“Bí kíp” của cậu học trò khiếm thị

Theo dõi VGT trên

Điều khiến chúng tớ ngạc nhiên là tại sao với đôi mắt chỉ nhìn thấy ánh sáng mờ mờ mà hắn lại học quá siêu – siêu hơn những người bạn cùng trường có đôi mắt sáng như chúng tớ?

Hắn tên Đặng Triệu Phương (lớp 12A8 trường Nguyễn An Ninh, Q.10), một trong những học sinh giỏi nhất trường. Mới đây, tớ vừa phát hiện “bí mật” của hắn.

Đó là khi học, hắn phải photo bài trên giấy A4, cỡ chữ 36 trở lên mà phải dùng kính lúp để đọc!

Bạn biết không, hắn bị khiếm thị đấy! (Hắn bị sự cố với mắt từ năm 7 t.uổi).

Và điều khiến chúng tớ ngạc nhiên là tại sao với đôi mắt chỉ nhìn thấy ánh sáng mờ mờ mà hắn lại học quá siêu – siêu hơn những người bạn cùng trường có đôi mắt sáng như chúng tớ?

Một hôm, theo hắn về nhà, tớ khám phá rất nhiều điều thú vị…

Video đang HOT

Bí kíp của cậu học trò khiếm thị - Hình 1

Trồng “cây kiến thức”

Trên bàn học của hắn, ngoài những chồng tập vở còn có nhiều tấm mút xốp được thiết kế thành hình cành cây. Hắn bảo đó là các “cây kiến thức”, mỗi cây tương ứng với một môn học. Thấy tớ tròn xoe mắt, hắn giải thích: Do trên lớp không thể chép bài kịp nên hắn chỉ tập trung nghe giảng, đồng thời ghi âm lời thầy cô. Về nhà, hắn mở băng nghe lại rồi tự soạn bài theo cách hiểu của mình. Với các môn xã hội, hắn chia cột rồi sắp xếp các phần của bài học: nội dung tác phẩm – tác giả – sự kiện lịch sử – mốc thời gian… Soạn bài ra giấy xong, hắn đục lỗ, móc kẽm làm nhánh rồi treo lên “cây kiến thức”.

Chẳng hạn, với “cây” văn học, mỗi nhánh đại diện cho một giai đoạn văn học (từ 1930 – 1945, từ 1945 – 1975…). Những tác phẩm có nội dung khái quát thì “mọc” ở tầng thấp nhất, còn những tác phẩm sinh sau đẻ muộn, mang tính minh họa thì được gắn ở tầng cao hơn. Nhờ cách sắp xếp này mà khi ôn tập, hắn dễ dàng “túm” được bài học mình cần tìm…

Bí kíp của cậu học trò khiếm thị - Hình 2

Những tấm bảng ngộ nghĩnh

Chưa hết ngạc nhiên vì cách học các môn xã hội của hắn, tớ tiếp tục choáng khi phát hiện những bảng công thức hắn thiết kế để học các môn tự nhiên. Hắn “bật mí”: “Khi học lượng giác, tớ làm hẳn một chiếc đồng hồ đặc biệt. Trên đó, các số từ 1 – 12 (để chỉ thời gian trên đồng hồ) được tớ thay thế bằng số đo các góc (1/4, 3/4…). Chỉ cần điều chỉnh kim đồng hồ là tớ có thể tạo ra các góc tương ứng”. Ngoài ra, hắn còn thích dùng phương pháp liên tưởng. Chẳng hạn, khi học hình học không gian, hắn liên tưởng căn phòng mình đang ở như một hình tứ giác, còn các bức tường xung quanh là cạnh. Có hình ảnh cụ thể trong đầu, hắn cảm thấy dễ dàng hơn khi tính toán. Chính nhờ cách học tự “phăng” này mà điểm môn toán của hắn không khi nào dưới 9,5.

Ra về, tớ vẫn nhớ hoài lời tâm sự của hắn: “Tất cả môn học đều mang hơi thở cuộc sống, gắn liền với thực tế nên với tớ, chúng quan trọng như nhau. Thích tìm tòi sáng tạo, nên dẫu đôi mắt gần như mù lòa, tớ vẫn thấy ánh sáng rực rỡ của kiến thức”. Nhìn cách hắn đương đầu với khó khăn, cách hắn độc lập trong cuộc sống, tớ tin cậu bạn của mình sẽ tìm thấy tương lai tươi sáng.

Để môn Vật lí phải... sợ ta!

"Dù các em là ai (sức học thế nào) hãy học với tâm thế quyết thắng (chứ không phải cho qua, cố kiếm điểm 5), đừng để ta phải sợ Vật lí mà phải để môn Vật lí... sợ ta!"

Đây là một bài viết rất vui và bổ ích - "quà tặng" mà thầy Nguyễn Văn Phương, giáo viên môn Vật lí (trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP.HCM) gửi đến các bạn.

Môn thi Vật lí có đặc điểm bao gồm cả lí thuyết và bài tập. Đa số học sinh sợ học lí thuyết, không học bài thì... hết thuốc mà học nhiều thì... hết hơi! Vậy phải hiểu rõ bài, nắm chắc cái cốt lõi (đọc SGK kĩ và nhờ thầy cô trong lớp).

Không học tủ, "đoán" trọng tâm vì Bộ đã cho biết cấu trúc đề thi: mỗi chương có bao nhiêu câu rất rõ nên phải học hết thôi. Học sinh thường bỏ những phần học thấy nản, hay chỉ học lơ mơ... lấy có, hì hì, như thế nghĩa là đã "chấp nhận thương đau" vì người ra đề thường ra đúng ngay những câu như vậy!

Để môn Vật lí phải... sợ ta! - Hình 1

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Học theo SGK, vì đó tài liệu chính thống mà người ra đề "rút ruột" cho thi. Những câu hỏi điều xoay quanh những điều đã học, cho dù là có suy luận gì thì cũng "theo bài học ta có...". Và dùng thêm sách của Nhà Xuất bản Giáo dục để vừa làm quen câu hỏi trắc nghiệm vừa nắm vững vàng thêm lí thuyết. Học sinh thí điểm phân ban học bộ 1 cũng nên kiếm bộ 2 làm tài liệu thêm phong phú và ngược lại. Còn HS đại trà cũng nên kiếm 2 bộ sách bài tập (có câu hỏi trắc nghiệm) của bên thí điểm phân ban để "làm quen".

Làm bài tập cũng theo SGK, nhất quyết đi đường "chính thống giáo". Các dạng bài tập ở đây cũng đủ và rất căn bản. Đề thi không ai "làm khó" như ta tưởng đâu. Nếu thích thì chỉ làm những bài tập "đao to búa lớn" khi đã vững vàng. Đừng bước vào mê hồn trận mất thì giờ công sức mà không được kết quả (chưa kể còn bị thui chột chí khí... luyện thi!). Quan trọng là học phải ÔN, ÔN NỮA, ÔN MÃI.

Đó là cách học. Còn trợ thủ cho việc học ("giám đốc" cũng phải có "thư kí" mà!) là phải rèn vài kĩ năng. Thí dụ như học quang hình mà không vẽ được hình, không biết thật/ảo thì "game over". Học chương quang điện, vật lí hạt nhân, tính toán mà bấm máy lọng cọng thì liệu mà bấm đến... năm sau luôn. Học dao động con lắc lò xo, con lắc đơn mà không phát thảo được cái hình cứ ngồi tưởng tượng mất thì giờ lắm (chưa kể là khó mà tưởng tượng!). Học điện xoay chiều mà vấn đề "pha" không vững chỉ biết có công thức là coi chừng "ú ớ". Giải bài toán cực trị mà cứ thẳng một đường "toán" lấy đạo hàm thì lắm khi "dao to c.hém cá bé"... (bởi "luyện" là... vậy đó).

Bài làm trắc nghiệm hiện máy chấm chỉ lập trình một dạng (chọn 1 trong 4 chọn lựa) nên ta có thể giải quyết bằng cách loại suy, tương đồng... Bài thi do phải xáo trộn 1 đề gốc ra nhiều đề nên không thể có "liên hoàn câu hỏi" dính chùm nhau để lấy kết quả câu trên dùng làm dữ liệu cho câu dưới nên nói chung không có bài toán lớn, phức tạp (thường chỉ 1, 2 bước tính mà thôi). Gặp trường hợp không biết giải thì sao? Tình thế nào cũng có giải pháp, ta làm... ngược, lấy kết quả A/ B/ C/ D ở đáp án thế vào đầu bài, trúng thì... OK. Và nếu "bí" đường cũng cứ biết đâu đến đó, không nên bỏ trống.

Cái huyệt ở đầu là quan trọng nhất, dù các em là ai (sức học thế nào) hãy học với tâm thế đùng đùng quyết thắng (chứ không phải cho qua tụ, cố kiếm điểm 5) đừng để ta phải sợ Vật lí mà phải để môn Vật lí... sợ ta!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Midu và thiếu gia Minh Đạt lộ diện hậu siêu đám cưới, đang du lịch hưởng tuần trăng mật?
17:36:50 01/07/2024
Midu và chồng Minh Đạt bị chụp lén trong thang máy sau đám cưới, kè kè gây bão
14:30:57 01/07/2024
Quỳnh Trần JP nối gót bà Nhân Vlog, làm IVF kiếm thêm con cho chồng Nhật
14:59:42 01/07/2024
Mai Phương Thúy lên tiếng khi bị chê về ăn mặc ở đám cưới Midu
15:57:14 01/07/2024
Bùi Thị Diễm: Hoa hậu cưới cựu Bí thư trẻ nhất Đà Nẵng, giờ "mất tích" bí ẩn
16:43:45 01/07/2024
Midu có 1 hành động khiến mẹ Minh Đạt hài lòng và loạt chi tiết phơi bày quan hệ con dâu - nhà chồng tại lễ cưới hào môn
17:39:51 01/07/2024
Miss Supranational: Lydie Vũ gặp sự cố trước bán kết, khó vào top 10 trước BK?
15:15:27 01/07/2024
Lộ thiệp cưới của cặp đôi Vbiz về chung nhà tháng 7, Trấn Thành - Trường Giang và dàn sao khủng sẽ góp mặt?
15:41:15 01/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

NSND, đại tá thi "Anh trai vượt ngàn chông gai", khiến 32 sao nam nổi tiếng khác phải kính nể là ai?

Sao việt

20:41:33 01/07/2024
Nam nghệ sĩ được các anh trai vượt ngàn chông gai vô cùng kính nể này là gương mặt không xa lạ với khán giả truyền hình.

Xuống hang sâu bơm nước bị ngạt khí độc, 2 người t.ử v.ong

Tin nổi bật

20:37:50 01/07/2024
Ngày 1/7, lực lượng chức năng xã Bằng Hữu, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đã đưa 3 người ra khỏi hang sâu nghi bị ngạt khí độc. Vụ việc khiến 2 nạn nhân t.ử v.ong, 1 người đã qua cơn nguy kịch.

Nhật Bản chính thức áp dụng các biện pháp hạn chế số lượng người leo núi Phú Sĩ

Thế giới

20:35:21 01/07/2024
Đây cũng là ngày đầu tiên chính quyền địa phương thu phí vào cửa và hạn chế số lượng người leo núi để giảm bớt tình trạng tắc nghẽn.

Sống Để Yêu Thương quy tụ dàn diễn viên thực lực 2 miền, Ngọc Huyền, Diệp Bảo Ngọc làm chị em

Phim việt

20:29:12 01/07/2024
Bộ phim Sống Để Yêu Thương quy tụ dàn diễn viên thực lực của cả 2 miền Nam Bắc, hứa hẹn sẽ là một làn gió mới cho khung giờ phim quen thuộc của kênh THVL1.

Lại thêm nhóm thiếu nữ tố bị hàng xóm đặt camera quay lén khi thuê trọ

Pháp luật

20:16:29 01/07/2024
Chị Ngọc Mai (tên nhân vật đã thay đổi) phản ánh tới phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống về việc bị quay lén trong nhà vệ sinh chung.

"Em gái quốc dân" Kim Yoo Jung tổ chức fanmeeting hợp tác cùng Vinfast, sắp hé lộ vai trò đặc biệt?

Sao châu á

19:56:32 01/07/2024
Sau chuyến công tác tại Việt Nam hồi đầu tháng 6, em gái quốc dân Kim Yoo Jung mới đây tiếp tục khuấy đảo thị trường Đông Nam Á với buổi fanmeeting tại Bangkok

Phát hiện sốc về một loài người khác tiến hóa vượt bậc

Lạ vui

19:54:49 01/07/2024
Neanderthals đã tuyệt chủng khoảng hơn 30.000 năm trước và là loài cùng chi Homo (chi Người) với người hiện đại Homo sapiens.

Đổi khẩu vị với 6 món trộn miền Trung - Nam Bộ mê hoặc thực khách ở Hà Nội

Ẩm thực

19:50:56 01/07/2024
Nếu bạn đã quá quen với các món bánh đa trộn, miến ngan trộn, ngay tại Hà Nội, bạn cũng có thể đổi gió bằng menu hương vị miền Trung - Nam Bộ vô cùng đặc sắc dưới đây!

Giảm cân nên tránh 3 loại thực phẩm màu trắng

Sức khỏe

19:37:50 01/07/2024
Gạo trắng sẽ tốt khi dùng với số lượng hạn chế và kết hợp với nhiều rau và protein để làm cho nó bổ dưỡng và phức tạp hơn. Khi muốn giảm cân, thay vì gạo trắng, nên lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt như:

Hé lộ "thế lực" kì bí giúp nhà tiên tri mù Vanga "nhìn thấu" tương lai thế giới

Netizen

18:42:02 01/07/2024
Vanga có lẽ không còn là cái tên xa lạ đối với những người tin tưởng và quan tâm đến thế giới tâm linh. Bà là nhà tiên tri, nhà nghiên cứu thảo dược nổi tiếng của Bulgaria, sinh ngày 31/01/1911 và mất ngày 11/8/1996.

Ngày cưới 3 cô người yêu cũ của chồng đến tặng quà, đến tối vừa mở ra xem mà tôi đỏ hết mặt

Góc tâm tình

18:36:14 01/07/2024
Vì cả ba người đó dù sao cũng là khách mời, họ còn nhiệt tình chúc mừng chúng tôi trăm năm hạnh phúc. Lúc mở quà ra xem, tôi và chồng trố mắt nhìn nhau.