15 năm Tư vấn mùa thi: Chọn hướng đi vừa sức

Theo dõi VGT trên

Ngành học nào dễ đậu, ra trường có cơ hội việc làm cao vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu của thí sinh và phụ huynh trong chương trình Tư vấn mùa thi diễn ra tại TP.Kon Tum ngày hôm qua.

15 năm Tư vấn mùa thi: Chọn hướng đi vừa sức - Hình 1

Học sinh Trường PT dân tộc nội trú Kon Tum đặt câu hỏi với ban tư vấn – Ảnh: Nguyễn Tập

Chương trình do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức, Đài phát thanh – truyền hình Kon Tum phát sóng trực tiếp với sự tham gia của hơn 1.000 học sinh lớp 12 trong TP.Kon Tum.

Đừng đổ xô vào ĐH khi không đủ năng lực

Học sinh Văn Đinh Ngọc Lan, lớp 12A4 Trường THPT chuyên Kon Tum đã khiến các chuyên gia tư vấn suy nghĩ khi đặt câu hỏi: “Em thấy học CĐ, trung cấp và học nghề ra cơ hội việc làm cao, công việc ổn định nhưng không hiểu vì sao các bạn cứ đổ xô thi vào ĐH. Trong khi thực tế thất nghiệp rất nhiều. Vậy việc thi ĐH là do nhu cầu xã hội cần trình độ ĐH hay do tâm lý?”.

Tiến sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đ.ánh giá: “Đây là câu hỏi hay nhất trong quá trình tôi đi tư vấn. Trước khi làm hồ sơ, các em cần lưu ý đến năng lực mình phù hợp với lĩnh vực nghề nghiệp nào, bậc học nào? Nhu cầu nhân lực của ngành đó hiện nay và trong vài năm nữa ra sao? Nếu lực học không khá giỏi, thà các em chọn học bậc CĐ hoặc trung cấp, ở một ngành nghề mà xã hội đang thiếu còn hơn là cố gắng vào ĐH nhưng học một ngành mình không yêu thích và lao động ngành đó đang dư thừa”.

Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM nhận định thêm: “Do tâm lý ai cũng muốn mình có bằng ĐH nên nhiều em không lưu ý đến năng lực bản thân, điều kiện gia đình. Nhu cầu lao động bậc ĐH cũng chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định, thấp hơn tổng nhu cầu nhân lực tốt nghiệp bậc CĐ và trung cấp. Việc phân luồng trình độ đào tạo của nước ta cũng cần phải xem xét lại”.

Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ khuyên các thí sinh và phụ huynh cần nhận thức lại và xem xét năng lực của bản thân, nhu cầu của xã hội để tránh tình trạng đổ xô học ĐH nhưng ra trường lại thất nghiệp. Trong khi đó, thí sinh vẫn có thể chọn bậc học thấp, rồi trong quá trình làm việc nếu có điều kiện thì tiếp tục học liên thông lấy bằng ĐH vẫn chưa muộn.

Ngành nhiều chỉ tiêu nhưng ít thí sinh chọn

Trong khi đó, nhiều học sinh muốn biết về các ngành học dễ trúng tuyển ở các trường ĐH. Các chuyên gia tư vấn đã đưa ra nhiều thông tin khá thú vị, theo đó, các ngành học nhiều chỉ tiêu nhưng ít thí sinh lựa chọn và các ngành học mới mở sẽ giúp cho thí sinh có nhiều cơ hội trúng tuyển hơn cả.

Thạc sĩ Vũ Thu Hương, Phó GĐ Cơ sở 2 Trường ĐH Lâm nghiệp cho biết thêm: “Cơ sở 2 Trường ĐH Lâm nghiệp có ngành mới mở là công nghệ chế biến lâm sản”. Thạc sĩ Bùi Thanh Đạo, Trưởng ban Tuyển sinh Trường ĐH Quang Trung cũng thông tin năm nay trường mới bắt đầu tuyển sinh ngành ngôn ngữ Anh chuyên ngành thương mại du lịch với chỉ tiêu 100. “Ngành này đào tạo chuyên sâu về ngôn ngữ, văn hóa Anh. Ngoài ra còn có kiến thức bổ sung về thương mại, du lịch, nhà hàng khách sạn… Ra trường các em có thể làm việc tại các công ty trong và ngoài nước trong lĩnh vực thương mại, du lịch. Ngoài ra ngành kinh tế nông nghiệp hằng năm tuyển khoảng 200 chỉ tiêu nhưng số lượng thí sinh dự thi còn ít” – thạc sĩ Bùi Thanh Đạo chia sẻ.

Thạc sĩ Trần Hải Nguyên (Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng) cho rằng thí sinh có nhiều cơ hội đậu nếu thi vào ngành giáo dục thể chất, trong đó có các chuyên ngành về võ cổ truyền và công nghệ spa – y sinh học, thể dục thể thao. Còn ở Trường ĐH Lạc Hồng, thí sinh ít quan tâm đến nhiều ngành học khối C nên nếu thí sinh thi vào sẽ có nhiều khả năng trúng tuyển. Bên cạnh đó, các ngành công nghệ hóa, sinh học, môi trường chỉ lấy điểm chuẩn khoảng 13, 14.

Chương trình Tư vấn mùa thi sẽ tiếp tục diễn ra ở các tỉnh miền Trung từ ngày 7.3.

Theo TNO

15 năm chương trình Tư vấn mùa thi: Liên tục đổi mới

Đồng hành cùng thí sinh trong 15 năm qua, mỗi năm chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niênphối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức luôn điều chỉnh, bổ sung cái mới nhằm đáp ứng đúng nhu cầu của học sinh.

15 năm chương trình Tư vấn mùa thi: Liên tục đổi mới - Hình 1

Video đang HOT

Học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân (Đồng Nai) tham gia chương trình Tư vấn mùa thinăm 2013 - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Tờ báo đầu tiên khởi xướng

Vẫn rất hồ hởi, anh Nhựt Quang, nguyên phóng viên Báo Thanh Niên nhớ lại: "Hồi đó tôi còn dạy học ở Nha Trang. Cứ gần đến mùa thi, rất nhiều học sinh đến hỏi tôi về chuyện thi cử, học hành. Lúc bấy giờ tôi cũng là cộng tác viên của Thanh Niên nên có đề xuất với anh Vĩnh Thắng - người phụ trách lĩnh vực giáo dục của báo lúc đó - làm một chương trình cho học sinh ở Nha Trang". Thế là vào ngày 15.3.1998, chương trình có tên gọi Giới thiệu mùa thi(sau này đổi thành Tư vấn mùa thi) đã diễn ra tại Nhà thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa với sự phối hợp của Tỉnh đoàn và Sở GD-ĐT. Gần một tháng sau, ngày 5.4, chương trình diễn ra với quy mô lớn hơn tại tỉnh Bạc Liêu.

Những năm đầu chưa có trường ĐH, CĐ nào tham gia chương trình. Công tác tư vấn đều do anh chị em BáoThanh Niên phối hợp với sở GD-ĐT các tỉnh thực hiện. Hơn 10 năm trở lại đây, lúc đầu có năm ba trường ĐH tham gia, càng về sau số lượng càng tăng lên. Chương trình ban đầu chỉ diễn ra ở một số tỉnh phía nam, sau mở rộng ra các tỉnh miền Trung và phía bắc.

Với sự lan tỏa và quy mô ngày càng tăng, giờ đây Tư vấn mùa thi không chỉ là thương hiệu của Báo Thanh Niênmà còn là một trong 2 chương trình tư vấn chính thức mà Bộ GD-ĐT công nhận.

Cho đến giờ này khi rất nhiều báo và các tổ chức khác thực hiện những chương trình tương tự như Tư vấn mùa thi thì đối với nhiều người, Báo Thanh Niên vẫn là "cái nôi" của công tác hướng nghiệp, cung cấp thông tin hữu ích về thi cử, học hành cho học sinh cuối cấp.

Từ vùng sâu, vùng xa đến trực tiếp, trực tuyến

Hiểu rằng học sinh ở vùng sâu, vùng xa luôn thiếu thông tin nên ngay từ ban đầu nỗ lực của những người làm chương trình là đến những nơi khó khăn, vùng nông thôn, miền núi, hải đảo... Địa điểm diễn ra tư vấn hết sức đa dạng, miễn sao có chỗ tập hợp được số lượng lớn học sinh. Đó có thể là sân vận động, bãi chiếu phim, rạp hát, trường học... Thời gian tư vấn cũng hết sức uyển chuyển phù hợp với yêu cầu của học sinh địa phương. Có thể là tối cuối ngày, giữa trưa nắng gắt, buổi sáng hoặc chiều.

Để học sinh có cơ hội nghe lại chương trình, từ năm 2000, nhiều đài truyền hình địa phương đã ghi hình và phát lại chương trình Tư vấn mùa thi. Đến năm 2004, nhận thấy nhu cầu thông tin của học sinh quá lớn, lần đầu tiên BáoThanh Niên phối hợp với đài truyền hình thực hiện phát trực tiếp tại Cần Thơ. Từ đó đến nay, khi chương trình diễn ra ở bất cứ tỉnh thành nào đều có chương trình truyền hình trực tiếp. Và đây chính là một trong những điểm mạnh của Tư vấn mùa thi mà không đơn vị nào có được.

Không chỉ tập trung vào diện rộng, những người thực hiện chương trình còn muốn từng học sinh đều được giải đáp mọi thắc mắc về chuyện thi cử, học hành. Thế là vào năm 2009 Báo Thanh Niên có thêm phần tư vấn lớp. Đại diện các trường sẽ giải đáp trực tiếp với học sinh ở các lớp học, đặc biệt là các vùng nông thôn.

Khi công nghệ phát triển, học sinh tiếp xúc nhiều với internet, chương trình mở rộng thêm kênh thông tin trên mạng. Năm 2005, báo đã tổ chức các chương trình tư vấn trực tuyến qua mạng. Từ năm 2012, sau khi kết thúc chương trình tư vấn ở các địa phương, Thanh Niên tổ chức các buổi tư vấn truyền hình trực tuyến để học sinh ở bất kỳ đâu (miễn có internet), vào bất cứ lúc nào cũng có thể theo dõi chương trình. Tiến thêm một bước, đến năm 2014 này, song song với việc tiếp sóng truyền hình trực tiếp ở các tỉnh, ban tổ chức sẽ mở rộng nhiều chương trình trực tuyến.

Hoạt động 15 năm, trước bất kỳ sự thay đổi nào, chương trình Tư vấn mùa thi luôn đổi mới để thực sự là người bạn đồng hành của học sinh, không những trong các kỳ thi mà còn ở những chặng đường phía trước.

Những dấu ấn quan trọng

15.3.1998: Lần đầu tiên diễn ra chương trình Tư vấn mùa thi với tên gọi Giới thiệu mùa thi.

5.4.1998: Chương trình đến với 300 học sinh lớp 12 của thị xã Bạc Liêu, huyện Vĩnh Lợi và huyện Hồng Dân - địa bàn xa nhất tỉnh Bạc Liêu.

Năm 2000: Chương trình được đổi tên thành Tư vấn mùa thi. Bắt đầu có sự tham gia của các trường ĐH cùng đi tư vấn.

Năm 2003: Số lượng các trường ĐH, CĐ tham gia cùng chương trình bắt đầu tăng lên đến 9 - 10 trường. Chương trình được tổ chức tại 19 tỉnh thành với hơn 30.000 thí sinh, phụ huynh đến tham gia trực tiếp.

Năm 2004: Chương trình mở rộng quy mô, tăng điểm tư vấn ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Tại ĐBSCL tư vấn ở các tỉnh Trà Vinh, Bạc Liêu, Cần Thơ, T.iền Giang, Đồng Tháp... Lần đầu tiên chương trình mở rộng đến TP.Huế. Có khoảng 20 trường ĐH, CĐ tham gia tư vấn.

Năm 2005: Song song với chương trình tư vấn truyền hình trực tiếp tại các tỉnh thành, báo tổ chức chương trình tư vấn online đầu tiên tại TP.HCM vào ngày 3.2.2005. Mọi thí sinh, phụ huynh đều có thể theo dõi trực tiếp qua mạng.

Năm 2011: Bên cạnh hình thức tư vấn cộng đồng (truyền hình trực tiếp), tư vấn trực tuyến online, tư vấn gian hàng, ban tổ chức đưa vào hình thức mới: Tư vấn lớp. Các chuyên gia tư vấn đến từng lớp học tại các trường vùng xa của các tỉnh để tư vấn trực tiếp về quy chế, cách lựa chọn ngành nghề, học phí, chương trình học...

Năm 2013: Chương trình đã tư vấn cho hàng triệu thí sinh và phụ huynh trên khắp 3 miền đất nước. Có thời điểm quy tụ trên 50 trường ĐH, CĐ, TCCN tham gia tư vấn.

2014: Chương trình Tư vấn mùa thi tròn 16 năm. Năm nay, chương trình diễn ra tại 15 tỉnh thành, bao gồm: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Th

HPT Nguyễn Khuyến (TP.HCM) vào ngày 12.1 và kết thúc tại Bạc Liêu vào ngày 22.3.2014. Sẽ có một số buổi mở màn trước ngày khai mạc. Trong đó ngày 4.11 sẽ diễn tại Trường THPT Long Trường (Q.9, TP.HCM), ngày 6.11 tại Trường THPT Nguyễn Văn Linh (Q.8, TP.HCM).

Song song với thời điểm diễn ra tư vấn tại các tỉnh, các chương trình trực tuyến online cũng được tổ chức tại trang web thanhnien.com.vn.

Hàng vạn học sinh nghèo vượt khó đã được nhận học bổng Nguyễn Thái Bình của Báo Thanh Niên tại các chương trình Tư vấn mùa thi.

Hành trang quý giá cho học sinh vùng sâu, vùng xa

15 năm chương trình Tư vấn mùa thi: Liên tục đổi mới - Hình 2

Năm 1998, lúc đó tôi là Bí thư Tỉnh đoàn Bạc Liêu, Báo Thanh Niên phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức Chương trình Tư vấn mùa thi tại tỉnh. Tôi nhớ, lúc đó dù chưa có kinh nghiệm tổ chức nhưng tất cả anh em tham gia chương trình ai cũng đều rất nhiệt tình. Trong suốt 15 năm qua, mặc dù tôi trải qua nhiều đơn vị công tác, hiện nay không còn trực tiếp tham gia chương trình của Báo Thanh Niên nữa, nhưng với chức trách, nhiệm vụ của mình, tôi luôn ủng hộ và đồng hành. Mỗi năm chương trình được tổ chức tại Bạc Liêu thì bản thân tôi luôn chủ động, chỉ đạo Sở GD-ĐT tỉnh phối hợp với Báo Thanh Niên và các ngành chức năng của tỉnh hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để chương trình thành công và mang lại hiệu quả xã hội tích cực.

Có thể nói, Thanh Niên là tờ báo đầu tiên tổ chức tư vấn tuyển sinh cho học sinh về quy chế thi tuyển sinh, giới thiệu về ngành nghề, hướng nghiệp. Tôi được biết hằng năm còn có nhiều trường CĐ, ĐH có uy tín trong cả nước luôn đồng hành với chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên. Tôi coi đó là những đóng góp đặc biệt về xã hội của quý báo, là hành trang quý giá nhất cho những học sinh vùng sâu vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn như ở Bạc Liêu có thể chọn được nghề, chọn được trường phù hợp với năng lực học tập, hoàn cảnh của mình. Tôi nhận thấy mỗi năm việc tổ chức tư vấn của Báo Thanh Niên đều có đổi mới, nội dung sát với nhu cầu của học sinh, số lượng điểm tổ chức nhiều hơn và đi về các huyện vùng sâu để cho tất cả học sinh đều được tiếp cận, được hưởng lợi từ chương trình có ý nghĩa rất lớn về xã hội, giáo dục này.

LÊ THỊ ÁI NAM - Phó chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu

Chung tay góp sức cùng chương trình

15 năm chương trình Tư vấn mùa thi: Liên tục đổi mới - Hình 3

Trong quá trình phối hợp, chúng tôi thấy rất mừng là Báo Thanh Niên đã làm được nhiều việc lớn, đặc biệt báo đã triển khai hoạt động Tư vấn mùa thi cho các em sắp bước vào ngưỡng cửa ĐH, CĐ có thể quyết định tương lai của mình. Việc quyết định này là rất cần thiết. Báo Thanh Niên đã thấy được điều đó và tổ chức được chương trình thường xuyên, liên tục, diễn ra trên cả nước, phối hợp với nhiều ngành. Việc làm này đáng được ghi nhận và cần phát huy nhiều hơn nữa. Từ tầm nhìn, cách làm của báo, tôi đã quyết định nên chung tay góp sức, đồng hành cùng chương trình Tư vấn mùa thi để giúp cho học sinh với nhiều hình thức: đưa tin, bảo trợ thông tin, truyền hình trực tiếp...

Sắp tới, báo nên một mặt tổ chức tuyển sinh phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, một mặt nên tư vấn, đối thoại, trao đổi trên online nhiều hơn, giúp học sinh thông tin tốt hơn để các em quyết định tương lai của mình.

Ông LÂM VĂN TƯ - Giám đốc Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP.HCM

Sức lan tỏa rộng

Tôi tham gia chương trình từ năm 2004. Điểm nổi bật của chương trình là truyền hình trực tiếp và đến tận trường học để tư vấn. Vì sức lan tỏa và thu hút của chương trình nên nhiều cơ quan báo chí, tổ chức khác làm chương trình riêng của mình. Có lẽ không nơi nào tổ chức theo diện rộng, từ nam ra bắc, như Báo Thanh Niên. Chương trình đã tạo thành "nếp" khiến phụ huynh, học sinh các tỉnh đều đón chờ mỗi năm.

Tiến sĩ Trần Mạnh Thành - Phó hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt

Một thương hiệu lớn trong lĩnh vực giáo dục

Báo Thanh Niên là đơn vị tổ chức tư vấn cho thí sinh đầu tiên, sau đó các báo khác cũng tham gia. Là người tham gia chương trình từ những năm đầu tiên, tôi thấy xét về quy mô, chương trình Tư vấn mùa thi ngày càng hoàn thiện hơn với hình thức tổ chức cũng đa dạng hơn rất nhiều. Chương trình là một thương hiệu lớn trong lĩnh vực giáo dục nhưng quy mô của chương trình càng lúc càng rộng, số lượng trường tham gia ngày càng nhiều, khiến việc phối hợp tổ chức phức tạp hơn, sẽ có những sơ sót, phối hợp các trường không được ăn ý lắm. Ban tổ chức đã có sự cố gắng vượt bậc khi đứng ra kết nối và điều tiết được cả một chương trình lớn như vậy.

Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ - Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM

Có tầm nhìn xa

Tôi luôn đ.ánh giá Tư vấn mùa thi có tầm nhìn xa qua những nội dung được lựa chọn để truyền tải. Có những nét nổi bật rõ ràng ở chương trình: truyền hình trực tiếp, tổ chức được tại vùng sâu vùng xa, tư vấn lớp trực tiếp đến thí sinh... Tính hiệu quả của chương trình cho xã hội và trường học cũng rất cao. Tôi luôn rất vui khi gặp những sinh viên vào học tại trường khoe: "Tụi em vào trường học vì nghe thầy nói trên chương trình Tư vấn mùa thi".

Tiến sĩ Huỳnh Chức - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài nguyên môi trường TP.HCM

ĐĂNG NGUYÊN (ghi)

Từ những tờ giấy của học sinh

Khi còn là giáo viên Trường THPT Nguyễn Trường Tộ (Nha Trang, Khánh Hòa), tôi thường yêu cầu học sinh cắt sẵn những tờ "giấy nửa" để nếu ngại phát biểu trước lớp thì "cần gì cứ ghi vào, chuyển ngay cho thầy". Ban đầu là những câu hỏi chiếu lệ nhưng rồi, những gì ghi trên mảnh giấy nhỏ này càng lúc càng đa dạng. Một lần, có tờ giấy ghi: "Thưa thầy, em bị điểm liệt thì có được tốt nghiệp THPT không?" làm tôi thoáng nghĩ "Sắp học hết cấp 3 rồi mà vẫn ngớ ngẩn lạ, đã là "liệt" mà còn đòi tốt nghiệp à?". Từ đó đã ra đời cho một gợi ý hình thành chương trình Giới thiệu mùa thi của Báo Thanh Niên. Giờ chương trình tiếp tục lan rộng khắp cả nước để tư vấn cho biết bao học sinh nắm vững thông tin tuyển sinh, có định hướng đúng đắn hơn trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp khi vào đời. Những điều hữu ích này, lại xuất phát từ các ý nghĩ rời của những học sinh Nguyễn Trường Tộ ngày đó.

Nhựt Quang - cựu giáo viên Trường THPT Nguyễn Trường Tộ, Nha Trang

Tôi thấy mình may mắn

Cách đây gần 10 năm, tôi là một học sinh ở một vùng quê hẻo lánh. Hồi đó, dù đã đến ngày thi đại học nhưng tôi vẫn mơ hồ về ngành nghề và trường mình chọn vì không biết gì ngoài những chỉ dẫn cũng khá mơ hồ từ những anh chị đi trước. Năm thi đầu tiên thi vào Khoa Sư phạm văn, ĐH Quy Nhơn, tôi rớt. Tôi đi ôn thi lại. Năm ấy, tôi vô tình theo bạn đi dự buổi Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên tổ chức tại Phú Yên. Sau buổi tư vấn, tôi như người được nạp thêm năng lượng và hy vọng cho những ngày sắp tới. Lần thi thứ 2, tôi đăng ký vào Khoa Văn hóa học của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM và đậu. Giờ công việc của tôi đã ổn định, thu nhập đủ để tôi sống thoải mái. Nhìn lại, tôi thấy mình may mắn khi đã được dự buổi Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên, nghe được rất nhiều thông tin bổ ích từ các thầy cô, các chuyên gia. Cuộc đời tôi, có lẽ cũng được sang trang từ hôm ấy.

TRẦN THỊ HƯƠNG SEN (Tuy Hòa, Phú Yên)

Theo TNO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nam Thư từng bị chỉ trích vì hành động ôm ấp sát rạt một sao nam có vợ
23:52:11 05/07/2024
Baifern Pimchanok có chia sẻ đầu tiên sau khi Nine Naphat tuyên bố chia tay, trạng thái tinh thần ra sao?
23:53:48 05/07/2024
Nam Thư: "Tôi chưa bao giờ yêu trùng với ai"
22:51:44 05/07/2024
Hé lộ cuộc gặp gỡ định mệnh của Midu - Minh Đạt vào 3 năm trước, Lan Ngọc và dàn sao Vbiz chứng kiến
06:27:15 06/07/2024
6 dấu hiệu lạ của Baifern - Nine Naphat trước khi "toang": Đàng trai vương vấn, đàng gái lại dứt khoát bất ngờ
22:31:49 05/07/2024
Cây hài sân khấu: NSND Ngọc Giàu - sóng ngầm gây trận bão cười
23:30:26 05/07/2024
Lộ bằng chứng nữ TikToker nổi tiếng có hành động "đi quá giới hạn" dù mới lên xe hoa?
23:27:16 05/07/2024
Không thể loại Ronaldo
22:39:09 05/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ronaldo an ủi Pepe

Sao thể thao

07:56:25 06/07/2024
Cristiano Ronaldo và Kylian Mbappe là tâm điểm trận đại chiến giữa Bồ Đào Nha và Pháp rạng sáng 6/7. Tuy nhiên, cả hai một lần nữa im hơi lặng tiếng

Nhan sắc Thu Quỳnh sau hơn 1 tháng sinh con gái

Sao việt

07:56:17 06/07/2024
Thu Quỳnh cùng con trai cả đi làm đẹp sau hơn 1 tháng sinh con. Nhan sắc mẹ bỉm của Thu Quỳnh trẻ trung, xinh đẹp bất ngờ.

Sao Kim b.ắn tim sao Hỏa - Tập 4: Đào nổi điên khi chồng bênh gái "bán hoa"

Phim việt

07:38:22 06/07/2024
Đào vô cùng tức giận khi phát hiện ra Quý giao con cho 2 cô hàng xóm. Không những thế khi thấy Huyền vừa bế vừa thơm bé Sóc, Đào vội vàng chạy tới cướp lấy con và ngăn cản.

Tài tử Song Il Gook kể chuyện mất việc sau khi có Daehan - Minguk - Manse, ai dè nhận phản ứng "1 trời 1 vực" với Song Joong Ki

Sao châu á

07:31:09 06/07/2024
Song Il Gook thừa nhận bản thân đã mất đi dần khả năng cạnh tranh trong nghề, phải tự mình đi đăng ký casting chứ không được mời diễn nhạc kịch

Ukraine than bị chậm viện trợ, ông Putin muốn 'chấm dứt hoàn toàn' xung đột

Thế giới

07:23:54 06/07/2024
Ukraine và các nước đồng minh phương Tây đã bác bỏ đề xuất trên, dù ông Putin khẳng định vẫn để ngỏ cơ hội xem xét kế hoạch này. Điện Kremlin đã khuyến khích giới lãnh đạo Ukraine dành thời gian để cân nhắc các đề xuất.

Huyền Phi: từ nhà tạm bợ phất lên t.iền tỉ, cặp bài trùng với Hằng Du Mục?

Netizen

07:20:47 06/07/2024
Xuất hiện nổi bật với bộ đồ của con gái miền quê, cùng giọng nói ngọt ngào rặt miền Tây, Tiktoker Huyền Phi thu hút nhiều sự quan tâm của netizen bằng hàng chục clip với triệu lượt xem truyền tải nội dung ẩm thực quê nhà Trà Vinh

Người bệnh viêm quanh khớp vai nên ăn uống thế nào?

Sức khỏe

07:13:10 06/07/2024
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các khớp khỏe mạnh, trong đó có khớp vai. Tham khảo những lời khuyên dinh dưỡng dưới đây nếu bạn đang đối phó với bệnh viêm quanh khớp vai.

Tuấn Hưng: Tôi có lúc hay lúc dở nhưng luôn cống hiến mỗi ngày

Nhạc việt

06:48:54 06/07/2024
Xin hãy yêu thương và bao dung với Hưng ở mọi khía cạnh vì xét cho cùng Hưng chưa bao giờ thể hiện sự thiếu tôn trọng với khán giả yêu mình - Ca sĩ Tuấn Hưng nói.

Uống nước mướp đắng khi nào thì tốt?

Làm đẹp

06:46:24 06/07/2024
Theo các nghiên cứu, 3 hoạt chất: charatin, polypeptide-p và vicine trong mướp đắng có khả năng quản lý lượng đường trong m.áu hiệu quả. Chúng giúp tế bào tiếp nhận các phân tử đường cũng như tăng tiết insulin.

Bom tấn Zenless Zone Zero gây thất vọng

Mọt game

06:45:48 06/07/2024
Zenless Zone Zero, bom tấn gacha năm 2024 từ nhà phát triển HoYoverse đã chính thức ra mắt vào ngày 04/07 vừa qua và nhận về rất nhiều sự quan tâm từ cộng đồng game thủ.

Indonesia: Phát hiện bức tranh hang động 51.200 năm t.uổi

Lạ vui

06:44:51 06/07/2024
Trên trần của một hang động đá vôi trên đảo Sulawesi của Indonesia, các nhà khoa học đã phát hiện ra tác phẩm nghệ thuật mô tả ba hình người đang tương tác với một con lợn rừng.