Bài học đa.u đớ.n từ lịch sử cho nước Nga

Theo dõi VGT trên

Từ 0h00 ngày 12/9, EU quyết định áp đặt biện phạt trừng phạt kinh tế mới với Nga do cáo buộc là Nga có những hành động can thiệp tại Đông Ukraina.

Những biện pháp trừng phạt mới này sẽ bao gồm: hạn chế các ngân hàng và doanh nghiệp Nga tiếp cận thị trường vốn châu Âu, nhất là các doanh nghiệp thuộc ngành dầu khí, hạn chế xuất khẩu vào Nga các mặt hàng công nghệ cao, cấm đi lại và đóng băng tài sản với nhiều quan chức cấp cao của Nga.

Những tuyên bố trên ngay lập tức có tác dụng. Thị trường chứng khoán Nga bắt đầu chao đảo, tỷ giá đồng rúp – đô la Mỹ ngày 16/9 đã xuống thấp kỷ lục 38 rúp/01 đô la Mỹ (cụ thể là 38,68 rúp), đối với đồng euro – tỷ giá đã là 50,5 rúp/01 euro.

Bài học đa.u đớ.n từ lịch sử cho nước Nga - Hình 1

Moscow cũng đã có các biện pháp đáp trả – cấm nhập thực phẩm (thịt, sữa, cá, rau và củ quả) một năm nhằm chống lại Mỹ, EU, Na Uy, Australia và Canada, ước tính ngăn khoảng 9 tỷ USD hàng nông nghiệp xuất khẩu sang Nga. Thủ tướng Nga D.Medvedev tuyên bố có thể sẽ áp dụng các biện pháp đáp trả “phi đối xứng” mới.

Dĩ nhiên, các biện pháp cấm vận bao giờ cũng là con dao hai lưỡi, cả hai bên đều chịu thiệt hại nhưng vấn đề là ở chỗ là thiệt hại của mỗi bên đến đâu và sức chịu đựng của mỗi bên đến mức độ nào. Cũng không nên quên một điều là lợi thế thường nằm ở bên “chủ động tấ.n côn.g”.

Trên thực tế, đây không phải là lần “trao đổi” các biện pháp trừng phạt đầu tiên và chắc chắn cũng không phải là lần cuối cùng. Kể từ khi Liên Xô (Nga là chủ thể thừa kế hợp pháp) được thành lập cho đến nước Nga hiện nay đã có nhiều “cuộc chiến tranh thương mại”. Trong khi các chuyên gia kinh tế đang làm các việc dự đoán, đán.h giá của họ, chúng ta hãy điểm qua những “cuộc chiến tranh thương mại” giữa hai bên.

1. Cuộc chiến tranh thương mại lần thứ nhất

Cuộc chiến tranh thương mại lần thứ nhất bắt đầu ngay sau khi cách mạng tháng Mười Nga thành công: Các nước ANTANTA (Pháp, Anh..) phong tỏa thương mại nước cộng hòa non trẻ này ngay từ năm 1918. Tình hình đặc biệt nghiêm trọng đối với khu vực xuất khẩu truyền thống của Nga – đó là xuất khẩu ngũ cốc.

Nước Nga Xô Viết chỉ được dỡ bỏ một phần các lệnh cấm vận thương mại vào năm 1921 với việc ký thỏa thuận thương mại tạm thời với Anh, và sau đó là với Đức và Mỹ. Cái giá phải trả cho bước đột phá này là vô cùng đắt: Nước Nga Xô Viết phải trả cho các mặt hàng nhập khẩu bằng vàng ròng.

Mãi đến cuối những năm 20, nhờ có NEP (Chính sách kinh tế mới), cán cân ngoại thương của Liên Xô mới được cân bằng – xuất khẩu tương đương với nhập khẩu. Tuy nhiên, giới lãnh đạo Xô Viết đã có được một bài học đắt giá về thế nào là phong tỏa (cấm vận) thương mại.

Liên Xô thực hiện đường lối công nghiệp hóa đất nước vào những năm cuối thập kỷ 20 không chỉ xuất phát từ những kế hoạch đầy tham vọng là đuổi kịp các nước phát triển hàng đầu trên thế giới mà còn xuất phát từ chủ trương tự đảm bảo cho mình những sản phẩm thiết yếu.

Dĩ nhiên, điều đó không thể thực hiện được nếu không xây dựng được một ngành công nghiệp nặng mạnh: chế tạo máy, chế tạo máy công cụ, công nghiệp luyện kim loại đen và kim loại màu và v.v.

Những “bài học” về cấm vận thương mại vẫn còn nguyên giá trị và làm cho giới lãnh đạo Xô Viết khẳng định quyết tâm xây dựng nền kinh tế Xô Viết chủ yếu theo hướng “tự cung tự cấp”.

Trong suốt thời kỳ sau đó, tỷ lệ kinh tế ngoại thương trong tổng sản phẩm quốc dân, trừ một sô rất ít trường hợp ngoại lệ – không bao giờ vượt quá 10% trong khi đối với các nước có nền kinh tế thị trường thì con số này thường từ 30 đến 45%.

Liên Xô chỉ thoát khỏi thế bị bao vây thương mại vào đầu những năm 30 do có cuộc Đại suy thoái kinh tế tại Mỹ và các nước Phương Tây khác. Vào giai đoạn này, tất cả các nước đều muốn buôn bán với Nước Nga Xô Viết để cứu nền kinh tế đang khủng hoảng của mình.

Như đã nói ở trên, vào thời gian này giới lãnh đạo Xô Viết cũng đã bắt đầu triển khai kế hoạch công nghiệp hóa – muốn thế phải mua trang thiết bị từ nước ngoài: năm 1931 tỷ lệ nhập khẩu máy và các trang thiết bị của Liên Xô chiếm 30 % thị trường nhập khẩu máy móc và trang bị thế giới, và vào năm 1932, – lên đến 50%.

Tuy nhiên, để nhập khẩu máy và trang thiết bị cũng như thuê chuyên gia để lắp đặt và vận hành, cần phải trả bằng ngoại tệ. Mặt hàng duy nhất mà Nước Nga Xô Viết có thể xuất khẩu để thu ngoại tệ lúc đó là ngũ cốc. Cái giá phải trả cho “công nghiệp hóa” (xuất khẩu ngũ cốc để mua trang thiết bị) là nạn đói khủng khiếp vào đầu những năm 30.

Có thể nói, ở một chừng mực nhất định nào đó, “công nghiệp hóa” cùng những hệ lụy “tác dụng phụ” của nó chính là hậu quả gián tiếp từ chính sách cấm vận của các nước ANTANTA.

Bài học đa.u đớ.n từ lịch sử cho nước Nga - Hình 2

Ảnh: Roman Iarovitsyn / “Commersant”. Nguồn: Lenta.ru 17/9/2014. Giá các mặt hàng lương thực thực phẩm ở Nga đang tăng với tốc độ chóng mặt. Nhiều chuyên gia dự báo giá sẽ tăng 20% trong 6 tháng tới 2.

Liên minh thương mại và cuộc chiến tranh dầu mỏ

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Liên Xô bắt đầu tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại. Sự xuất hiện của các nước xã hội chủ nghĩa sau chiến tranh đã dẫn tới việc thành lập một liên minh kinh tế mới kể từ thời điểm thành lập Liên Xô: Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).

Nhờ tăng cường buôn bán giữa các nước thành viên và cả sự phân công lao động trong nội bộ SEV, liên minh này đã đảm bảo an toàn về kinh tế cho tất cả các nước thành viên trước những cú sốc về chính trị, kinh tế cùng các nguy cơ của một cuộc chiến tranh thương mại mới.

Từ thời điểm này, kinh tế đối ngoại của Liên Xô (xuất khẩu máy móc, trang bị và nguyên liệu để công nghiệp hóa các đồng minh, nhập khẩu hàng tiêu dùng và lương thực- thực phẩm) tập trung vào các nước xã hội chủ nghĩa và các nước thành viên SEV.

Trong những năm 50, 80% thu nhập từ ngoại thương của Liên Xô là từ các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó 55% là với các nước thành viên khối SEV. Đến “triều đại” Khrushov, nền kinh tế Xô Viết có hai đặc điểm nổi bật: một mặt – đó là mối quan hệ thương mại với các nước Phương Tây mà trước hết là Mỹ được tăng cường. Mặt khác – đây cũng chính là thời kỳ mà nền nông nghiệp Xô Viết bắt đầu xu hướng đi xuống, trước hết là trong sản xuất ngũ cốc – dẫn tới tình trạng thiếu lương thực tại Liên Xô.

Liên Xô đã không thể giải quyết được tình trạng này cho đến tận khi sụp đổ và giới lãnh đạo Xô Viết buộc phải nhập khẩu một số lượng lớn ngũ cốc, và sau đó là các mặt hàng lương thực thực phẩm khác (Nga hiện nay cũng vậy).

Hơn nữa, việc nhập khẩu các mặt hàng này từ Mỹ, Canada và các nước Phương Tây khác được thực hiện trong những điều kiện ngặt nghèo không kém gì các cuộc chiến tranh thương mại.

Việc phát hiện dầu mỏ ở Tây Sibiri vào những năm 60 có thể coi là bước ngoặt đối với Liên Xô. Chính thời điểm này trong giới lãnh đạo Xô Viết bắt đầu diễn ra các cuộc tranh luận về khả năng thay đổi tỷ lệ đầu tư vào nhóm A (công nghiệp nặng sản xuất các phương tiện sản xuất) và nhóm B (sản xuất lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng).

Nhóm thứ nhất (ủng hộ đầu tư cho nhóm “B”) cho rằng đến thời điểm đó Liên Xô đã đạt được sự cân bằng tên lửa – vũ khí hạt nhân với Mỹ và như vậy đã giải quyết cơ bản nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho đất nước.

Từ thực tế như vậy, cần phải sử dụng tiề.n bán dầu để hỗ trợ nâng cao mức sống của người dân (đang thấp hơn nhiều so với các công dân Phương Tây) và để phát triển sản xuất lương thực – thực phẩm và các mặt hàng tiêu dùng khác – có nghĩa là ưu tiên đầu tư cho nhóm B.

Những người phản đối (ủng hộ ưu tiên đầu tư nhóm “A”) lại cho rằng, bằng số ngoại tệ thu được từ bán dầu, Liên Xô có thể mua được tất cả các mặt hàng lương thực- thực phẩm, hàng tiêu dùng cần thiết từ nước ngoài – mà trước hết từ các nước khối SEV.

Video đang HOT

Nếu ưu tiên đầu tư cho nhóm “B” thì trong trường hợp “ngày mai xảy ra chiến tranh”, dòng vốn đầu tư phải nhanh chóng chuyển sang sản xuất vũ khí khiến Liên Xô phải “tái cơ cấu” khẩn cấp nền công nghiệp – một nhiệm vụ hết sức khó khăn. Cuối cùng, những người thuộc nhóm A đã thắng và Liên Xô đã phải trả một cái giá quá đắt cho quyết định này.

Chính nó (quyết địnhưu tiên nhóm A) đã làm cho nền kinh tế Xô Viết trở nên không năng động và thiếu sức sống – nền kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu tài nguyên và cho đến nay, nước Nga vẫn chưa khắc phục được tình trạng này.

Thế nhưng vào đầu những năm 70, “định hướng tài nguyên” vẫn chưa đem lại tai họa, ngược lại nó còn mang đến cho Liên Xô những lợi ích không nhỏ. Sau cuộc chiến tranh Ai cập và Syria với Israel năm 1973, các nước Arập khai thác dầu mỏ nằm trong thành phần OPEC tiến hành “cuộc chiến tranh thương mại dầu mỏ” chống lại Mỹ và các nước Châu Âu ủng hộ Israel. Mỹ bị cấm vận dầu mỏ, còn Châu Âu – bị tăng số tiề.n phụ thu khi nhập khẩu dầu.

Chỉ trong vòng 3 tháng – từ tháng 11/1973 (bắt đầu cấm vận) giá dầu mỏ trên thị trường thế giới đã tăng từ 3 USD/thùng lên 12 USD/thùng và vẫn tiếp tục tăng. Một số nhà phân tích Phương Tây đến bây giờ vẫn cho rằng cuộc chiến tranh “dầu mỏ” mà các nước Arập đồng minh của Liên Xô tiến hành chống Israel cùng việc giá dầu trên thế giới tăng là một “chiến dịch kinh tế- thương mại đặc biệt” do Liên Xô- lúc này đang là một nước xuất khẩu dầu vào thị trường Châu Âu, khởi xướng.

Bất luận thế nào chăng nữa, “cuộc khủng hoảng dầu mỏ” những năm 70, giá dầu tăng đã có tác dụng tích cực đối với nền kinh tế Xô Viết. Tốc độ tăng trưởng GDP của Liên Xô trong những năm 70 luôn cao hơn các đối thủ cạnh tranh trong “khối tư bản chủ nghĩa” lúc này đang bị sốc nặng vì hậu quả của cuộc khủng hoảng dầu, mức sống và chất lượng sống của đại bộ phận người dân Xô Viết không ngừng tăng lên. Thặng dư thương mại luôn dương.

Tuy nhiên, ở một bình diện khác thì chính sách kinh tế dựa vào xuất khẩu nguyên liệu và vũ khí đồng thời nhập khẩu hàng tiêu dùng và lương thực- thực phẩm đã làm cản trở sự phát triển công nghệ của các lĩnh vực kinh tế “không ưu tiên” của đất nước – mà cụ thể là nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ và đường sắt cùng một loạt các ngành công nghiệp chủ chốt khác.

3. Ủy ban CCMEC và luật Jackson- Vanik

Đến đầu những năm 80 Liên Xô đã là một người khổng lồ trên trường quốc tế. Nhưng cũng chính vào thời điểm này nền kinh tế Xô Viết đã nhiễm 2 loại virus chế.t người. Loại virus thứ nhất chính là luật Jackson-Vanik (của Mỹ) năm 1974 hạn chế thương mại, trước hết là các mặt hàng lưỡng dụng và các sản phẩm công nghệ cao.

Về lý do công khai, bộ luật này được áp dụng chống lại các nước gây khó khăn cho sự di cư của công dân nước mình – cụ thể đối với Liên Xô thì đó là việc nước này ngăn trở người Do thái xuất cảnh hoặc đi định cư ở nước khác. Dĩ nhiên, đây chỉ là cái cớ.

Trước đó, ngay từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh lạnh năm 1949 Mỹ đã đưa ra sáng kiến cùng các nước Phương Tây thành lập Ủy ban điều phối kiểm soát xuất khẩu (Coordinating Committee for Multilateral Export-CCMEC), có nhiệm vụ hạn chế các giao dịch buôn bán với Liên Xô. Đây chính là một cuộc chiến tranh thương mại công khai.

CCME với thành phần gần như tất cả các nước NATO, thường xuyên lập và chốt danh mục các công nghệ và sản phẩm “chiến lược” cấm xuất khẩu vào các nước “Khối phía đông” đồng thời kiểm soát việc thực hiện các lệnh cấm này.

Trong những năm 70, trong bối cảnh Liên Xô đạt được sự tăng trưởng đáng kể tiềm lực kinh tế và quân sự (Phương Tây đang bị khủng hoảng liên quan đến tăng giá dầu mỏ), các danh mục cấm của CCMEC luôn được bổ sung thêm, và việc thực hiện lệnh cấm được kiểm soát nghiêm ngặt.

Hậu quả của chính sách này đối với Liên Xô là các ngành kinh tế “phi quân sự” của nước này chỉ nhập khẩu được từ Phương Tây các trang thiết bị và công nghệ “hạng hai”. Và đây là một nguyên nhân rất quan trọng làm cho các ngành công nghiệp “hòa bình” Xô Viết ngày càng tụt hậu về công nghệ.

Loại virus chế.t người thứ hai chính do nền kinh tế Xô Viết gây ra và tự viêm nhiễm. Vấn đề là ở chỗ, ngoài nguyên tắc “đầu tư những gì còn lại” cho lĩnh vực dân sự của nền kinh tế, giới lãnh đạo Liên Xô cũng đồng ý với các tổ hợp nghiệp quốc phòng không áp dụng các công nghệ công nghiệp quốc phòng cho lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng.

Trong khi đó Phương Tây rất chú trọng kết nối các Tổ hợp công nghiệp quốc phòng với các ngành sản xuất hàng dân dụng: những phát minh trong lĩnh vực này ngay lập tức được ngành khác ứng dụng và thành quả thường là luôn xuất hiện những công nghệ và mặt hàng mới từ sự kết nối như vậy.

Liên Xô đã không làm như thế và hậu quả là: do không có đủ nguồn lực để tự phát triển công nghệ (trong đó có cả việc đầu tư cho các công tác nghiên cứu khoa học và công tác nghiên cứu khoa học – thiết kế – thử nghiệm) các ngành kinh tế dân dụng của Liên Xô buộc phải hoặc là sao chép công nghệ Phương Tây hoặc là mua trang thiết bị của Phương Tây.

Mà như đã nói ở trên, việc nhập khẩu trang thiết bị cũng như bị điều chỉnh rất chặt chẽ bởi CCME và luật Jackson-Vanik.

Vì lý do đó mà khả năng cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu Liên Xô (trừ nguyên liệu, sản phẩm quân sự và một số sản phẩm công nghệ cao khác như một số máy móc và máy công cụ) bắt đầu sụt giảm.

Và khả năng cạnh tranh của hàng hóa Liên Xô không chỉ sụt giảm trên thị trường “tư bản”, mà ngay cả trên thị trường các nước “anh em” trong khối SEV. Liên Xô dần dần thua thế giới tư bản trong cuộc cạnh trạnh thương mại toàn cầu.

4. Cuộc chiến tranh bí mật

Vào cuối những năm 70 đầu những năm 80 Phương Tây quyết định tiến hành một cuộc chiến tranh tổng thể chống Liên Xô trên tất cả các mặt trận. Nhà tư tưởng và cha đẻ của cuộc chiến tranh này chính là Zbigniew Kazimierz Brzeziski (gốc Ba Lan – sinh năm 1928) từ năm 1977 là Cố vấn an ninh quốc gia của chính quyền J.Carter.

Chính ông này là tác giả của hệ tư tưởng khẳng định vai trò thống trị thế giới của Mỹ và là người có câu nói nổi tiếng “Liên Xô – người khổng lồ có đôi chân đất sét”. Ông ta cũng là tác giả của ý tưởng gây sức ép với Liên Xô thông qua việc thiết lập “vòng cung Hồi giáo gây mất ổn định” ở biên giới phía nam Liên Xô.

Và bắt đầu vào những năm 1978-1980. đã có một loạt thay đổi rất nhạy cảm đối với Liên Xô tại các nước láng giềng: tại Iran, những người Hồi giáo lên nắm quyền. Tại Afghanistan, chiến tranh bắt đầu với sự tham gia của binh sỹ Xô Viết, còn tại Ba Lan “công đoàn Đoàn kết” xuất hiện và bắt đầu hoạt động manh.

Cũng bắt đầu từ năm 1980, Liên Xô ngày càng phải dành nhiều hơn các nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu để chi cho việc bảo vệ biên giới với Iran tại các nước Cộng hòa Turmenistan và Uzbekistan, cho tiến hành chiến tranh ở Afghanistan và để hỗ trợ ngoại tệ cho đồng minh Ba Lan đang ở bờ vực của một cuộc bùng nổ chính trị-xã hội.

Theo đán.h giá của các chuyên gia, từ năm 1981 Liên Xô phải chi cho cuộc chiến tranh tại Afghanistan từ 3,5 đến 5 tỷ đôla mỗi năm, cho hỗ trợ kinh tế Ba Lan (và sau này là Tiệp Khắc và các nước khối SEV bị khủng hoảng) – từ 2 đến 4 tỷ đôla mỗi năm.

Đầu năm 1981, tổng thống mới của Mỹ là R.Rigan nhậm chức với tuyên bố Liên Xô là “đế quốc tội ác” và cần phải bị tiê.u diệ.t. Kế hoạch làm suy yếu Liên Xô được giao cho Giám đốc CIA W. Casey. W.Casey sau này đã nói về nhiệm vụ được giao như sau: “tiến hành một cuộc chiến tranh bí mật lớn làm phá sản Liên Bang Xô Viết”.

Mùa thu năm 1981, theo chỉ thị của W.Casey, các chuyên viên CIA đã lập một danh mục các trang thiết bị và công nghệ mà Liên Xô đang rất cần để cấm xuất khẩu những mặt hàng này. Ngay trong tháng 10, Cục Hải quan Mỹ đã bắt đầu chiến dịch đặc biệt Exodus (Cuộc ra đi hàng loạt) nhằm áp dụng các hạn chế trong trao đổi công nghệ với các nước xã hội chủ nghĩa.

Trước đó, mùa xuân năm 1981, W.Cayce đề nghị (đúng hơn là yêu cầu) một loạt các doanh nghiệp lớn của Mỹ cam kết hợp tác với CIA (để chống Liên Xô) và bắt đầu cho loan tin đồn khắp Châu Âu về việc Ba Lan không có khả năng thanh toán, và như vậy, cần phải khẩn cấp “rút lại” các khoản tín dụng đã cấp cho Ba Lan trước đây.

Tháng 7/1981, Hội đồng các ngân hàng Mỹ dưới sự chủ trì của phó chủ tịch “The Chase Manhattan Bank” R.Robinson đã tiến hành thương thảo với 400 ngân hàng quốc tế. Các bên đã thống nhất đòi Ba Lan phải thanh toán ngay khoản nợ tín dụng của nước này là 2,7 tỷ đôla.

Moscow buộc phải có biện pháp hỗ trợ Ba Lan để nước này khỏi rơi vào tình trạng hỗn loạn chính trị không thể kiểm soát được. Mùa thu năm 1981, Liên Xô buộc phải cấp cho Ba Lan khoản hỗ trợ 4,5 tỷ đôla. Mặc dù vậy, khủng hoảng chính trị ở Ba Lan vẫn không hề có hy vọng được giải quyết: Ngày 13/12/1981, Chính phủ Ba Lan ban bố tình trạng thiết quân luật.

Mỹ cáo buộc là việc thiết quân luật ở Ba Lan là “do sức ép của Moscow”, và ngày 29/12/1981, R.Rigan tuyên bố Mỹ cấm các công ty Mỹ tham gia vào các dự án kinh tế Xô Viết.

Những biện pháp cấm vận này trước hết liên quan đến việc xây dựng đường ống dẫn khí Xô Viết tuyến Uranda- Pomara- Uzgorod chạy tới Tiệp Khắc và sau đó kết nối với mạng đường ống dẫn khí Châu Âu. Đường ống này nếu được đưa vào sử dụng sẽ làm tăng đáng kể lượng khí đốt của Liên Xô xuất khẩu sang Châu Âu (và dĩ nhiên là tăng nguồn thu ngoại tệ cho Liên Xô).

Các biện pháp cấm vận của Mỹ còn nhằm vào các dự án khai thác các mỏ khí đốt tại Sakhalin có sự tham gia của Nhật Bản: tại các mỏ này, có sử dụng các công nghệ và trang thiết bị của Tập đoàn Mỹ General Electric, Dresser Industries, Schlumberger và các tập đoàn khác.

Hướng của các đòn tấ.n côn.g đã được Mỹ lựa chọn rất chính xác: hai tuyến đường ống đẫn khí đốt có thể tạo cho Liên Xô mức tăng trưởng ngoại thương khoảng 30 tỷ đôla, có nghĩa là tăng gần gấp đôi tổng số ngoại tệ thu được từ xuất khẩu của Liên Xô.

Còn một điều không kém phần quan trọng nữa là tăng sự phụ thuộc của Châu Âu vào khí đốt Xô Viết: sẽ là gần 60% tổng số khí đốt mà Châu Âu sử dụng. Dĩ nhiên, Mỹ không thể để điều này xảy ra.

Các chuyên gia của W.Casey được giao nhiệm vụ tìm các phương án cung cấp khí đốt khác cho Châu Âu để có thể thuyết phục các nước này khước từ tham gia vào các dự án xuất khẩu khí đốt của Liên Xô. Nhưng đối với Châu Âu, những dự án đường ống khí đốt mới này cũng cần thiết cho mình không kém gì Liên Xô: không chỉ vì cần khí đốt, mà còn vì khủng hoảng kinh tế và để giải quyết nạn thất nghiệp gia tăng.

Chính vì thế mà Châu Âu đã sẵn sàng cung cấp cho Liên Xô các khoản tín dụng ưu đãi, và quan trọng hơn là đảm bảo cung cấp trang thiết vị và vật liệu với điều kiện là Liên Xô sẽ trả sau một phần bằng khí đốt.

Các hợp đồng cung cấp trang thiết bị này không chỉ có tác động tích cực đến công nghiệp và thương mại mà còn tạo ra hàng chục nghìn việc làm cho Châu Âu trong bối cảnh nạn thất nghiệp tràn làn. Vì những lợi ích của mình, các nhà lãnh đạo Châu Âu đã không “tuân lệnh” Mỹ trong trường hợp này.

Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO đầu năm 1982, ngoại trưởng các nước hàng đầu Châu Âu tuyên bố là họ sẽ không vi phạm các biện pháp trừng phạt của nước Mỹ nhưng vẫn tiếp tục tham gia vào các dự án khí đốt Xô Viết. Dòng khí đốt dù là màu “đỏ” nhưng đối với Châu Âu vẫn quan trọng hơn là cuộc đấu tranh với “đế chế tội ác”.

5. “Cuộc chiến tranh giữa các vì sao” và cuộc chiến tranh dầu mỏ lần thứ hai

Tháng 6/1982, Tổng thống R.Rigan công bố quyết định áp dụng các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với tất cả các công ty và các nước sử dụng giấy phép sản xuất cũng như trang thiết bị, máy móc và vật liệu được sản xuất có ứng dụng công nghệ Mỹ nếu hợp tác với Liên Xô.

Quyết định này của Mỹ đã gây nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ tại Châu Âu, nhưng lần này ít có nước nào dám chống lại. Và không lâu sau đó các dự án công nghiệp Xô Viết (trước hết là dự án đường dẫn khí đốt) đối mặt với nguy cơ Phương Tây cắt giảm cung cấp các mặt hàng công nghệ cao đã được thỏa thuận từ trước.

Nếu như vào cuối những năm 70 tỷ lệ hàng hóa công nghệ cao trong xuất khẩu của Mỹ vào Liên Xô vượt 30%, thì đến năm 1982, tỷ lệ này chỉ còn 7%. Xu hướng như vậy cũng bắt đầu xuất hiện trong quan hệ kinh tế với Châu Âu.

Một cuộc chiến tranh thương mại- công nghệ cao quy mô lớn giữa Mỹ và Liên Xô lại bắt đầu. Giới lãnh đạo Liên Xô cũng bắt đầu áp dụng các biện pháp đáp trả như: mua các mẫu trang thiết bị và công nghệ cần thiết qua “các nước thứ ba”, sử dụng gián điệp công nghiệp để thu thập các thông tin công nghệ.

Các nhà khoa học Xô Viết bắt đầu tiến hành các công trình nghiên cứu khoa học bí mật, dựa vào các mẫu và tài liệu công nghệ thu thập được tiến hành nghiên cứu nhanh chóng để chế tạo các loại trang thiết bị của Liên Xô có tính năng tương tự như các trang thiết bị- máy móc vật liệu của Phương Tây.

Mỹ đáp trả bằng cách tiến hành một chiến dịch cung cấp các thông tin giả bằng nhiều phương thức khác nhau mà đỉnh điểm chính là cho công bố “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” (SDI) hay còn được gọi là “Chiến tranh giữa các vì sao” vào đầu năm 1983.

Mục đích của chương trình nói trên – theo các tuyên bố công khai là: thiết kế một hệ thống phòng thủ chống tên lửa toàn diện bố trí cả trên vũ trụ để có thể vô hiệu hóa tiềm lực tên lửa-hạt nhân của Liên Xô. Chương trình này, có thể nói ngay là hoang đường vào thời điểm đó: những phương hướng cơ bản của nó nếu như có thể thực hiện được về mặt nguyên tắc công nghệ thì cũng còn phải trong một tương lai rất xa nữa.

Tuy nhiên, Liên Xô đã tỏ ra cực kỳ quan ngại trước chương trình này của Mỹ. Giới lãnh đạo Xô Viết buộc phải cắt giảm các khoản đầu tư cho các lĩnh vực kinh tế để dành một nguồn lực rất lớn về tài chính, vật liệu, khoa học và công nghệ để tìm “biện pháp đáp trả cuộc chiến tranh giữa các vì sao”.

Đòn tiếp theo của Mỹ giáng vào Liên Xô là trong lĩnh vực tiề.n tệ. Các khoản thu ngoại tệ chủ yếu của Liên Xô đều từ thị trường dầu mỏ, nơi mà mọi giao dịch thanh toán đều được thực hiện bằng đồng đôla Mỹ. Từ mùa thu năm 1984, trong vòng một năm Mỹ đã phá giá đồng đôla tới 25%.

Từ thời gian đó, Liên Xô nhận được từ xuất khẩu dầu mỏ bằng đồng đôla đã giảm giá tới 1/4 và vẫn nhập khẩu hàng tiêu dùng và trang thiết bị từ Châu Âu bằng các đồng tiề.n đang lên giá của các nước này. Thặng dư thương mại Liên Xô ngày càng giảm.

Chính vào thời điểm “nhạy cảm” này Casey và “các đồng nghiệp” tiến hành “vòng thuyết phục” tiếp theo nhằm thuyết phục lãnh đạo các ngân hàng lớn nhất trên thế giới là kinh tế Xô Viết trước sau “sẽ sụp đổ” và việc cấp cho Liên Xô các khoản tín dụng dài hạn mới- là một quyết định chứa đựng nhiều rủi ro không thể biện minh được.

Tháng 3/1985, M.Gorbachev giữ chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô.

Tháng 4/1985, Hội nghị Trung ương ĐCS Liên Xô họp và đưa ra các mục tiêu của chiến lược “cải tổ”. Nguyên nhân dẫn đến việc giới lãnh đạo Xô Viết đồng ý thay đổi là những khó khăn kinh tế mà Liên Xô đang phải đối mặt.

Việc quá tập trung các nguồn lực chủ yếu để đối đầu với Mỹ đã làm tổn hại nặng cho nền kinh tế: Liên Xô phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu ngũ cốc, bơ và thịt bắt đầu phải cấp theo tem phiếu, giá các mặt hàng tiêu dùng liên tục tăng.

Nhưng điều quan trọng nhất – khoảng cách tụt hậu công nghệ so với Phương Tây ngày càng tăng. Lại cũng chính vào thời điểm này, Mỹ đã thành công trong việc gây sức ép với Saudi Arabia để đán.h sụp “chỗ dựa” của nền kinh tế Xô Viết. Mùa hè năm 1985, Saudi Arabia đã mở kho dự trữ dầu và tăng sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu.

Đến cuối năm 1985, sản lượng khai thác dầu của Saudi Arabia tăng từ 2 triệu thùng/ngày lên 10 triệu thùng/ngày – giá dầu trên thế giới giảm từ 30 xuống còn 12 đôla/thùng. Chỉ riêng thiệt hại do giá dầu giảm của Liên Xô trong những tháng đó đã là hơn 10 tỷ đôla.

Lại cũng trong khoảng thời gian này Liên Xô mất gần 2 tỷ đôla tiề.n xuất khẩu vũ khí -lý do: Iran, Iraq và Lybia do khoản thu nhập từ xuất khẩu dầu bị suy giảm đột ngột nên đã không thể thanh toán khoản tiề.n nhập khẩu vũ khí cho Liên Xô.

Người dân Liên Xô đã bắt đầu không thể mua được một số mặt hàng Phương Tây (lương thực – thực phẩm, chi tiết máy, hàng tiêu dùng) vì giá quá cao. Mùa hè năm 1986, Liên Xô đã phải tăng lượng xuất khẩu dầu mỏ lên 5 lần nhưng cũng chỉ mua được một khối lượng trang thiết bị của Tây Đức như cách đó một năm trước.

Kết quả là, bắt đầu từ năm 1985, thâm hụt ngân sách của Liên Xô ngày càng lớn (từ 18 tỷ rúp năm 1985 lên đến 76 tỷ rúp năm 1990, trong khi tổng thu ngân sách hơn 400 tỷ rúp một chút). Thực tế đó buộc chính phủ lại phải tìm các khoản vay mới từ bên ngoài. Đây là thời điểm Liên Xô đã rơi vào cái “bẫy lương thực”.

Nước này ngập sâu vào nợ nần để trả các khoản nhập khẩu lương thực nhưng cũng không đủ thỏa mãn hoàn toàn các nhu cầu trong nước. Các quầy hàng trồng rỗng đã trở thành một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết. Cuộc đối đầu giữa hai siêu cường và kết quả thì như mọi người đã biết.

Một cuộc chiến tranh thương mại nữa lại bắt đầu, nhưng lần này là giữa Nga và Mỹ.

Để kết thúc bài này, xin giới thiệu với bạn đọc một vài ý trong bài báo của V.Krashenhinnhikova, giám đốc Trung tâm báo chí và nghiên cứu Hãng thông tấn Moscow “Nước Nga ngày nay” với tiêu đề: “R.Rigan chống Liên Xô, B.Obama chống Nga: kế hoạch như nhau – còn kết quả?” ngày 13/8/2014:

“Chính quyền Rigan trong những năm 80 đã thực hiện một kế hoạch mật với mục tiêu là làm suy yếu đáng kể Liên Xô. Kết quả là Liên Xô đã biến mất trên bản đồ chính trị thế giới. Những biện pháp mà Chính quyền B.Obama hiện nay đang áp dụng đối với Nga có rất nhiều điểm trùng lặp với chiến lược của R.Rigan.

Nhưng mục tiêu chiến lược của Washington với Nga là không thay đổi: làm suy yếu nước Nga và nếu như có thể được, tiếp tục làm tan rã nước Nga. Việc giải quyết “vấn đề Nga” trong 2 năm trở lại đây càng trở nên cấp thiết đối với Phương Tây vì Nga đang lấy lại được sức mạnh và hành động hoàn toàn độc lập với Mỹ trong hàng loạt các vấn đề:

Syria, Iran, hạn chế khả năng của các nhóm thân Phương Tây ngay bên trong nước Nga, Crimea và Ukraine v.v . Và một điều quan trọng nữa theo quan điểm của Washington là Nga đã vượt quá giới hạn cho phép – thành lập các định chế quốc tế mới trong khuôn khổ BRICS.

Còn kết cục cuộc chiến mới như thế nào? Nó sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trước hết là ở bản thân nước Nga”.

Theo Đất Việt

Căng thẳng Nga-Ukraine chia rẽ nhiều gia đình, bạn bè

Mariya Brovinska, người Ukraine, luôn cố gắng để gần gũi với những người họ hàng ở Nga, nhưng bất đồng hiện nay về cuộc khủng hoảng ở quê nhà cô đã khiến mối quan hệ bị cắt đứt.

Căng thẳng Nga-Ukraine chia rẽ nhiều gia đình, bạn bè - Hình 1

Người dân ở miền đông Ukraine đang đối mặt với nhiều khó khăn.

Dì và những người anh em họ của cô ở tây bắc Nga đầu tiên cố gắng thuyết phục cô không ủng hộ các cuộc biểu tình của những người ủng hộ thân phương Tây ở Ukraine. Vì sau, họ xóa cô khỏi danh sách bạn bè trên mạng xã hội.

"Chúng tôi đã ngừng nói chuyện với nhau", Brovinska, 28 tuổ.i, cho biết với hãng thông tấn Pháp AFP.

Cô đã cố gắng giữ liên lạc với bà cô, cũng đang sống ở tây bắc Nga, nhưng rất khó khăn.

Còn Muscovite Pyotr Loznitsa cho biết trong nhiều tháng qua, căng thẳng giữa anh và người anh em họ Ukraine có lúc gay gắt tới mức anh ngừng đăng bình luận trên facebook của người anh em này.

"Quan điểm của anh ta là: "Chúng tôi không giống anh và không phải việc của anh", người đàn ông 49 tuổ.i này cho biết. "Có lúc chúng tôi không nói chuyện với nhau."

Trong nhiều năm người Nga và người Ukraine có một loạt câu đùa mỉ.a ma.i nhau nhưng việc giế.t hạ.i nhau trong một cuộc chiến anh em là điều không thể tưởng tượng được.

Giờ đây khi mà Nga bị cáo buộc ủng hộ cho phe ly khai và đưa quân vào Ukraine, những từ ngữ xúc phạm mới xuất hiện, thường liên quan tới Thế chiến II. Người Ukraine chế nhạo người Nga là "kẻ xâm chiếm" hay "người anh ở cửa nhà" - chơi chữ của "kẻ thù ở cửa nhà".

Người Nga lại gọi người Ukraine là "phát xít" hay Banderovtsy, theo tên của Stepan Bandera, lãnh đạo chiến tranh siêu dân tộc chủ nghĩa.

"Tôi nhận ra tôi không thể nào trở lại Simferopol sau khi người anh em họ nói với tôi rằng "những người như anh đáng để "vỗ béo cho lợn"", Olga Mosova, 29 tuổ.i, người đã rời thành phố Crimea sau khi Mátxcơva cho sáp nhập vào Liên bang Nga.

Natalya Lovchikova, người Nga 46 tuổ.i ở thành phố Lviv của Ukraine đã gần như mất người em ủng hộ cho Putin của mình. Cô kết hôn với một người Ukraine đang tình nguyện chiến đấu cho phe ly khai ủng hộ thân Nga ở miền đông Ukraine. Điều này gây tranh cãi nảy lửa trong gia đình.

"Sụp đổ mối quan hệ con người"

Cách đây không lâu hai nước Nga-Ukraine được xem như là có mối quan hệ không thể tách rời, bởi có ngôn ngữ giống nhau, có vô số mối liên kết về con người, văn hóa, kinh tế và lịch sử. Khoảng 1,9 triệu người Ukraine sống ở Nga trước khủng hoảng và rất nhiều người Nga là gốc Ukraine.

Một cuộc điều tra hồi tháng 3/2013 cho thấy 40% người Ukraine nói tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ.

Nhưng xung đột đã nhanh chóng gây tổn hại đến những mối quan hệ trên.

Bạn bè và người thân bắt đầu cắt đứt quan hệ khi các cuộc biểu tình ủng hộ thân phương Tây nổ ra ở Kiev hồi tháng 11 năm ngoái. Và mối quan hệ đó lạnh nhạt hơn khi Nga cho sáp nhập Crimea vào tháng 3. Rồi một tháng sau đó giao tranh ác liệt nổ ra giữa những người ly khai ủng hộ thân Nga và quân đội Ukraine.

"Chỉ một hay hai năm trước, người Ukraine được xem là những người thân thiết nhất", Lev Gudkov, người đứng đầu trung tâm khảo sát Levada có tiếng ở Mátxcơva cho hay.

Theo Levada, giữa tháng 1 và 7, số người Nga có thái độ tích cực đối với Ukraine giảm từ 66% xuống 33%.

Volodymyr Paniotto, người đứng đầu Viện xã hội học quốc tế Kiev, cho rằng chiến tranh và sự ủng hộ lớn dành cho Tổng thống Putin tại Nga sẽ ảnh hưởng tới mối quan giữa người Nga và người Ukraine trên trong những năm tới.

"Đây là vấn đề lớn", ông nói. "Toàn bộ khảo sát gần đây cho thấy sự sụp đổ về mối quan hệ con người, có sự gia tăng mạnh mẽ trong thái độ tiêu cực của người Ukraine đối với người Nga và của người Nga đối với người Ukraine".

Một cuộc khảo sát gần đây của Trung tâm Razmkov của Ukraine cho thấy chỉ 1,9% người được hỏi cảm thấy mối quan hệ với Nga là thân thiện.

Các nhà xã hội học cho rằng sẽ phải mất nhiều năm nữa người Nga và người Ukraine mới ngừng làm tổn thương nhau.

Nhưng một số lại cho rằng họ sẽ không cho phép chính trị làm tổn thương mối quan hệ giữa họ. "Mọi người không thay đổi dù có ai đó muốn đầ.u độ.c chúng tôi đến mức nào", Muscovite Yury Kraskov nói.

"Họ luôn là bạn bè, uống vodka và giao thương với nhau và thăm hỏi nhau. Điều này vẫn tiếp tục", ông nói.

Trung Anh

Theo Dantri/ AFP

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Giáo sư đầu ngành gian lận nghiên cứu: Chấn động giới y khoa
06:29:23 03/10/2024
Hé lộ thêm tình tiết về cáo buộc ông Trump lật ngược bầu cử
07:19:05 04/10/2024
Mỹ nêu đặc điểm của quân đội Nga khiến phương Tây lo lắng
18:21:32 04/10/2024
Nghi vấn giáo sư gian lận nghiên cứu: Bệnh nhân ảnh hưởng thế nào?
17:40:26 03/10/2024
Israel tuyên bố cấm Tổng thư ký Liên hợp quốc nhập cảnh
06:39:57 03/10/2024
Em gái ông Kim Jong-un phản ứng về cuộc duyệt binh quy mô lớn của Hàn Quốc
10:03:43 04/10/2024
Hungary: EU có kế hoạch đưa cố vấn quân sự tới Ukraine
17:36:13 03/10/2024
FBI buộ.c tộ.i 5 người Trung Quốc che giấu việc đến khu quân sự Mỹ
09:09:59 04/10/2024

Tin đang nóng

MC Thanh Bạch đã chia tay "bà trùm" Thúy Nga dù làm đám cưới 10 lần, U70 tu sửa nhan sắc, sống bí ẩn?
20:25:58 04/10/2024
HOT: Hoa hậu Đặng Thu Thảo chính thức xác nhận sinh con thứ 3, khung ảnh nhóc tỳ cực phẩm gây sốt!
21:20:34 04/10/2024
Gil Lê biết Xoài Non bị nó.i xấ.u công khai, có hành động đạt tới 10.000 điểm EQ
23:46:26 04/10/2024
Chơi gameshow, Trường Giang b.ị ch.ê quá tự tin, co.i thườn.g đàn em
21:17:04 04/10/2024
Bị cáo Trương Mỹ Lan: 'Đừng lo tôi trở mặt'
22:04:28 04/10/2024
Triệu Lệ Dĩnh lộ ảnh HD gây lú, còn bị tình cũ và em gái bắt tay hạ bệ?
21:32:34 04/10/2024
Vụ 'Hội khăn giấy ướt': Negav có thể bị kiện, bồi thường 30 triệu vì điều này!
22:26:36 04/10/2024
Một nữ diễn viên Việt: Lấy chồng vì ai cũng nể, vỡ mộng và đau khổ khi có nhiều tiề.n
22:57:29 04/10/2024

Tin mới nhất

Liên hợp quốc lo ngại không còn nơi cho người dân miền Nam Liban sơ tán

06:23:10 05/10/2024
Ông Mathieu Luciano - người đứng đầu văn phòng Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) của Liên hợp quốc ở Liban cũng xác nhận tình trạng thiếu nơi trú ẩn tạm thời, buộc nhiều người phải ngủ qua đêm ở công viên, trên đường phố hoặc trên...

Biến đổi khí hậu tác động ra sao đến việc hình thành các cơn bão ở Nhật Bản?

06:21:11 05/10/2024
Một nghiên cứu mô hình của Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) chứng minh rằng số lượng các cơn bão trên toàn cầu sẽ giảm 14% nếu nhiệt độ trung bình tăng 2 độ C.

Nơi giữ gìn cội nguồn và bản sắc dân tộc

06:18:21 05/10/2024
Không chỉ là ngôi trường dạy tiếng Việt, những người thành lập trường Việt ngữ Cây Tre còn hướng đến mục tiêu đưa nơi này trở thành một địa điểm văn hóa của cộng đồng người Việt tại Nhật Bản.

Nhân viên bảo trì đường sắt ở Italy bị tàu đâ.m t.ử von.g

06:15:36 05/10/2024
Công ty đường sắt Rete Ferroviaria Italiana (RFI) cho biết kết nối đường sắt giữa các thành phố Bologna và Venice ở phía Bắc Italy bị dừng vào lúc 4h30 (giờ địa phương) sau khi một nhân viên đường sắt bị tàu đâ.m ngay ở phía Bắc Bologna.

Đội tàu chở dầu của Nga giương cao những lá cờ 'lạ', vượt qua lệnh trừng phạt

06:10:39 05/10/2024
Theo luật quốc tế, tất cả các tàu phải đăng ký với một cơ quan quốc gia. Các quốc gia có sổ đăng ký hàng hải đã cạnh tranh để cung cấp mức thuế thấp hơn, các quy định ít nghiêm ngặt hơn và chứng nhận nhanh chóng.

Tân Thủ tướng Nhật Bản có bài phát biểu chính sách đầu tiên trước Quốc hội

05:58:08 05/10/2024
Về phòng chống thảm họa thiên tai, Thủ tướng Ishiba tiếp tục nhấn mạnh cam kết thành lập Cục Phòng chống Thiên tai, một trong những chính sách chủ chốt của ông nhằm đối phó kịp thời với các thiên tai như lũ lụt và bảo vệ tính mạng người...

Căng thẳng tại Trung Đông: Cắt đứt tuyến đường cho người sơ tán từ Liban vào Syria

05:54:56 05/10/2024
Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA) cảnh báo số người di tản sẽ còn tăng khi quân đội Israel tiếp tục đưa ra lệnh sơ tán tại nhiều địa phương của Liban.

Phát hiện các mỏ khí đốt lớn tại Colombia

05:52:17 05/10/2024
Petrobras hiện nắm giữ 44,4% cổ phần trong một tập đoàn thăm dò khí đốt ở vùng Caribe của Colombia, trong khi công ty nhà nước Ecopetrol (Colombia) nắm giữ 55,6% còn lại.

FBI truy tố 5 sinh viên Trung Quốc với cáo buộc làm gián điệp

22:04:04 04/10/2024
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) ngày 4/10 cho biết đã truy tố 5 sinh viên Trung Quốc với cáo buộc làm gián điệp, liên quan đến việc họ bị bắt gặp có ý đồ tiếp cận khu quân sự Mỹ.

Tân Thủ tướng Ishiba ưu tiên giảm gánh nặng tiêu dùng và hỗ trợ vùng thiên tai

21:34:00 04/10/2024
Dự kiến sau cuộc bầu cử Hạ viện vào cuối tháng này, Nội các sẽ nhanh chóng trình Quốc hội dự thảo ngân sách bổ sung cho tài khóa 2024 (tính đến hết tháng 3/2025), nhằm hỗ trợ nguồn lực tài chính cần thiết để triển khai các biện pháp kin...

Triều Tiên không loại trừ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu bị tấ.n côn.g

21:32:28 04/10/2024
Cuộc tập trận nhằm tăng cường khả năng phối hợp tác chiến giữa lực lượng hải quân hai nước. Lâu nay, Triều Tiên đã bày tỏ quan ngại các cuộc tập trận chung Hàn-Mỹ, coi đây là nguy cơ đối với an ninh của nước này.

Đài Loan khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão Krathon

21:30:14 04/10/2024
Thống kê cho thấy ít nhất 2 người đã thiệ.t mạn.g, 1 người mất tích và hơn 600 người bị thương do bão Krathon. Hiện hơn 100.000 ngôi nhà vẫn đang phải chịu cảnh mất điện.

Có thể bạn quan tâm

Cách nấu bò kho tại nhà siêu đơn giản, thơm ngon, thịt mềm, bổ dưỡng

Ẩm thực

06:30:11 05/10/2024
Thịt bò kho là món ăn nấu khá cầu kì và mất nhiều thời gian. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cách nấu bò kho tại nhà siêu đơn giản, thơm ngon, thịt mềm, bổ dưỡng.

Vụ học sinh nhập viện sau uống nước cổng trường: Thấy gì từ kết quả kiểm nghiệm?

Tin nổi bật

06:29:31 05/10/2024
Khi lượng đường trong má.u giảm đột ngột làm hạ đường huyết, dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, mệt mỏi, run rẩy, choáng váng, thay đổi tâm trạng và đau đầu.

"Hoàng tử nước mắt" Hoa ngữ đóng phim nào kết buồn phim đó: Siêu phẩm để đời khiến fan chỉ dám xem đúng một lần

Hậu trường phim

06:00:52 05/10/2024
Nhậm Gia Luân xứng danh hoàng tử nước mắt của màn ảnh Hoa ngữ. Bộ phim để đời Châu sinh như cố của anh bi thương đến mức khiến nhiều fan chỉ dám xem đúng một lần.

'Joker: Điên có đôi': Đẹp, thơ, nhưng khó 'cảm'

Phim âu mỹ

05:59:32 05/10/2024
Joker: Folie à Deux - phần phim riêng thứ hai về kẻ tử thù của Batman - gây tranh cãi khi đổi thể loại từ chính kịch sang phim âm nhạc, cũng như cái kết tương đối khó hiểu

Chuyển khoản nhầm 180 triệu, tôi lo lắng mất ngủ cả đêm, bất ngờ hôm sau được chuyển trả lại: Yêu cầu của đối phương gây choáng

Góc tâm tình

05:36:13 05/10/2024
Tôi cũng không ngờ người đàn ông đó lại hẹn gặp mình và càng bất ngờ hơn trước lời đề nghị của anh ta. Tôi không biết chuyện của mình là một câu chuyện ngôn tình đẹp hay đang rơi vào bẫy của gã đà mỏ.

1 Anh Trai bị dân mạng tràn vào trang cá nhân vì Negav

Sao việt

23:45:23 04/10/2024
Những ngày qua, không chỉ Negav bị chỉ trích dữ dội mà một vài cái tên còn bị lôi vào cuộc. Mới đây, thêm một Anh Trai bất ngờ bận rộn vì chuỗi scandal của Negav, đó chính là Quang Hùng MasterD.

Đại hội Kpop chúc mừng 2NE1 tái hợp: YG Family tề tựu, riêng BLACKPINK "tàng hình"

Nhạc quốc tế

23:37:48 04/10/2024
Nhóm nữ huyền thoại trở lại, 2NE1 được cả Kpop ăn mừng. Tại show diễn, nhiều nhóm nhạc, đồng nghiệp thân thiết gửi video chúc mừng 2NE1 tái hợp.

Nam rapper từng bị VTV lên án lại "ngựa quen đường cũ": Ca khúc mới bị chỉ trích phả.n cả.m nhưng vẫn lọt top trending

Nhạc việt

23:32:59 04/10/2024
Ngay sau khi lên sóng, bài rap thu về hàng trăm nghìn lượt xem, lọt top #10 xu hướng âm nhạc trên YouTube và cũng kéo theo nhiều cảnh báo nóng .

Phim thất bại ê chề vì lỗ 900 tỷ, nữ chính đẹp hàng đầu showbiz nhưng diễn như trò hề

Phim châu á

23:00:53 04/10/2024
Xuất Nhập Bình An lỗ trắng 250 triệu NDT (gần 900 tỷ đồng) tiề.n vốn sản xuất. Con số này có thể cao hơn nếu tính thêm chi phí marketing.

Trước khi ung thư đến, tay chân thường có 4 dấu hiệu này

Sức khỏe

22:04:40 04/10/2024
Ngày nay, mặc dù y học đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc chẩn đoán và điều trị ung thư, nhưng căn bệnh này vẫn là một thách thức lớn đối với sức khỏe con người.

Bộ Công an thông tin về các vụ án lớn đang điều tra

Pháp luật

22:03:54 04/10/2024
Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, Phó Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) thông tin về tiến độ điều tra một số vụ án lớn.