“Bệnh lạ”: Bộ Y tế vẫn một mình một chợ

Theo dõi VGT trên

Bất chấp tình hình mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay bàn chân (gọi tắt là bệnh lạ) tại tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục gia tăng, Bộ Y tế vẫn một mình một chợ, không chịu mời các cơ quan nghiên cứu ngoài ngành y tế chung tay tìm hiểu nguyên nhân.

Dioxin: Bộ Y tế từng tránh câu hỏi của PV

Trước thời điểm ông Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội, đề nghị đưa dioxin vào vòng ngắm tầm soát nguyên nhân gây bệnh lạ, hơn nửa tháng trước đây, phóng viên từng đặt câu hỏi về vấn đề này, nhưng lãnh đạo Bộ Y tế đã bác bỏ.

Tại cuộc họp báo đầu tiên ở Hà Nội về bệnh lạ ngày 14/5, phóng viên đặt nhiều câu hỏi liên quan đến tồn nghi dioxin như “Bộ Y tế có tổ chức điều tra về các dạng tồn dư dioxin tại địa phương không nếu có thì các dạng ấy là gì có xác định hết các mô hình bệnh tật nhiễm độc bởi dioxin hoặc các dẫn xuất của nó hay không nếu có, có thấy bệnh nào biểu hiện như bệnh lạ hay không…”.

Ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, loại bỏ ngay yếu tố nguy cơ liên quan dioxin rồi nhận định ngắn gọn “Có tiến hành điều tra dioxin nhưng chưa có kết quả”.

Ông không cho biết thêm việc điều tra tiến hành thế nào, bởi ai, và tiến độ xác định ra sao, bao giờ có kết quả.

Lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định: “Các hội đồng khoa học đã nghĩ nhiều đến nguyên nhân nhiễm độc trên cơ địa người bệnh có tình trạng dinh dưỡng kém”.

Trên cơ sở đó, Bộ Y tế chỉ đạo thay gạo và cấp vitamin cho bà con vùng lưu hành bệnh. Bên cạnh hoài nghi độc tố aflatoxin, các nhà nghiên cứu của Bộ Y tế còn đưa các yếu tố “ve, mò mạt, bọ chét trong môi trường và vật nuôi” vào vòng ngắm.

Video đang HOT

Bệnh lạ: Bộ Y tế vẫn một mình một chợ - Hình 1

Người mắc “bệnh lạ” ở Quảng Ngãi

Một chuyên gia về dioxin cho biết, tồn dư dioxin trong đất lâu ngày có thể p.hân h.ủy thành nhiều độc chất khác nhau, trong đó có thạch tín hay còn gọi là arsen, và chúng gây ngộ độc dưới nhiều dạng khác nhau.

Trong số các hợp chất p.hân h.ủy từ dioxin, có chất tồn tại dưới dạng khí. Nếu hít phải chất này ở một liều lượng nhất định, người hít sẽ mắc bệnh có triệu chứng giống như bệnh lạ ở Quảng Ngãi.

Các bệnh này từng được ghi nhận tại một số nước, trong đó có Bangladesh. Chuyên gia này cho biết, tùy điều kiện thổ nhưỡng và thời tiết, thủy văn tại nơi có tồn dư dioxin, các hợp chất kia sẽ bị p.hân h.ủy ở mức độ khác nhau ở các thời điểm khác nhau.

Quên các đơn vị ngoài ngành y tế

Vị chuyên gia nhận định, yếu tố đất, nước và không khí phải được tìm hiểu rất kỹ bằng thiết bị hiện đại. Nhưng, được biết, các yếu tố thiên về môi trường ấy lại là mảng các đoàn nghiên cứu của Bộ Y tế tiến hành khá sơ sài do thiếu thiết bị và chuyên môn.

Thứ trưởng Long nhận định: “Chưa có bằng chứng cho thấy bệnh nhiễm từ không khí. Chưa tìm thấy bằng chứng nhiễm bệnh từ nguồn nước”.

Nhưng tại cuộc họp báo nói trên, cả ông Long và ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám – Chữa bệnh, đều không đưa ra các dữ liệu nghiên cứu chứng minh nhận định trên.

Các nhà khoa học đầu ngành của Viện Y học Lao động&Vệ sinh Môi trường (Bộ Y tế), đều đã đi tầm soát môi trường ở Quảng Ngãi.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, họ vẫn chưa phát hiện ra điều gì mới. Các đơn vị nghiên cứu môi trường ngoài ngành y tế thì sao?

Trả lời PV, PGS.TS Nguyễn Văn Tuyến, Viện trưởng Viện Hóa học, Viện KH&CN Việt Nam, cho hay Viện Hóa học chưa nhận được lời mời chính thức nào từ các cơ quan của Bộ Y tế.

“Các yếu tố dịch bệnh trên người không phải là chuyên môn của chúng tôi. Nhưng nếu được yêu cầu tìm hiểu các vấn đề môi trường và hóa học, chúng tôi có thể thực hiện được”, ông Tuyến nói.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Văn Lạng cũng xác nhận Bộ KH&CN chưa nhận được lời mời của ngành y tế.

Tuy thế, ông Lạng cho hay, trước tình hình khẩn cấp hiện nay, Bộ KH&CN sẽ không ngồi chờ Bộ Y tế mời nữa.

Thay vào đó, tuần tới, Bộ KH&CN sẽ gửi công văn đến Viện KH&CN Việt Nam và Bộ Y tế đề nghị phối hợp nghiên cứu. Bộ KH&CN cũng sẽ cử một đoàn cán bộ vào Quảng Ngãi tuần tới để bước đầu tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương.

Theo Quốc Dũng (T.iền Phong)

"Bệnh lạ": Hoài nghi mới về nguyên nhân

Tại Hội thảo Chẩn đoán và điều trị hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân do Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức ở Đà Nẵng ngày 7/6, các chuyên gia cho rằng cần xét nghiệm dioxin khi tìm nguyên nhân gây bệnh.

Thông tin mới nhất được PGS. TS Trần Hậu Khang - giám đốc Bệnh viện Da liễu T.Ư kiêm chủ tịch hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế - cho biết sáng 7/6, Hội Da liễu châu Á liên lạc với ông, đề nghị nếu cần hội sẽ đưa chuyên gia sang giúp đỡ tìm hiểu căn bệnh "lạ". Tuy nhiên, do ngày 6/6 Bộ Y tế đã có cuộc làm việc với Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nên chưa cần hội tham gia.

Ông Lương Ngọc Khuê (cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh) cho rằng nguyên nhân bệnh thì có thể nay mai hoặc trường kỳ kháng chiến mới tìm ra.

Dioxin có thể có trong thuốc bảo vệ thực vật

Khẩn trương cứu người Tại phiên thảo luận của Quốc hội ngày 7/6 về tình hình kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Cao Phúc (Quảng Ngãi) rất bức xúc khi phác đồ điều trị cũng như các khuyến nghị của Bộ Y tế đã được địa phương kịp thời thực thi nhưng vẫn không hiệu quả, người bệnh vẫn cứ c.hết. "Tôi xin kiến nghị với Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế cần sử dụng tất cả các nguồn lực và tất cả tổ chức có thể, khẩn trương mời Tổ chức Y tế thế giới vào nghiên cứu nhằm sớm tìm ra giải pháp hữu hiệu để cứu người" - ông Phúc gay gắt. Lê Kiên

Các chuyên gia dự hội thảo đều nhận định nguồn gốc bệnh "lạ" là do nhiễm độc. Đồng thời các chuyên gia đề nghị phải đưa dioxin vào "tầm ngắm". Theo PGS Khang, trong tất cả các xét nghiệm có một cái chưa làm đó là dioxin, và việc nhiễm độc dioxin có thể liên quan đến việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp.

TS Phạm Duệ - giám đốc Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) - thẳng thắn đề nghị phải đưa dioxin vào yếu tố nghi ngờ bởi lâu nay nguyên nhân từ dioxin bị xem nhẹ. Ông cũng thống nhất cao với kết luận nguồn gốc bệnh là từ nhiễm độc mãn tính dẫn tới hội chứng tổn thương gan và dày sừng da bàn tay, bàn chân.

"Tôi nghi ngờ dioxin có liên quan đến bệnh nhưng kinh phí xét nghiệm quá lớn nên chưa thể thực hiện. Lâu nay chúng ta nghĩ dioxin là do chiến tranh để lại nhưng không hẳn vậy, nó còn có trong thuốc bảo vệ thực vật" - TS Duệ cho hay.

Đồng quan điểm, bác sĩ Hoàng Văn Minh - Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM - cũng cho rằng phải tập trung vào việc xác định nhiễm độc do chất gì và không thể loại bỏ dioxin.

Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết về việc xét nghiệm dioxin, phía WHO và CDC đã nắm tình hình và sẽ có kế hoạch cụ thể.

Bệnh lạ: Hoài nghi mới về nguyên nhân - Hình 1

Bệnh nhân mắc bệnh "lạ" điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ

"Cần di dời dân thì sẽ di dời ngay"

Ông Nguyễn Xuân Mến - phó giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi - bức xúc cho rằng đa số trường hợp bị bệnh "lạ" mà lọc m.áu đều dẫn đến t.ử v.ong. Ông cho biết thêm lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đang chờ ý kiến của Bộ Y tế. Nếu bộ nói nhiễm độc do nước thì tỉnh sẽ xây dựng nhà máy cấp nước cho dân. Cần thiết cho di dời dân ở Ba Điền thì tỉnh cũng sẽ di dời ngay.

Tại hội thảo, Bộ Y tế đã công bố kế hoạch can thiệp giảm t.ử v.ong do bệnh "lạ" ở Ba Tơ từ tháng 5 đến tháng 12. Bộ Y tế giao đầu mối triển khai kế hoạch này là 14 bệnh viện, cơ sở y tế trên toàn quốc.

Kế hoạch được triển khai theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1 tập trung nâng cao năng lực chuyên môn cho tỉnh Quảng Ngãi và chuyển tuyến điều trị các trường hợp bệnh nặng. Các trường hợp nặng được chuyển và các tuyến cuối điều trị như Bệnh viện T.Ư Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Đồng 1, 2... Giai đoạn 2 sẽ triển khai điều trị tại chỗ: bệnh nhẹ thì điều trị ở Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ, nặng thì đưa về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi.

Trả lời thắc mắc bệnh nhân nặng khi chuyển về bệnh viện tuyến cuối điều trị còn bị t.ử v.ong, nay lại đưa về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi liệu có cáng đáng nổi không, PGS. TS Trần Hậu Khang nói ngắn gọn: "Bộ sẽ tăng cường các chuyên gia có kinh nghiệm về giúp đỡ điều trị, đào tạo bác sĩ tại địa phương. Đồng thời tăng thêm nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật cho Quảng Ngãi".

Hội thảo chuyên đề đầu tiên

Tính từ khi xuất hiện bệnh nhân mắc bệnh "lạ" đầu tiên (19/4/2011), đây là hội thảo chính thức thứ hai về căn bệnh này được Bộ Y tế tổ chức (hội thảo lần 1 được tổ chức tháng 4/2012 tại Quảng Ngãi, với sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long). Tuy nhiên đây là hội thảo chuyên đề về điều trị cho bệnh nhân bệnh "lạ" đầu tiên.

Theo Bộ Y tế, đã có hai chuyến khảo sát của Bệnh viện Da liễu T.Ư trong năm 2011, hai đoàn khảo sát liên viện. Đoàn 1 từ ngày 25 đến 28-4 với 35 thành viên và đoàn 2 trong tháng 5/2012 với 70 thành viên, chưa kể các chuyến công tác lẻ tẻ khác. L. Anh

Theo Đoàn Cường (T.uổi Trẻ)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Độ t.uổi bệnh nhân bị ung thư vú đang trẻ hóa
17:32:52 27/06/2024
Cây thuốc quý cực nhiều ở Việt Nam, nhiều người lại chỉ để làm cảnh trong nhà
10:45:05 29/06/2024
8 thực phẩm ngăn tóc bạc sớm có thể bạn chưa biết
06:40:58 28/06/2024
Giảm mỡ m.áu, huyết áp nhờ pha thêm thứ này vào sữa, cà phê
16:57:26 27/06/2024
3 lối sống lành mạnh giúp bạn sống tới 100 t.uổi
10:31:36 28/06/2024
10 vitamin và khoáng chất dễ bị thiếu ở phụ nữ
12:19:12 28/06/2024
Phát hiện đột phá trong điều trị rối loạn não bộ
11:59:07 29/06/2024
Ăn salad sống có tốt cho sức khỏe?
18:19:38 27/06/2024

Tin đang nóng

Chu Thanh Huyền nhắc quá khứ nghèo khó, không đồ ăn, hết bị so sánh Doãn Hải My
10:43:03 29/06/2024
Midu tổ chức lễ cưới rộng như SVĐ, thi công 15.000 bông tuyết trong 200 giờ
09:56:21 29/06/2024
Bạn gái Liên Bỉnh Phát công khai mối quan hệ
08:29:01 29/06/2024
Ông xã Kim Tae Hee ngoại tình với chị đẹp U50 ở phim mới?
09:02:18 29/06/2024
Sinh nhật 60 t.uổi, mẹ chồng ước một câu khiến cả nhà hoảng hốt, bố chồng thì cúi mặt, ứa nước mắt vì bí mật quá lớn
08:21:19 29/06/2024
Chồng bỏ nhà đi biệt tích, 3 năm sau một người phụ nữ mặc váy dài xuất hiện khiến cả nhà tôi ngơ ngác bật ngửa
08:42:38 29/06/2024
Trần Hiểu lần đầu lộ diện sau drama ly hôn Trần Nghiên Hy, đụng độ "bồ nhí" Lâm Duẫn ở sự kiện
12:00:13 29/06/2024
Michael Jackson nợ nần hơn 500 triệu USD trước khi qua đời
09:01:12 29/06/2024

Tin mới nhất

Uống quá nhiều caffeine, chuyện gì xảy ra với sức khỏe?

10:34:26 29/06/2024
Tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau như lo lắng, mất ngủ, các vấn đề về tiêu hóa, ảnh hưởng đến tim mạch và rối loạn lượng đường trong m.áu.

Phát hiện đặc tính mới khiến virus cúm gia cầm H5N1 dễ lây cho người

10:22:23 29/06/2024
Nghiên cứu trên nhấn mạnh nguy cơ phơi nhiễm cúm gia cầm cao hơn đối với công nhân trang trại sữa và cho thấy cần áp dụng rộng rãi hơn các thiết bị bảo hộ cá nhân, bao gồm tấm che mặt, khẩu trang và kính bảo vệ mắt.

Bảo vệ 'nguồn sáng' cho người cao t.uổi

09:41:54 29/06/2024
Giảm tỉ lệ mù lòa xuống dưới 4 người trên 1.000 dân, trong đó giảm tỉ lệ mù lòa ở người từ 50 t.uổi trở lên xuống dưới 12 người trên 1.000 dân, tỉ lệ người dân được tư vấn, khám sàng lọc các bệnh về mắt trên 30%.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

09:31:38 29/06/2024
Mối liên hệ trên thấy rõ nhất ở phụ nữ và những người không thừa cân. Đặc biệt, cà phê được phát hiện có tác dụng giảm nguy cơ sỏi thận lớn hơn so với các loại thực phẩm và đồ uống chứa caffeine khác.

Người đàn ông vỡ bàng quang sau khi uống bia

08:24:02 29/06/2024
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị vỡ bàng quang, trong ổ bụng nhiều dịch kèm nước tiểu và m.áu cục. Sau 2 ngày phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định.

Nhập viện cấp cứu sau 30 phút ăn bọ cánh cứng

08:20:47 29/06/2024
Gia đình đưa anh đến bệnh viện địa phương, sau đó chuyển đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong tình trạng mệt mỏi nhiều, yếu cơ tứ chi, tiêu cơ vân, suy thận cấp.

Virus đậu mùa khỉ đang gây bệnh nặng hơn

08:10:07 29/06/2024
Giáo sư cho rằng đây là một tình huống rất đáng lo ngại . Mặc dù vaccine và phương pháp điều trị bệnh đậu mùa đã giúp kiểm soát đợt bùng phát năm 2022 nhưng hiện tại chưa có sẵn ở Congo.

Đắk Lắk ghi nhận trên 400 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue

12:41:03 28/06/2024
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, tính đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 408 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 15 huyện, thị xã, thành phố.

6 lý do khiến bạn phải lấy cao răng

12:38:41 28/06/2024
Theo khuyến cáo nên thực hiện lấy cao răng định kỳ 2 lần/năm để chăm sóc sức khỏe răng miệng hiệu quả đồng thời phòng ngừa các bệnh lý liên quan.

4 bệnh lý tổn thương thận do nắng nóng và cách phòng tránh

12:15:47 28/06/2024
Mỗi ngày, con người bài tiết dưới một lít nước qua nước tiểu, nửa lít qua mồ hôi và nửa lít khác qua hơi thở. Vào những ngày nắng nóng và khi gắng sức nhiều, chúng ta càng đổ mồ hôi nhiều hơn.

Được ví như 'vua rau xanh', rau chân vịt lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu ăn quá

10:39:53 28/06/2024
Một số người có thể bị dị ứng với rau chân vịt, dẫn đến các triệu chứng như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, sưng tấy, thậm chí khó thở. Nếu bạn nghi ngờ mình bị dị ứng với rau chân vịt, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.

Trẻ nhập viện hàng loạt do biến chứng ho gà

10:36:23 28/06/2024
Đây là bệnh gây biến chứng nguy hiểm, đe dọa t.ử v.ong cao với các trẻ dưới 3 tháng t.uổi. Đa phần các trẻ mắc đều chưa tiêm vắc-xin hoặc tiêm chưa đủ liều, nhiều trẻ mắc ho gà dưới 2 tháng t.uổi.

Có thể bạn quan tâm

Xếp hạng may mắn của 12 con giáp ngày 30/6/2024: T.uổi Thìn và Dậu có vận may tốt hôm nay

Trắc nghiệm

14:13:08 29/06/2024
Xếp hạng may mắn 12 con giáp hôm nay 30/6. Đâu là con giáp may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Tổng thống Biden thừa nhận tranh luận không tốt, nhưng cam kết đ.ánh bại ông Trump

Thế giới

14:10:50 29/06/2024
Về phần mình, ông Trump đã đưa ra một loạt thông tin sai sự thật trong suốt cuộc tranh luận và đ.ánh lạc hướng các câu hỏi, làm dấy lên lo ngại về khả năng tranh cử.

Hoa hậu Thùy Tiên lạ lẫm sau "chia tay", nghi lạm dụng thẩm mỹ, fan tiếc nuối

Sao việt

14:02:26 29/06/2024
Nhan sắc Hoa hậu Thùy Tiên luôn là đề tài được dân tình quan tâm. Mỗi khi xuất hiện, nàng hậu luôn khiến các fan sắc đẹp phải xuýt xoa không ngừng. Thế nhưng, mới đây, gương mặt có phần lạ lẫm của Thùy Tiên nhanh chóng gây chú ý.

Bí ẩn nơi "trời hành" nhất thế giới, giông sét quanh năm, Việt Nam 1 chỗ y hệt

Netizen

13:49:37 29/06/2024
Khi hoàng hôn buông xuống trên hồ Maracaibo cũng là lúc những cơn gió bắt đầu nổi lên, một tia chớp bất ngờ xé toạc bầu không khí ẩm ướt của đêm tối. Đó là một cảnh tượng hết sức quen thuộc - xảy ra gần như chính xác cùng một thời gian

"Thần dược" bổ thận cho nam giới, ăn 2 lần mỗi tuần để cải thiện và tràn đầy sinh lực

Kiến thức giới tính

13:45:00 29/06/2024
Đậu Pinto hay còn gọi là đậu cúc được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với sức khỏe sinh sản của nam giới.

Hoa hậu Đặng Thu Thảo gợi ý 10 cách mặc đồ sáng màu, áp dụng đi du lịch càng đẹp

Phong cách sao

13:26:02 29/06/2024
Hoa hậu Đặng Thu Thảo được mệnh danh là thần tiên tỷ tỷ bởi nhan sắc nhẹ nhàng, tao nhã. Phong cách thời trang của cô cũng rất phù hợp với vẻ đẹp dịu dàng.

Đồng Nai: Bắt đối tượng giả danh công an để cưỡng đoạt tài sản

Pháp luật

13:13:22 29/06/2024
Giả danh công an đang làm nhiệm vụ để cưỡng đoạt 200.000 đồng của người dân, một đối tượng bị cơ quan công an tạm giữ.

Khán giả bình phim Việt: 'Tâng bốc' diễn xuất Lương Thu Trang, khán giả đang dễ dãi

Hậu trường phim

13:10:17 29/06/2024
Vai phản diện của Lương Thu Trang ở những tập gần cuối phim Trạm cứu hộ trái tim đang nhận về nhiều lời khen về diễn xuất. Nhưng theo tôi, đ.ánh giá của khán giả đang khá dễ dãi.

Quốc Thiên, Jun Phạm đọ cơ bụng trong 'Hỏa ca' gây sốt mạng xã hội

Tv show

13:06:21 29/06/2024
Tối 28.6, chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai tung MV bài hát chủ đề mang tên Hỏa ca - Call Me By Fire .

Vinicius tỏa sáng, Brazil thắng trận đầu tiên tại Copa America 2024

Sao thể thao

12:49:59 29/06/2024
Sáng 29-6, Brazil đã có một màn trình diễn ấn tượng và giành chiến thắng đậm 4-1 trước Paraguay ở lượt trận thứ 2 tại Copa America 2024.

Quốc hội quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí

Tin nổi bật

12:49:01 29/06/2024
Dao có tính sát thương cao sẽ được coi là vũ khí, tùy mục đích sử dụng để gây rối, chống người thi hành công vụ hoặc xâm phạm đến tính mạng người khác.