đang...phân hóa - Hình 1

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Học ngược!

Hiện nay, một số teen 12 học ban A nhưng lại đầu tư cho ban D và ngược lại!

Lý giải cho vấn đề này là: Sau hơn hai năm học, họ đã nhận ra rằng mình đi sai đường khi thấy mình học không tốt ở một số môn nào đó, nên không đủ tự tin khi thi.

Vì vậy, có rất nhiều bạn học nâng cao Toán Lý Hóa nhưng suốt ngày chỉ lo học thêm Văn, Tiếng Anh. Những ai học ngược đều phải cố gắng gấp đôi, vì ôm đồm và phải học gắng sức ở nhiều môn hơn mọi người.

Hệ quả có thể xảy ra: điểm thấp ở những môn nâng cao, và điểm không cao ở những môn chú trọng. Bởi đơn giản, thời gian bị dàn trải quá nhiều để học theo ban này và luyện theo khối khác!

Chia bài ra học!

Teen 12 thường được thầy cô những môn phụ "o bế". Vì vậy họ thường rất "bạo" trong những lúc kiểm tra. Một phương pháp rất được áp dụng chính là: Chia bài ra học luân phiên!

Chẳng hạn như, nếu hôm đó kiểm tra 10 bài, thì 4 bạn ngồi gần nhau sẽ...phân công bài học, sau đó ai thuộc thì đọc cho cả nhóm chép! Hoặc môn thuộc sở trường của người nào thì người đó học, những người khác chỉ việc "hưởng"...

o0o

"Phân hóa" trong lựa chọn

Ngoài những kiểu học "phân hóa", teen 12 còn khác nhau rất nhiều trong việc lựa chọn trường đại học cho mình...

Chẳng hạn như, một bạn học rất giỏi, là "mọt sách" suốt 11 năm, nhưng rồi chỉ chọn trường ĐH bình thường chỉ vì bạn ấy...thích trường đó. Thế là bạn này học tà tà, thư thái trong năm cuối cấp vì tin rằng "khả năng mình đủ để đậu". Trong khi một bạn khác có sức học bình thường nhưng vì gia đình ép buộc nên phải thi vào một trường có tiếng, áp lực tăng cao, từ một người "vô tư, vô lo", bạn ấy muộn phiền, căng thẳng càng nhiều...

Một số bạn lại có ý định du học, hoặc thi ĐH ở những khối năng khiếu, nên "lơ" luôn những lời khuyên từ thầy cô, gia đình. Họ quan niệm: "Có đam mê là được rồi! Mấy môn khác không thi, cần chi phải học!"

o0o

Đừng bị "phân hóa" bởi những quan điểm lý thuyết

Bạn rất lạc quan và có góc nhìn lãng mạn khi tin theo những "chân lý" kiểu như: "Học 3 môn quan trọng thôi, học hết chưa chắc đã giỏi", "Đại học không phải con đường duy nhất", "Không phải ai học trường đại học công lập cũng thành đạt"... Những suy nghĩ chủ quan sẽ g.iết c.hết sự cố gắng nỗ lực được ấp ủ trong bạn, để rồi bạn không còn biết buồn trước những điểm 0, chẳng thèm quan tâm xem kiến thức Địa lí, Lịch sử của mình ở trình độ nào... Đến khi nhìn thấu đáo được bản chất sự việc, thì đã muộn...

Vì vậy, đừng bị lung lay, bạn nhé! Hãy cứ học trong khả năng có thể, đôi khi nản lòng sẽ cho bạn vài phút tĩnh tâm để nhìn lại chặng đường đã đi qua, và bạn sẽ biết được mình cần phải làm gì sau đó...

T.uổi trẻ rất đẹp, và kiến thức nào cũng hữu ích...Biết đâu trong một thời điểm nào đó ở cuộc sống, một thông tin mà bạn đã đọc qua khi còn đi học sẽ giúp bạn rất nhiều...

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Midu và Minh Đạt chính thức lộ diện, mẹ chồng có thái độ gây chú ý bên cạnh con dâu
18:08:23 29/06/2024
Vì sao dâu hào môn Midu chọn hoa cưới cầm tay có 1 loại dây leo quen thuộc trong vườn nhà?
19:07:36 29/06/2024
Mẹ ông Thích Minh Tuệ nhập viện sau nhiều lần bị làm phiền, em trai tuyên bố gắt
17:07:22 29/06/2024
Đám cưới Midu: Lan Ngọc bất ngờ lộ diện, Mai Phương Thúy hối hả, vợ chồng Trường Giang và nửa showbiz tề tựu
20:37:23 29/06/2024
Chồng Hằng Du Mục về Việt Nam 1 mình, đi chơi với gái xinh, vợ lủi thủi theo sau
17:27:27 29/06/2024
Lâm Canh Tân lấy lòng con trai Triệu Lệ Dĩnh, đối phương sắt đá cũng phải đổ gục
15:47:07 29/06/2024
CeCe Trương: Con gái Cẩm Vân - Khắc Triệu, từng bị tai nạn dập phổi, liệt tứ chi
18:20:30 29/06/2024
"Vợ chồng" Triệu Lộ Tư đẹp gây bão: Nhà trai chuẩn tổng tài, nhà gái hệt búp bê
16:08:38 29/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Người đẹp Đồng bằng sông Cửu Long 1996 Lê Hồng Yến giờ ra sao?

Sao việt

21:50:34 29/06/2024
Tái xuất sau nhiều năm vắng bóng, Lê Hồng Yến xúc động khi được gặp lại các đồng nghiệp. Ngoài chăm lo tổ ấm, cựu người mẫu giờ đang phát triển công việc kinh doanh ở TP.HCM.

Bích Trâm: Ca sĩ Thanh Hà là người mẹ thứ hai của tôi

Nhạc việt

21:42:10 29/06/2024
Sau chương trình Giọng hát Việt 2019 , Diêu Ngọc Bích Trâm vẫn giữ liên hệ với ca sĩ Thanh Hà và đàn chị cho nhiều lời khuyên về cách để nâng cao kỹ năng thanh nhạc cũng như phát triển con đường sự nghiệp.

Chồng Hằng Du Mục đồng ý ly hôn, vẫn trách móc vợ, tự tin công khai "vợ 4"?

Netizen

21:35:34 29/06/2024
Trong khi Hằng Du Mục bận rộn livestream bán hàng cùng 2 con riêng là Nhất Dương - Dịch Dương, chồng của nữ tiktoker lại bị phát hiện sang Việt Nam một mình, thậm chí còn hẹn hò loạt gái xinh.

Minh Dự: Vì không phải diễn viên ngôi sao nên tôi càng cố gắng

Hậu trường phim

21:27:51 29/06/2024
Nam diễn viên Minh Dự tiết lộ từng tổn thương sau thất bại của một dự án nên lơ khi đạo diễn Vũ Khắc Tuận mời đóng phim.

Thiếu phụ hai lần phạm tội mua bán người

Pháp luật

21:16:51 29/06/2024
Cụt Thị Tư (SN 1993), sinh ra tại xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) nhưng sau đó sang Trung Quốc lấy chồng. Quá trình sinh sống, người phụ nữ này biết nhu cầu mua phụ nữ về làm vợ của một số đàn ông nơi đây.

12 lý do nên ăn quả óc chó mỗi ngày

Sức khỏe

21:11:48 29/06/2024
Quả óc chó chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như acid béo omega-3 và chất chống oxy hóa. Loại hạt tốt cho sức khỏe này cũng dễ dàng kết hợp vào chế độ ăn uống.

Đây là loài tôm 'khó ăn' nhất hành tinh!

Lạ vui

20:59:41 29/06/2024
Nằm sâu trong lòng đại dương, nơi ánh sáng mặt trời không thể len lỏi, tồn tại một loài tôm có khả năng thích nghi phi thường và sở hữu ngoại hình kỳ dị: tôm núi lửa biển sâu - Rimicaris hybisae.

Belarus bổ sung hệ thống phòng không ở biên giới với Ukraine

Thế giới

20:26:10 29/06/2024
Trước đó cùng ngày, Bộ Quốc phòng Belarus tuyên bố sở hữu thông tin chứng minh Ukraine đã chuyển dịch binh sĩ, vũ khí và thiết bị quân sự đến khu vực Zhytomyr giáp với Belarus. Ukraine chưa phản hồi về thông tin này.

Nhật Kim Anh muốn giàu sang... trên màn ảnh

Tv show

20:17:45 29/06/2024
Nữ diễn viên, ca sĩ Nhật Kim Anh cho biết đã đóng nhiều vai diễn đau khổ, bị h.ành h.ạ trên màn ảnh nên cô muốn được đóng vai doanh nhân giàu sang, phú quý.

Tài xế t.ử v.ong trong cabin sau tai nạn liên hoàn trên quốc lộ 13

Tin nổi bật

20:14:27 29/06/2024
Vụ tai nạn liên hoàn giữa xe tải, ô tô du lịch và xe đầu kéo xảy ra trên quốc lộ 13 (Bình Dương) khiến 2 phương tiện hư hỏng nặng, nam tài xế xe tải t.ử v.ong trong cabin.

Tử vi hôm nay Chủ Nhật ngày 30/6/2024 của 12 cung hoàng đạo: Xử Nữ cẩn thận camera chạy bằng cơm, Bảo Bình được cấp trên khen ngợi

Trắc nghiệm

20:03:54 29/06/2024
Xem tử vi hằng ngày 12 cung hoàng đạo để biết về tình yêu, công việc và may mắn của Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên Bình, Bọ Cạp, Nhân Mã, Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư chi tiết nhất.