ASEAN phải đoàn kết trong vấn đề Biển Đông

Theo dõi VGT trên

Nếu ASEAN không duy trì được đoàn kết nội khối, vai trò của ASEAN trong các cơ chế hợp tác khu vực sẽ sụt giảm, lợi ích của các nước thành viên ASEAN sẽ bị phớt lờ.

Đó là ý kiến thống nhất mà nhiều học giả quốc tế đã trình bày tại Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ tư về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực”. Hội thảo vừa bế mạc vào chiều 21/11 với 36 tham luận và 107 ý kiến thảo luận của học giả 27 nước và vùng lãnh thổ.

ASEAN phải đoàn kết trong vấn đề Biển Đông - Hình 1

Hội thảo quốc tế về biển Đông đã bế mạc vào chiều 21/11

Cái gọi là “quyền lịch sử” của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý

Trên khía cạnh pháp lý, các học giả nhấn mạnh tầm quan trọng của Công ước luật biển 1982. Theo đó, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa từ lãnh thổ đất liền của các quốc gia ven biển phải được tôn trọng. Đặc biệt, khi một quốc gia tham gia vào Công ước luật biển thì phải tuân thủ các nghĩa vụ theo quy định của Công ước và từ bỏ các yêu sách lịch sử về các vùng biển của mình trước đây.

Các học giả xem xét tác động và hiệu lực phán quyết mới nhất của của Tòa án quốc tế về phân định biển giữa Nicaragua và Colombia ngày 19/11/2012 đối với tranh chấp Biển Đông. Theo đó, các học giả đ.ánh giá rằng, các đảo nhỏ của Trường Sa và Hoàng Sa sẽ chỉ có 12 hải lý lãnh hải. Các đại biểu nhất trí rằng đường lưỡi bò và cái gọi là “quyền lịch sử” của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý và gây quan ngại cho các quốc gia có liên quan.

Lâp luân vê quyên lịch sử của Trung Quôc cũng không có cơ sở. Quyền lịch sử của các quốc gia khác nếu có được thiết lập cũng phải nhường hiệu lực cho quyền chủ quyền và quyền tài phán mà Công ước luật biển 1982 quy định là đặc quyền cho các quốc gia ven biển.

Video đang HOT

Vì vậy, tại Biển Đông, sự tồn tại của yêu sách quyền lịch sử chiếm đến hơn 80% diện tích của vùng biển nửa kín này mà không dựa trên các cơ sở pháp lý, không được thừa nhận bởi các quốc gia hữu quan, chồng lấn vào vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển là sự đi ngược lại các quy định của pháp luật quốc tế.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát xung đột và giải quyết tranh chấp tại Biển Đông, các học giả khuyến nghị các bên tranh chấp hợp tác khảo sát các điều kiện tự nhiên và địa lý của các thực thể tại biển Đông,nhằm xác định quy chế pháp lý của các thực thể này theo quy định của Công ước luật biển 1982. Trên cơ sở khảo sát đó, các bên trong tranh chấp làm rõ phạm vi các yêu sách về chủ quyền và vùng biển tại biển Đông.

Giải pháp hòa bình là con đường duy nhất

Đ.ánh giá về tình hình chung, các học giả đều cho rằng Biển Đông đang ngày càng trở thành tâm điểm sự chú ý của các các nước trong và ngoài khu vực do trọng tâm kinh tế, chính trị thế giới đang chuyển dịch về Châu Á – Thái Bình Dương. Ngoài ra, các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc và các nước khác trong khu vực đều coi biển là không gian an ninh và không gian phát triển quan trọng nhất trong thể kỷ 21.

Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho Biển Đông trong những năm qua diễn biến ngày càng phức tạp, có lúc tưởng chừng như rơi vào “bế tắc”. Có ý kiến học giả cho rằng, khu vực cần cảnh giác không rơi vào một cuộc chiến tranh tránh “mát” (không còn lạnh nhưng chưa tới mức nóng) giữa các nước lớn.

Một số học giả cho rằng, quá trình hiện đại hóa quân đội trong khu vực đã dẫn tới gia tăng nhanh chóng năng lực quốc phòng của các nước trong khu vực. Việc này tuy có mặt tích cực là giúp các nước khu vực tăng cường khả năng hợp tác trong một số lĩnh vực như phòng chống k.hủng b.ố, tội phạm xuyên quốc gia trên biển, cứu trợ cứu nạn, nhưng cũng làm tăng rủi ro va chạm, đụng độ rất khó kiểm soát giữa các lực lượng ở trên biển.

Nhiều đại biểu khẳng định, kinh nghiệm lịch sử cho thấy sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực sẽ không thể giải quyết được các tranh chấp như ở Biển Đông. Do vậy, các giải pháp hòa bình là con đường duy nhất. Cần thúc đẩy vai trò của ASEAN như nhân tố thúc đẩy đối thoại và hợp tác.

Nhiều ý kiến cho rằng, trong khi tìm kiếm giải pháp lâu dài, điều cấp bách nhất hiện nay là kiểm soát không để bất đồng làm nảy sinh xung đột, khủng hoảng. Do vậy, các bên cần nhanh chóng xây dựng các cơ chế khu vực nhằm định hướng ứng xử của các bên trong các tình huống cụ thể, như việc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

Theo các nhà nghiên cứu quốc tế, trong bối cảnh của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nhiều chính quyền trung ương không còn hoàn toàn kiểm soát được mọi hành vi và chính sách đối ngoại của quốc gia đó, khiến tình hình Biển Đông càng trở nên phức tạp và khó kiểm soát. Một số học giả cảnh báo, các khác biệt lợi ích giữa các nước thành viên ASEAN sẽ là thách thức lớn nhất đối với ASEAN trong những năm tới. Do đó, vấn đề quan trọng lúc này là phải duy trì được đoàn kết nội khối.

Theo Dantri

Hợp tác đa phương cho vấn đề biển Đông

Theo các chuyên gia, đàm phán đa phương cho vấn đề biển Đông đã mang lại tín hiệu khả quan trong thời gian qua và là xu hướng tất yếu.

Phát biểu trong Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 4 về biển Đông đang diễn ra tại TP.HCM, Đại sứ Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam, nêu rõ: "Năm qua, chúng ta cũng chứng kiến những nỗ lực vượt bậc của các bên trực tiếp và không trực tiếp liên quan đến tranh chấp, góp phần vào việc ngăn ngừa xung đột, thúc đẩy hợp tác để biển Đông tiếp tục là khu vực hòa bình". Ông Quý nhấn mạnh: "Trong nhiều hội nghị, trên nhiều diễn đàn chính thức của ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác, biển Đông [...] đã trở thành chủ đề quan trọng được quan tâm và thảo luận thẳng thắn hơn, thực chất hơn trên tinh thần tôn trọng luật pháp, công khai, minh bạch, vì lợi ích của các bên liên quan và lợi ích chung của cả cộng đồng quốc tế".

Do vậy, với việc tranh chấp trên biển Đông trở thành mối quan tâm lẫn quan ngại chung trong cộng đồng quốc tế, phương thức thảo luận đa phương đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong những cột mốc quan trọng đ.ánh dấu những tiến bộ trong tiến trình giải quyết bất đồng.

Hợp tác đa phương cho vấn đề biển Đông - Hình 1

Các chuyên gia quốc tế thảo luận tại hội thảo - Ảnh: Ngô Minh Trí

Trao đổi với Thanh Niên bên lề hội thảo, các chuyên gia quốc tế đều nhất trí với quan điểm trên. Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc, nói: "Cho dù có ý kiến cho rằng không nên quốc tế hóa vấn đề biển Đông, nhưng thực ra nó đã được quốc tế hóa từ cách đây 10 năm, ngay từ lúc Trung Quốc và ASEAN tiến hành đàm phán để cho ra đời Tuyên bố về ứng xử của các bên tại biển Đông (DOC). Bên cạnh đó, hãy nhớ lại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á năm ngoái khi có ý kiến cho rằng không nên đưa biển Đông vào chương trình nghị sự, thì 16 quốc gia trong tổng số 18 nước tham gia đã không đồng ý và tiếp tục thảo luận về vấn đề này".

GS Thayer kết luận: "Do vậy, không có gì ngăn cản được các hội nghị quan trọng trong khu vực tiếp tục thảo luận chuyện biển Đông. Điều quan trọng là chính nhờ phương thức thảo luận và đàm phán đa phương mà vào tháng 7.2011, các bên liên quan đã cho ra đời bản hướng dẫn thực thi DOC để tiến tới thành lập Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC). Đây là kết quả quan trọng mà phương thức đa phương mang lại, nếu so với 5 hay 10 năm trước khi các bên liên quan hầu như không đạt được gì đáng kể".

Tiến sĩ Mark Valencia của Viện Nautilus (Mỹ) thì chỉ rõ điểm lấn cấn trong việc tiếp cận phương thức đàm phán giữa Trung Quốc và ASEAN: "Trung Quốc viện dẫn một điều khoản trong DOC cho rằng giải pháp của bất đồng trên biển Đông chỉ nên được giải quyết giữa các bên liên quan. Trong khi đó, ASEAN khẳng định phương thức đàm phán của mình nhằm hướng tới bộ quy tắc điều chỉnh hành vi". Ông Valencia kết luận với Thanh Niên: "Và do vậy, theo quan điểm của ASEAN, thì mọi đàm phán liên quan đến vấn đề biển Đông hoàn toàn có thể dựa trên cơ sở đa phương".

Cần một ASEAN gắn kết

Các chuyên gia quốc tế cho rằng vì tính cần thiết của việc duy trì phương thức đàm phán đa phương, ASEAN càng phải gắn kết hơn bao giờ hết để đảm bảo một COC chính thức và có tính ràng buộc pháp lý ra đời. Tiến sĩ Valencia khẳng định: "ASEAN phải có quan điểm trung lập, hướng tới tương lai và khuyến khích giải pháp hòa bình cho tất cả các vấn đề trên biển Đông".

Thế nhưng, ngay cả những nước ASEAN được coi là có vai trò trung lập trong tiến trình đàm phán COC cũng có thể đ.ánh mất vai trò này, xuất phát từ một vấn đề muôn thuở: yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng câu chuyện này vẫn cứ tiếp tục diễn ra theo chiều hướng xưa nay vẫn thế: Trung Quốc viện dẫn "đường lưỡi bò" để biện minh cho các hành động của mình trên biển Đông các chuyên gia trung lập quốc tế tiếp tục phản bác tính giá trị của nó. Thế nhưng, chủ đề trên vẫn tiếp tục là điểm nóng bàn luận tại các cuộc hội thảo quốc tế.

Tiến sĩ Valencia chỉ rõ: "Không có gì mới, nhưng đường lưỡi bò ảnh hưởng rất nhiều đến tiến trình đàm phán COC. Vì nếu Trung Quốc tiếp tục mập mờ về các chứng cứ nhằm tuyên bố cái gọi là chủ quyền, đường lưỡi bò sẽ liếm luôn cả vùng kinh tế đặc quyền của Indonesia - nước đang có nhiều nỗ lực trung gian trong tiến trình giải quyết các bất đồng biển Đông". Vì thế, theo ông, dưới con mắt của Trung Quốc, Indonesia vừa không trung lập cũng chẳng khả tín trong bất kỳ tiến trình giải quyết bất đồng hay đàm phán COC.

Với những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, chặng đường trước mắt của ASEAN để tiến tới bộ COC hoàn chỉnh còn lắm gập ghềnh, theo các chuyên gia. GS Thayer kết luận: "Để ASEAN đạt được đồng thuận về một dự thảo COC đã là một nhiệm vụ khó. Càng khó hơn khi phải luôn hết sức cẩn trọng vì theo tôi: một khi ASEAN đã đồng thuận ở từng điều khoản, dù là nhỏ nhất, trong dự thảo COC thì sẽ không có cơ hội thay đổi bất cứ điều gì khi đưa bộ quy tắc này ra đàm phán với Trung Quốc".

Theo TNO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump
06:57:08 03/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới
19:41:08 02/07/2024
Tấn công bằng dao tại trường đại học ở Australia
16:25:36 02/07/2024
Chuyên gia pháp lý: Ông Trump 'vẫn chiến thắng' dù có được quyền miễn trừ của tổng thống hay không
06:42:43 02/07/2024
Israel đối mặt với các cuộc tấn công dồn dập ở cả phía Nam và phía Bắc
21:49:19 01/07/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden phản ứng về quyền miễn trừ truy tố với ông Trump
15:08:13 02/07/2024
Toàn quyền thứ 28 của Australia lạc quan về triển vọng của đất nước
21:53:42 01/07/2024

Tin đang nóng

Vũ Luân tuyên bố quỳ xuống tạ lỗi nếu có bằng chứng, khi Hồng Loan tố quay lưng
17:21:45 03/07/2024
NSX Anh Trai Say Hi im lặng trước việc sử dụng bản đồ không có Hoàng Sa - Trường Sa, khán giả kịch liệt tẩy chay
17:26:26 03/07/2024
Midu để lộ thái độ với chị em dâu trong đám cưới, hot hơn cả mẹ chồng - nàng dâu
16:33:09 03/07/2024
Hoa hậu Hong Kong 2024: người thì tâm hồn ngoại cỡ, kẻ bị cười vì quê mùa
16:14:05 03/07/2024
Khối tài sản chung hàng trăm tỷ của Midu và thiếu gia Minh Đạt
17:58:12 03/07/2024
Nam Em bất ngờ khoe ảnh cưới nhưng phản ứng từ cư dân mạng mới gây chú ý
16:26:01 03/07/2024
Lingling Kwong: Bản sao HHHV đầu tiên của Thái, "phất" lên nhờ phim bách hợp
16:39:59 03/07/2024
Midu vừa lấy chồng đã nhận tin vui: Kênh Tiktok "Chưa biết" từng đăng bài bội nhọ cô và nhiều người nổi tiếng bị "sập"
20:17:32 03/07/2024

Tin mới nhất

Hãng hàng không lớn nhất của Nga thiếu tiếp viên trầm trọng

17:15:48 03/07/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Aeroflot - hãng hàng không lớn nhất của Nga, đang phải đối mặt với vấn đề thiếu tiếp viên hàng không dẫn đến tình trạng trễ và hủy chuyến trên diện rộng.

Pháp hối thúc Israel ngăn ngừa cuộc xung đột lớn với Hezbollah

17:10:54 03/07/2024
Trong cuộc điện đàm ngày 2/7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã hối thúc nhà lãnh đạo Israel Benjamin Netanyahu ngăn ngừa nguy cơ xảy ra xung đột lớn giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban.

Armenia đảo chiều, khôi phục lại quan hệ với Nga?

16:44:26 03/07/2024
Đồng thời, ông kể lại rằng vào ngày 21/6, một cuộc thảo luận đã diễn ra tại quốc hội về việc tổ chức trưng cầu dân ý ở Armenia liên quan đến vấn đề hội nhập châu Âu.

SCO thúc đẩy quan hệ toàn cầu kiểu mới

16:41:44 03/07/2024
Belarus dự kiến sẽ gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) với tư cách là thành viên chính thức thứ 10 tại Hội nghị thượng đỉnh SCO, được tổ chức tại Astana, Kazakhstan, từ ngày 3 - 4/7.

Cảnh báo La Nina làm trầm trọng hơn mùa bão ở Nam Mỹ

15:17:58 03/07/2024
Tại khu vực Mỹ Latinh, cả La Nina và El Nino đều đã ảnh hưởng đến hoạt động trồng trọt và sản lượng thu hoạch lúa mì, gạo và ngô, gây tổn hại các nền kinh tế khu vực.

Mỹ tuyên bố sẵn sàng đối thoại với Venezuela

14:16:03 03/07/2024
Ông Maduro đưa ra tuyên bố trên chỉ vài tuần trước cuộc bầu cử tổng thống tại Venezuela, trong bối cảnh nhà lãnh đạo này đang tranh cử nhiệm kỳ thứ ba.

Mưa bão khiến gần 250.000 người ở miền Đông Trung Quốc phải sơ tán

14:14:24 03/07/2024
Tại quận Hà Tây, gần thủ phủ Hợp Phì của tỉnh An Huy, lượng mưa đo được là khoảng 266 mm. Chính quyền đã điều nhân lực đến giám sát các đ.ập và đê dọc sông Dương Tử ở An Huy.

Nhật Bản phát hành t.iền giấy sử dụng công nghệ chống t.iền giả đầu tiên trên thế giới

14:12:31 03/07/2024
Đến năm 2023, mặc dù thanh toán không dùng t.iền mặt tại Nhật Bản đạt 39,3%, nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu khoảng 40% của chính phủ.

Liên hợp quốc lo ngại sâu sắc về tác động của lệnh sơ tán mới ở Dải Gaza

13:19:24 03/07/2024
Theo OCHA, việc sơ tán trên quy mô lớn như vậy chỉ làm tăng thêm nỗi thống khổ của người dân Palestine và đẩy nhu cầu nhân đạo tăng cao hơn nữa.

Bước chuyển mới trong không gian Á - Âu

13:17:55 03/07/2024
Theo Ngoại trưởng Nga, việc mở rộng quan hệ với các nước sẽ không chỉ tăng cường hợp tác chính trị của SCO mà còn cho phép mở rộng quan hệ đối tác kinh tế.

Thủ tướng Israel bác thông tin về việc ngừng chiến dịch quân sự tại Gaza

12:26:25 03/07/2024
Cũng theo Tổng Tham mưu trưởng IDF, Israel đã t.iêu d.iệt trên 900 tay s.úng vũ trang ở thành phố Rafah, phía Nam Gaza, kể từ khi tiến hành cuộc tấn công trên bộ tại đây hồi đầu tháng 5 năm nay.

Lý do Thủ tướng Hungary Orban bất ngờ thăm Ukraine

12:24:16 03/07/2024
Nổi tiếng là người đi ngược lại EU, phản đối viện trợ tài chính và quân sự cho Ukraine, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã bất ngờ thăm Kiev.

Có thể bạn quan tâm

Giải mã hình dạng quầng vật chất tối của Dải Ngân hà

Lạ vui

22:01:37 03/07/2024
Trong kết quả nghiên cứu đăng trên Tạp chí Nature Astronomy mới đây, các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng quầng vật chất tối hiện tại của Dải Ngân hà có hình dáng hơi dẹt.

Phản ứng chồng hơn 17 t.uổi của Hoa hậu Khánh Vân khi bị khui danh tính

Sao việt

21:54:10 03/07/2024
Giữa lúc chuyện tình cảm với Hoa hậu Khánh Vân gây xôn xao, nhiếp ảnh gia Nguyễn Long đã có động thái mới trên trang cá nhân.

Màn ảnh Hoa ngữ có thêm một mỹ nhân cổ trang đẹp xuất sắc, gương mặt trời sinh để đóng nàng thơ thời Đường

Sao châu á

21:42:06 03/07/2024
Trên mạng xã hội, netizen nhận xét Ngu Thư Hân rất hợp với tạo hình thời Đường bởi cô có gương mặt đầy đặn, đôi môi chúm chím và cặp mắt to tròn, sáng long lanh.

Dương Tử diễn xuất phong thần ở "Trường tương tư 2" nhưng ai cũng nói về nữ phụ

Phim châu á

21:23:54 03/07/2024
Xem xong đoạn video, điều đầu tiên hiện lên trong suy nghĩ của khán giả bất ngờ lại là việc nhân vật Tang Điềm Nhi lúc về già được hóa trang một cách giả trân.

Cặp đôi Hoa ngữ ngọt "xỉu" như từ ngôn tình bước ra đời thật: Nhà trai được khen nhìn cột điện cũng có "chemistry"

Hậu trường phim

21:06:06 03/07/2024
Không chỉ có nhan sắc đỉnh, cả hai còn tạo ra chemistry tràn màn hình. Trương Lăng Hách thậm chí được khen sở hữu ánh mắt hút hồn đến mức nhìn cột điện cũng thấy tình.

Phạm lỗi với James Rodriguez, Vinicius bị treo giò ở tứ kết Copa America 2024

Sao thể thao

20:59:41 03/07/2024
Vinicius bị treo giò ở vòng tứ kết Copa America 2024 vì pha phạm lỗi với James Rodriguez ở trận hòa 1-1 giữa Brazil và Colombia.

Người yêu mâu thuẫn trên mạng xã hội, mang s.úng b.ắn đối thủ trọng thương

Pháp luật

20:33:00 03/07/2024
Chỉ vì xuất phát từ chuyện mâu thuẫn trên mạng xã hội, Lê Tuấn Kiệt đã mang s.úng ra b.ắn nhiều phát vào đối thủ khiến nạn nhân bị thương tích 24%.

Một "anh trai" bị tấn công sau phản ứng khó chịu của HIEUTHUHAI

Tv show

20:12:15 03/07/2024
Vũ Thịnh vướng làn sóng bức xúc vì ghi nguyện vọng về đội của HIEUTHUHAI nhưng khen Isaac là đội trưởng mẫu mực.

'Mình yêu nhau, bình yên thôi' tập 88: Hân đồng ý không ly hôn?

Phim việt

19:57:13 03/07/2024
Mình yêu nhau, bình yên thôi tập 87 có những diễn biến cho thấy cuối cùng kế hoạch cua lại vợ của Đức Anh cũng thành công.

Tôi 68 t.uổi, sau khi trải qua 2 hình thức là thuê giúp việc chăm sóc và vào viện dưỡng lão, tôi mới hiểu ra nơi nào là tốt nhất trong những năm cuối đời

Góc tâm tình

19:42:17 03/07/2024
Cuối cùng tôi cũng hiểu, nơi tốt nhất để thuộc về những năm cuối đời thực sự là ở cạnh các con.Biết tôi không phải con ruột nhưng bố vẫn giấu giếm cho vợ,

Món 'đặc sản' khiến một người bị sán ký sinh khắp cơ thể

Sức khỏe

19:31:10 03/07/2024
Đồng thời, người dân cần ăn chín uống sôi, vệ sinh tay trước khi ăn. Người lớn, trẻ nhỏ cần tẩy giun định kỳ 6 tháng đến một năm một lần.