5 vũ khí nguy hiểm nhất thời kỳ Chiến tranh Lạnh

Theo dõi VGT trên

Tàu ngầm hạt nhân, sún.g trường tấ.n côn.g, máy bay tiêm kíchxe tăng là những vũ khí lợi hại của các cường quốc trong cuộc chạy đua vũ trang thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

5 vũ khí nguy hiểm nhất thời kỳ Chiến tranh Lạnh - Hình 1

Một chiếc trực thăng hải quân lượn trên tàu ngầm hạt nhân USS George Washington của Mỹ. Ảnh: USNS

Chiến tranh Lạnh được coi là giai đoạn nguy hiểm nhất trong lịch sử nhân loại, với kho vũ khí khổng lồ của các cường quốc luôn trong trạng thái sẵn sàng tấ.n côn.g bất cứ lúc nào, đ.e dọ.a hủy diệt nền văn minh thế giới. Ngoài vũ khí hạt nhân, sau đây là 5 loại vũ khí nguy hiểm nhất được tạo ra trong thời kỳ này, theo đán.h giá của National Interest.

Tàu ngầm hạt nhân USS George Washington

Vũ khí hạt nhân trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh có tốc độ phát triển ngoạn mục. Chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên mang tên lửa đạn đạo thực thụ mang tên USS George Washington được Mỹ bắt đầu chế tạo chỉ 12 năm sau vụ đán.h bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki.

Ban đầu được thiết kế như một chiếc tàu ngầm tấ.n côn.g, thân của tàu ngầm USS George Washington được kéo dài ra để chứa được 16 tên lửa đầu đạn hạt nhân Polaris. Mỗi tên lửa có tầm bắ.n 2.400 km, tạo ưu thế vượt trội cho tàu ngầm tên lửa đạn đạo trước số ít máy bay B-29 có khả năng né.m bo.m hạt nhân sau Thế chiến II.

Những tiến bộ trong công nghệ thu nhỏ vũ khí hạt nhân giúp đầu đạn hạt nhân W-47 chỉ còn có trọng lượng 326 kg và đủ bền để gắn lên tên lửa Polaris. Mỗi đầu đạn W-47 có sức công phá 600 kiloton, mạnh hơn rất nhiều so với sức công phá 15 kiloton của quả bom “Little Boy” rơi xuống Hiroshima năm 1945, dù quả bom này nặng tới gần 4.400 kg.

Tiểu liên AK-47

Mẫu sún.g trường tấ.n côn.g Avtomat Kalashnikova năm 1947, hay AK-47 như chúng ta vẫn thường biết đến, là một trong những vũ khí dễ nhận biết nhất.Với hộp tiếp đạn 30 viên và vẻ ngoài hầm hố, AK-47 hiện diện khắp nơi trên thế giới, từ đường phố ở Los Angeles cho tới các con đường ở Mogadishu.

5 vũ khí nguy hiểm nhất thời kỳ Chiến tranh Lạnh - Hình 2

AK-47 là mẫu sún.g được sử dụng trong các cuộc xung đột trên khắp thế giới. Ảnh:Military

AK-47 nhẹ, độ bền cao và rất dễ bắ.n. Loại sún.g này dễ sử dụng, đến mức tr.ẻ e.m cũng có thể thao tác thành thạo, và rất nhiều lính tr.ẻ e.m ở châu Phi đã sử dụng AK-47 trong các cuộc xung đột.

Sún.g AK-47 được kỹ sư Liên Xô Mikhail Kalashnikov phát triển, lấy cảm hứng thiết kế từ M-1 Garand của Mỹ và StG-44 của Đức, sún.g trường tấ.n côn.g thực thụ đầu tiên trên thế giới. Sau đó nó trở thành vũ khí tiêu chuẩn của bộ binh Liên Xô, Trung Quốc và nhiều quân đội các nước khác.

Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới công bố năm 2007 cho thấy hơn 75 triệu khẩu sún.g AK-47 đã được sản xuất và sử dụng trên khắp thế giới, chiếm đến 20% tổng số sún.g trường trên toàn cầu. Mỗi năm, vũ khí cá nhân giế.t từ 20.000 đến 100.000 người trong các cuộc xung đột, trong đó AK-47 chiếm tỷ lệ cao nhất.

Video đang HOT

Tiêm kích né.m bo.m F-4 Fantom

Tiêm kích né.m bo.m F-4 Fantom là minh chứng điển hình về tốc độ phát triển đáng kinh ngạc của ngành hàng không thời kỳ hậu chiến. Được đưa vào hoạt động chỉ 13 năm hoạt động sau khi kết thúc Thế chiến II, F-4 đã có thể chở tới hơn 8 tấn bom đạn – gần bằng oanh tạc chiến lược pháo đài bay B-29, trong khi nó chỉ là một máy bay tiêm kích.

5 vũ khí nguy hiểm nhất thời kỳ Chiến tranh Lạnh - Hình 3

Tiêm kích F-4 Fantom thực hiện một cuộc né.m bo.m. Ảnh: USAF

Được sử dụng rộng rãi trong không quân, hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ và nhiều đồng minh như Đức, Nhật, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, F-4 là loại máy bay có hai động cơ lớn, có khả năng linh hoạt cao để chiếm ưu thế trên không, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hạm đội tàu chiến, chế áp hệ thống phòng không đối phương, trinh sát, ngăn chặn và yểm trợ cự ly gần trên không.

F-4 đã tham gia nhiều cuộc chiến trên thế giới, và đến nay phần lớn những chiếc F-4 được chế tạo ra đã nghỉ hưu, nhưng một số vẫn hoạt động ở Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và quân đội một số nước khác.

Sún.g trường FN-FAL

Sún.g trường FN-FAL là loại vũ khí cá nhân phổ biến trong các lực lượng của NATO thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Từ một thiết kế của hãng sản xuất vũ khí nhỏ Fabrique Nationale ở Bỉ, FN-FAL đã trở thành vũ khí được quân đội nhiều nước sử dụng để thay thế các sún.g bộ binh có từ thời Thế chiến II.

5 vũ khí nguy hiểm nhất thời kỳ Chiến tranh Lạnh - Hình 4

Sún.g trường FN-FAL từng được sử dụng rộng rãi trong quân đội các nước phương Tây. Ảnh: WarHistory

FN-FAL là khẩu sún.g trường tự động cỡ nòng 7,62 mm với một băng đạn gồm 20 viên, giúp lính bộ binh có được hỏa lực lớn trên chiến trường. Về mặt kĩ thuật, do trọng lượng và kích cỡ đạn lớn, FN-FAL được xếp vào diện sún.g trường chiến đấu, không phải là sún.g trường tấ.n côn.g.

Sún.g trường FN-FAL được sử dụng rộng rãi trong quân đội phương Tây cũng như nhiều nước ở Trung Mỹ, Nam Mỹ và châu Phi. Trong cuộc xung đột ở Falkland/Malvinas, cả lục quân Anh lẫn lục quân và thủy quân lục chiến Argentina đều sử dụng loại sún.g này. Tuy nhiên, đến nay mẫu thiết kế này đã bị coi là lỗi thời và hầu hết các sún.g trường FN-FAL đều đã không còn được sử dụng.

Xe tăng chiến đấu chủ lực Chieftain

Xa tăng chiến đấu Anh Chieftain là một trong những xe tăng có uy lực nhất trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Được đưa vào sử dụng năm 1966, Chieftain là xe tăng chiến đấu chủ lực lớn nhất và được vũ trang hạng nặng nhất của cả khối NATO lẫn khối Hiệp ước Warsaw.

5 vũ khí nguy hiểm nhất thời kỳ Chiến tranh Lạnh - Hình 5

Xe tăng chiến đấu chủ lực Chieftain nổi bật với khẩu pháo 120 mm. Ảnh: WarHistory

Chieftain được nâng cấp từ xe tăng Centurion, loại tăng đã từng xuất hiện vào cuối Thế chiến II. Chieftain có lớp giáp tốt hơn nhiều so với chiếc Centurion, và động cơ cũng được cải tiến đáng kể. Điều thực sự khiến chiếc xe tăng này nổi bật so với những loại xe tăng đương thời là khẩu pháo cỡ nòng 120 mm. Khẩu pháo rãnh xoắn L11A5 này lớn và mạnh hơn rất nhiều so với khẩu 105 mm trên xe tăng M60 Mỹ hay khẩu 115 trên xe tăng T-62 của Liên Xô.

Chieftain được sử dụng trong các đơn vị quân đội Anh, trong đó có Sư đoàn Thiết giáp số 1. Sư đoàn này là bộ phận của quân đội Anh đồn trú ở Rhine, Đức, có nhiệm vụ bảo vệ một khu vực rộng lớn ở Tây Đức trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Xe tăng này cũng được quân đội Iran sử dụng trong thời kỳ chiến tranh với Iraq.

Minh Anh

Theo VNE

Chạy đua quân sự giành Bắc cực

Vùng đất quanh năm lạnh giá ở cực bắc trái đất đang ngày càng "nóng" vì cuộc tranh chấp chủ quyền và nguồn tài nguyên ẩn dưới lớp băng.

Chạy đua quân sự giành Bắc cực - Hình 1

Một tàu phá băng cũ kỹ của tuần duyên Mỹ ở Bắc Băng Dương - Ảnh: NPR

Tình trạng băng tan nhanh do biến đổi khí hậu không chỉ gây ra thảm họa sinh thái đối với nhiều quốc gia ven biển mà còn khiến việc khai phá Bắc cực trở nên dễ dàng hơn.

Các nhà khoa học ước tính khu vực lạnh giá này chiếm 25% nguồn tài nguyên "chưa được phát hiện" toàn cầu. Còn báo cáo từ Viện Nghiên cứu địa chất Mỹ (USGS) cho thấy 13% trữ lượng dầu mỏ và 30% trữ lượng khí đốt chưa được thăm dò trên thế giới đang "ngủ yên" dưới các lớp băng.

Đó là chưa tính đến các mỏ uranium, đất hiếm, vàng, sắt, bạc... Băng tan nhanh cũng sẽ mở ra những tuyến giao thông hàng hải mới quanh Bắc cực vào mùa hè, có thể giúp rút ngắn được 6.000 - 8.000 km cho hải trình giữa châu Âu và châu Á.

Những cơ hội khổng lồ về tài nguyên và địa chiến lược đang dần "rã đông" tại Bắc cực khiến cuộc đua giành chủ quyền âm ỉ lâu nay ngày càng nón.g bỏn.g. Hiện tại, các "tay chơi" chủ yếu bao gồm 8 nước Mỹ, Canada, Nga, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển, Iceland và Phần Lan.

Nếu trao cho 8 nước này một bản đồ, họ sẽ vẽ ra 8 đường biên giới chồng lấn khác nhau và liên tục tranh cãi về việc liệu Bắc Băng Dương có nên hoàn toàn là vùng biển quốc tế hay không, khu vực nào có thể cho phép tàu hàng có thể đi qua, nước nào được quyền sở hữu hòn đảo Hans không người ở tại Bắc Băng Dương... Và tình hình đã không còn dừng lại ở những tranh luận trong phòng họp của tổ chức Hội đồng Bắc cực mà đã bắt đầu phảng phất "mùi thuố.c súng".

Nga ở "cửa trên"

Nga hiện được đán.h giá là có sự hiện diện mạnh mẽ nhất ở Bắc cực nhờ sớm đặt trọng tâm chiến lược ở đây kéo theo hàng loạt động thái cấp tập. Trong học thuyết hải quân mới được công bố vào tháng 7, Moscow nhấn mạnh phải phát triển Hạm đội Phương Bắc để tăng cường vai trò tại Bắc cực.

Mới đây nhất, Hãng thông tấn Sputnik hồi giữa tuần đưa tin Nga đang xây dựng 6 căn cứ quân sự mới ở Bắc cực, trong đó có một cơ sở phòng không trên đảo Sredniy. Một khi cơ sở này được hoàn thành, Hạm đội Phương Bắc có thể triển khai nhiều loại tên lửa phòng không lợi hại như S-400 và Pantsir-S đến khu vực. Ngoài ra, Tư lệnh hạm đội là Đô đốc Vladimir Korolev cho biết thêm trong năm 2015, tên lửa chống tàu Bastion cùng các đơn vị máy bay MiG-31, Tu-95 và Tu-142 cũng sẽ được triển khai tại Bắc cực.

Đó là ở trên không, còn dưới nước sẽ có sự hiện diện của tàu ngầm tấ.n côn.g hạt nhân lớp Akula. Bên cạnh đó, theo trang tinBusiness Insider, hoạt động của Hạm đội Phương Bắc ở Bắc cực trong tương lai sẽ được hỗ trợ bởi một loạt cơ sở đang xúc tiến xây dựng, bao gồm 10 trạm tìm kiếm cứu nạn, 16 cảng nước sâu, 13 sân bay và 10 trạm radar phòng không. Cuối tháng trước, hơn 1.000 binh sĩ Nga cùng 14 chiến đấu cơ và 34 thiết bị quân sự tham gia tập trận chiến thuật nhằm bảo vệ một cơ sở công nghiệp ở Bắc cực.

Nhưng ưu thế giúp Nga vượt hẳn các đối thủ khác là năng lực phá băng. Ở Bắc cực, tàu phá băng có tầm quan trọng chiến lược không kém tàu sân bay ở những vùng biển "bình thường" với sứ mệnh đảm bảo cho các tàu buôn, tàu khảo sát và tàu quân sự có thể đi qua các dải băng dày một cách an toàn và đều đặn. Theo tờ The New York Times, Nga hiện có 41 tàu phá băng, trong đó có 6 chiếc vận hành bằng năng lượng hạt nhân, và sẽ bổ sung 3 tàu mới vào các năm 2017, 2019 và 2020.

Việc tăng cường quân sự ở Bắc cực nhằm theo đuổi các mục tiêu chiến lược dài hạn hơn là vì nhu cầu cấp bách nào", Business Insider dẫn lời chuyên gia Anton Lavrov thuộc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ ở Moscow nhận định.

Nguy cơ xung đột

Trước sự vượt trội của Nga, các bên khác đã bắt đầu có chuyển động mạnh mẽ. Thời gian qua, Mỹ liên tục phát đi thông điệp cho thấy nước này sẽ không ngồi yên. Theo tờ The Los Angeles Times, gần như toàn bộ 16 cơ quan tình báo Mỹ đã điều động chuyên gia phân tích đến Bắc cực cũng như tăng cường thu thập dữ liệu từ vệ tinh do thám và tăng cường vẽ bản đồ mới về các tuyến hải hành, khu vực khoan dầu và lãnh thổ tại Bắc cực.

Chạy đua quân sự giành Bắc cực - Hình 2

Hạm đội Phương Bắc của Nga trong một cuộc tập trận - Ảnh: Business Insider

Ngoài ra, từ tháng 3 đến tháng 8, tàu ngầm hạt nhân USS Seawolf của hải quân Mỹ đã được triển khai nhiều tuần dưới lớp băng Bắc cực. Trên danh nghĩa, nhiệm vụ của tàu này là từ căn cứ ở Bremerton, bang Washington băng qua eo biển Bering và lặn xuyên qua Bắc cực để đến tham gia huấn luyện với Hạm đội 6 ở Đại Tây Dương. Tuy nhiên, theo The Daily Beast, cuộc hành trình này còn nhằm tuyên bố với thế giới là tuy đang tụt lại phía sau về năng lực phá băng nhưng hải quân Mỹ vẫn có thể đi bất cứ đâu.

Về phần Canada, nước này hồi đầu tháng 8 đã phản đối việc Nga trình lên LHQ bản tuyên bố chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ rộng 1,2 triệu km2 ở thềm lục địa Bắc cực. Trong chuyến thị sát một số cơ sở của Canada ở Bắc cực năm ngoái, Thủ tướng Stephen Harper nhấn mạnh các lực lượng nước này không được lơi lỏng phòng vệ và cần phải sẵn sàng trả đũa trước bất kỳ hành động xâm phạm chủ quyền nào.

Tương tự, trong bài trả lời phỏng vấn tờ Berlingske, Ngoại trưởng Canada John Baird tuyên bố: "Đối với chúng tôi, đây là ưu tiên chiến lược. Chúng tôi muốn giảm nguy cơ xung đột, nhưng rõ ràng là chúng tôi sẽ buộc phải bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình". Hồi tháng 3, Canada đã tiến hành cuộc tập trận mang tên NOREX 2015 tại khu vực Nunavut ở phía bắc nhằm tăng cường năng lực hoạt động ở Bắc cực.

Mới đây nhất, đến lượt Na Uy ngày 1.10 tuyên bố sẽ hiện đại hóa lực lượng quốc phòng để "ứng phó các chuyển biến tình hình mới ở Bắc cực", theo Reuters.

Chưa hết, ngoài 8 nước trực tiếp tham gia tranh chấp, nhiều quốc gia khác dù ở xa Bắc cực cũng đang cố gắng mở rộng tầm với ở khu vực này. Hiện Hội đồng Bắc cực đã có thêm nhiều "quan sát viên thường trực" như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Ý và Ấn Độ. Cuối tháng 8, Trung Quốc đã lần đầu tiên đưa 5 tàu chiến vào vùng biển Bering ngoài khơi bờ biển Alaska, còn Hàn Quốc và Singapore đẩy mạnh chiến lược khảo sát triển vọng có thể thiết lập tuyến hàng hải vận chuyển hàng hóa đến các thị trường châu Âu thông qua Bắc Băng Dương.

Trùng Quang

Theo Thanhnien

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bất ngờ với quốc gia Phật giáo nhỏ bé trở thành cường quốc tiề.n điện tử
18:35:47 01/10/2024
Tân Chủ tịch LDP dự kiến giải tán Hạ viện Nhật Bản trong tháng 10
13:03:42 30/09/2024
Chuyên gia: Trung Quốc đối mặt thách thức chưa từng có từ tình trạng già hoá dân số
19:40:07 30/09/2024
Phó Tổng thống K.Harris huy động 55 triệu USD trong hai sự kiện gây quỹ cuối tuần
21:09:33 30/09/2024
Đấu giá vòng cổ kim cương 300 carat với giá trị ước tính 2,8 triệu USD
05:43:30 01/10/2024
Bão Helene tàn phá Đông Nam nước Mỹ, số nạ.n nhâ.n thiệt mạng tăng lên 118 người
16:31:41 01/10/2024
Phát hiện mới về vai trò của nữ giới trong nền văn hóa Moche cổ đại
16:44:08 01/10/2024
Điện Kremlin: Học thuyết hạt nhân mới đang được chính thức hoá thành luật
09:04:05 30/09/2024

Tin đang nóng

Em dâu sốc nặng trước lời tuyên bố của anh trai chồng trong cuộc họp gia đình
05:13:39 02/10/2024
Nam diễn viên ở Việt Nam là ông hoàng quảng cáo, sang Mỹ lâm vào kiện tụng, kinh doanh thất bại
06:05:06 02/10/2024
Bạn học vay 200 triệu rồi biến mất, ngày tôi kết hôn, cậu ấy bất ngờ xuất hiện đưa tôi một tấm thẻ kèm theo lời xin lỗi
05:42:24 02/10/2024
Công an TP Hồ Chí Minh truy tìm người liên quan đến vụ chiếm đoạt hơn 5 tỷ đồng
06:37:02 02/10/2024
Hậu l.y hô.n chồng Tây, Á hậu Việt: "Có tất cả mà không có ai chia sẻ với mình thì quá đáng tiếc"
06:01:17 02/10/2024
Bị đàn em đòi đưa hết tiề.n, Mỹ Linh nói: "Tiề.n mà không biết sử dụng là sao? Tôi có dại ngu gì đâu"
06:26:14 02/10/2024
Sốc với cảnh "khai quật" mương rác: "Tôi thật sự ám ảnh khi xem"
07:33:22 02/10/2024
Hòa Minzy công khai tổng doanh thu shop cá nhân đóng góp cho bà con miền Bắc sau bão lũ
06:49:10 02/10/2024

Tin mới nhất

Google xây trung tâm dữ liệu 1 tỷ USD tại Thái Lan

08:12:12 02/10/2024
Google vừa thông báo sẽ đầu tư 36 tỷ baht, tương đương 1 tỷ USD, vào Thái Lan để xây dựng trung tâm dữ liệu, dự kiến đặt tại một khu công nghiệp ở Chonburi, một tỉnh miền Trung của Thái Lan.

Ukraine thừa nhận tình hình tiề.n tuyến rất khó khăn

08:02:58 02/10/2024
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận, tình hình ở tuyến đầu của cuộc xung đột với Nga rất, rất khó khăn và các lực lượng Ukraine phải làm mọi thứ có thể trong giai đoạn mùa thu.

Nhóm ăn xin người Trung Quốc tiết lộ thu nhập 60 triệu đồng/tháng gâ.y số.c

08:00:41 02/10/2024
Cục Di trú Malaysia vừa triệt phá một đường dây ăn xin đường phố. Một trong số đó tiết lộ có mức thu nhập lên tới 10.000 RM/tháng (hơn 60 triệu đồng).

Quan chức Mỹ: Không có 'khả năng kỳ diệu' nào có thể thay đổi cục diện xung đột Ukraine

18:34:05 01/10/2024
Vào tuần trước, theo một báo cáo của Bloomberg, các quan chức phương Tây không tin kế hoạch chiến thắng của ông Zelensky sẽ tạo ra bước đột phá trong cuộc xung đột do thiếu các yếu tố bất ngờ.

Người dân Brazil phải đeo lại khẩu trang vì khói mù do cháy rừng bao phủ

17:38:50 01/10/2024
Theo Viện Thăm dò Datafolha (Brazil), ít nhất 40% dân số ở các thành phố như Sao Paulo và Belo Horizonte và 29% dân số ở thành phố Rio de Janeiro cho biết sức khỏe của họ bị ảnh hưởng rất nhiều do ô nhiễm không khí.

Gói kích thích của Trung Quốc - thuố.c đặc trị hay chỉ là liều giảm đau

17:36:22 01/10/2024
Ông Tianchen Xu, chuyên gia kinh tế của Economist Intelligence Unit, nhận định gói kích thích mới đây là "một dấu mốc cho thấy tư duy chính sách đã thay đổi .

Nhánh chính sông Amazon cạn trơ đáy

16:41:45 01/10/2024
Các nhà môi trường cho biết biến đổi khí hậu và tình trạng ấm lên toàn cầu không chỉ khiến các con sông ở Amazon cạn nước mà còn gây các vụ cháy rừng chưa từng có, phá hủy thảm thực vật khô cằn.

Quốc hội Nhật Bản bầu ông Shigeru Ishiba làm Thủ tướng

16:39:06 01/10/2024
Ông Shigeru Ishiba được bầu vào Hạ viện 12 lần, từng đảm nhiệm các chức vụ quan trọng như Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Nông nghiệp, Bộ trưởng Tái thiết khu vực và Tổng Thư ký LDP.

Mỹ tăng viện trợ cho liên minh chống IS

16:28:31 01/10/2024
Trong số này, 148 triệu USD hỗ trợ để đảm bảo an ninh biên giới cũng như chống khủn.g b.ố ở khu vực châu Phi cận sa mạc Sahara và Trung Á; 168 triệu USD dành cho quỹ an ninh tại Iraq và Syria.

Fed đề ngỏ khả năng tiếp tục giảm lãi suất

16:15:59 01/10/2024
Tuy nhiên, ông Powell cũng lưu ý đây không phải là con đường định sẵn và các dữ liệu sẽ được đán.h giá đầy đủ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đồng loạt từ chức

15:48:56 01/10/2024
Đây là động thái mở đường cho việc thành lập chính phủ mới do tân Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, ông Shigeru Ishiba, dẫn đầu.

Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ tại Liban có thể làm gì nếu xảy ra xung đột biên giới?

15:35:12 01/10/2024
Nghị quyết 1701 của HĐBA LHQ cho phép các binh sĩ gìn giữ hòa bình giúp quân đội Liban đảm bảo không có giao tranh xảy ra tại khu vực làm nhiệm vụ cũng như không bị xâm phạm bởi các lực lượng vũ trang không thuộc nhà nước Liban.

Có thể bạn quan tâm

Phim mới của Demi Moore khiến người xem bỏ về hàng loạt

Hậu trường phim

08:17:43 02/10/2024
Tác phẩm mới do Demi Moore đóng chính không chỉ được giới phê bình đán.h giá cao mà còn khiến khán giả phấn khích cực độ.

Du lịch cộng đồng Pù Luông - Cơ hội và thách thức cho phát triển bền vững

Du lịch

08:12:53 02/10/2024
Nằm giữa núi rừng Thanh Hóa, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên và tìm kiếm trải nghiệm du lịch cộng đồng.

Hôn nhân lần 2 của Vân Hugo: Nếu vậy thì ngay từ đầu, anh ấy không nên chọn lấy một người vợ như tôi

Netizen

08:08:26 02/10/2024
Cả hai đều hiểu là mình phải sửa cái gì và thương người kia hơn , Vân Hugo nói về cuộc hôn nhân hiện tại khi cả cô và chồng đều mắc phải sai lầm ở hôn nhân cũ.

Con trai tiết lộ cuộc sống sau 8 năm nghệ sĩ Chinh Nhân qua đời

Sao việt

07:52:43 02/10/2024
Sau khi nghệ sĩ Chinh Nhân mất, Ngọc Cương sống cùng cô út là nghệ sĩ Bình Tinh. Dù theo học về kinh tế song anh vẫn nuôi ước mơ theo đuổi công việc diễn xuất.

Bạn gái cũ Travis Kelce đáp trả người hâm mộ Taylor Swift

Sao âu mỹ

07:47:14 02/10/2024
Kayla Nicole, bạn gái cũ của Travis Kelce, đã đáp trả những người hâm mộ Taylor Swift khi bị chỉ trích ngoại hình trên mạng, trong bối cảnh nữ danh ca đang hẹn hò với ngôi sao bóng bầu dục.

Làm rõ lờ.i kha.i "bôi trơn" nguyên Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh 1,5 tỷ đồng để được trúng thầu

Pháp luật

07:46:50 02/10/2024
Quá trình xét xử các bị cáo liên quan đến vụ án thổi giá thiết bị giáo dục trường học tại Hà Tĩnh, bị cáo Nguyễn Thành Trung khai nhận đã lót đường và cảm ơn ông Đặng Quốc Khánh

Độc đạo - Tập 14: Dương "cơ bắp" được công an cứu

Phim việt

07:39:31 02/10/2024
Long trở về báo cáo công an tỉnh và kể lại toàn bộ quá trình tìm kiếm Dương cơ bắp , đó là nhờ có sự phán đoán chính xác của K3.

Quả bán đầy chợ nhưng được coi là báu vật của mùa thu, đem nấu canh vừa ngon lại bổ dưỡng

Ẩm thực

05:58:07 02/10/2024
Món canh vừa đơn giản, rẻ tiề.n lại thơm ngon bổ dưỡng trong mùa thu nhất định bạn phải thử! Mướp bán đầy chợ nên bạn có thể tha hồ mua rồi về chế biến nhé.

CSGT chặn bắt xe tải vận chuyển hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Tin nổi bật

05:57:27 02/10/2024
Ngày 1/10, thông tin từ Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng, Tổ tuần tra kiểm soát (TTKS) của Phòng CSGT vừa phát hiện, bắt quả tang xe ô tải vận chuyển số lượng lớn hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.