Áp lực từ điểm thi đại học: Cao chưa hẳn vui, thấp chắc gì kém?

Theo dõi VGT trên

Điểm thi đại học cao hay thấp, là thủ khoa hay vừa đủ trúng tuyển… hoàn toàn không quyết định tương lai của ai đó.

Áp lực từ điểm thi đại học: Cao chưa hẳn vui, thấp chắc gì kém? - Hình 1

“Đối với tôi, thủ khoa đầu ra, đầu vào đều chỉ là danh xưng. Quan trọng là bạn có nắm bắt thời cơ và tìm kiếm cơ hội thành công hay không”, Trần Bảo Như (23 t.uổi, TP.HCM) nói với Zing.vn.

Trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2014, Như đạt 23,5 điểm, trúng tuyển khoa Báo chí, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM. 9X cho biết cô chỉ dư 0,5 điểm so với điểm chuẩn năm ấy.

Là cựu học sinh THPT chuyên Lê Hồng Phong, Như nói điểm số chưa đúng với kỳ vọng của mình, nhưng cũng không quá tệ. Tuy nhiên, nhìn danh sách trúng tuyển, 9X choáng ngợp với thành thích của top 50.

“Một thời gian dài, mình nhìn các thủ khoa, á khoa đầu vào bằng cặp mắt ngưỡng mộ. Có lần, mình còn nói vui ‘Bạn ăn gì mà học siêu thế’, ‘Bạn là siêu nhân à’… Tuy nhiên, đôi khi mình không muốn tiếp xúc nhiều với những người đạt điểm thi cao hơn”, Như nhớ lại.

Sau những ấn tượng ban đầu, Trần Bảo Như thấy dần nhận ra thủ khoa, á khoa cũng giống như cô và những bạn sinh viên khác. Bởi bước vào giảng đường đại học, kiến thức mới, bài giảng mới và cách học, thi cũng khác xa so với thời THPT.

“Một môn học chỉ thi hai lần, giữa kỳ và cuối kỳ. Áp lực dồn hết vào hai ngày đấy. Bạn chỉ có hai lựa chọn một là qua môn, hai là học lại”, Như nói.

Từ kỳ học đầu tiên, Như đã phát huy lợi thế của mình là sử dụng thành thạo tiếng Anh và kỹ năng làm việc nhóm. Suốt mấy năm đại học, cô đều làm đúng điều này, cộng với đó là việc chọn góc nhìn mới lạ trong các đề tài giảng viên giao.

“Với những môn không phải sở trường, nhất là môn học đại cương, tôi chọn cách ‘cần cù bù thông minh’ để giải quyết vấn đề”, Như nói.

Sau nửa năm học, Như đạt điểm cao nhất lớp, giành suất học bổng duy nhất trong học kỳ đầu tiên. Từ lúc đấy cô bạn sinh năm 1996 nhận ra rằng điểm số thi đại học đầu vào không còn quan trọng nữa.

Áp lực từ điểm thi đại học: Cao chưa hẳn vui, thấp chắc gì kém? - Hình 2

Nhiều người quá quan tâm vào điểm thi đầu vào nên cảm thấy thất vọng với chính mình khi điểm số không như mong đợi.

“Sau học kỳ đầu tiên, tôi nhận thấy bản thân mình quá ám ảnh vào điểm thi ĐH một cách không rõ lý do. Điểm của tôi không quá cao, cũng chẳng ý nghĩa gì. Cô bạn thủ khoa đầu vào kia, người ta nhắc đến nhiều nhất một tháng là cùng”, Như chia sẻ.

Thậm chí, với điểm số không quá cao so với mặt bằng chung, Như nói cô thấy mình may mắn. Bởi điểm thi đầu vào bình bình, Như không quá mệt mỏi để sống với danh hiệu thủ khoa, lỡ làm sai chuyện gì cũng không bị soi mói quá đà.

Bảo Như ra trường sớm hơn tiến độ. Cô tốt nghiệp loại giỏi, là thủ khoa đầu ra của khoa Báo chí năm ấy. Như đang là trợ lý quản lý thương hiệu của công ty nước ngoài. 9X nói hài lòng với công việc hiện tại, từ môi trường làm việc đến mức lương, đồng nghiệp.

Và Trần Bảo Như không phải người duy nhất thấy rằng điểm thi đại học cao hay thấp, là thủ khoa hay vừa đủ trúng tuyển… hoàn toàn không quyết định tương lai của ai đó.

Theo kết quả của một khảo sát được thực hiện với hơn 1.000 thủ khoa đầu vào trong kỳ thi Gaokao (kỳ thi đại học của Trung Quốc) từ năm 1977 đến năm 2008, không ai trong số các thủ khoa đầu vào đại học thực sự thành công hay có thành tựu nổi bật trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, chính trị.

Nhiều nghiên cứu sau đó ở Trung Quốc cũng đã chứng minh những học sinh đạt điểm cao nhất ít thành công trong cuộc sống so với nhóm đạt điểm thấp hơn.

Nhiều người lo ngại rằng chính nền giáo dục quá coi trọng thi cử đã tạo ra một thế hệ học sinh chỉ biết học vẹt và có mục tiêu học tập duy nhất là điểm số. Điều này khiến học sinh hạn chế tư duy phản biện và sáng tạo.

Theo chuyên gia giáo dục Yong Zhao, học sinh Trung Quốc hiện nay phần lớn đạt điểm cao chót vót nhưng kỹ năng xã hội lại kém do dành hết thời gian cho sách vở. Các em không còn tâm trí sáng tạo, chủ động phát triển kỹ năng thể chất và xã hội.

Bên cạnh đó, các chuyên gia chỉ trích việc truyền thông đã thổi phồng danh hiệu “thủ khoa” khiến không ít phụ huynh, học sinh tin rằng đạt điểm số cao tại các kỳ thi đồng nghĩa với việc thành công trong công việc, cuộc sống sau này.

Chỉ là khởi đầu

Video đang HOT

Với tổng điểm thi 3 môn khối A là 28,75, Đặng Thảo Linh (25 t.uổi, Hà Tĩnh) từng là thủ khoa đầu vào của một trường đại học có tiếng tại TP Đà Nẵng.

Trong 12 năm học trước đó, Linh không học trường chuyên lớp chọn, chưa từng giành giải tại các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh và cũng không hẳn là học sinh xuất sắc. Chính vì vậy, kết quả cô đạt được trong kỳ thi đại học vượt xa mong đợi của cô và bố mẹ.

“Mình nhớ lúc đó bố mẹ còn mở tiệc to đãi người thân, hàng xóm, bạn bè để ăn mừng việc mình đỗ thủ khoa đại học. Hãnh diện và tự hào lắm! Mình đã nghĩ có lẽ 12 năm học hành chỉ cần vậy là đủ”, 9X nói.

Tuy nhiên, giờ đây, khi đã tốt nghiệp đại học và đi làm được gần 2 năm, Linh nghiệm ra thời điểm hãnh diện nhất của cô năm 18 t.uổi thay vì là một kết thúc, nó thực sự chỉ là một khởi đầu.

Áp lực từ điểm thi đại học: Cao chưa hẳn vui, thấp chắc gì kém? - Hình 3

Theo kinh nghiệm của nhiều bạn sinh viên, đến giữa năm học đầu tiên chẳng còn ai quan tâm đến điểm đại học hay cái danh thủ khoa nữa.

Khi mới bước vào cánh cửa đại học, Linh vẫn đắm chìm trong cảm giác hạnh phúc tột cùng mà cái mác “thủ khoa” mang lại. Cô được nhà trường tuyên dương, được bạn bè, thầy cô ngưỡng mộ, quan tâm và cũng nhận được nhiều học bổng giá trị.

“Lúc mới nhập học, tôi thường được bạn bè bắt chuyện. Cảm giác như đang sống trên mây, cái danh thủ khoa đầu vào lúc ấy thực sự rất oai và đáng tự hào”, 9X chia sẻ.

Nhưng Linh nói niềm hạnh phúc của cô chỉ kéo dài chưa hết một học kỳ. Sống xa nhà, không có bố mẹ thường xuyên đốc thúc như 12 năm trước đó, cô gái chưa đầy 20 t.uổi sa đà vào quá nhiều thứ như game, truyện, phim ảnh… ngoại trừ việc học.

“Điểm tổng kết năm nhất của mình còn không được mức khá. Chẳng còn ai quan tâm đến điểm đại học hay cái danh thủ khoa nữa. Thay vì tự hào, mình cũng tự cảm thấy xấu hổ khi được hỏi về điểm số”, cô nói.

“Điểm thi đại học cao nhất để làm gì?”

Đến bây giờ khi đã ra trường và đi làm được 4 năm, Nguyễn Thành Nhân (27 t.uổi, TP.HCM) vẫn thường bị bạn bè lấy danh “thủ khoa chập điện” ra để trêu chọc.

Lý do là vì anh chàng đang làm nghề tổ chức sự kiện trước đây từng đỗ thủ khoa ngành Điện tại một trường đại học ở TP.HCM. Tuy nhiên, sau khi theo học được một năm, Nhân quyết định bỏ học vì cảm thấy ngành này không phù hợp với mình.

“Lúc mới biết quyết định này, đứa bạn học chung cho rằng mình có phúc mà không biết hưởng. Mình không hiểu ‘phúc’ ở đây có nghĩa là gì”, Nhân nói.

Thời điểm quyết định nghỉ học, Nhân bị bố mẹ phản đối kịch liệt. Bố anh thậm chí tuyên bố sẽ từ mặt cậu con trai duy nhất nếu 9X bỏ học đại học.

Áp lực từ điểm thi đại học: Cao chưa hẳn vui, thấp chắc gì kém? - Hình 4

Nhiều bạn học sinh cho rằng việc ôn luyện vất vả để có điểm thi cao nhất đến cuối cùng cũng không thể hiện được gì.

Tuy nhiên, bất chấp sự phản đối của gia đình và sự can ngăn của bạn bè, Nhân quyết tâm bỏ học và thi lại vào ngành mình yêu thích.

“Nhiều người nói mình ‘điên’ vì thủ khoa không muốn làm mà đ.âm đầu đi thi lại. Mình không quan tâm lắm vì điểm thi đại học cao nhất để làm chi khi cuối cùng bạn chẳng biết thứ mình thực sự muốn là gì”, 9X nói.

Bắt đầu một ngành học mới, không còn mang danh “thủ khoa”, Nhân thấy mình thực sự có mục tiêu và động lực để theo đuổi nó đến cùng.

“Nếu nói điểm thi đại học không quan trọng là không đúng nhưng nó chẳng thể theo mình đến hết đời được. Sau này nhìn lại, chúng ta sẽ tự nghiệm ra đó chỉ là một con số mà thôi”, Nhân bày tỏ.

Cấm việc ca ngợi thủ khoa quá mức

Năm 2018, Bộ trưởng Bộ giáo dục Trung Quốc Chen Baosheng tuyên bố nước này sẽ cấm việc tuyên truyền, ca tụng quá mức các thủ khoa của kỳ thi Gaokao.

Nhiều người cho rằng nguyên nhân của lệnh cấm này xuất phát từ xu hướng thương mại hóa danh xưng thủ khoa. Ngoài ra, hành động tuyên dương quá mức người đạt điểm cao đang tạo thêm áp lực với phụ huynh và học sinh.

Hãng truyền thông Meirrirenwu tại Bắc Kinh cho biết thí sinh đạt điểm cao nhất trong kỳ thi đại học quốc gia năm 2017 ở tỉnh Quảng Đông đã được một công ty thưởng căn nhà rộng 130 m2, trị giá ít nhất 500.000 nhân dân tệ (78.587 USD).

Thủ khoa này cũng nhanh chóng được nhiều công ty, tổ chức giáo dục để mắt tới. Các cơ quan này muốn tiếp cận thí sinh đạt điểm cao nhất để mượn hình ảnh quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình.

Trên trang web mua sắm trực tuyến Taobao, sổ ghi chép của những thủ khoa được bán với giá trung bình là 350 nhân dân tệ. Mức giá cao nhất là khoảng 2.000 nhân dân tệ.

Không chỉ các doanh nghiệp, trường học, sở giáo dục địa phương cũng tích cực mượn hình ảnh của thủ khoa để thu hút thêm học sinh và các nguồn tài trợ.

Áp lực từ điểm thi đại học: Cao chưa hẳn vui, thấp chắc gì kém? - Hình 5

Tại Trung Quốc, danh xưng thủ khoa bị cấm ca ngợi quá mức để tránh gây áp lực cho thí sinh và phụ huynh.

Nhà giáo dục Trung Quốc Xiong Bing Qi cho rằng vấn đề then chốt đằng sau việc “tôn thờ” thủ khoa là một hệ thống giáo dục được định hướng bằng thi cử. Phụ huynh, học sinh luôn bị áp lực về điểm số và thành tích xếp hạng.

Trả lời New York Times năm 2013, Laszlo Bock, Phó chủ tịch nhân sự cấp cao của Google lúc đó, đã khẳng định: Điểm số (trung học lẫn đại học) không đóng vai trò quan trọng trong việc gã khổng lồ công nghệ này đưa ra quyết định tuyển dụng.

Theo ông Bock, có thể bảng điểm đẹp, điểm trung bình môn cao ngất ngưởng là minh chứng cho sự chăm chỉ học hành khổ luyện và từng có thời gian Google yêu cầu bảng điểm, bằng tốt nghiệp đại học. Thế nhưng, thời đấy đã qua rất lâu rồi.

Ông Bock đúc kết: Bảng điểm cao chót vót và những g.iải t.hưởng học thuật là thành quả của việc được đào tạo bài bản. Vấn đề mấu chốt là cuộc sống đâu chỉ xoay quanh sách vở, học thuật.

Thi rớt đại học có phải dấu chấm hết?

Tốt nghiệp một trường chuyên có tiếng ở TP.HCM, Bùi Ngọc Thương (sinh năm 1995) kể cô là một trong hai học sinh của lớp cấp 3 rớt đại học nguyện vọng 1.

Với số điểm 21 khối A, Ngọc Thương không thể theo học ngành học yêu thích tại ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM.

“Sau khi biết điểm thi, mình cứ ở trong phòng và khóc suốt. Bố mẹ cũng an ủi, động viên nào là ‘học tài thi phận’ rồi ‘không học ngành này thì còn ngành khác’… nhưng mình biết mọi người đều thất vọng và buồn”, 9X nhớ lại.

Thương kể suốt một thời gian dài cô không liên lạc với bạn bè thầy cô cũ. “Mình có cảm giác bản thân thất bại hoàn toàn. Việc thi rớt đại học thời đó kinh khủng lắm”, Thương nói.

Sau đó, Thương theo học nguyện vọng hai tại trường ĐH Tài chính Marketing. Trong suốt học kỳ một năm nhất, Thương vẫn bị ám ảnh bởi số điểm thi đại học của mình.

Cô chán nản với mọi thứ: trường mới, thầy cô mới, bạn bè mới nhưng cũng không dám tâm sự với người thân hay liên lạc với bạn bè cũ.

Kết thúc học kỳ đầu tiên của năm nhất đại học, Thương xếp loại trung bình và phải học lại nhiều môn.

“Mình tự hỏi bản thân tại sao cứ mãi ám ảnh về điểm thi đại học như vậy trong khi còn quá nhiều thứ phải làm”, 9X nói.

Áp lực từ điểm thi đại học: Cao chưa hẳn vui, thấp chắc gì kém? - Hình 6

Không ít người cho rằng thi rớt đại học không phải dấu chấm hết, quan trọng bạn phải tự đứng lên và thay đổi chính mình.

Sau năm học đầu tiên, cô tự chấn chỉnh lại mình. Cô tự nhủ, dù gì mình cũng từng học trường chuyên, lớp chọn. Cô cũng tự thấy năng lực của mình không tệ đến thế.

Vì vậy, trong học kỳ sau đó, Thương cố gắng học tập, trả hết nợ môn cũ và tiếp tục đăng ký nhiều môn học mới để tốt nghiệp đúng thời hạn.

“Kỳ nghỉ hè của năm học đầu tiên, mình chọn cách đăng ký học vượt để bù lại khoảng thời gian thua sút bạn bè trước đó”, Thương chia sẻ.

Và những năm học sau cũng thế, cô dành thời gian học tập và nỗ lực thực hiện kế hoạch đã đề ra.

Sau 4 năm học, 9X hoàn thành chương trình học đúng thời hạn. Cô tốt nghiệp loại giỏi. Hiện tại, Ngọc Thương làm việc cho một ngân hàng lớn tại TP.HCM.

“Giờ nghĩ lại mình cảm thấy tiếc khoảng thời gian buông lơi chuyện học tập vì quá quan tâm đến điểm đầu vào. Việc hơn thua về điểm thi đại học theo mình thấy thật sự quá vô nghĩa”, Ngọc Thương khẳng định.

Trọng Huy – Huệ Lâm – Như Ý

Ảnh: Liêu Lãm, Reuters, AFP

Theo Zing

Thanh thản như… thi vào đại học

Mùa tuyển sinh 2019, một số trường ĐH đã thông báo chỉ xét học bạ phổ thông để tuyển/sơ tuyển vào trường. Khi tất cả các trường ĐH đều áp dụng hình thức này, mọi áp lực thi cử sẽ được xóa bỏ.

Chỉ có điều mỗi cơ sở giáo dục cũng như mỗi gia đình, học sinh, cần xây dựng ý thức để duy trì những ưu điểm của hình thức tuyển sinh này, tránh để xảy ra những biến tướng khiến những đổi mới tiến bộ không thể tiếp tục.

Mùa thi THPT Quốc gia 2019, cả nước có 887.104 thí sinh đăng ký dự thi, được tổ chức tại 1.980 điểm thi với 38.050 phòng thi. Ngành giáo dục đã huy động gần 50.000 cán bộ, giảng viên từ 216 đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng tham gia phối hợp tổ chức Kỳ thi. Tỉ lệ thí sinh đăng ký dự thi để lấy kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ chiếm khoảng 70,2%, nghĩa là gần 30% thí sinh chỉ thi để tốt nghiệp phổ thông.

Tới giờ này, sự an toàn và nghiêm túc của kỳ thi đã được ghi nhận. Còn những vất vả, tốn kém về vật chất, sự căng thẳng của cả ngành giáo dục cũng như thí sinh và gia đình, vẫn là điều chưa đong đếm hết. Điều đó cho thấy công tác tổ chức của kỳ thi vẫn cần tiếp tục được đổi mới, để đạt được tất cả các mục tiêu.

Thanh thản như... thi vào đại học - Hình 1


Thí sinh thi THPT Quốc gia 2019. Ảnh: TTXVN

Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo tổ chức thành công kỳ thi THPT Quốc gia, còn phương án tuyển sinh Đại học, Cao đẳng thuộc về quyền tự chủ của các trường. Song song với phương thức sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia để xét tuyển, một số đại học, trường đại học xét tuyển học bạ 2019 để tuyển sinh đầu vào. Thống kê sơ bộ của các kênh tuyển sinh cho thấy có trên dưới 100 trường sử dụng hình thức xét tuyển học bạ. Có trường xét tuyển điểm của cả 3 năm học THPT hoặc tương đương, có trường xét điểm của 2 năm, cũng có trường chỉ xét tuyển đối với kết quả học tập của thí sinh ở năm lớp 12. Có trường xét học bạ để tuyển toàn bộ chỉ tiêu, có trường chỉ xét 50%, có trường 30%. Đa số các trường xét để tuyển thẳng thí sinh vào trường, và cũng có một số trường xét để duyệt vòng (tạm gọi là) sơ khảo, và tổ chức các hình thức kiểm tra thêm phù hợp với đặc thù ngành nghề đào tạo, ví dụ các trường nghệ thuật, kiến trúc, báo chí...

Điều đáng mừng là không chỉ các trường dân lập, trường "top dưới" sử dụng hình thức xét tuyển học bạ để tuyển sinh. Có những trường công lập, (trong đó bao gồm cả trường top đầu) cũng áp dụng hình thức xét tuyển này, như trường ĐH Ngoại thương, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (điều kiện sơ tuyển), ĐH Hàng hải, ĐH Mỹ thuật Công nghiệp...; các trường ĐH vùng, đại học địa phương, các trường/khoa/phân hiệu thuộc ĐH Thái Nguyên, ĐH Kon Tum, và cả Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

Việc các trường ĐH xét tuyển học bạ để tuyển sinh là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy xu hướng tuyển sinh vào ĐH của Việt Nam đã bắt đầu bắt nhịp được với thế giới. Nhiều trường ĐH danh giá của Mỹ, Anh, Úc... từ lâu đã áp dụng hình thức tuyển sinh này, và chất lượng đào tạo, sản phẩm đào tạo của họ là các sinh viên ra trường, đều được đ.ánh giá cao. Điều này cho thấy "đầu vào", dù rất quan trọng, nhưng quá trình đào tạo và công tác kiểm định ở "đầu ra" trong dây chuyền giáo dục mới thực sự là yếu tố quyết định. Thêm vào đó, khi chỉ sử dụng hình thức xét học bạ, các trường ĐH đã thể hiện quyết tâm góp phần làm giảm bớt gánh nặng thi cử cho xã hội, tạo thêm cơ hội cho nhiều thí sinh được tiếp cận giáo dục bậc cao, đồng thời thể hiện sự tin tưởng vào quá trình phấn đấu của học sinh phổ thông cũng như công tác giảng dạy, quản lý giáo dục ở cấp phổ thông của các trường cấp III, các Sở giáo dục địa phương. Điều này cũng cho thấy chủ trương "tự chủ" của các trường ĐH đã ngày càng được phát huy ở khía cạnh thiết thực nhất cho người học và cho công tác quản lý.

Những ưu điểm của hình thức tuyển sinh dựa trên xét tuyển học bạ đã được nhìn nhận rõ. Nhiều gia đình thí sinh đã thực sự tìm thấy một "lối đi" nhẹ nhàng cho việc thi vào Đại học. Điều này cũng có giá trị động viên rất lớn, khích lệ tinh thần nỗ lực của học sinh phổ thông, động viên các em có kế hoạch phấn đấu suốt quá trình học cấp III. Hiện nay, nhiều học sinh phổ thông đã bắt đầu cho những kế hoạch như vậy, ví dụ việc tập trung ôn luyện ngoại ngữ để thi lấy chứng chỉ quốc tế, trước quy định chứng chỉ này có thể giúp thí sinh không phải thi tốt nghiệp ngoại ngữ, và một số trường ĐH uy tín, ví dụ ĐH Ngoại thương, chính thức áp dụng phương thức xét tuyển chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập bậc phổ thông.

Tất nhiên, quy định nào cũng tồn tại những kẽ hở. Thực tế, giáo dục phổ thông trên toàn quốc còn chưa đạt được một mặt bằng chung. Còn khoảng cách giữa đồng bằng, thành thị với các tỉnh miền núi, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cũng còn những vấn đề như công tác thi, kiểm định chất lượng giáo dục chưa thực sự đảm bảo ở 100% các trường, các địa phương. Nhiều cá nhân "lo xa" còn tính ngay tới khả năng có sự "luồn lách", để thí sinh có được bảng điểm, học bạ "đẹp". Điều này không ai dám nói trước, bởi từ quá khứ, Bộ GD- ĐT cũng đã từng áp dụng rồi lại phải huỷ hình thức "tuyển thẳng" vào đại học với học sinh phổ thông có kết quả học tập xuất sắc.

Thực tế đó, một lần nữa đặt ra những thách thức đối với công tác quản lý giáo dục. Phải làm gì, để kết quả học tập của mỗi trong số hàng triệu học sinh phổ thông trên toàn quốc được đảm bảo chính xác, chuẩn mực, nhằm tạo sự công bằng cho tất cả thí sinh? Làm sao, để mỗi cuốn học bạ có thể chắc chắn phản ánh chính xác thực lực của thí sinh, như những chứng chỉ quốc tế? Giải được câu hỏi này, chắc chắn cần sự chuyển mình hơn nữa của cả hệ thống giáo dục, từ công tác giảng dạy, chấm điểm, kiểm định chất lượng... trong từng trường, từng địa phương; tới việc thay đổi các cách thức giảng dạy phổ thông, hướng tới cấp chứng chỉ cho mọi môn học, cấp học như cách mà nền giáo dục của nhiều nước tiên tiến đang áp dụng. Làm được như vậy, không chỉ bản thân việc thi cử của thí sinh trở nên nhẹ nhàng, mà bản thân quá trình học tập của các học sinh cũng sẽ được giảm tải. Mỗi gia đình, mỗi học sinh, mỗi thời điểm đều có thể lựa chọn hình thức, tốc độ, môi trường học tập (gồm cả học tại trường hoặc homeschooling) phù hợp. Việc học tập sẽ thật sự nhẹ nhàng, cũng như việc bước vào các cổng trường đại học sẽ không còn áp lực quá căng thẳng, mà thanh thản theo đúng năng lực và khả năng của mỗi thí sinh, mỗi gia đình.

Thanh thản như... thi vào đại học - Hình 2


Đổi mới cách thức tuyển sinh ĐH, CĐ cũng góp phần thay đổi phương pháp dạy và học theo hướng tích cực. Ảnh: Quý Trung - TTXVN

Lộ trình cho việc "thanh thản vào đại học" đã và đang được ngành giáo dục khởi động, bắt đầu bằng những trường đại học đầu tiên xét tuyển trên kết quả học tập bậc phổ thông. Sẽ cần thêm thời gian để tiếp tục chuyển đổi, đổi mới công tác thi và tuyển sinh, sao cho đạt được đích đến cuối cùng. Tất nhiên, trên hành trình đó, không chỉ cần sự tham gia của các giáo viên, các cơ sở giáo dục, mà còn cần ý thức của chính mỗi gia đình, phụ huynh và học sinh. Hãy hưởng ứng những chủ trương, những lộ trình tích cực bằng sự tin tưởng và trung thực, để ngành giáo dục yên tâm duy trì những ưu điểm của hình thức tuyển sinh này, tránh để xảy ra những biến tướng khiến những đổi mới tiến bộ không thể tiếp tục.

Thuỳ Hương

Theo Báo Tin tức

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mẹ Lee Byung Hun hết lời khen ngợi con dâu
22:58:02 08/07/2024
2 thiếu gia ngành nhựa đẹp trai, giàu có nức tiếng Việt Nam: Vợ cũng là mỹ nhân showbiz tài sắc vẹn toàn
23:11:55 08/07/2024
Phạm Quỳnh Anh tiết lộ một chuyện khi chồng thứ hai cầu hôn: "Bây giờ tôi mới dám kể"
23:04:35 08/07/2024
Độ Hoa Niên tập 24-25-26: Nụ hôn "bỏng mắt" trên thuyền hoa của Lý Dung và Bùi Văn Tuyên đã cập bến
22:05:12 08/07/2024
Hai người hùng thầm lặng của đội tuyển Anh trong loạt đá luân lưu với Thụy Sỹ
00:13:24 09/07/2024
Bạn gái kém 29 t.uổi của Brad Pitt: Sở hữu body n.óng b.ỏng không thua kém gì Angelina Jolie, vừa mới ly hôn một nam diễn viên nổi tiếng
23:01:32 08/07/2024
Điểm danh những người tình tin đồn của ngôi sao "Queen of Tears" Kim Ji Won
22:26:21 08/07/2024
'Anh trai say hi' vào top trending, đạt 3 triệu lượt xem trong 24 giờ
22:17:54 08/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Những nẻo đường gần xa - Tập 31: Đông "bật đèn xanh" với Vinh

Phim việt

06:56:13 09/07/2024
Nghe những lời ngọt ngào từ Vinh, Đông tất nhiên cũng rung động. Trước sự tán tỉnh dồn dập của Vinh, Đông có vẻ như đã đồng ý để cả hai tìm hiểu nhau nhiều hơn.

Ngắm đường cong 'gây mê' của hot girl 1 triệu fan

Người đẹp

06:53:47 09/07/2024
Amberly Yang là hot girl, beauty blogger về thời trang và làm đẹp nổi tiếng MXH. Cô nàng có tới 1 triệu lượt theo dõi trên Instagram.

Mưa lớn gây ngập lụt thủ đô tài chính Mumbai của Ấn Độ

Thế giới

06:49:05 09/07/2024
Những trận mưa lớn đã làm ngập lụt nhiều tuyến đường và đường ray tàu hỏa ở thủ đô tài chính Mumbai của Ấn Độ trong ngày 8/7, khiến giới chức địa phương phải đóng cửa một số trường học.

Phản ứng của MC Hoàng Oanh khi bị chê kém duyên ở Anh trai vượt ngàn chông gai

Sao việt

06:45:02 09/07/2024
MC Hoàng Oanh bị cho rằng thiếu chuyên nghiệp và làm lố khi dẫn dắt tập mới nhất của Anh trai vượt ngàn chông gai.

Cách chăm sóc để làn da sáng khỏe vào mùa hè

Làm đẹp

06:41:39 09/07/2024
Khi mùa hè đến, làn da của chúng ta bắt đầu trải qua những thay đổi. Với nhiệt độ và độ ẩm quá cao cả ngày, làn da của bạn cần được bảo vệ nhiều hơn.

4 combo quần và giày kéo chân dài miên man cho cô nàng thấp bé

Thời trang

06:40:36 09/07/2024
Dưới đây là 4 combo quần và giày giúp bạn sẽ dễ dàng lừa mắt người nhìn và khiến đôi chân của mình trông dài hơn.

Mỹ nhân đắc tội nửa showbiz

Sao châu á

06:40:13 09/07/2024
Mỹ nhân này có những lời nói và hành động ngang tàng, không kiêng nể ai khiến đồng nghiệp xấu hổ không biết phải nói gì.

Mai Linh Zuto tung ảnh sexy, zoom cận body tốn trăm triệu

Netizen

06:40:13 09/07/2024
Những bộ ả.nh n.óng bỏng đã khiến cộng đồng mạng không khỏi trầm trồ và dành tặng cơn mưa lời khen ngợi cho vóc dáng chuẩn không cần chỉnh và làn da mịn màng của cô nàng.

Naraka: Bladepoint Mobile bao giờ ra mắt?

Mọt game

06:40:08 09/07/2024
Naraka: Bladepoint Mobile là bom tấn đang rất được mong chờ từ Net Ease và hứa hẹn sẽ tạo nên cơn sốt trong thị trường game di động, tương tự như cái cách mà phiên bản PC đã làm được.

Ảnh độc từ NASA: Những gì chúng ta trải qua 4,6 tỉ năm trước

Lạ vui

06:39:55 09/07/2024
Theo NASA, kính viễn vọng không gian James Webb do cơ quan này phát triển và điều hành chính vừa ghi lại được pháo hoa vũ trụ hiện ra bên trong đám mây phân tử L1527 thuộc chòm sao Kim Ngưu.

Món quà vô giá con gái tặng người cha lưng còng

Góc tâm tình

06:38:28 09/07/2024
Suốt 4 năm đại học, dù khó khăn đến đâu bố cũng không chậm t.iền học phí, t.iền sinh hoạt của tôi. Bố bảo mẹ: Khoản đó là cố định, chỉ được thừa, chứ không được thiếu .