5 bài học đa.u đớ.n vì sự “vô tâm” trong quy hoạch giao thông

Theo dõi VGT trên

“Nếu nói rằng việc phá bỏ cầu bộ hành chỉ mất phần móng trụ trị giá vài tỷ đồng…là rất vô tâm. Dù chỉ vài đồng cũng là tiề.n mồ hôi nước mắt của dân, dù chỉ một đồng cũng quý. Nhiều nơi ngay ở Hà Nội dân vẫn phải đu dây qua sông…”.

Ba tháng sau khi chính thức thu phí bảo trì đường bộ với ô tô, Quỹ bảo trì đường bộ đã thu được hơn 1.000 tỷ đồng. Tiếp nối “tấm gương tiên phong” của Tổng cục đường bộ và một loạt các địa phương xin trích tiề.n từ quỹ này, ngày 15/4, ông Nguyễn Xuân Tân, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết sẽ trình UBND TP. Hà Nội xin dùng Quỹ bảo trì đường bộ vừa thu được đề nâng cấp, sửa chữa lại dải phân cách ở những tuyến phố đã thực hiện phân làn phương tiện năm 2011. Trao đổi với Dân trí, TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Giao thông vận tải (Bộ GTVT), người có nhiều năm nghiên cứu về giao thông cho rằng đề xuất của Sở GTVT Hà Nội “rất khó chấp nhận”.

“Không thể vô tâm như thế”

Dư luận đang dấy lên nghi ngại: hơn ngàn tỷ đồng vừa thu được của Quỹ bảo trì đường bộ đang có vài đơn vị nhòm ngó sử dụng trái mục đích bảo trì đường bộ. Là chuyên gia có hàng chục năm nghiên cứu về giao thông trong và ngoài nước, ông đán.h giá gì về việc này?

TS Nguyễn Xuân Thủy: Quỹ bảo trì không đủ đáp ứng nhu cầu dành cho duy tu, bảo trì nên cần lựa chọn, ưu tiên những nơi cần thiết. Việc dùng tiề.n từ quỹ này chi cho phân làn là vô lý, rất khó chấp nhận. Trong khi hiệu quả giảm ùn tắc, giảm ta.i nạ.n vẫn chưa thể kiểm định rõ ràng, tình trạng giao thông hỗn độn, đi sai làn đường trên 5 tuyến phố phân làn của Hà Nội diễn ra tràn lan, tắc vẫn hoàn tắc thì đề xuất trên đây quả là quá khó hiểu.

5 bài học đa.u đớ.n vì sự vô tâm trong quy hoạch giao thông - Hình 1

Cầu bộ hành trên đường Nguyễn Chí Thanh phải tháo dỡ (Ảnh: Trúc Linh)

Nhiều chuyên gia và dư luận xã hội cho rằng phương án phân làn tại 5 tuyến phố đã thất bại. Nhưng tại sao, Sở GTVT Hà Nội vẫn muốn tiếp tục “đổ tiề.n” vào?

TS Nguyễn Xuân Thủy: Ý kiến của các chuyên gia dường như bị các nhà quản lý, hoạch định giao thông Hà Nội “bỏ ngoài tai”. Chính vì lý do đó, nhiều người ngờ rằng, đề xuất rót thêm tiề.n cho phương án thí điểm kể trên không xuất phát từ cái tâm.

Đã có sai lầm trong cách tính toán chuyện phân làn. Việc phân làn ở các tuyến phố trong nội đô là rất khó thực hiện, do cơ sở vật chất, đường sá trong đô thị hẹp không đảm bảo cho việc phân làn phương tiện vào giờ cao điểm. Đến nay thì có thể thấy rõ, phân làn hầu như không có tác dụng trên các tuyến phố này.

Sẽ là cực đoan và thiếu trách nhiệm nếu cơ quan chức năng cứ đổ tại “ý thức người tham gia giao thông còn yếu kém”. Nếu làm hết trách nhiệm của mình thì chắc chắn đã không có chuyện “xây cầu vượt, phá cầu đi bộ” như báo chí đề cập trong thời gian qua.

Phá cầu đi bộ, thể hiện tầm nhìn ngắn của những người làm công tác quy hoạch.

Thưa ông, ông Phạm Hoàng Tuấn, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội nói rằng cầu đi bộ không phải là công trình vĩnh cửu, được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của người dân tại một khu vực, tại một thời điểm nhất định, khi có các nhu cầu khác lớn hơn thì sẽ phải di chuyển, nên không thể gọi là lãng phí…

Video đang HOT

TS Nguyễn Xuân Thủy: Nói như vậy là không chấp nhận được. Chỉ riêng việc đặt cầu đi bộ ở vị trí này đã không phù hợp, không tương xứng với con số gần chục tỷ đồng bỏ ra cho một cây cầu như vậy. Trước khi xây dựng có nghiên cứu quy hoạch không? Có điều tra nhu cầu dân sinh tại khu vực không? Nếu có, điều tra như thế nào để bây giờ phải trả giá bằng cách phá bỏ, tiêu tốn hàng tỷ đồng như vậy?

Trả lời báo chí, ông Phạm Hoàng Tuấn có cho biết: phần lớn cầu bộ hành vẫn được sử dụng lại, chỉ mất phần móng trụ trị giá vài tỷ đồng…

TS Nguyễn Xuân Thủy: Trả lời với nhân dân như vậy là vô tâm. Không nói là vài tỷ mà dù chỉ vài đồng cũng là tiề.n mồ hôi nước mắt của dân, cho nên một đồng cũng quý. Có khi nào người ta nghĩ tới các cháu ở miền núi phải đi chân đất, mặc áo rách, ăn cơm trộn rau, ngồi trong những lớp học rách nát không? Không ở đâu xa, nhiều nơi ngay ở Hà Nội dân vẫn phải đu dây qua sông, có cháu bé chịu cảnh chế.t đuố.i như Dân trí đã nêu cách đây chưa lâu… Biết như vậy mà không thấy xó.t x.a sao?

5 bài học “đa.u đớ.n” của Hà Nội

Thời gian gần đây, trước thực trạng giao thông như mớ bòng bong của Hà Nội, nhiều người dân lại nhìn về TP Đà Nẵng, mảnh đất nắng gió miền Trung, như một tấm gương về tầm nhìn chiến lược quy hoạch giao thông. Tại sao lại có việc trái khoáy đó thưa ông?

TS Nguyễn Xuân Thủy: Điều kiện dân cư, xã hội giữa hai thành phố có nhiều khác biệt. Tuy nhiên, một trong những điểm nhấn khác biệt lớn nhất của chính quyền Đà Nẵng chính là tinh thần cầu thị. Họ rất tôn trọng ý kiến của các chuyên gia, các nhà chuyên môn trong việc định hướng quy hoạch và phát triển Đà Nẵng. Còn Hà Nội thì sao?

Chỉ đơn cử một việc, cách đây 15 năm, tôi và nhiều chuyên gia đã nói nhiều về tác dụng của cầu vượt nhưng bây giờ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mới làm. Và bây giờ họ làm thì đương nhiên thì sẽ mâu thuẫn với cách làm cũ, gây ra chuyện phải dịch chuyển cầu đi bộ và gây tốn kém. Đó là do tầm nhìn kém. Cá nhân tôi thiết tha, nếu thực sự vẫn có tâm với Hà Nội, những người làm công tác quy hoạch giao thông tại Hà Nội cần mang tinh thần cầu thị hơn nữa.

Dư luận của đa số nhân dân trong xã hội, hoặc ngay như ý kiến của chúng tôi được báo chí phản ánh, thì tuyệt đối không phải là những lời kể lể, tính toán vụ lợi, mà hoàn toàn là những góp ý, phản biện chân thành. Nói thực lòng, nhiều khi tôi rất buồn vì tâm huyết đóng góp mà ít nhận được thông tin phản hồi từ phía cơ quan chức năng, dù là những lời phản biện.

Đứng trước thực trạng giao thông b.ê bố.i như hiện nay tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, dường như không ít chuyên gia ngành giao thông có tâm huyết rơi vào “tâm trạng buồn” như ông…

TS Nguyễn Xuân Thủy: Có rất nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết của các chuyên gia được đưa ra từ cách đây hàng chục năm, nhưng không hiểu vì lý do gì lại bị “bỏ ngoài tai”. Đó là sự lãnh phí chất xám ghê gớm. Nếu vẫn cứ giữ cung cách như này, chúng ta sẽ phải tiếp tục chứng kiến nhiều bài học mà nếu có sự cầu thị, tôi tin đã không xảy ra.

Ông muốn nhắc tới “bài học” gì với Hà Nội?

TS Nguyễn Xuân Thủy: Nói về tầm nhìn quy hoạch giao thông đô thị, Hà Nội có 5 bài học “đa.u đớ.n”. Thứ nhất là xây dựng cầu Thăng Long hoàn thành vào năm 1985, một cây cầu đồ sộ tốn nhiều tỷ đồng, đặc biệt đặt trong bối cảnh đất nước khó khăn như thời điểm đó. Nhưng đáng tiếc khi hoàn thành rồi mới thấy rất ít phương tiện đi lại. Và cho tới hàng chục năm sau này khi mà cây cầu đã có dấu hư hỏng thì mới thực sự khai thác được.

Trong khi đó cầu Long Biên thì quá cũ và ùn tắc. Cầu Chương Dương dù được xây dựng và hoàn thành vào năm 1986 cũng không thấm tháp vào đâu so với đủ đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, vì cây cầu này quá nhỏ.

Bài học thứ hai là Hà Nội dỡ bỏ khoảng 40km tàu điện do người Pháp xây dựng. Tàu điện là loại phương tiện không bao giờ thiếu được với sự phát triển của các đô thị trên thế giới. Đáng lý ra người ta phải duy trì và phát triển loại hình phương tiện an toàn, có khả năng chịu tải cao này, thì vào năm 1989 lại dỡ bỏ với lý do “chật đường, chống ùn tắc”. Thời ấy, tôi đang công tác tại Vụ Vận tải (Bộ GTVT) đã có 4 bài viết phản đối việc dỡ bỏ hệ thống đường sắt này, nhiều chuyên gia khác cũng lên tiếng phản đối, nhưng người ta đâu nghe.

Bài học thứ ba là việc xây dựng các cầu vượt sông Hồng quá chậm. Năm 1985, khánh thành cầu Thăng Long, năm 1986, hoàn thành cầu Chương Dương. Nhưng phải đến gần 25 năm sau, Hà Nội mới có thêm cầu Thanh Trì và cầu Vĩnh Tuy. Trong khi ở những quốc gia tiên tiến thì ở thành phố có con sông lớn như vậy họ phải đặt tới cả chục cây cầu. Điều đó không chỉ góp phần tạo điều kiện cho nhân dân đi lại dễ dàng hơn, mà còn thúc đẩy môi trường kinh doanh phát triển nhanh hơn, và nó cũng có ảnh hưởng nhất định tới việc quy hoạch, tính toán dân số phù hợp hơn.

Bài học thứ 4, là xây dựng các cầu vượt thể hiện tầm nhìn quy hoạch kém. Cách đây 15 năm các chuyên gia nghiên cứu giao thông đã nói về việc xây cầu vượt ở ngã tư lập thể, nhưng cả TP.HCM và Hà Nội đều không làm, và cứ đổ lỗi cho ý thức của người tham gia giao thông kém.

Cho tới gần đây hai thành phố này mới nhận ra vai trò quan trọng của những cây cầu vượt và nhanh chóng triển khai các dự án đó. Như vậy, do hạn chế trong tầm nhìn, quy hoạch giao thông đô thị đã bị chậm ít nhất 10 năm so với nhu cầu, cho nên mới xảy ra chuyện phải dỡ bỏ hai cây cầu đi bộ, dẫn tới lãng phí hàng tỷ đồng.

Bài học thứ 5, cứ tạm gọi như vậy, là Hà Nội sau bao nhiêu năm phát triển, dường như vẫn đang rất thiếu những cán bộ thực sự có tâm và có tầm để “gánh vác” trách nhiệm phác họa được bức tranh phát triển giao thông của Hà Nội trong tương lai để từ đó xây dựng cơ sở hạ tầng tương ứng cho giao thông.

Thật đáng lo ngại nếu vẫn tồn tại những kiểu tầm nhìn, tư duy quy hoạch ngắn, nhỏ lẻ. Xây dựng được những quy hoạch tốt sẽ góp phần hạn chế sự lãng phí to lớn về của cải vật chất cũng như những xáo trộn không đáng có trong xã hội, đồng thời thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế – xã hội.

Xin cảm ơn ông!

Theo Dantri

HN "thúc" triển khai các cặp đường một chiều

UBND Hà Nội vừa thúc giục Sở Giao thông đề xuất triển khai phân làn, phân luồng phương tiện trên một số tuyến phố có đủ điều kiện và khẩn trương nghiên cứu, tổ chức các cặp đường giao thông một chiều, báo cáo UBND thành phố trong tháng 11/2012.

UBND Hà Nội vừa ban hành văn bản về đảm bảo trật tự an toàn và đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông. Theo đó, để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông, UBND thành phố yêu cầu Sở Giao thông vận tải chù trì thực hiện toàn diện công tác đảm bảo an toàn giao thông, quản lý nhà nước đối với hạ tầng giao thông trên địa bàn toàn thành phố.

Sở Giao thông vận tải chủ động phối hợp với các chủ đầu tư, các quận, huyện, thị xã và các ngành để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công các dự án hạ tầng giao thông Khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục, đề xuất điều chỉnh việc ban hành Quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố, lấy ý kiến tham gia của công an, Sở Tư pháp, Sở VH, TT&DL và các đơn vị liên quan trình UBND thành phố phê duyệt theo quy định trong tháng 11/2012 Trình quy định quản lý, vận hành, khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông trong tháng 11/2012.

Đồng thời, đề xuất triển khai phân làn, phân luồng các phương tiện trên một số tuyến phố có đủ điều kiện và khẩn trương nghiên cứu, tổ chức các cặp đường giao thông một chiều đề xuất, báo cáo UBND thành phố trong tháng 11/2012.

Chủ trì, phối hợp với Công an thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện liên quan nghiêm túc triển khai chỉ đạo của thành phố về việc các tuyến phố (268 tuyến) không tổ chức trông giữ phương tiện xe đạp, xe mô tô, ô tô trên vỉa hè, lòng đường Thường xuyên kiểm tra, xử lý chống tái lấn chiếm, đảm bảo trật tự, mỹ quan đô thị, thực hiện phương châm "lòng đường dành cho phương tiện, hè dành cho người đi bộ", góp phần giảm ùn tắc giao thông.

HN thúc triển khai các cặp đường một chiều - Hình 1

Hà Nội vừa thục giục Sở Giao thông trình đề án phân làn các tuyến đường đủ điều kiện

Đẩy nhanh tiến độ các dự án đang thi công

Tại văn bản trên, lãnh đạo Hà Nội yêu cầu, Sở Giao thông vận tải chủ động phối hợp với các chủ đầu tư có liên quan đẩy nhanh, hoàn thành dự án đang triển khai thi công và các công trình đang chuẩn bị đầu tư, nhất là 37 công trình trọng điểm.

Với các dự án giao thông trọng điểm do Ban Quản lý Dự án Hạ tầng Tả Ngạn làm chủ đầu tư: Quốc lộ 5 kéo dài, lãnh đạo thành phố yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thi công các gói thầu kiên quyết thay các nhà thầu yếu, thiếu năng lực thực hiện gói thầu. Hoàn thành toàn bộ dự án trong năm 2013.

Dự án Cầu Nhật Tân và Đường hai đầu cầu: Ban Quản lý Dự án Hạ tầng Tả Ngạn phối hợp với UBND quận Tây Hồ, Ban QLDA 85 tập trung cho công tác GPMB nút giao Phú Thượng. UBND quận Tây Hồ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để các hộ dân trong diện GPMB đồng thuận và chấp hành bàn giao mặt bằng xây dựng công trình Trong trường hợp hộ dân cố tình không chấp hành thì UBND quận tổ chức biện pháp hành chính theo đúng trình tự, thủ tục quy định. Giải phóng mặt bằng xong trong năm 2012.

Đối với các dự án do Ban quản lý các Dự án trọng điểm phát triển đô thị làm chủ đầu tư: Dự án Đường Vành đai 1 đoạn Ô Chợ Dừa- Hoàng Cầu: Việc giải phóng mặt bằng của quận Đống Đa rất chậm Yêu cầu Ban quản lý các Dự án trọng điểm phát triển đô thị phối hợp với UBND quận Đống Đa tập trung việc lập và phê duyệt các phương án UBND quận Đống Đa tập trung chỉ đạo xác nhận nguồn gốc đất làm việc với các ngành để tháo gỡ khó khăn về cơ chế chính sách GPMB, đẩy nhanh công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Ban Chỉ đạo GPMB TP kiểm tra, theo dõi, đôn đốc tiến độ, để xuất tháo gỡ, giải quyết vướng mắc trong thực hiện GPMB. Hoàn thành GPMB trong quý I/2013, thông xe kỹ thuật trong tháng 9/2013.

Dự án Đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục: Yêu cầu Chủ đầu tư khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ Dự án, trình thẩm định, phê duyệt trong tháng 10/2012. Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất, báo cáo UBND TP bố trí vốn cho dự án.

Dự án Đường Vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở- Ngã Tư Vọng: Ban quản lý các Dự án trọng điểm phát triển đô thị phối hợp với UBND các quận Đống Đa, Thanh Xuân đẩy nhanh tiến độ GPMB, ưu tiên cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án. UBND các quận, Ban quản lý các Dự án trọng điểm phát triển đô thị tập trung GPMB trong năm 2012 để tháng 1/2013 thi công, hoàn thành vào năm 2015.

Đối với các dự án do Ban Quản lý đường sắt đô thị (Ban Đường sắt) làm chủ đầu tư: Tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội (tuyến số 3): Tháng 12/2012 phê duyệt kết quả đấu thầu gói số 2, tháng 2/2013 thi công Phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán gói thầu số 3 xong trước 15/12/2012, cắm mốc giới GPMB hầm và ga gầm xong trong tháng 10/2012 UBND huyện Từ Liêm phối hợp với Ban Chỉ đạo GPMB TP hoàn thành công tác GPMB Đề bô xong trong tháng 2/2013, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cần kiên quyết thay thế nhà thầu xây lắp nếu vẫn tiếp tục tình trạng chậm tiến độ Trong tháng 10/2012 triển khai thi công gói thầu số 5.

Tuyến Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo (tuyến số 2): Quan Quản lý Đường sắt Đô thị Hà Nội đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ dự án theo quy định.

Theo 24h

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tạm ngưng giảng dạy cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân
21:00:28 28/09/2024
Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân: "Tôi đã sai"
18:25:19 28/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024
Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích
18:08:30 29/09/2024
Vàng nhẫn "cháy hàng" khi giá lập kỷ lục, mua thêm 1 chỉ phải chờ cả tiếng
17:41:30 28/09/2024
Sạt lở ở Hà Giang: Tạm dừng tìm kiếm các nạ.n nhâ.n mất tích
07:04:15 30/09/2024

Tin đang nóng

Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai cũng mắc sai lầm giống Anh Trai Say Hi, giới thiệu thiếu 1 nghệ sĩ tại concert?
07:56:08 30/09/2024
Top phim Hoa ngữ được xem nhiều nhất tháng 9, bất ngờ với 'Phàm Nhân Ca'
05:54:13 30/09/2024
Nóng: Nữ diễn viên "The Glory" qua đời vì nhồi má.u não
09:33:40 30/09/2024
Sốc visual mỹ nhân cổ trang Việt một thời, đẹp đến mức 34 năm vẫn chưa có ai sánh bằng
05:54:56 30/09/2024
Vụ cô giáo "dỗi" vì không được ủng hộ laptop: Nhiều phụ huynh tạm dừng cho con đến lớp
07:16:37 30/09/2024
Mỹ nhân showbiz là tiểu thư nhà giàu, có bố đại gia kinh doanh: Tuổ.i 27 sở hữu căn hộ 84 tỷ đồng, BST túi Hermes, Chanel
07:02:07 30/09/2024
Gia thế của Bò Chảnh - bạn gái thiếu gia Xemesis gây tò mò
06:52:38 30/09/2024
Sao Việt 30/9: Lệ Quyên bức xúc hỏi anti-fan 'não ở đâu?'
08:05:04 30/09/2024

Tin mới nhất

Rãnh áp thấp nối với bão Krathon gây mưa giông trên Biển Đông, sóng cao tới 6m

10:50:57 30/09/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (30/9) có rãnh áp thấp có trục ở khoảng 19-22 độ vĩ Bắc nối với cơn bão Krathon lúc 7h có vị trí ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc, 122,1 độ Kinh Đông.

Cẩu xe khách và nhiều ô tô khỏi hiện trường vụ sạt lở ở Hà Giang

10:37:35 30/09/2024
Lực lượng chức năng đã huy động cần cẩu cỡ lớn để đưa xe khách và nhiều ô tô, xe máy ra khỏi hiện trường vụ sạt lở tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Tài xế xe khách ở Hà Giang kể phút bất lực khi nhìn quả đồi 'đán.h úp'

10:21:38 30/09/2024
Anh Vũ Minh Hoàng (42 tuổ.i, tài xế xe khách Thanh Bằng) cho biết, lúc xảy ra sạt lở, mọi việc diễn ra quá nhanh, cả xe hoàn toàn bất lực.

Chị gái nạ.n nhâ.n vụ sạt lở: 'Em tôi mất tích khi đang giúp dân sơ tán đồ'

10:04:09 30/09/2024
Chị Phạm Thị Hiển (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, Hà Giang) cho biết, em trai chị đã mất tích trong vụ sạt lở khi đang giúp dân sơ tán đồ đạc.

Người Việt tại Anh chia sẻ mất mát với đồng bào chịu thiệt hại do bão số 3

10:01:53 30/09/2024
Các hội đoàn khác cũng nhanh chóng trao tặng số tiề.n quyên góp với mong muốn hỗ trợ kịp thời tới những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bão Yagi.

Hà Nội: Cháy lớn tại nhà xưởng sản xuất trong đêm, xuất hiện nhiều tiếng nổ

08:00:16 30/09/2024
Lực lượng chức năng huyện Hoài Đức (Hà Nội), đang làm rõ nguyên nhân vụ cháy nhà xưởng sản xuất tại xã Di Trạch vào đêm nay.

Những đêm thức trắng sợ vỡ đê của người dân trên cồn giữa sông Mekong

07:52:39 30/09/2024
Hơn 10 ngày kể từ đợt vỡ đê mới nhất, ông Nguyễn Văn Hiếu (57 tuổ.i, ngụ cồn Phú Đa, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, Bến Tre) đã hết bàng hoàng, nhưng vẫn chưa khắc phục xong hậu quả.

6h sáng nay cầu phao Phong Châu bắt đầu hoạt động

07:17:40 30/09/2024
Theo phương án tổ chức giao thông của Sở GTVT tỉnh Phú Thọ, người, xe thô sơ, mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), ô tô con và xe bán tải được phép lưu thông qua cầu phao Phong Châu.

Điều tra trách nhiệm vụ sập sân khấu thi Miss Cosmo 2024

06:50:47 30/09/2024
Ngày 29/9, Công an quận 11 phối hợp với Sở Xây dựng TPHCM điều tra trách nhiệm các đơn vị liên quan vụ sập sân khấu cuộc thi Miss Cosmo 2024.

Người thoát chế.t sạt lở Hà Giang: "Vừa nghe hô hoán, đất đã ào ào đổ xuống"

06:48:03 30/09/2024
Khi đất đá từ trên cao sập xuống sáng 29/9 ở Việt Vinh (Bắc Quang, Hà Giang), nhiều người dân và lái xe thoát chế.t trong tích tắc.

Xuất hiện vết nứt dài trên núi Pù Mèo, khẩn cấp di dời nhiều hộ dân

06:24:30 30/09/2024
Một vết nứt lớn bỗng xuất hiện trên núi ở xã Nậm Giải, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Chính quyền phải di dời các hộ dân trong khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.

Bão Yagi mạnh nhất trong 70 năm qua tàn phá Việt Nam

17:44:30 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) đổ bộ trực tiếp nước ta, gây thiệt hại rất lớn đối với các địa phương ven biển, nhất là Quảng Ninh và Hải Phòng.

Có thể bạn quan tâm

Sao nam đóng Chúng ta của 8 năm sau lần đầu nói về tang sự, chỉ một câu mà gây nhói lòng

Sao việt

12:49:14 30/09/2024
B Trần thú nhận anh là mẫu người đàn ông của gia đình. Bản thân B Trần đã bỏ các cuộc vui từ lâu để dành thời gian cho gia đình.

Hôn nhân trái ngược của dàn diễn viên phim thần tượng Đài Loan (Trung Quốc)

Sao châu á

12:47:08 30/09/2024
Những cô nàng xinh đẹp, tài năng của làng giải trí xứ Đài đều đã yên bề gia thất. Nhưng không phải ai cũng tìm được bình yên.

Doãn Hải My vi vu Hàn Quốc cùng Đoàn Văn Hậu, nhan sắc thế nào mà dân tình cứ ngỡ "gái chưa chồng"

Netizen

12:43:55 30/09/2024
Vợ chồng cầu thủ Đoàn Văn Hậu - Doãn Hải My vừa khoe ảnh check in tại tháp Namsan (Hàn Quốc). Đáng chú ý nhan sắc của nàng WAG Hải My lập tức nhận mưa lời khen từ dân mạng.

Lisa lại b.ị t.ố hát nhép

Nhạc quốc tế

12:43:19 30/09/2024
Nhiều phân đoạn cũng được cho là cô hát nhép lộ liễu khi không kịp đưa mic lên miệng hoặc bỏ luôn câu hát mà chỉ tập trung vào vũ đạo, trình diễn trên sân khấu.

Shipper nhập cảnh cùng 2kg vàng

Pháp luật

12:42:29 30/09/2024
Ngày 30/9, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lào Cai cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ; tang vật thu giữ 2kg vàng.

Nepal đóng cửa trường học sau đợt mưa lớn khiến trên 100 người t.ử von.g

Thế giới

12:39:46 30/09/2024
Theo các chuyên gia, một số khu vực ở thủ đô Kathmandu ghi nhận lượng mưa lên tới 322,2 mm, khiến mực nước sông Bagmati dâng lên 2,2 m, vượt ngưỡng nguy hiểm. Đến sáng 29/9, lượng mưa ở nhiều nơi bắt đầu giảm.

Khởi đầu tuần mới tinh khôi, ấn tượng chỉ với hai tông màu trắng đen

Thời trang

12:27:56 30/09/2024
Để khởi đầu tuần mới, tháng mới theo cách thật tinh khôi và ấn tượng, bạn chỉ cần sử dụng váy áo mang tông màu trắng đen theo những cách sáng tạo dưới đây.

Ăn cá thường xuyên có thể bảo vệ chống lại chứng mất trí nhớ, bệnh Alzheimer

Sức khỏe

12:21:15 30/09/2024
Hơn nữa, việc ăn cá thường xuyên đã được chứng minh là hỗ trợ chức năng não nói chung và có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh.

Những thời điểm Yu-Gi-Oh! phá mọi luật lệ, tìm cách vô lý nhất để "main chính" thắng cuộc

Mọt game

12:01:08 30/09/2024
Yu -Gi-Oh! cho tới nay vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng bất tận cho không ít các phiên bản chuyển thể từ nó như hoạt hình, truyện tranh hay thậm chí cả các trò chơi điện tử.

Bột nếp kết hợp với loại quả quen thuộc này không chỉ giúp dưỡng da trong mùa thu mà còn giúp bổ phổi, thông khí huyết

Ẩm thực

11:53:29 30/09/2024
Hãy cùng khám phá sự kết hợp tuyệt vời này, biến những nguyên liệu tưởng chừng như đơn giản thành bảo bối chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, đồng hành cùng bạn trong suốt mùa thu này.

Nhan sắc đời thường của nữ diễn viên 'Đi giữa trời rực rỡ' khiến người xem 'chướng tai gai mắt'

Người đẹp

11:06:40 30/09/2024
Nhân vật Như trong phim Đi giữa trời rực rỡ khiến người xem chướng tai gai mắt và muốn tính sổ . Ngoài đời thực, diễn viên Yên Đan sở hữu nhan sắc xinh đẹp, nữ tính.