20 lực lượng quân đội tiềm lực nhất thế giới

Theo dõi VGT trên

Mỹ và Nga là nước đứng đầu danh sách 20 lực lượng quân đội hùng mạnh nhất thế giới

20 lực lượng quân đội tiềm lực nhất thế giới - Hình 1

Đứng đầu danh sách này là Mỹ với Ngân sách quốc phòng 601 tỷ USD, 1,4 triệu quân nhân chính quy , 8.848 chiếc xe tăng, 13.892 chiếc máy bay và 72 chiếc tàu ngầm. Mặc dù đang bị cắt giảm chi tiêu, nhưng với 601 tỷ USD ngân sách quốc phòng, Mỹ vẫn là quốc gia có mức chi tiêu quốc phòng bằng 9 nước tiếp theo cộng lại. Lợi thế quân sự truyền thống lớn nhất của Mỹ là hạm đội gồm 10 tàu sân bay.

20 lực lượng quân đội tiềm lực nhất thế giới - Hình 2

Đứng vị trí thứ hai sau Mỹ là Nga với 84,5 tỷ USD ngân sách quốc phòng, 766.055 quân nhân chính quy, 15.398 chiếc xe tăng, 3.429 chiếc máy bay và 55 chiếc tàu ngầm. Chi tiêu quân sự của điện Kremlin đã tăng gần 1/3 kể từ năm 2008 và dự kiến sẽ tăng hơn 44% trong vòng 3 năm tới. Nga cũng đã chứng minh sức mạnh quân sự của mình qua việc triển khai chiến dịch không kích tại Syria thời gian vừa qua.

20 lực lượng quân đội tiềm lực nhất thế giới - Hình 3

Trung Quốc là nước đứng vị trí thứ ba với ngân sách quốc phòng trị giá 216 tỉ USD, 2.333.000 quân nhân chính quy, 9.150 chiếc xe tăng, 2.860 chiếc máy bay và 67 chiếc tàu ngầm. Trong vài thập kỷ qua, quân đội Trung Quốc đã có sự phát triển nhanh chóng cả về quy mô và năng lực. Xét về quy mô, Trung Quốc hiện có đội quân lớn nhất thế giới với hơn 2 triệu binh sĩ.

20 lực lượng quân đội tiềm lực nhất thế giới - Hình 4

Sau Trung Quốc là Nhật Bản với ngân sách quốc phòng trị giá 41,6 tỉ USD, 247.173 quân nhân chính quy, 1.613 chiếc máy bay và 16 chiếc tàu ngầm. Xét về quy mô quân đội Nhật Bản tương đối nhỏ tuy nhiên, quân đội nước này lại được trang bị cực kỳ tốt.

20 lực lượng quân đội tiềm lực nhất thế giới - Hình 5

Ấn Độ là nước xếp ở vị trí thứ 5 với số tiề.n ngân sách chi cho quốc phòng đạt 50 tỷ USD, 1.325.000 quân nhân chính quy, 6.464 chiếc xe tăng, 1.905 chiếc máy bay và 15 chiếc tầu ngầm.

20 lực lượng quân đội tiềm lực nhất thế giới - Hình 6

Sau Ấn Độ là Pháp với kinh phí chi cho quốc phòng là 62,3 tỷ USD, với 202.761 quân nhân chính quy, 423 chiếc xe tăng, 1.264 chiếc máy bay và 10 chiếc tàu ngầm. Xét về quy mô, quân đội Pháp là tương đối nhỏ, tuy nhiên đây là lực lượng được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp.

20 lực lượng quân đội tiềm lực nhất thế giới - Hình 7

Hàn Quốc là nước đứng thứ 7 với 62,3 tỷ USD chi cho quốc phòng cùng với 624.465 quân nhân chính quy, 2.381 chiếc xe tăng, 1.412 chiếc máy bay và 13 chiếc tàu ngầm. Đối mặt với những nguy cơ từ CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc được cho là không có sự lựa cho nào khác là phát triển lực lượng quân đội mạnh.

20 lực lượng quân đội tiềm lực nhất thế giới - Hình 8

Sau Hàn Quốc là Italy với 34 tỷ USD chi cho quốc phòng cùng với 320.000 quân nhân chính quy, 586 chiếc xe tăng, 760 chiếc máy bay và 6 tàu ngầm.

Video đang HOT

20 lực lượng quân đội tiềm lực nhất thế giới - Hình 9

Sau Italya là Anh với 60,5 tỷ USD chi cho quốc phòng, 146.980 quân nhân chuyên nghiệp, 407 chiếc xe tăng, 936 chiếc máy bay và 10 tầu ngầm.

20 lực lượng quân đội tiềm lực nhất thế giới - Hình 10

Đứng vị trí thứ 10 là Thổ Nhĩ Kỳ với 18,2 tỷ chi cho quốc phòng, 410.500 quân nhân chuyên nghiệp, 3.778 chiếc xe tăng, 1,020 chiếc máy bay và 13 tàu ngầm. Lực lượng vũ trang của Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những lực lượng lớn nhất ở phía đông Địa Trung Hải.

20 lực lượng quân đội tiềm lực nhất thế giới - Hình 11

Sau Thổ Nhĩ Kỳ là Pakistan với 7 tỷ USD chi cho quốc phòng, 617.500 quân nhân chính quy, 2.924 chiếc xe tăng và 8 tàu ngâm.

20 lực lượng quân đội tiềm lực nhất thế giới - Hình 12

Ai Cập là nước đứng thứ 12 với 4,4 tỷ USD tiề.n ngân sách quốc phòng cùng với 468.500 số quân chính quy, 4.624 chiếc xe tăng, 1.107 chiếc máy bay và 4 tàu ngầm.

20 lực lượng quân đội tiềm lực nhất thế giới - Hình 13

Tiếp theo là Đài Loan (Trung Quốc). Với 10,7 tỷ USD ngân sách quốc phòng, 290.000 quân nhân chính quy, 2.005 chiếc xe tăng, 804 chiếc máy bay và 4 tàu ngầm, Đài Loan đứng thứ 13 trong 20 lực lượng quân đội hùng mạnh nhất thế giới

20 lực lượng quân đội tiềm lực nhất thế giới - Hình 14

Sau Đài Loan là Israel với 17 tỷ USD chi cho quốc phòng, cùng với 160.000 quân nhân chính quy, 4.170 chiếc xe tăng, 684 chiếc máy bay và 5 tàu ngầm.

20 lực lượng quân đội tiềm lực nhất thế giới - Hình 15

Đứng vị trí thứ 15 là Australia với kinh phí quốc phòng đạt 26,1 tỷ USD, 58.000 quân nhân chính quy, 59 chiếc xe tăng, 408 chiếc máy bay và 6 tàu ngầm

20 lực lượng quân đội tiềm lực nhất thế giới - Hình 16

Sau Australia, Thái Lan đứng ở vị trí thứ 16 với 5,39 tỷ USD ngân sách quốc phòng, 306.000 quân nhân chính quy, 722 chiếc xe tăng, 573 chiếc. Quân đội Thái Lan được Credit Suisse đán.h giá khá cao bởi nước này có số quân chính quy khá lớn, sở hữu nhiều xe tăng và nước này cũng có 1 tàu sân bay.

20 lực lượng quân đội tiềm lực nhất thế giới - Hình 17

Sau Thái Lan là Ba Lan với 9,4 tỷ USD chi cho quốc phòng, 120.000 quân nhân chính quy, 1.009 xe tăng, 467 máy bay và 5 tàu ngầm.

20 lực lượng quân đội tiềm lực nhất thế giới - Hình 18

Đứng kế sau Ba Lan là Đức với 40,2 tỷ USD ngân sách quốc phòng, 179.046 quân nhân chính quy, 408 xe tăng, 663 máy bay và 4 tàu ngầm. Quân đội Đức đứng ở vị trí thấp trong bảng xếp hạng của Credit Suisse do thiếu những nền tảng phản ánh sức mạnh của nước này – theo cách xếp hạng của Credit Suisse.

20 lực lượng quân đội tiềm lực nhất thế giới - Hình 19

Sau Đức là Indonesia với 6,9 tỷ USD chi cho quốc phòng, 476.000 quân nhân chính quy, 468 máy bay, 405 xe tăng và 2 tàu ngầm.

20 lực lượng quân đội tiềm lực nhất thế giới - Hình 20

Đứng vị trí cuối cùng trong top 20 là Canada với 15,7 tỷ USD quốc phòng, 92.000 quân nhân chính quy, 181 xe tăng, 420 máy bay và 4 tàu ngầm.

Theo_Báo Đất Việt

Cuộc đua tiêm kích kiểm soát bầu trời Đông Nam Á

Lo ngại trước các động thái quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông, nhiều nước Đông Nam Á đang phải tìm cách hiện đại hóa lực lượng không quân.

Cuộc đua tiêm kích kiểm soát bầu trời Đông Nam Á - Hình 1

Chiến đấu cơ JAS 39 Gripen do hãng Saab của Thụy Điển sản xuất. Ảnh: Saab

Trong bối cảnh Trung Quốc đang có những hành động mang tính phô diễn lực lượng quân sự trên Biển Đông như triển khai tên lửa, chiến đấu cơ J-11 xuống đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa hay điều trinh sát cơ Y-8X hạ cánh xuống đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhiều quốc gia Đông Nam Á đang nỗ lực tìm cách thay thế phi đội chiến đấu cơ già cỗi của mình bằng những thương vụ nhiều tỷ USD với các nhà sản xuất máy bay quân sự nước ngoài, theo Reuters.

Dù các nước Đông Nam Á không có ngân sách quốc phòng dồi dào, nhiều tập đoàn sản xuất vũ khí lớn trên thế giới cho hay họ đang bận rộn hơn bao giờ hết ở khu vực, và nhiều khả năng trong những tháng tới, những hợp đồng mua máy bay chiến đấu hàng tỷ USD sẽ được ký kết ở những quốc gia này.

Một hội nghị thương mại vừa diễn ra ở Kuala Lumpur hồi đầu tuần giữa các khách hàng tiềm năng với những nhà sản xuất vũ khí hàng đầu đến từ Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc, Pakistan và Mỹ. Hội nghị này được tổ chức thường niên trong suốt 5 năm qua, nhưng những người tham dự cho biết sự kiện lần này là sôi động nhất.

Điều khiến các tập đoàn vũ khí nước ngoài quan tâm nhất chính là kế hoạch thay thế đội máy bay tiêm kích Mig-29 của Nga có từ thập niên 1990 được không quân Malaysia đưa ra sau nhiều năm trì hoãn. Các nguồn tin quốc phòng cho hay Kuala Lumpur có thể mua tới 18 chiến đấu cơ mới để thay thế cho những chiếc Mig đã cũ kỹ, với tổng giá trị hợp đồng có thể lên tới hơn 2,5 tỷ USD.

Các sản phẩm tiềm năng được đưa ra chào hàng gồm có JAS 39 Gripen của Saab (Thụy Điển), Eurofighter Typhoon của châu Âu, Su-30 của Nga, và JF-17, một loại tiêm kích được hợp tác phát triển giữa Trung Quốc và Pakistan. Pháp cũng rất lạc quan về khả năng thắng thầu cung cấp tiêm kích Rafale do hãng Dassault sản xuất, trong khi các hãng khác cũng tràn trề hy vọng không kém.

"Chúng tôi hy vọng sẽ biến Malaysia trở thành quốc gia thứ 9 mua tiêm kích Typhoon", John Brosnan, trưởng chi nhánh châu Á của BAE System, một trong những đối tác tham gia sản xuất Typhoon, tuyên bố.

Theo Reuters, Việt Nam cũng có thể là một trong những khách hàng lớn trong thời gian tới đây. Hãng tin này dẫn các nguồn tin công nghiệp quốc phòng cho biết Việt Nam đã có những cuộc trao đổi sơ bộ với hãng Saab và Dassault để mua ít nhất 12 chiến đấu cơ Gripen hoặc Rafale.

Cuộc đua tiêm kích kiểm soát bầu trời Đông Nam Á - Hình 2

Một tiêm kích Rafale của Pháp. Ảnh: Military.com

Một số nguồn tin của hãng thông tấn này nói rằng Việt Nam cũng đang đàm phán với Nga về thương vụ mua tiêm kích tối tân Su-35. Tuy nhiên các quan chức tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga từ chối bình luận về bất cứ cuộc đàm phán nào.

Nỗi lo trên Biển Đông

Tuy không muốn bình luận công khai, nhiều quan chức các nước Đông Nam Á trong các cuộc trao đổi riêng với Reuters cho hay họ phải quan tâm đầu tư mua sắm chiến đấu cơ mới chủ yếu là do sự hiện diện quân sự ngày càng lớn của Trung Quốc tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.

Hồi đầu tuần, truyền thông Trung Quốc đưa tin một "máy bay vận tải quân sự" Y-8 mang số hiệu 9271 đã đáp xuống đường băng trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo và xây dựng đường băng phi pháp.

Động thái này của Trung Quốc đã khiến dư luận quốc tế không khỏi lo ngại về khả năng Bắc Kinh sẽ tiếp tục triển khai các loại chiến đấu cơ xuống các đảo nhân tạo ở ngay cửa ngõ của nhiều quốc gia Đông Nam Á. Giới quan sát cũng chỉ ra rằng chiếc Y-8 mang số hiệu 9271 thực chất là một máy bay trinh sát chuyên thực hiện chức năng tuần tra biển, thu thập tình báo và chống ngầm của quân đội Trung Quốc.

Bắc Kinh tuyên bố rằng họ cần có những loại vũ khí mới hơn, hiện đại hơn để "tự vệ" và tố ngược rằng chính Mỹ cùng các quốc gia khác mới đang quân sự hóa khu vực chứ không phải Trung Quốc.

Cuộc đua tranh vũ khí cũng chứng kiến những cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các nhà sản xuất chiến đấu cơ hàng đầu. Trong thập niên 1980 và 1990, Mỹ gần như thống trị thị trường xuất khẩu máy bay chiến đấu đến các nước ở Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Indonesia.

Tuy nhiên, Thái Lan, nước đang sở hữu nhiều máy bay F-5 của hãng Northrop và F-16 của Lockheed Martin, mới đây đã mua chiến đấu cơ Gripen của Saab và có thể sẽ ký thêm hợp đồng với nhà sản xuất máy bay Thụy Điển, các nguồn thạo tin cho hay.

Các nguồn tin công nghiệp quốc phòng cũng tiết lộ rằng mặc dù hãng Boeing đã chào mời chiến đấu cơ F/A-18E/F Super Hornet rất nhiệt tình với Malaysia, nước đang sở hữu biến thể F-18 Hornet cũ hơn, nhưng có vẻ như Kuala Lumpur đang nghiêng về phía các nhà sản xuất của châu Âu.

Trong khi đó, Indonesia, quốc gia đang vận hành tiêm kích đa nhiệm F-16, lại sắp ký hợp đồng mua tiêm kích Su-35 của Nga để thay thế cho đội bay Su-30 của họ, các nguồn tin chính phủ nước này cho hay.

Cuộc đua tiêm kích kiểm soát bầu trời Đông Nam Á - Hình 3

Tiêm kích JF-17 do Trung Quốc hợp tác với Pakistan sản xuất. Ảnh: Sina

Bản thân Trung Quốc cũng giới thiệu ở hội nghị ở Malaysia loại chiến đấu cơ JF-17 do họ hợp tác sản xuất với Pakistan, được quảng bá như một giải pháp giá rẻ, tiết kiệm chi phí cho không quân các nước, trong đó có Malaysia và Myanmar.

"Căng thẳng gia tăng ở khu vực châu Á Thái Bình Dương từ lâu đã được coi là nguồn cơn cho quá trình hiện đại hóa quân đội ở nhiều quốc gia trong khu vực", Craig Caffrey, chuyên gia phân tích cấp cao tại IHS Jane's, nhận định. "Trung Quốc đã khơi mào cuộc đua này, nhiều nước ở Đông Nam Á và cả Nhật Bản đều đang đi theo, và không hề có dấu nào cho thấy xu hướng này sẽ chấm dứt".

Trí Dũng

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bão "thần tốc nhất lịch sử" đã đổ bộ, diễn biến trùng khớp với dự đoán bà Vanga?
21:55:03 27/09/2024
Iran: Mọi phong trào kháng chiến tại Trung Đông hợp sức, Israel sẽ hối tiếc
22:08:53 28/09/2024
Ứng viên tổng thống Mỹ bám đuổi sít sao ở các bang chiến trường
10:54:59 28/09/2024
Ông Trump gặp Tổng thống Zelensky, cam kết chấm dứt xung đột Ukraine
11:21:31 28/09/2024
Mỹ: Ít nhất 44 người t.ử von.g do bão Helene
15:08:01 28/09/2024
Tổng thống Joe Biden ban hành sắc lệnh kiểm soát công nghệ sản xuất vũ khí
19:00:14 27/09/2024
Nổ trạm xăng tại CH Dagestan làm 12 người thiệ.t mạn.g
06:07:42 29/09/2024
Kinmemai Premium Loại gạo đắt nhất thế giới
19:15:04 27/09/2024

Tin đang nóng

Sam bị tình cũ 'gạt' mất 2 thứ, vay ngân hàng trả nợ, có bố nuôi là Thiếu tướng
13:53:08 29/09/2024
Học trò cưng để lộ tin chấn động về Diddy, còn khẳng định chắc nịch 1 điều!
14:45:38 29/09/2024
Bức ảnh và 2 chi tiết làm rầm rộ chuyện Diệu Nhi đang bầu lần 2 khi đi xem các Anh Trai
16:04:35 29/09/2024
Vụ cô giáo xin tiề.n mua laptop: Sở GD&ĐT vào cuộc, 1 câu nói gây ám ảnh
17:57:30 29/09/2024
Triệu Lệ Dĩnh lên ngôi Thị hậu, Dương Mịch ngồi trên đống lửa, quyết làm liều
16:51:56 29/09/2024
Kỳ Duyên gặp biến trước thềm "xuất khẩu" fan lo sốt vó, có liên quan Minh Triệu?
16:25:20 29/09/2024
Rộ ảnh chụp cận bữa tiệc của Diddy, 1 chi tiết gây kinh sợ, CĐM réo Katy Perry
18:26:23 29/09/2024
Diva Hồng Nhung "Chị đẹp" với 2 cuộc hôn nhân "kỳ lạ", U50 vẫn rực rỡ
15:08:31 29/09/2024

Tin mới nhất

ADB dự báo kinh tế Mông Cổ tăng trưởng bền vững đến năm 2025

13:30:37 29/09/2024
Tuy nhiên, rủi ro cho tăng trưởng có thể đến như suy giảm nhu cầu từ Trung Quốc, chậm mở rộng mỏ Oyu Tolgoi và gián đoạn nguồn cung do căng thẳng địa chính trị và khí hậu.

Tỷ phú Mark Zuckerberg gia nhập 'câu lạc bộ 200 tỷ USD'

13:28:42 29/09/2024
Ngày 25/9, sau sự kiện Meta Connect 2024, cổ phiếu Meta tăng 0,9% và đóng cửa phiên giao dịch ở mức cao kỷ lục là 568,31 USD/cổ phiếu. Tuy nhiên, đến ngày 29/9, cổ phiếu này giảm xuống còn 567,36 USD/cổ phiếu

Hãng tin AFP bị tấ.n côn.g mạng

07:55:04 29/09/2024
Trong khi đang phân tích và xử lý sự cố, hãng khẳng định phòng tin tức của AFP và tất cả các dịch vụ của hãng vẫn tiếp tục đưa tin trên toàn thế giới.

Giao tranh buộc trên 50.000 người tại Liban di tản sang Syria

07:29:29 29/09/2024
Theo UNHCR, tổng số người phải rời bỏ nhà cửa ở Liban hiện đã lên tới 211.319 người, trong đó số người di dời kể từ khi Israel tăng cường các cuộc không kích vào ngày 23/9 là 118.000 người.

Số người thiệ.t mạn.g do lũ lụt tại Nepal tăng lên 59 người

07:21:36 29/09/2024
Mùa mưa năm nay tại Nepal bắt đầu từ ngày 10/6 và đang sắp kết thúc. Trong giai đoạn này, Nepal đã ghi nhận lượng mưa cao hơn trung bình.

Rơi trực thăng tại Pakistan, 6 người thiệ.t mạn.g

07:09:01 29/09/2024
Tổng cộng trên trực thăng có 14 người, bao gồm 2 phi công người Nga. Vụ ta.i nạ.n đã làm 6 hành khách t.ử von.g tại chỗ, 8 người bị thương nặng.

Trọng trách để 'Nhật Bản trở lại'

07:06:30 29/09/2024
Giáo sư chính trị của Đại học Tokyo Yu Uchiyama nhận định ông Ishiba có thể sẽ thể hiện tốt trong cuộc đối đầu sắp tới tại quốc hội với lãnh đạo phe đối lập.

Lật tàu ngoài khơi Tây Ban Nha khiến 9 người thiệ.t mạn.g, 48 người mất tích

07:02:06 29/09/2024
Vào thời điểm vụ việc xảy ra trên tàu có 84 người. Sau khi nhận được cuộc gọi khẩn cấp từ ngoài khơi đảo El Hierro, lực lượng cứu hộ đã giải cứu được 27 người.

Lũ lụt và lở đất khiến 28 người thiệ.t mạn.g và mất tích ở Nepal

06:30:59 29/09/2024
Lở đất đã chặn một số đường cao tốc khiến hàng trăm du khách bị mắc kẹt. Tất cả các chuyến bay nội địa từ Kathmandu đã bị hủy từ tối 27/9. Cục Khí tượng Thủy văn dự báo mưa lớn sẽ kéo dài đến ngày 29/9.

Giảm mạnh thuế, Ấn Độ tăng xuất khẩu gạo

06:28:31 29/09/2024
Gạo đồ là loại gạo mà phần thóc được ngâm trong nước nóng rồi mới được gia công chế biến. Không chỉ gạo đồ, thuế xuất khẩu đối với gạo lứt cũng được giảm xuống còn 10%. Quyết định này có hiệu lực ngay lập tức.

Iran tăng cường đảm bảo an ninh cho nhà lãnh đạo tối cao Ali Khamenei

06:23:03 29/09/2024
Theo tuyên bố của quân đội Israel, Không quân Israel (IAF) đã tấ.n côn.g các mục tiêu của Hezbollah ở khu vực Beqaa phía Đông và các khu vực khác ở miền Nam Liban.

Hỏa hoạn khiến một nhà máy sản xuất iPhone tại Ấn Độ phải ngưng hoạt động

06:20:27 29/09/2024
Lửa đã bùng lên từ buổi sáng tại khu vực dùng để chứa hóa chất. Vụ cháy khiến một tòa nhà trong nhà máy bị sập, song không ghi nhận thương vong. Truyền thông Ấn Độ đưa tin hơn 10 xe cứu hỏa, cứu hộ đang tham gia vào nỗ lực dập lửa.

Có thể bạn quan tâm

Dino Vũ vội quên quá khứ vạ miệng, còn châm chọc Negav: EQ rớt đâu rồi?

Netizen

19:10:42 29/09/2024
Sau câu nói: Mẹ thấy đúng khi cho con nghỉ học chưa của Negav, cõi mạng hiện vẫn đang bùng lên tranh luận, đào lại loạt phát ngôn, trình độ học vấn,... của nam rapper sinh năm 2k1

Ung thư đại trực tràng: Bệnh theo miệng mà vào

Sức khỏe

19:02:28 29/09/2024
Tuy nhiên đây là một loại ung thư ngăn ngừa hiệu quả, dễ phát hiện bệnh sớm và điều trị khỏi hoàn toàn. Ngay cả người đã điều trị ung thư này mà bị tái phát thì cơ hội chữa khỏi cũng vẫn cao.

Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích

Tin nổi bật

18:08:30 29/09/2024
Tính đến 15 giờ chiều nay, lũ quét và sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích, 6 người bị thương và nhiều ngôi nhà bị sập hoàn toàn.

Khởi tố na.m sin.h 'thông chốt' tông gãy chân cán bộ CSGT

Pháp luật

17:57:24 29/09/2024
Ngày 29.9, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP.Hải Dương(Hải Dương), cho biết đơn vị này đã ra quyết định khởi tố vụ án,khởi tố bị canđối với Đinh Tiến M. (17 tuổ.i, trú tại nhà số 9/42 Tuệ Tĩnh, P.Bình Hàn, TP.Hải Dương)

Ngày 30 tháng 9 năm 2024 là ngày tốt hay xấu? Xem ngày âm lịch 30/9/2024

Trắc nghiệm

17:55:46 29/09/2024
Xem lịch âm ngày 30/9/2024 (Thứ 2), lịch vạn niên ngày 30/9/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Bom tấn có giá cả triệu bạc đột ngột ngừng phát triển, game thủ hoảng loạn khi bị đẩy vào "thế khó"

Mọt game

17:32:36 29/09/2024
Việc đóng cửa, hay đơn giản hơn là ngừng phát triển một tựa game trên Steam luôn để lại những hậu quả khôn lường cũng như bức xúc cho không ít người chơi. Nếu là một dự án miễn phí, mọi thứ có thể đơn giản hơn.

Nhà có khách chưa biết làm món gì chiêu đãi, thử thực hiện món ăn từ trứng này, đảm bảo nịnh mắt, cả nhà khen hết lời

Ẩm thực

17:21:39 29/09/2024
Không chỉ giúp đổi gió cho món trứng luộc thường ngày mà khi bày lên cũng đẹp mắt, thậm chí có thể làm món chiêu đãi khách đến nhà chơi.