Bất hợp lý đào tạo hướng dẫn viên

Theo dõi VGT trên

Có những bất hợp lý về việc cấp thẻ và công nhận sự chuyên nghiệp của một hướng dẫn viên (HDV) du lịch.

Bất hợp lý đào tạo hướng dẫn viên - Hình 1
Cần thay đổi quy định về việc cấp thẻ đối với HDV quốc tế – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Học 3 tháng trở thành HDV

Theo Thông tư 89/2008 của Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch, những người được cấp thẻ hành nghề HDV quốc tế cần phải có bằng tốt nghiệp ĐH chuyên ngành HDV và một trong các chứng chỉ về ngoại ngữ như: TOEFL 500, IELT 5.5 hoặc TOEIC 650 điểm trở lên. Nếu tốt nghiệp ĐH thuộc các ngành du lịch nhưng không phải chuyên ngành HDV thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ HDV du lịch học trong vòng 1 tháng do các trường mà Tổng cục Du lịch cho phép đào tạo. Người tốt nghiệp khối kinh tế, khoa học xã hội nhân văn học 2 tháng, khối ngành khoa học tự nhiên – kinh tế kỹ thuật – công nghệ học lớp 3 tháng.

Hiện tại chưa trường ĐH nào ở VN có ngành HDV mà chỉ là các ngành như VN học, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, quản lý môi trường và du lịch sinh thái… Chỉ một vài trường đào tạo chuyên ngành HDV nhưng chương trình học chủ yếu giảng dạy lý thuyết và khi ra trường bằng tốt nghiệp không ghi tên chuyên ngành.

Vì quy định này nên dẫn đến thực trạng một kỹ sư tin học hoặc cử nhân cơ khí chỉ cần học nghiệp vụ 3 tháng cộng thêm chứng chỉ tiếng Anh theo tiêu chuẩn là được cấp thẻ HDV du lịch quốc tế. Trong khi đó, một người học chuyên về nghiệp vụ HDV bậc CĐ có chứng chỉ tiếng Anh theo chuẩn, kinh nghiệm làm việc cả chục năm lại không được cấp thẻ vì thiếu bằng ĐH.

Thạc sĩ Phan Bửu Toàn – Phó hiệu trưởng Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn – cho biết: “Mỗi năm trường mở 4 khóa đào tạo chuyển đổi, mỗi khóa khoảng 50 người học, trong đó có nhiều người là kỹ sư cơ khí, tin học, thủy sản… Tôi nhận thấy việc chuyển đổi trong vòng 2, 3 tháng này không thể biến một cử nhân thành HDV, đặc biệt là HDV quốc tế được. Bởi đây là một nghề đòi hỏi kỹ năng, kinh nghiệm và sự trải nghiệm trong một quãng thời gian dài”.

Video đang HOT

Được biết, sinh viên ngành HDV bậc CĐ được đi “tour” 5 lần trong vòng 3 năm học chưa kể kỳ thực tập vào năm cuối ở các doanh nghiệp lữ hành, thế nhưng nhiều người vẫn còn lúng túng, ngỡ ngàng khi giải quyết các tình huống thực tế. Trong khi đó, ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành bậc ĐH, trong 4 năm chỉ đi khoảng 2-3 “tour”. Ông Lê Văn Tuyên – phụ trách khoa Tiếng Anh Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, nơi có đào tạo ngành này – nhận định: “HDV quốc tế cần kiến thức chuyên môn và kỹ năng, trong đó có kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, truyền đạt… Một sinh viên bậc CĐ được học 3 năm liên tục chuyên về HDV sẽ hơn hẳn một cử nhân mà chỉ học có 3 tháng”.

Bằng cấp hay nghiệp vụ?

Có thể nói HDV là người đầu tiên tiếp xúc trực tiếp với khách nước ngoài, giới thiệu với khách về văn hóa, lịch sử, đất nước, con người VN, do đó rất cần nghiệp vụ giỏi. Ông Nguyễn Đức Chí, Phó phòng Lữ hành Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch TP.HCM, chia sẻ: “Trong khi ngành du lịch VN còn nhiều sản phẩm chưa chuyên nghiệp, thì HDV sẽ là người giúp khách nước ngoài đạt độ hài lòng đến mức tối đa. Nước ta có nhiều cảnh đẹp, nhiều di sản thế giới hơn hẳn các quốc gia khác nhưng họ lại không hài lòng do nhiều nguyên nhân, trong đó một phần do HDV quốc tế của ta chưa giỏi”. Ông Chí nói thêm, HDV không cần học vị vì thế yêu cầu HDV quốc tế phải có bằng ĐH là một bất hợp lý, bởi thực tế nhiều người giỏi nghề, có kinh nghiệm thì lại không được cấp thẻ trong khi người không có kỹ năng nghiệp vụ, thiếu trải nghiệm lại dễ dàng có thẻ hành nghề. Điều này dẫn đến chất lượng nhân lực không đáp ứng được yêu cầu thực tế.

Ông Phan Bửu Toàn cho biết có nhiều người học chuyển đổi nghiệp vụ trong vòng 2-3 tháng, sau đó lấy được thẻ hành nghề, tuy nhiên không thể trụ lại được, phải xin việc khác. “Tổng cục Du lịch muốn nâng cao chất lượng HDV quốc tế bằng cách đòi hỏi bằng ĐH, nhưng quy định này lại mang tính hình thức và không có trường ĐH nào ở VN dạy chuyên ngành HDV theo hướng đầu tư dạy nghề mà chỉ dạy chung chung, trong khi HDV là một nghề cần nhiều kỹ năng” – ông Toàn nói.

Theo TNO

Đắng lòng nhìn học sinh ăn bữa cơm chưa đến 3 ngàn đồng

Ở cái thời giá cả tăng cao, 3.000 đồng chưa đủ mua một bó rau, vậy mà lâu nay hơn 60 học sinh nội trú Trường THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, Gia Lai) đã và đang sống chỉ với chưa đầy 3.000 đồng/bữa ăn.

Lơ Pang là một xã nghèo vùng 3 của huyện Mang Yang với hầu hết là người dân tộc Bahnar sống chủ yếu bằng nghề nông. Vì hoàn cảnh khó khăn nên hầu hết trong số 268 học sinh của trường đều phải nhịn ăn sáng, đi bộ vài km đường đồi núi để đến trường. Trong đó có hơn 60 học sinh đến từ 3 làng A Lao, Bờ Dầu và Đắk Lá, với khoảng cách từ nhà đến trường chừng 10km đường đồi núi. Đặc biệt, để vào và ra được làng Bờ Dầu không phải là đơn giản, bởi đây là ngôi làng được bao bọc bởi những dãy núi cao, phải đi bộ vào rất khó khăn, làng lại nằm sâu phía dưới nên nơi đây không hề có sóng điện thoại.

Đắng lòng nhìn học sinh ăn bữa cơm chưa đến 3 ngàn đồng - Hình 1


Những khó khăn trên đã ảnh hưởng rất nhiều đến chuyện học của các học sinh trong làng. Không phương tiện đi lại, đường xá khó khăn, quãng đường đến trường khá xa, lại phải nhịn đói đi học nên nhiều em đã nản chí bỏ lại con chữ. Trước tình hình trên, vì thương học trò của mình, muốn các em được tiếp tục đến với con chữ, toàn thể các thầy, cô giáo trong trường vài năm trở lại đây đã tìm mọi cách để nuôi những học trò nghèo của mình.


Điều may mắn nhất trong kế hoạch nuôi trò của những thầy cô gieo chữ nơi đây đó là trong hơn 60 em học sinh được ăn ở tại trường, có 40 em hàng tháng nhận được 90 nghìn/học sinh, t.iền ăn của Phòng Giáo dục huyện hỗ trợ bữa ăn cho các em theo hình thức bán trú.

Vậy là từ số t.iền 3 triệu 600 nghìn đồng này, các thầy cô cùng chị cấp dưỡng của trường đã dày công tính toán cho từng bữa ăn của những học trò nghèo, để làm sao chỉ chừng đó t.iền có thể mua đồ ăn cho học sinh của mình trong vòng một tháng. Việc giúp các em có những bữa ăn đủ chất, hay có món "lạ" là chuyện nằm ngoài tầm với vì tài chính có hạn. Sau khi tìm thăm dò giá cả, 2 món chủ đạo được chọn làm những món ăn "đồng hành" cùng các em trong mỗi bữa trưa, chiều là cá nục ướp muối mặn phơi khô bán ngoài chợ và món canh "đại dương".


Chừng nấy t.iền để mua thức ăn hàng ngày cho hơn 60 em học sinh là chuyện không hề đơn giản, trong khi những khó khăn trước mắt vẫn còn "trùng điệp". Rồi gạo ăn nữa, với đồng lương ít ỏi của những giáo viên vùng sâu, việc nuôi gia đình cũng còn gặp nhiều trở ngại, các thầy cô đành phải nhờ đến chính quyền xã. Và một bài toán nữa được đưa ra, đó là xã sẽ giúp nhà trường vào mùa thu hoạch nông sản, động viên các chủ hộ góp mỗi người 50 nghìn đồng để mua gạo nuôi con em mình.


Trước những nỗ lực trên của toàn thể giáo viên, bà con đã gật đầu ủng hộ. Nhưng 50 nghìn đồng đối với những gia đình nghèo nơi đây có được để nộp cũng không phải là dễ. Chính vì vậy, hàng tháng các giáo viên phải mua chịu gạo, rồi cuối năm cán bộ xã sẽ "ra quân" đi thu mỗi hộ 50 nghìn đồng để giao lại cho các thầy cô đi trả nợ t.iền mua gạo.

Đắng lòng nhìn học sinh ăn bữa cơm chưa đến 3 ngàn đồng - Hình 2

Do nhịn ăn sáng nên vừa vào bàn ăn các em ùa vào ăn một cách ngon lành.


Thầy Thương, hiệu phó nhà trường, cho biết: "Có lúc thiếu đồ ăn, các em phải mang thêm đồ ăn ở nhà lên như rau, củ để phụ thêm vào bữa ăn ở trường".


Ngoài bữa ăn thiếu chất, quanh năm chủ yếu ăn 3 món cơm, canh, cá nục khô mặn thì những học trò nơi đây còn phải nhịn ăn sáng ngồi học cả buổi. Chính vì vậy, nó đã ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình tiếp thu bài của các em khi cái bụng lúc nào cũng réo lên vì đòi ăn. Bởi vậy mà đến giờ ăn cơm, các em ùa vào mâm, tự tay bới cơm cho mình và ăn những món ăn quen thuộc, nhưng các em ăn một cách nhanh lẹ, ngon lành. Có lẽ một phần vì quá đói, phần vì nếu không ăn thì cũng chẳng có cái gì khác mà ăn, và biết đâu được với các em những món ăn như thế này cũng chỉ lên trường mới có chứ ở nhà thì...


Quả thật là như vậy, khi chúng tôi được em Thom, học lớp 7B tâm sự, mỗi sáng em phải nhịn đói đi học, đến 12 giờ trưa Thom mới về nhà và được ăn cơm. Bữa ăn của gia đình Thom nhiều lúc không có rau ăn, Thom và gia đình mình phải ăn cơm không hoặc cơm với lá mì (sắn) hái ngoài rẫy. Vất vả là vậy, nhưng sau khi đi học về, chiều lại Thom phải đi làm rẫy, nhổ cỏ cho mì, và 5 giờ sáng phải dạy để chuẩn bị đi học.

Khi PV hỏi, phải nhịn đói cả buổi để ngồi học em đói lắm không? Cậu học trò với thân hình gầy gò gượng gụi gật đầu và lí nhí trả lời "em cũng đói nhưng đói một xíu thôi vì nhịn quen rồi chị ạ". Khó khăn là vậy, nhưng Thom luôn là học sinh khá của trường.


Vì cái đói, cái nghèo luôn đem bám, không chỉ thể hiện trên bữa ăn của các em học sinh mà còn ở những bộ quần áo các em mặc tới trường, khi quanh năm chỉ độc nhất 1 đến 2 bộ quần áo cũ, rách. Thương học trò không có quần áo đến trường, các thầy cô nơi đây lại phải vận động quyên góp quần áo cũ cho các em, hay san sẻ quần áo của mình cho học trò.


Và một ước muốn bình dị nhưng lại xa với với cả thầy và trò nơi đây là: "Đời sống của các em đại đa số còn nghèo nhiều, ăn uống không đảm bảo, hầu như đều đói, các em phải nhịn ăn sáng đi học. Mong có một chương trình hỗ trợ mì tôm cho các em ăn sáng là điều quá mừng rồi, bởi các em phải nhịn đói tới tận trưa mới được ăn", thầy hiệu phó trải lòng.

Theo DT

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chu Thanh Huyền nhắc quá khứ nghèo khó, không đồ ăn, hết bị so sánh Doãn Hải My
10:43:03 29/06/2024
Midu tổ chức lễ cưới rộng như SVĐ, thi công 15.000 bông tuyết trong 200 giờ
09:56:21 29/06/2024
Bạn gái Liên Bỉnh Phát công khai mối quan hệ
08:29:01 29/06/2024
Ông xã Kim Tae Hee ngoại tình với chị đẹp U50 ở phim mới?
09:02:18 29/06/2024
Chồng bỏ nhà đi biệt tích, 3 năm sau một người phụ nữ mặc váy dài xuất hiện khiến cả nhà tôi ngơ ngác bật ngửa
08:42:38 29/06/2024
Trần Hiểu lần đầu lộ diện sau drama ly hôn Trần Nghiên Hy, đụng độ "bồ nhí" Lâm Duẫn ở sự kiện
12:00:13 29/06/2024
Michael Jackson nợ nần hơn 500 triệu USD trước khi qua đời
09:01:12 29/06/2024
Hôn lễ hào môn của Midu trước giờ G: Cô dâu tung bộ ảnh cưới cuối cùng, Lan Khuê - Puka và dàn khách mời nôn nao!
12:50:08 29/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nga không bình luận về cuộc tranh luận giữa ông Biden và ông Trump

Thế giới

14:32:09 29/06/2024
Nga là một chủ đề lớn trong cuộc tranh luận giữa ông Trump và ông Biden khi cả hai đều cố gắng chứng tỏ ai là người cứng rắn hơn trong chính sách đối ngoại.

Hướng dẫn cách bày trí phong thủy phòng ngủ cho người mệnh Mộc

Trắc nghiệm

14:32:06 29/06/2024
Nếu bạn đang tìm hiểu cách bày trí phong thủy cho phòng ngủ thì hãy tham khảo bài viết sau đây nhé! hong thủy là yếu tố ảnh hưởng khá nhiều đến đời sống của con người.

Em chồng Hằng Du Mục tỏ thái độ lạ với chị dâu khi anh ruột "quậy đục nước"

Netizen

14:31:32 29/06/2024
Theo dõi Hằng Du Mục, có thể thấy cô không chỉ chăm chút hai con trai riêng của chồng mà tình cảm chị dâu - em chồng cũng rất thân thiết. Giữa lúc gia đình nữ tiktoker lục đục, em chồng cô có thái độ lạ.

Ca sĩ Giang Hồng Ngọc: Gia đình phá sản, chuyển 30 nhà trọ trong 17 năm

Sao việt

14:27:38 29/06/2024
Anh trai tôi mất mà không thể đưa quan tài vào nhà trọ, điều đó như cú sốc tâm lý, ám ảnh tôi đến nhiều năm sau này - Giang Hồng Ngọc từng tâm sự.

Thanh Hương nhan sắc ngọt ngào không tì vết dù U40, thở thôi cũng thấy đẹp

Đẹp

14:16:28 29/06/2024
Kể từ sau đổ vỡ hôn nhân, Thanh Hương đã có màn thay đổi ngoạn mục từ công việc cho đến nhan sắc. Trên trang cá nhân, bà mẹ hai con chăm chỉ cập nhật những khoảnh khắc khoe nhan sắc n.óng b.ỏng và nhận về rất nhiều lượt thả tim

Diễn xuất của Thúy Ngân ra sao trong bộ phim Việt hóa từ 'bom tấn' Hàn?

Hậu trường phim

14:15:07 29/06/2024
Thúy Ngân đang là điểm sáng của 7 năm chưa cưới sẽ chia tay - bộ phim truyền hình nhận được nhiều sự chú ý thời điểm này.

"Thần dược" bổ thận cho nam giới, ăn 2 lần mỗi tuần để cải thiện và tràn đầy sinh lực

Kiến thức giới tính

13:45:00 29/06/2024
Đậu Pinto hay còn gọi là đậu cúc được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với sức khỏe sinh sản của nam giới.

Hoa hậu Đặng Thu Thảo gợi ý 10 cách mặc đồ sáng màu, áp dụng đi du lịch càng đẹp

Phong cách sao

13:26:02 29/06/2024
Hoa hậu Đặng Thu Thảo được mệnh danh là thần tiên tỷ tỷ bởi nhan sắc nhẹ nhàng, tao nhã. Phong cách thời trang của cô cũng rất phù hợp với vẻ đẹp dịu dàng.

Đồng Nai: Bắt đối tượng giả danh công an để cưỡng đoạt tài sản

Pháp luật

13:13:22 29/06/2024
Giả danh công an đang làm nhiệm vụ để cưỡng đoạt 200.000 đồng của người dân, một đối tượng bị cơ quan công an tạm giữ.

Quốc Thiên, Jun Phạm đọ cơ bụng trong 'Hỏa ca' gây sốt mạng xã hội

Tv show

13:06:21 29/06/2024
Tối 28.6, chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai tung MV bài hát chủ đề mang tên Hỏa ca - Call Me By Fire .

Vinicius tỏa sáng, Brazil thắng trận đầu tiên tại Copa America 2024

Sao thể thao

12:49:59 29/06/2024
Sáng 29-6, Brazil đã có một màn trình diễn ấn tượng và giành chiến thắng đậm 4-1 trước Paraguay ở lượt trận thứ 2 tại Copa America 2024.