Bạo lực học đường: Một góc nhìn khác

Theo dõi VGT trên

Bạo lực là sản phẩm của hành xử kém văn minh. Khi mặt bằng dân trí chưa thoát khỏi bản năng hoang dã, con người thường giải quyết xung đột bằng bạo lực.

Bởi vì bạo lực xét đến cùng là hành vi bản năng. Mọi sự phẫn nộ hoặc phản kháng phi lý tính đều có nguy cơ dẫn đến bạo lực.

Tâm lý v.ị t.hành n.iên hay cá tính ‘người hùng’?

Điểm nóng của dư luận về bạo lực học đường trước tiên là chuyện học sinh đ.ánh n.hau, l.àm n.hục nhau như một cảm hứng. Nguyên cớ khá đơn giản, thậm chí rất vớ vẩn.

Các cá nhân hoặc các nhóm khích bác nhau, cá nhân hoặc nhóm này không thực hiện được yêu cầu của cá nhân hoặc nhóm kia dẫn đến choảng nhau và l.ăng n.hục nhau.

Xem xét tính chất của các sự vụ đ.ánh n.hau, tôi dám chắc không phải bây giờ mới có. Hiện nay, do thời đại văn minh Internet, sự vụ không còn đóng kín mà công khai, bé càng bị xé ra to nên trở thành nghiêm trọng.

Tất nhiên, đ.ánh n.hau và quay phim để khoe trên mạng thì gần đây mới có. Hành vi này chỉ báo cho sự lây lan như một niềm cảm hứng của đám đông. Đó là mặt tiêu cực của mạng.

Nhưng không thể phủ nhận, chính mạng lại tích cực ngăn chặn bạo lực tốt nhất bởi vai trò tương tác ngược của dư luận. Rõ nhất là, bạo lực mới diễn ra một phía từ kẻ mạnh và bị ngăn chặn kịp thời để không phải chứng kiến sự phản kháng bằng những đòn trả thù khốc liệt.

Chuyện học trò đ.ánh n.hau được quy cho sự khủng hoảng tâm lí của t.uổi vị thành niên. Hẳn nhiên. Đó là cái t.uổi bùng phát năng lượng, khi chưa có cơ hội giải phóng chính đáng tất yếu sẽ giải phóng thành bạo lực. Bạo lực trở thành niềm vui của không ít thanh thiếu niên khi chúng không tìm thấy niềm vui trong học tập và sáng tạo.

Theo tôi, động cơ của những vụ học sinh đ.ánh n.hau là tâm lý thích làm “người hùng”. Sự bắt chước người hùng trong các phim bạo lực là có. Nhưng cũng phải thấy, ngay trong nội dung giáo dục, nhiều bài học đã vô tình nuôi dưỡng động cơ ấy.

Trong hàng loạt những bài học về đạo đức, lối sống, chính bài học về “đạo đức anh hùng ca” lại tiêm nhiễm vào t.uổi trẻ nhanh nhất, mạnh nhất. Thật khó hiểu khi các sách giáo khoa văn chương của ta giảng dạy anh hùng ca không chuẩn.

Chính việc nêu gương các nhân vật anh hùng thời cổ đại trong anh hùng ca như đ.ánh n.hau vì tình yêu, vì danh dự và tự trọng đã tạo ra các nhân cách lệch lạc, méo mó.

Học sinh bắt chước người hùng để biểu dương quyền lực, danh dự và tự trọng khi không nhận rõ đó chỉ là sản phẩm cường điệu của thời đại hoang dã. Trong khi, chính Engels (trong Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước) xem anh hùng ca chỉ là sản phẩm của cuộc đấu tranh hoang dã trong thời chiếm hữu nô lệ.

Tính chất của những sự vụ đ.ánh n.hau và cổ vũ đ.ánh n.hau mà người ta thường cho là vô cảm thực chất lại là sản phẩm đầy cảm hứng bạo lực mà học sinh học được từ phim hành động và từ anh hùng ca thời hoang dã.

Người lớn cũng đ.ánh n.hau thì thuộc hiện tượng gì?

Trong nghĩa rộng, bạo lực học đường không chỉ giới hạn ở việc học sinh đ.ánh n.hau mà còn có sự tham gia của người lớn: Giáo viên đ.ánh học sinh, phụ huynh đ.ánh giáo viên. Chẳng lẽ đó cũng là tâm lý v.ị t.hành n.iên?

Nếu là tâm lý v.ị t.hành n.iên thì rõ là người lớn chưa vượt qua giai đoạn khủng hoảng năng lượng thừa khi không biết dịch chuyển vào đâu để thay cho bạo lực?

Phải nói là thời tôi đi học, chuyện giáo viên đ.ánh học sinh không phải ít xảy ra. Hình ảnh ông thầy cầm cây thước quyền lực trong tay, không gõ vào đầu học sinh những khi nóng giận mới là chuyện lạ. Nhưng học sinh đ.ánh lại người thầy, kéo theo phụ huynh cũng tấn công thầy là hoàn toàn không có.

Video đang HOT

Người ta sẽ quy cho sự mất tôn ti dẫn đến rối loạn các mối quan hệ truyền thống là có cơ sở. Nhưng cũng không phải vì thế mà ngược dòng trở về cái thời thầy giáo được độc quyền đ.ánh học sinh. Luật Giáo dục đã cấm thầy giáo hành xử bạo lực là một sự tiến bộ lớn trong giáo dục hiện đại.

Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng chính chủ trương giáo dục “lấy người học làm trung tâm” là bi kịch của tình thế lộn ngược khi nội dung triết lí kia không được hiểu đến nơi đến chốn. Khi dân trí không có nền tảng vững chắc, sự chuyển hóa từ thái cực này sang thái cực khác, vai trò người thầy bị hạ bệ và người thầy bị b.ạo h.ành là chuyện đương nhiên.

Trong khi triết lý lấy người học làm trung tâm ở phương Tây không bị hiểu như ở Việt Nam, thậm chí đã thay thế thành triết lý tương tác đa tâm. Không có chuyện lấy người học làm trung tâm là vai trò người thầy bị phế bỏ.

Tính chất đa tâm thể hiện ở sự tương tác giữa các nhóm trò với trò, giữa trò với thầy trong mối quan hệ bình đẳng, tôn trọng cá nhân và sáng tạo. Sự tương tác này dẫn đến hoạt động của các chủ thể với mối quan hệ kiểm soát lẫn nhau để phát triển và điều chỉnh nhân cách, năng lực.

Đ.ánh thầy giáo cũng là một lối hành xử theo bản năng hoang dã khi các cá nhân bị hoang tưởng mình đang được đóng vai trò trung tâm thống trị toàn bộ hoạt động giáo dục.

Giải pháp nào chống bạo lực học đường?

Vạch được nguyên nhân trên cũng là tìm ra giải pháp phòng chống bạo lực học đường.

Theo tôi, đạo đức tối thiểu vẫn là sống và làm việc theo pháp luật. Khi pháp luật không đủ sức răn đe thì sự thực thi pháp luật đang có vấn đề.

Bạo lực học đường thực chất là một vấn đề xã hội, bởi học đường không phải là thánh địa tách khỏi xã hội. Hàng ngày có bao nhiêu thông tin về bạo lực: C.hém, g.iết, cướp, h.iếp nhưng việc xử lý không phải bao giờ cũng nghiêm minh, công bằng. Khi pháp luật không nghiêm minh và công bằng thì con người có khả năng buông thả và hành xử ngoài vòng pháp luật.

Điều này chẳng khác nguyên nhân mà thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến nói. “Thứ nhất là gia đình không quan tâm con cái, thứ hai là nhà trường thiếu trách nhiệm, không quan tâm, để các cháu muốn làm gì các cháu làm.

Những mâu thuẫn trong các nhóm học sinh, nhà trường lại không biết được, thậm chí là có những thờ ơ khi có một số cháu lên phản ảnh với trường hoặc về tâm sự với bố mẹ thì lại được cho đấy là chuyện vặt nên dẫn đến sự bùng phát lớn như thế. Vậy nên phải phát hiện sớm để có cái biện pháp giải quyết”.

Thiếu tướng nói trong phạm vi học đường mà quên rằng học đường bây giờ đã không còn là thánh địa mà chỉ là bản sao của đời sống xã hội.

Tất nhiên, ở học đường, với tâm lý t.uổi vị thành niên, theo tôi, giải pháp phòng chống bạo lực từ gốc vẫn là liệu pháp tâm lý.

T.uổi trẻ bộc phát năng lượng thừa cần được dịch chuyển thành năng lực của niềm vui học tập, sáng tạo. Đây là vấn đề khó, đòi hỏi cải cách căn bản và toàn diện giáo dục, biến áp lực thành động lực thật sự trong học tập.

Áp lực từ cha mẹ, áp lực từ thầy cô, áp lực từ nội dung và phương pháp dạy học sáo mòn, áp lực từ đ.ánh giá chất lượng, thành tích là điều kiện cho bản năng bạo lực phát sinh mà những nguyên cớ đ.ánh n.hau vớ vẩn kia chỉ là bề mặt.

Các nhà soạn sách giáo khoa và những nhà giáo đến lúc cần nghiêm túc nhìn nhận lại cách hiểu và dạy anh hùng ca đúng nghĩa với định hướng tích cực tâm lí “người hùng” cho t.uổi vị thành niên; thay bằng khuếch trương chủ nghĩa anh hùng là gia tăng lí tưởng nhân văn: sống hòa hợp, yêu thương.

Cuối cùng, cần giải định kiến cực đoan cả lấy người thầy làm trung tâm lẫn lấy người học làm trung tâm.

Giáo dục thế giới đã thay lí thuyết một trung tâm cực đoan thành đa tâm.

Quan hệ bình đẳng và tôn trọng khác biệt là điều kiện phát triển tự do sáng tạo cá nhân, đồng thời cũng ràng buộc cá nhân vào trong những quan hệ tất yếu để phòng chống bạo lực như hiện tượng của bản năng hoang dã. Sự duy trì bạo lực, dù ở bất cứ quan hệ nào, không bao giờ là chỉ báo cho một sự văn minh.

Theo TS Chu Mộng Long / Vietnamnet

Thực thi nghiêm pháp luật để giảm bạo lực học đường

Theo Đại biểu Quốc hội Nguyễn Chiến (đoàn Hà Nội), nếu chúng ta không xử lý bằng pháp luật thì tình trạng bạo lực học đường sẽ gia tăng.

Liên quan đến vấn đề bạo lực học đường, bên hành lang Quốc hội, phóng viên đã phỏng vấn ĐBQH Nguyễn Chiến (đoàn Hà Nội), Chủ nhiệm đoàn Luật sư Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Ủy viên Hội đồng phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương.

- Thưa ông, tình hình bạo lực gia tăng nhất là bạo lực lứa t.uổi học đường xuất phát từ đâu?

- Theo tôi, nó bắt nguồn từ văn hóa ứng xử. Truyền thống của người Việt Nam ta từ xưa đến nay vẫn coi trọng "Tiên học lễ, hậu học văn".

Thực thi nghiêm pháp luật để giảm bạo lực học đường - Hình 1

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Chiến (đoàn Hà Nội).

Chúng ta muốn học văn hóa để có kiến thức sau này trở thành người có ích cho xã hội thì đầu tiên phải học lễ nghĩa, phép tắc, đạo đức, văn hóa ứng xử.

Giữa con người với con người phải có cái tình; trong gia đình phải có trên, có dưới; đồng nghiệp phải hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong công việc, trong đời sống xã hội.

Thực tế, có rất nhiều tấm gương "lá lành đùm lá rách". Chẳng hạn như ở miền Trung vừa qua, khi đồng bào gặp lũ lụt đã có nhiều tổ chức và cá nhân đứng ra hỗ trợ cho đồng bào vượt qua khó khăn; có nhiều tấm gương các bạn học sinh giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống thường ngày để cùng nhau vượt khó.

Thế nhưng, bên cạnh đó vẫn có rất nhiều vụ việc không hay của các em trong cách đối xử với nhau. Nhiều vụ việc còn tàn nhẫn hơn cả những tội phạm thực hiện.

- Vậy chúng ta phải làm gì để dạy cho các em hiểu và ứng xử văn hóa để tránh xảy ra tình trạng này, thưa ông?

- Vấn đề đặt ra là cần phải tăng cường giáo dục văn hóa ứng xử để các em nhận thức được mình là con người có văn hóa, văn minh, trong sáng đang ngồi dưới mái trường.

Cần phải giáo dục các em để các em nhận thức được hậu quả của hành vi mà nếu mình gây ra cho người bạn của mình thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến gia đình mình, gia đình bạn, đến nhà trường và xã hội.

Không những thế, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhà trường cho các em cũng cần được đẩy mạnh, đặc biệt là các em ở vùng sâu, vùng xa để giúp cho các em nhận thức được rằng, nếu mình có hành vi bạo lực đối với các bạn thì mình sẽ phải chịu trừng phạt của pháp luật như thế nào.

Có những luật sư đã có ý tưởng là làm những cuốn sách, cuốn truyện có các mẩu truyện nói về các tình huống học sinh vi phạm pháp luật, mỗi tình huống sẽ có mức độ xử lý pháp luật phù hợp.

Làm tốt những điều đó sẽ giúp các em có những hành động chuẩn mực hơn và sẽ hạn chế những hành vi gây ra bạo lực ở trong trường học, làm giảm đi những vụ việc vi phạm pháp luật ở lứa t.uổi vị thành niên.

- Mấy ngày vừa qua, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự, trong đó nhiều đại biểu có nhắc đến phạm vi chịu trách nhiệm hình sự đối với người 14 t.uổi đến dưới 16 t.uổi. Vừa là ĐBQH vừa luật sư ông có ý kiến như thế nào về vấn đề này?

- Nói đến bạo lực học đường, chúng ta nghĩ ngay đến hành động của các bạn đang ở lứa t.uổi học trò mà xâm phạm đến thân thể, danh dự, uy tín, nhân phẩm của nhau, tạo ra những hình ảnh rất phản cảm.

Gia đình, các bậc phụ huynh, nhà trường cũng như toàn xã hội đang rất quan tâm, lo ngại về tình trạng này. Hiến pháp quy định là mọi công dân phải được pháp luật bảo vệ tính mạng, thân thể cũng như danh dự, nhân phẩm. Như vậy, các em ở lứa t.uổi học trò cũng cần phải được pháp luật bảo vệ, tránh khỏi bạo lực học đường.

Qua những vụ việc vừa qua ta thấy, tuy còn nhỏ t.uổi nhưng khi gây ra các hành vi bạo lực, các em đã biết chọn những địa điểm có thể hạn chế việc kiểm soát của người lớn, khi thấy công an hoặc người lớn thì các em tỏ ra sợ.

Điều đó cho thấy cho dù hiểu biết pháp luật còn hạn chế nhưng các em cũng đã nhận thức được phần nào hành vi sai trái của mình. Do vậy, pháp luật điều chỉnh phối hợp với trách nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội sẽ có tác dụng răn đe, giáo dục cũng như phòng ngừa các hành động bạo lực học đường.

Thứ nhất, ở góc độ gia đình, cha mẹ nào cũng quan tâm đến con cái nhưng tùy từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể sẽ có cách quan tâm khác nhau, phương pháp sư phạm để giáo dục khác nhau, nên có sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình.

Có ý kiến cho rằng nên quay lại phương pháp quản lý ở nhà trường đối với các em như trước đây. Tức là giao trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm, tăng trách nhiệm của chủ nhiệm lớp, của cán bộ lớp lên để có trách nhiệm hơn, sâu sát hơn và cũng để các em có trách nhiệm đối với nhau, không thể để hiện tượng đứng xem, cổ súy, kích động các bạn cùng lớp đ.ánh n.hau mà lại không chịu trách nhiệm gì.

Thứ hai, nhà trường cũng phải thiết lập lại hội đồng nhà trường kết hợp với các cô giáo, thầy giáo chủ nhiệm, với cả lớp trưởng, lớp phó. Qua đó, nó thể hiện sự gắn kết trách nhiệm lẫn nhau trong nhà trường.

Ngoài ra, chúng ta cần có sự liên lạc chặt chẽ với gia đình để phối kết hợp trong việc quản lý, giáo dục, nắm bắt tâm lý của các em. Từ đó sẽ hiểu các em hơn, dễ dàng ngăn chặn xảy ra bạo lực hơn.

Thứ ba, nói đến góc độ xã hội, pháp luật phải được đề cao. Khi bàn đến hành vi vi phạm pháp luật của các em, ta đã có nghiên cứu để bảo đảm chính sách khoan hồng của nhà nước, của pháp luật đối với v.ị t.hành n.iên phạm tội, đối với cả người chưa đến t.uổi vị thành niên.

Chúng tôi cho rằng về chính sách pháp luật đã rất cụ thể trong Bộ luật hình sự năm 1999 và được cụ thể hóa hơn ở Bộ luật hình sự năm 2015 nhằm đáp ứng yêu cầu, tình hình chung của hiện tượng vi phạm pháp luật xã hội đối với cả lứa t.uổi này.

Khi xem xét đến trách nhiệm của các em học sinh từ lứa t.uổi 14 đến dưới 16 t.uổi thì cũng đã có nghiên cứu trên cơ sở công ước quốc tế về quyền t.rẻ e.m mà ta đã tham gia kí kết.

Theo đó, Bộ luật hình sự năm 2015 tôi thấy là phù hợp. Bộ luật hình sự của chúng ta đã thiết chế có những loại tội như: tội cố ý gây thương tích, tội l.àm n.hục người khác,... thì tùy tính chất, mức độ, hậu quả, nó sẽ ở khung hình phạt là: trường hợp ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng.

Từ đó, đối chiếu với hành vi, hậu quả mà các em gây ra để xử lý theo quy định của pháp luật cho phù hợp.

Có nhiều quan điểm cho rằng nên hạn chế xử lý trách nhiệm hình sự với lứa t.uổi vị thành niên, chúng tôi cũng nhất trí về chủ trương chung là như vậy nhưng không có nghĩa là khi vi phạm ở mức độ nghiêm trọng mà các em lại không bị xử lý.

Không thể để hành vi vi phạm pháp luật rõ ràng, được công khai và cả xã hội đều bức xúc mà chúng ta lại không có một biện pháp, động thái xử lý bằng pháp luật nào cả.

Cần phải để cho các em thấy sự nghiêm khắc của pháp luật đối với hành vi bạo lực nghiêm trọng như thế. Quan điểm chúng tôi là để xây dựng nhà nước công bằng, văn minh thì phải điều chỉnh bằng pháp luật rất cụ thể, rõ ràng.

Chính sách về pháp luật, về nhân đạo của nhà nước đã được hiện thực hóa phù hợp đối với mỗi loại tội phạm và với mỗi chủ thể thực hiện hành vi tội phạm. Nếu không xử lý hình sự, lại không có sự phối hợp biện pháp giáo dục thì tình trạng bạo lực học đường sẽ càng gia tăng.

Do đó, quan điểm của chúng tôi là, trước tình trạng bạo lực trong học đường như hiện nay thì phải phối kết hợp giữa gia đình, của nhà trường và toàn xã hội. Bên cạnh đó, pháp luật phải được thực thi một cách nghiêm túc.

Theo Thu Thủy / VOV

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Minh Khoa: Em chồng Midu, nhan sắc cực phẩm chuẩn tổng tài, có vợ hot girl
14:32:13 06/07/2024
Nine Naphat phải bán tháo xe sang để có t.iền cung phụng Baifern Pimchanok, mẹ ép chia tay vì đây?
17:01:12 06/07/2024
Nam Thư tiết lộ gu bạn trai, tuyên bố thẳng "có cảm xúc thì ok, mặc kệ mọi thứ"
14:58:06 06/07/2024
NSND nổi tiếng cả nước: Hôn nhân hơn nửa thế kỷ, chồng tù tội vẫn một lòng chung thủy, U80 viên mãn
14:30:42 06/07/2024
Baifern chỉ công khai đúng 2 mối tình trong suốt 2 thập kỷ: 1 là Nine Naphat, người còn lại gây xôn xao hơn cả
14:17:41 06/07/2024
Midu - Minh Đạt đi tuần trăng mật ở resort đắt nhất Việt Nam, giá 240 triệu/đêm
13:45:08 06/07/2024
Midu- Minh Đạt lộ khoảnh khắc gặp mặt lần đầu, khiến netizen đứng ngồi không yên
14:54:32 06/07/2024
Victoria từng đính hôn, suýt trở thành vợ thợ điện trước khi lấy David Beckham
16:20:08 06/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Họp báo Miss Universe Vietnam 2024: Bùi Quỳnh Hoa - Hương Giang đọ sắc, vương miện Tân Hoa hậu chỉ 24 triệu đồng

Sao việt

19:50:55 06/07/2024
Chiều 6/7, họp báo của Miss Universe Vietnam 2024 tại TP.HCM thu hút nhiều mỹ nhân Việt như Bùi Quỳnh Hoa, Hương Giang, Hương Ly... góp mặt và tạo nên màn đọ sắc ấn tượng.

Clip hot: Lưu Diệc Phi gặp gỡ cha nuôi tỷ phú, thái độ bất ngờ giữa nghi vấn cắt đứt quan hệ vì tình mới

Sao châu á

19:45:37 06/07/2024
Hình ảnh Lưu Diệc Phi và cha nuôi tỷ phú xuất hiện bên nhau sau nhiều năm nhận được sự chú ý đặc biệt của công chúng.

Cần làm gì khi phát hiện rối loạn mỡ m.áu?

Sức khỏe

19:43:48 06/07/2024
Nếu một trong những yếu tố này dư thừa hoặc thiếu thì có hại cho cơ thể, gây ra những bệnh liên quan đến rối loạn mỡ m.áu như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nhồi m.áu cơ tim, đột quỵ, tắc động mạch chi dưới.

Bắt nguyên cán bộ ngân hàng sau 7 năm trốn truy nã

Pháp luật

19:20:39 06/07/2024
Lực lượng chức năng đã bắt giữ Lê Thị Hợi. Hợi là đối tượng bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh ra Quyết định truy nã đặc biệt về 3 tội danh.

Esports World Cup 2024: Nhọc nhằn đ.ánh bại FlyQuest, G2 Esports vào bán kết gặp Top Esports

Mọt game

19:17:13 06/07/2024
Ở trận đấu cuối cùng của vòng tứ kết Esports World Cup 2024, G2 Esports đã ngược dòng đ.ánh bại FlyQuest 2-1. Theo đó, nhà vô địch LEC tiến vào bán kết đối đầu Top Esports, trong khi FlyQuest chính thức rời giải.

Nhan sắc không t.uổi của Jang Na Ra khi hóa thân thành nữ luật sư lạnh lùng

Phim châu á

18:56:01 06/07/2024
Tháng 7 này trên Truyền hình K+, Jang Na Ra và Nam Ji Hyun sẽ góp mặt trong Cộng sự hoàn hảo - Good Partner, drama Hàn lấy đề tài về các luật sư chuyên tư vấn ly hôn cho khách hàng.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 90: Đức Anh cảnh báo Lan đừng chơi với lửa

Phim việt

18:53:33 06/07/2024
Với linh cảm của mình, Đức Anh hiểu rằng mối quan hệ giữa thằng bạn thân của mình với Lan đang không ổn. Đức Anh khuyên chị gái mình nên rõ ràng.

Tôi ngạc nhiên khi thấy vợ luôn che kín mặt khi cho con bú, hỏi ra lý do tôi c.hết điếng

Góc tâm tình

18:33:51 06/07/2024
Tôi vừa đau lòng vừa phẫn nộ. Thằng bé là con của cô ấy, vậy mà cô ấy còn chán ghét được? Tôi chỉ muốn đ.ánh đuổi vợ đi nhưng không thể.

Bí ẩn nơi ở nhà tiên tri Vanga: Ai bước vào cũng bật khóc, lý do tại sao?

Netizen

18:18:48 06/07/2024
Baba Vanga (1911-1996) là nhà tiên tri lừng danh người Bulgaria, cũng là một trong những nhà tiên tri nổi tiếng nhất lịch sử thế giới. Khi tham quan nơi bà từng sinh sống, du khách ai cũng khóc!

Kinh ngạc với năng lực trí tuệ của 11 loài động vật thông minh nhất

Lạ vui

18:09:59 06/07/2024
Trong khi con người tin rằng mình là đỉnh cao của trí thông minh thì nhiều loài động vật cũng thể hiện kỹ năng giải quyết vấn đề, trí tuệ cảm xúc, thậm chí khả năng nhận thức bản thân gây kinh ngạc.

"Nữ hoàng nước mắt" Choi Ji Woo U50 mà ăn diện trẻ như gái teen, chỉ nhờ vài món đồ cơ bản

Phong cách sao

18:00:51 06/07/2024
Mới đây, Choi Ji Woo đã chia sẻ một loạt ảnh chụp trên đường phố Nhật Bản, trang phục đời thường của cô ngay lập tức gây sốt với hơn 40 nghìn lượt tương tác.