Báo động về tốc độ tan chảy của sông băng trên toàn cầu

Theo dõi VGT trên

Giới khoa học cảnh báo mọi sông băng trên thế giới đều đang tan chảy với tốc độ rất nhanh chóng, trở thành một trong những yếu tố chính dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu và có thể gây nên những hậu quả thảm khốc cho con người.

Đây là kết quả nghiên cứu được các nhà khoa học tại 10 cơ sở khác nhau phối hợp thực hiện và công bố trên tạp chí Nature.

Báo động về tốc độ tan chảy của sông băng trên toàn cầu - Hình 1

Băng trôi trên vùng biển phía đông Greenland, ngày 15/8/2019. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN

Chuyên gia về sông băng Étienne Berthier thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp (CNRS), đồng tác giả của nghiên cứu trên, cho biết lần đầu tiên các nhà nghiên cứu có thể đo lường sự thay đổi của từng sông băng trong số hơn 220.000 sông băng trên hành tinh, ngoại trừ các sông băng ở Greenland và Nam Cực.

Theo chuyên gia Étienne Berthier, chủ yếu dựa vào những hình ảnh được truyền về từ vệ tinh Aster – do Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) phóng lên quỹ đạo vào cuối năm 1999, các nhà nghiên cứu nhận thấy các sông băng đã “thất thoát” trung bình 267 tỷ tấn băng mỗi năm, tính từ năm 2000 đến năm 2019. Tình trạng băng tan nhanh đặc biệt xảy ra ở dãy núi Alpes, Iceland và Alaska. Tại những khu vực có khí hậu ôn hòa và ẩm ướt hơn, băng có xu hướng tan chảy chậm hơn. Mặc dù vậy, không nơi nào trên Trái Đất tránh được tình trạng sông băng tan chảy, kể cả phía Tây dãy Himalaya, nơi trước đây có lượng băng ổn định hoặc thậm chí đã từng tăng lên.

Tại New Zealand, trong 5 năm qua, các sông băng giảm độ dày 1,5 mét/năm – một con số kỷ lục. Trong khi trước đó 20 năm, những con sông này hầu như không bị hao hụt về thể tích. Điều khiến các nhà nghiên cứu thấy kinh ngạc và lo ngại là mức độ gia tăng của hiện tượng sông băng tan chảy: từ mức trung bình 227 tỷ tấn băng tan mỗi năm trong giai đoạn 2000-2004, con số này đã tăng lên thành 298 tỷ tấn trong giai đoạn 2015-2019. Lượng băng tan chảy đã góp 21% vào sự gia tăng mực nước biển kể từ đầu thế kỷ 21.

Video đang HOT

Theo một bài viết khác trên tạp chí khoa học Nature, những nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính sẽ có tác dụng tích cực trực tiếp hạn chế sự gia tăng mức độ tan chảy của các sông băng. Các nhà khoa học cho rằng nếu con người kìm hãm được sự tăng nhiệt của Trái Đất ở mức 1,5C như mục tiêu đề ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, thì lượng băng tan chảy khiến mực nước biển dâng cao sẽ giảm tới 50%.

Ở một nghiên cứu khác cũng công bố trên tạp chí Nature, giới chuyên gia báo động rằng tại Nam Cực – nơi có lượng băng lớn nhất thế giới, tình trạng băng tan nhanh có thể dẫn đến việc nước biển gia tăng ở mức không thể đảo ngược.

Tuy nhiên, sông băng tan chảy không chỉ ảnh hưởng tới mực nước biển. Nhà nghiên cứu Étienne Berthier cho biết các lưu vực sông băng bao phủ ít nhất 25% diện tích đất đai toàn cầu và là nơi sinh sống của gần 1/3 dân số thế giới. Các sông băng trữ nước ở thể rắn và cấp nước cho các con sông vào mùa Hè. Do đó, khi không còn sông băng trong khu vực, tuyết sẽ tan nhanh hơn nhiều và gây nguy cơ thiếu nước vào mùa Hè tại các khu vực bị ảnh hưởng.

Thời cơ và thách thức từ chính sách khí hậu của Mỹ

Nếu nhắc đến những "dấu ấn" trong 100 ngày cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Mỹ Biden, chắc chắn phải kể tới chính sách trong vấn đề biến đổi khí hậu với những thay đổi mang tính bước ngoặt so với chính quyền tiề.n nhiệm.

Thời cơ và thách thức từ chính sách khí hậu của Mỹ - Hình 1
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP/ TTXVN

Việc ông Biden chỉ vài giờ sau khi nhậm chức ký sắc lệnh hành pháp đưa Mỹ tham gia trở lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, cũng như nhanh chóng bổ nhiệm cựu Ngoại trưởng John Kerry làm đặc phái viên của Nhà Trắng về khí hậu, cho thấy đây là một trong những ưu tiên chính sách của Mỹ. Thúc đẩy cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu cũng là chủ đề của hội nghị quốc tế đầu tiên mà Tổng thống Biden chủ trì kể từ khi lên nắm quyền.

Có thể nói vấn đề biến đổi khí hậu là một nội dung quan trọng của đảng Dân chủ trong suốt quá trình vận động tranh cử tổng thống Mỹ năm 2020. Ngay từ thời điểm bắt đầu đường đua tới Nhà Trắng, ông Biden đã nhiều lần nhấn mạnh mong muốn đưa Mỹ trở lại vị trí dẫn dắt quốc tế trong cuộc chiến chống biến đối khí hậu, sau khi cựu Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút khỏi Hiệp định Paris năm 2018.

Những cam kết của ông Biden về vấn đề này không chỉ được hiện thực hóa bằng quyết định quay trở lại Hiệp định Paris mà còn ở các động thái đảo ngược chính sách về khí hậu của nhiệm kỳ trước, trong đó có việc thu hồi giấy phép của đường ống dẫn dầu Keystone XL, áp đặt lệnh tạm hoãn các hợp đồng thuê mới để khoan dầu và khí đốt trên các vùng đất thuộc sở hữu của liên bang...

Tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu trực tuyến do Mỹ chủ trì ngày 22 - 23/4 vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cam kết vào năm 2030 sẽ cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của nền kinh tế đầu tàu thế giới này từ 50-52% so với mức của năm 2005, tăng gấp đôi so với cam kết mà chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama đưa ra khi ký Hiệp định Paris năm 2015. Mức cắt giảm này được coi là sự tiếp nối mục tiêu của chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama giảm lượng khí thải từ 26% - 28% vào năm 2025 so với mức năm 2005.

Cam kết này cho thấy chính quyền Tổng thống Joe Biden quyết tâm lấy lại uy tín và vị thế của Mỹ với vai trò là "thuyền trưởng" trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, sau khi cựu Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi những nỗ lực toàn cầu cắt giảm khí thải nhà kính. Mỹ cũng cam kết chậm nhất là tới năm 2024 sẽ tăng gấp đôi viện trợ để giúp các nước đang phát triển ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu.

Mức giảm phát thải mà Tổng thống Biden công bố là một trong những mục tiêu tham vọng nếu so sánh với các nền kinh tế công nghiệp hóa lớn. Việc Mỹ lấy mức phát thải năm 2005 làm cơ sở để đề ra mục tiêu cắt giảm khí thải, trong khi các nước châu Âu có xu hướng lấy năm 1990 làm cơ sở so sánh, thể hiện quyết tâm của chính quyền Tổng thống Biden lớn như thế nào. Trong khi đó, Trung Quốc dự kiến lượng khí thải của nước này sẽ đạt đỉnh vào năm 2030 và quốc gia phát thải khí nhà kính hàng đầu thế giới cho rằng họ cần thêm thời gian để giảm lượng khí thải do quá trình công nghiệp hóa gần đây hơn so với các nền kinh tế lớn khác ở châu Âu và Bắc Mỹ.

Việc nền kinh tế lớn nhất thế giới "trở lại" với vấn đề khí hậu có thể tạo ra những xung lực mạnh mẽ cho quyết tâm của các nước phát triển trong cuộc chiến cắt giảm phát thải sắp tới. Thủ tướng Anh Boris Johnson bình luận rằng mục tiêu mới của Mỹ mang tính chất "thay đổi cuộc chơi". Ngoài Mỹ, các đồng minh như Anh, Nhật Bản và Canada cũng nâng mục tiêu cắt giảm khí thải nhà kính của mình, trong đó Nhật Bản đặt mục tiêu giảm lượng khí thải ít nhất 46% so với mức năm 2013 và Canada hiện cam kết giảm lượng khí thải từ 40% đến 45% so với mức năm 2005

Thời cơ và thách thức từ chính sách khí hậu của Mỹ - Hình 2
Khói bốc lên tại nhà máy điện ở New Haven, Tây Virginia, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Tuy nhiên, mục tiêu về khí hậu mà Tổng thống Biden đặt ra cũng phải đối diện với sức ép từ ngay trong lòng nước Mỹ. Bên cạnh sự ủng hộ của phần lớn các thành viên đảng Dân chủ, kế hoạch khí hậu của ông Biden đang vấp phải những quan điểm chỉ trích từ những nhân vật theo quan điểm cấp tiến và bảo thủ. Một số nhóm theo quan điểm cấp tiến cho rằng mục tiêu của ông Biden chưa thể hiện đủ tham vọng và Mỹ cần phải đặt mục tiêu cắt giảm ít nhất 70% so với mức năm 2005 để kịp thời giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Trong khi đó, nhiều thành viên của đảng Cộng hòa không muốn ông Biden quay trở lại Hiệp định Paris với lập luận rằng những mục tiêu mới sẽ có hại cho người lao động Mỹ. Những quan điểm này đang gây chia rẽ trên chính trường Mỹ, khi chính quyền của ông Biden luôn cho rằng việc chuyển đổi sang năng lượng sạch sẽ mang lại nhiều việc làm mới thay thế các công việc liên quan đến năng lượng hóa thạch đang bị mất đi. Đây sẽ là thách thức đáng kể bởi dù phe Dân chủ có được đa số tại lưỡng viện Quốc hội sau cuộc bầu cử thượng viện bổ sung hồi đầu tháng 1 vừa qua, song Tổng thống Biden vẫn phải cần đến sự ủng hộ của phe Cộng hòa nếu muốn thông qua các luật quan trọng liên quan đến khí hậu và môi trường. Theo luật pháp Mỹ, cần phải có ít nhất 60 phiếu ủng hộ tại Thượng viện mới đủ để thông qua các luật về khí hậu quan trọng, có nghĩa là đảng Dân chủ cần phải có thêm ít nhất 10 thượng nghị sỹ của đảng Cộng hòa ủng hộ.

Bên cạnh đó, để thực hiện được các mục tiêu tham vọng này, Mỹ cũng như các nước cần tới sự trợ giúp của khu vực tư nhân, trong đó có vai trò thiết yếu của cộng đồng doanh nghiệp. Đặc phái viên khí hậu Mỹ John Kerry cho biết việc đạt được các mục tiêu phát thải sẽ yêu cầu huy động tài chính ở mức chưa từng có, đòi hỏi các chính phủ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi trên toàn thế giới và điều này được cho là quá sức đối với chính phủ các nước.

Quan điểm này càng được củng cố hơn trong nhận định của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, khi bà cho rằng trong lúc Tổng thống Biden đang thúc đẩy các nguồn lực để cắt giảm lượng khí thải, hoạt động của đầu tư tư nhân sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm "xanh" nền kinh tế toàn cầu. Không ít ý kiến quan ngại rằng cam kết của Mỹ tiến tới nền kinh tế sử dụng năng lượng sạch có thể kéo dài từ chính quyền này sang chính quyền khác.

Ngoài ra, để đạt được mục tiêu đầy tham vọng này, Nhà Trắng cần phải thúc đẩy hàng loạt chính sách lớn, đồng bộ đi kèm, một vấn đề mà Tổng thống Biden có thể sẽ gặp nhiều khó khăn từ ngay trong nội bộ đảng Dân chủ cũng như sự phản ứng từ đảng Cộng hòa. Bà Kate Blagojevic, người đứng đầu bộ phận khí hậu thuộc tổ chức Greenpeace của Anh, cho rằng những nỗ lực chống biến đổi khí hậu của Tổng thống Biden đòi hỏi cần phải triển khai chính sách trên thực tế và vốn đầu tư, và điều này đang tạo sức ép vô cùng lớn đối với chính quyền của ông Biden, ngay thời điểm chuẩn bị tròn 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ.

Tới thời điểm hiện tại, Nhà Trắng chưa đưa ra được một lộ trình cụ thể về kế hoạch làm thế nào để đạt được mức giảm khí thải. Những biện pháp ban đầu mà chính quyền Tổng thống Biden công bố gần đây mới chỉ dừng lại ở các động thái đơn lẻ như việc yêu cầu ngành điện không có carbon vào năm 2035, giảm lượng khí thải từ ống xả của xe và tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu cho ô tô và xe tải; việc hỗ trợ nâng cao hiệu quả và điện khí hóa trong tòa nhà thông qua các chương trình trang bị thêm và áp dụng các mã năng lượng cập nhật cho các tòa nhà mới.

Tại hội nghị thượng đỉnh khí hậu vừa qua, Tổng thống Biden đã giới thiệu kế hoạch cơ sở hạ tầng trị giá 2,3 nghìn tỷ USD, tập trung vào việc điều chỉnh để xe điện có giá cả phải chăng hơn, khuyến khích xây dựng các trạm sạc xe điện, trang bị thêm các tòa nhà, thay thế ống dẫn và hiện đại hóa lưới điện của quốc gia. Tuy nhiên, tất cả các biện pháp trên đều phải được Quốc hội Mỹ thông qua. Vấn đề là nhiều năm qua, khí hậu đã trở thành chủ đề mang tính đối kháng trong quan hệ giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Do đó, "ẩn số" trong vấn đề này chính là khả năng Tổng thống Biden tìm được thỏa hiệp với một bộ phận trong đảng Cộng hòa.

Việc thúc đẩy các doanh nghiệp nhanh chóng loại bỏ năng lượng hóa thạch cũng là bài toán không dễ giải quyết. Mục tiêu của chính quyền Tổng thống Biden là thúc đẩy tiến trình từ bỏ than đá, đồng thời "tấ.n côn.g" vào hai ngành dầu lửa và khí đốt. Nếu gặp bế tắc hay phản đối tại Quốc hội, ông Biden phải tìm sự ủng hộ tại các bang, các địa phương... Tuy nhiên, trở ngại cũng sẽ đến từ các bang phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch nhất, như Texas, Wyoming, North Dakota, West Virginia, hay Oklahoma, vốn là thành trì của phe Cộng hòa

Rõ ràng một loạt biện pháp chống biến đổi khí hậu mà Tổng thống Biden thúc đẩy kể từ khi nhậm chức đang đem lại những tín hiệu tích cực không chỉ cho Mỹ mà còn đối với thế giới. Những tham vọng, cam kết của Mỹ trong vấn đề này góp phần tạo ra những giá trị nền tảng quan trọng trong việc thúc đẩy một nền kinh tế "xanh" toàn cầu, trở thành động lực mạnh mẽ và cũng là thời cơ để Mỹ thể hiện vai trò dẫn đầu của một cường quốc trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, vẫn còn một chặng đường rất xa để Mỹ có thể biến những mục tiêu này thành hiện thực.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bất ngờ với quốc gia Phật giáo nhỏ bé trở thành cường quốc tiề.n điện tử
18:35:47 01/10/2024
Tân Chủ tịch LDP dự kiến giải tán Hạ viện Nhật Bản trong tháng 10
13:03:42 30/09/2024
Chuyên gia: Trung Quốc đối mặt thách thức chưa từng có từ tình trạng già hoá dân số
19:40:07 30/09/2024
Phó Tổng thống K.Harris huy động 55 triệu USD trong hai sự kiện gây quỹ cuối tuần
21:09:33 30/09/2024
Đấu giá vòng cổ kim cương 300 carat với giá trị ước tính 2,8 triệu USD
05:43:30 01/10/2024
Bão Helene tàn phá Đông Nam nước Mỹ, số nạ.n nhâ.n thiệt mạng tăng lên 118 người
16:31:41 01/10/2024
Phát hiện mới về vai trò của nữ giới trong nền văn hóa Moche cổ đại
16:44:08 01/10/2024
Điện Kremlin: Học thuyết hạt nhân mới đang được chính thức hoá thành luật
09:04:05 30/09/2024

Tin đang nóng

Em dâu sốc nặng trước lời tuyên bố của anh trai chồng trong cuộc họp gia đình
05:13:39 02/10/2024
Nam diễn viên ở Việt Nam là ông hoàng quảng cáo, sang Mỹ lâm vào kiện tụng, kinh doanh thất bại
06:05:06 02/10/2024
Bạn học vay 200 triệu rồi biến mất, ngày tôi kết hôn, cậu ấy bất ngờ xuất hiện đưa tôi một tấm thẻ kèm theo lời xin lỗi
05:42:24 02/10/2024
Công an TP Hồ Chí Minh truy tìm người liên quan đến vụ chiếm đoạt hơn 5 tỷ đồng
06:37:02 02/10/2024
Hậu l.y hô.n chồng Tây, Á hậu Việt: "Có tất cả mà không có ai chia sẻ với mình thì quá đáng tiếc"
06:01:17 02/10/2024
Sốc visual Park Min Young ở phim mới, vừa tăng cân liền trẻ hơn cả 10 năm trước
05:52:42 02/10/2024
Sốc với cảnh "khai quật" mương rác: "Tôi thật sự ám ảnh khi xem"
07:33:22 02/10/2024
Mỹ nam "ca.o ngạ.o" nhất màn ảnh Hoa ngữ đẹp không góc chế.t ở phim mới, yêu mỹ nhân 120.000 người có một
05:50:35 02/10/2024

Tin mới nhất

Ukraine thừa nhận tình hình tiề.n tuyến rất khó khăn

08:02:58 02/10/2024
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận, tình hình ở tuyến đầu của cuộc xung đột với Nga rất, rất khó khăn và các lực lượng Ukraine phải làm mọi thứ có thể trong giai đoạn mùa thu.

Nhóm ăn xin người Trung Quốc tiết lộ thu nhập 60 triệu đồng/tháng gâ.y số.c

08:00:41 02/10/2024
Cục Di trú Malaysia vừa triệt phá một đường dây ăn xin đường phố. Một trong số đó tiết lộ có mức thu nhập lên tới 10.000 RM/tháng (hơn 60 triệu đồng).

Quan chức Mỹ: Không có 'khả năng kỳ diệu' nào có thể thay đổi cục diện xung đột Ukraine

18:34:05 01/10/2024
Vào tuần trước, theo một báo cáo của Bloomberg, các quan chức phương Tây không tin kế hoạch chiến thắng của ông Zelensky sẽ tạo ra bước đột phá trong cuộc xung đột do thiếu các yếu tố bất ngờ.

Người dân Brazil phải đeo lại khẩu trang vì khói mù do cháy rừng bao phủ

17:38:50 01/10/2024
Theo Viện Thăm dò Datafolha (Brazil), ít nhất 40% dân số ở các thành phố như Sao Paulo và Belo Horizonte và 29% dân số ở thành phố Rio de Janeiro cho biết sức khỏe của họ bị ảnh hưởng rất nhiều do ô nhiễm không khí.

Gói kích thích của Trung Quốc - thuố.c đặc trị hay chỉ là liều giảm đau

17:36:22 01/10/2024
Ông Tianchen Xu, chuyên gia kinh tế của Economist Intelligence Unit, nhận định gói kích thích mới đây là "một dấu mốc cho thấy tư duy chính sách đã thay đổi .

Nhánh chính sông Amazon cạn trơ đáy

16:41:45 01/10/2024
Các nhà môi trường cho biết biến đổi khí hậu và tình trạng ấm lên toàn cầu không chỉ khiến các con sông ở Amazon cạn nước mà còn gây các vụ cháy rừng chưa từng có, phá hủy thảm thực vật khô cằn.

Quốc hội Nhật Bản bầu ông Shigeru Ishiba làm Thủ tướng

16:39:06 01/10/2024
Ông Shigeru Ishiba được bầu vào Hạ viện 12 lần, từng đảm nhiệm các chức vụ quan trọng như Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Nông nghiệp, Bộ trưởng Tái thiết khu vực và Tổng Thư ký LDP.

Mỹ tăng viện trợ cho liên minh chống IS

16:28:31 01/10/2024
Trong số này, 148 triệu USD hỗ trợ để đảm bảo an ninh biên giới cũng như chống khủn.g b.ố ở khu vực châu Phi cận sa mạc Sahara và Trung Á; 168 triệu USD dành cho quỹ an ninh tại Iraq và Syria.

Fed đề ngỏ khả năng tiếp tục giảm lãi suất

16:15:59 01/10/2024
Tuy nhiên, ông Powell cũng lưu ý đây không phải là con đường định sẵn và các dữ liệu sẽ được đán.h giá đầy đủ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đồng loạt từ chức

15:48:56 01/10/2024
Đây là động thái mở đường cho việc thành lập chính phủ mới do tân Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, ông Shigeru Ishiba, dẫn đầu.

Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ tại Liban có thể làm gì nếu xảy ra xung đột biên giới?

15:35:12 01/10/2024
Nghị quyết 1701 của HĐBA LHQ cho phép các binh sĩ gìn giữ hòa bình giúp quân đội Liban đảm bảo không có giao tranh xảy ra tại khu vực làm nhiệm vụ cũng như không bị xâm phạm bởi các lực lượng vũ trang không thuộc nhà nước Liban.

Bỉ hủy mọi chuyến bay thương mại khởi hành tại 2 sân bay chính do đình công

15:30:48 01/10/2024
Trong khi đó, tại sân bay Charleroi, lệnh hủy chuyến cũng đã được đưa ra với khoảng 100 chuyến bay dự kiến khởi hành. Tuy nhiên, những chuyến bay hạ cánh không bị ảnh hưởng.

Có thể bạn quan tâm

Đầm phá nước mặn lớn thứ 2 Việt Nam: Từng là căn cứ thủy quân của nhà Tây Sơn, có địa điểm tâm linh

Du lịch

08:03:04 02/10/2024
Đầm nước mặn lớn nhất Bình Định từng là căn cứ thủy quân của nhà Tây Sơn. Hiện tại đây cũng là đầm phá lớn thứ 2 Việt Nam và lớn nhất Bình Thuận.

Nữ giám đốc bán công ty ở tuổ.i 39, "GAP YEAR" 1 năm tìm lại sự cân bằng: Những thứ bạn đam mê cuối cùng đều sẽ thành tài sản

Netizen

07:58:06 02/10/2024
Lisa (39 tuổ.i), một nhà thiết kế thời trang và doanh nhân, đã quyết định bán công ty của mình vào năm ngoái để bắt đầu một năm gap year.

Con trai tiết lộ cuộc sống sau 8 năm nghệ sĩ Chinh Nhân qua đời

Sao việt

07:52:43 02/10/2024
Sau khi nghệ sĩ Chinh Nhân mất, Ngọc Cương sống cùng cô út là nghệ sĩ Bình Tinh. Dù theo học về kinh tế song anh vẫn nuôi ước mơ theo đuổi công việc diễn xuất.

Bạn gái cũ Travis Kelce đáp trả người hâm mộ Taylor Swift

Sao âu mỹ

07:47:14 02/10/2024
Kayla Nicole, bạn gái cũ của Travis Kelce, đã đáp trả những người hâm mộ Taylor Swift khi bị chỉ trích ngoại hình trên mạng, trong bối cảnh nữ danh ca đang hẹn hò với ngôi sao bóng bầu dục.

Làm rõ lờ.i kha.i "bôi trơn" nguyên Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh 1,5 tỷ đồng để được trúng thầu

Pháp luật

07:46:50 02/10/2024
Quá trình xét xử các bị cáo liên quan đến vụ án thổi giá thiết bị giáo dục trường học tại Hà Tĩnh, bị cáo Nguyễn Thành Trung khai nhận đã lót đường và cảm ơn ông Đặng Quốc Khánh

Độc đạo - Tập 14: Dương "cơ bắp" được công an cứu

Phim việt

07:39:31 02/10/2024
Long trở về báo cáo công an tỉnh và kể lại toàn bộ quá trình tìm kiếm Dương cơ bắp , đó là nhờ có sự phán đoán chính xác của K3.

Bị đàn em đòi đưa hết tiề.n, Mỹ Linh nói: "Tiề.n mà không biết sử dụng là sao? Tôi có dại ngu gì đâu"

Tv show

06:26:14 02/10/2024
Mới đây, chương trình Nhà mình có nhau đã lên sóng, với sự tham gia của gia đình diễn viên Hứa Minh Đạt, Lâm Vỹ Dạ cùng các con.

Quả bán đầy chợ nhưng được coi là báu vật của mùa thu, đem nấu canh vừa ngon lại bổ dưỡng

Ẩm thực

05:58:07 02/10/2024
Món canh vừa đơn giản, rẻ tiề.n lại thơm ngon bổ dưỡng trong mùa thu nhất định bạn phải thử! Mướp bán đầy chợ nên bạn có thể tha hồ mua rồi về chế biến nhé.

CSGT chặn bắt xe tải vận chuyển hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Tin nổi bật

05:57:27 02/10/2024
Ngày 1/10, thông tin từ Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng, Tổ tuần tra kiểm soát (TTKS) của Phòng CSGT vừa phát hiện, bắt quả tang xe ô tải vận chuyển số lượng lớn hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Vẻ ngoài gợi cảm của hot girl Đồng Nai

Người đẹp

05:46:44 02/10/2024
Lê Tuyết Hồng Nhi là cái tên quá đỗi quen thuộc đối với nhiều bạn trẻ Việt Nam. Lê Tuyết Hồng Nhi có nickname là Băng Nhi. Cô nàng sinh năm 1999 tại Đồng Nai.